Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - NGƯỜI KHÔ NƯỚC MẮT

25 Tháng Năm 201112:00 SA(Xem: 112945)
Huỳnh Văn Huê - NGƯỜI KHÔ NƯỚC MẮT

NGƯỜI KHÔ NƯỚC MẮT

co_don1-content

 

Nơi xóm nhỏ của một tỉnh hơi xa, cái nơi còn có người vẫn chưa biết đến Sài Gòn, huống hồ chi nơi thủ đô xa xôi. Dân chúng phần lớn sinh sống nhờ vào núi, xin nói rõ hơn là khai thác (thủ công) đá của núi. Họ làm đủ thứ, từ đơn giản như đập đá cho nhỏ ra để dùng làm vật liệu xây dựng, cho đến công việc đòi hỏi phải có kỹ năng, khéo tay và óc thẩm mỹ: đó là nghề tạo tác đá mỹ thuật. Và nơi đây đã cho ra những sản phẩm hay cũng không ngoa nếu gọi là tác phẩm, những sản phẩm có tiếng tăm này còn được xuất khẩu ra nước ngoài như đèn đá, các bức tượng tôn giáo, tượng tứ linh (long,lân,qui,phụng)... Có lúc người ta còn thấy có những món hàng được đặt bởi nơi đâu không biết cả một cái bồn tắm (?) có thể chứa hai người cùng vào, hoàn toàn bằng đá nguyên khối được khoét rỗng!

 Thật ra cũng không có gì đáng phải vui mừng đâu! Đá nặng như vậy, xa xôi như vậy, rồi cước vận chuyển vượt đại dương, thuế xuất và nhập khẩu, cộng thêm các thứ chi phí “hữu hình” lẫn “vô hình”. Vậy mà vẫn có người đủ tiền mua về để xử dụng. Một ông lão có tuổi, có lẽ là dân lâu năm trong nghề, thân hình tuy rắn chắc nhưng gầy gò và đen nhẻm, ông ngưng tay đục đá và mở miệng cười chua chát nói với vài người cũng đang làm công việc như mình:

 - Không biết sao có người giàu quá!? Còn mình quần quật quanh năm chỉ kiếm đủ cơm!

Có người đàn ông cũng là thợ đá, độ ngoài bốn mươi tuổi lên tiếng với ông lão:

- Ông Ba có cháu nội là Việt kiều về, có tiền đô xài sướng quá còn than thở và đi đẽo đá làm chi? Hơn nữa ông còn có bằng Tú Tài trường Tây! 

Ông lão cười hiền hậu và đầy cảm thông:

- Chú Sáu đâu biết, thằng cháu tôi nhờ học giỏi được học bổng của nước ngoài đi du học, giờ trở về thăm quê, chớ nó vẫn còn quốc tịch Việt Nam mà. Còn cái chuyện bằng Tú Tài Tây thì dài lắm chú nó ơi… . Đưa ánh mắt nhìn xa xăm, thoáng buồn ông nói tiếp:

- Người ta chỉ cho tiền học phí là quan trọng và “nặng” nhất, còn thằng nhỏ phải làm thêm để sống được và học được nơi xứ người, cũng không dễ dàng gì đâu. Sáng nay nó có việc đi thành phố, tôi ra đây ráng làm một chút cho xong con lân này để lãnh tiền, chiều tôi phải nghỉ rồi, làm việc lương thiện kiếm cơm chớ đâu có ăn cắp, ăn trộm gì mà giấu thằng cháu làm chi! Nhưng nó ở nước ngoài về thấy mình già rồi mà còn làm lụng cực nhọc sợ nó buồn… .

* * *

 Cái xóm đập đá này nằm trên vùng đất cao dưới chân núi, lại có một mô đất cao, trên mô đất này lại có một gốc sung già từ lâu lắm rồi không ai để ý. Hình như gốc sung đã có vào quãng cuối năm 75, lúc người dân đến đây cuốc mảnh đất khô cằn này để trồng khoai mì hầu tăng gia sản xuất lương thực. Vậy mà đã mấy mươi năm rồi, dòng đời và vận nước đã có quá nhiều buồn vui, thay đổi… . Mới mấy năm trước tự nhiên từ đâu đến có nhiều người tới hỏi mua đất, dân trong xóm bán hầu như gần hết vì cái thứ đất vườn không ra vườn ruộng cũng không ra ruộng này để làm chi? Bên dưới sâu có đá đấy, nhưng đó là tài nguyên khoáng sản, nhà nước quản lý, muốn khai thác phải có vốn lớn, nhất là phải xin phép đâu tận ngoài Hà Nội. Dân đen thế là thua. Đùng một cái không biết từ đâu (!) có cái “quy hoạch” làm một con đường nhựa ngon lành chạy ngang qua. Dân ở đây hiểu ra thì đất của họ còn không đáng là bao, hoặc tệ hơn có người bán hết đất nên không còn gì, phải đi ở nơi khác! Thế rồi những ngôi nhà xinh đẹp, cao tầng xuất hiện. Thậm chí là những ngôi biệt thự như ở nước ngoài với tường cao bao bọc, hoa viên cây xanh, hồ bơi v…v…, lần lượt… mọc lên như có phép thần! Một nhóm “nhà giàu mới” tới đây sinh sống. Họ đi làm, đi chơi, đi siêu thị, thậm chí đi đền đi chùa cũng bằng xe hơi đủ thứ đủ kiểu, biển số trắng lẫn biển số xanh… .Cũng nghe đâu người nhà của những gia đình giàu có này nhà nào cũng có người làm trong nghành khai thác tài nguyên quốc gia: hoặc dầu khí, hoặc than đá, khoáng sản, hoặc thủy điện… .

 Chỗ gốc sung không biết từ khi nào lần lần biến thành nơi đổ rác của những gia đình giàu có này. Rồi việc gì đến phải đến, vào mùa khô năm rồi đống rác bị cháy, hôm đó ngày nghỉ học, nhờ đây là bãi đất trống – nơi chơi đùa của bọn trẻ trong xóm – nên có bọn nhỏ hô hào cùng với mấy người lớn trong xóm xúm nhau dập tắt đám cháy. Vậy mà cây sung cũng bị cháy xém một mảng vỏ lớn bên thân. Tội nghiệp đám trẻ xóm nghèo, thấy tụi nhỏ chia nhau từng trái sung chấm với muối ớt mà thấy thương! Tụi nó tự nguyện đưa ra định mức, không đứa nào được ăn quá… bốn trái sung. Phải đồng lòng giữ cho cây sung còn trái, để đứa nào cũng có trái sung mà nhấm nháp và điều quan trọng là có những chùm sung tươi tốt chưng trên bàn thờ tổ tiên vào dịp Tết. Thời buổi bây giờ chỉ mấy đứa nhỏ nhà nghèo mới ăn thứ trái chát ngắt này thôi, nhưng một phần có lẽ cũng nhờ là sản vật “cây nhà lá vườn” nên làm tụi nhỏ vui miệng chăng?

 Nhưng đến mấy ngày cuối tháng Chạp thì có chuyện đáng nói xảy ra. Không biết do đâu mà trong xóm “nhà giàu mới” phát hiện ra cây sung đang lúc ra trái, những chùm trái không thể sum suê như năm trước vì mới “hồi sinh” sau trận cháy! Thôi thì hết người này đến người kia cùng nhau xông ra “vặt” sạch những trái sung. Có người đi siêu thị hay đi chợ gì đó, khi về còn chạy xe con vào tận gốc sung để hái trái. Thậm chí còn gọi điện thoại di động í ới chỉ đường cho người quen nơi khác (!) đến tham dự vào việc “tận diệt” cây sung. Nghe họ vô tư nói chuyện với nhau mà phát tức! Nào là cây sung này mọc trên mô đất cao, thuộc một khu đồi cao nên đón ánh mặt trời trước tiên (?), vì vậy những trái sung hấp thụ khí âm dương nhiều nên hái để chưng trên mâm ngũ quả trong ngày đầu năm sẽ rất may mắn và đem đến nhiều tài lộc. Nhất là những người này đã quên đi công lao giữ gìn của mấy đứa nhỏ bấy lâu nay, trân tráo nói rằng cây sung mọc tự nhiên trên đất công cộng nên họ có quyền hái, hái bao nhiêu tùy thích!

 Chiều hôm đó lũ trẻ như thường lệ, kéo nhau ra khu đất trống – cạnh gốc sung – chơi. Nhìn gốc sung trơ trụi, cành lá xác xơ tụi nhỏ như muốn khóc. Tại sao những người người lớn giàu sang, có trình độ (trong các gia đình này nhà nào cũng có người đi “làm việc” cả) lại hành động như… như vậy?! Quá tức tối, thằng nhỏ lớn nhất trong đám – học đâu độ lớp 7, lớp 8 gì đó – lượm một miếng thùng giấy và cục than (còn lại từ trận cháy trước) viết mấy chữ và treo lên gốc cây sung. Có lẽ một phần gì quá uất ức lại trẻ người non dạ, một phần có thể vì ảnh hưởng cách hô khẩu hiệu(?), nó đã viết mấy chữ có vẻ “dao to búa lớn”: “Tài nguyên của chung”. Treo miếng thùng giấy lên cây sung xong,sau đó bọn trẻ nhà quê thật thà chất phác tưởng rằng thế là có thể bảo vệ được cây sung, nên có phần hả hê quay trở về nhà… .

 * * *

 Đêm nay thằng cháu ông Ba sẽ lên máy bay trở ra nước ngoài tiếp tục học chương trình sau Đại Học. Buổi chiều, sau bữa cơm hơi đặc biệt và đậm đà hương vị quê nhà, hai ông cháu từng bước hướng lên vùng đất cao, và dừng lại bên gốc sung già. Ông trìu mến, âu yếm nhìn đứa cháu giỏi giang của mình rồi cất tiếng:

- Ông còn nợ cháu một câu góp ý về việc sau khi học xong cháu sẽ nên đi làm nơi đâu?

Đứa cháu im lặng chờ đợi câu nói mà mấy ngày nay biết ông mình đã suy tư nhiều. Ông già chợt nhíu mày nhìn gốc sung, tấm bìa giấy ghi “Tài nguyên của chung “ đã được ai đó láo lếu gạch bỏ chữ chung và viết lên trên một chữ “tao” rất to!. Như vậy tài nguyên của chung đã trở thành “Tài nguyên của tao”. Thật trơ trẻn và nực cười! Ông nghiêng người nhìn khoảng vỏ đã biến thành mảng thẹo thật to trên thân cây sung (hậu quả của trận cháy bãi rác vừa rồi) và chậm rãi như nói từng lời:

- Ông sẽ rất giận nếu cháu quên quê hương, đất nước…. 

Ông đưa tay chỉ gốc sung và kể cho cháu nghe đầy đủ “câu chuyện” về gốc sung, xong ông mới nói tiếp:

- Cháu học Kinh Tế phải không? Nếu cháu và thêm nhiều bạn bè nữa, đem mấy cái bằng Tiến Sĩ về đây, gặp chuyện như chuyện gốc sung này thì có làm được gì không?

Ngừng vài giây, nhìn đứa cháu rồi ông tiếp:

- Hiểu rộng ra, ông không nói chuyện nào khác, chỉ nói mỗi chuyện nhỏ này thôi: Nếu khi mà “Tài nguyên của chung” bị thao túng bởi “Nhóm lợi ích riêng” thì bao nhiêu cái bằng Tiến Sĩ liệu có giúp gì cho dân nghèo hay không? Đó là chưa kể cháu cũng thừa biết hiện giờ trong nước từ Bắc, Trung cho đến Nam đâu phải không có người tài giỏi,đức độ? Đâu phải không có người nặng lòng với dân tộc với đất nước?

Rồi không biết có phải muốn thử lòng đứa cháu mình hay không, ông nói tiếp:

- Các tài nguyên dễ nhìn thấy như dầu khí, đất đai…, thì người ta tranh nhau còn có thứ tài nguyên rất quý giá khác thì lại coi nhẹ, cháu có biết là gì không?

Quả thật không hổ danh “con nhà tông“, đứa cháu cười nhẹ bằng một nụ cười buồn, nói:

- Theo cháu hiểu, đó có phải là trí tuệ, là “chất xám” của con người? 

Và rồi đứa cháu lên tiếng, không biết có phải để hiểu thêm những suy tư trong lòng của ông mình không:

- Cháu thấy đất nước mình giờ cũng phát triển nhiều chớ. Đường sá, công viên, trường học, bệnh viện… mở mang nhiều… , người dân giàu có hơn, sáng sáng, nhất là vào cuối tuần người ta còn đi uống cà-phê bằng xe hơi du lịch, xe đậu đầy trước quán… .

Ông Ba làm sao không hiểu lòng dạ cháu mình, nhưng ông vẫn nói:

- Nhưng mà cháu ơi! Nếu tài nguyên, lợi tức quốc gia không bị thất thoát, được phân phối công bằng thì đất nước còn phát triển hơn nữa, người còn nghèo sẽ đỡ nghèo hơn!

 Trong bóng chiều, ánh mắt người cháu nhìn ông mình đầy thán phục, còn ánh mắt người ông thì ngời sáng lên môt niềm hạnh phúc.

 * * *

 Đêm hôm đó cả nhà ông Ba đưa đứa cháu ra sân bay. Lần này ông lại vẫn “lẩm cẩm”nhắc đi nhắc lại với đứa cháu: ”Dù gì ông cũng không còn sống được bao lâu, nhưng ông sẽ rất giận nếu cháu quên quê hương đất nước của mình, và hãy nhớ những gì ông nói nhé!”

 Mấy năm sau, nghe đâu cháu ông Ba có liên lạc về nhà, có ý muốn làm thủ tục bảo lãnh gia đình, người thân ra nước ngoài đoàn tụ, đương nhiên trong đó có ông Ba. Nhưng ông đã từ chối không làm hồ sơ, dù sau đó có mấy người thân đã ra nước ngoài, riêng ông chọn ở lại. Ông nói với mọi người rằng nếu có cơ hội ông cũng sẽ ra nước ngoài để thăm con cháu. Riêng phần mình ,ông thấy bản thân đã lớn tuổi rồi, nên ở lại với mảnh đất này thôi. Có hôm buồn buồn, một mình ông Ba đi đến xưởng đá lúc trước mình đã từng làm, (bây giờ thì ông đã nghỉ công việc đục đá rồi) ông gặp những người quen cũ để nói chuyện, nhìn ngắm những khối đá, những tuyệt phẩm bằng đá đã có thời gắn bó với ông. Một người trong nhóm thợ sau khi mời ông ngồi xuống uống nước đã thân tình cất tiếng hỏi:

 - Ông Ba ơi! Con, cháu ông ra nước ngoài hết ông sống một mình có buồn không? Có khi nào ông… khóc k..h..ông? 

Biết rằng người ta nói đùa với mình cho vui, nên ông vẫn cười vui và trả lời:

 - Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi! Hồi má tôi mất, tôi buồn lắm, nhưng cũng đâu có khóc. Đến năm 88, đứa con út đi theo bạn bè ra biển, đến bây giờ vẫn bặt vô âm tín! Nhưng mà tôi nghe thấy chú than thở nảy giờ nhiều rồi đó – tay ông chỉ vào con rồng đá mà nhóm thợ đang làm dang dở – rồi cười nhè nhẹ nói:

 - Nếu mình tạc nguyên con rồng đá không được thì cố gắng làm công việc gì đó nhỏ nhỏ, dễ dễ thôi, thí dụ như tạc cái móng rồng. Nếu ngồi đó mà than vắn thở dài, kể lể nọ kia, như vậy là chú cũng… “khóc” đó! 

Rồi không biết nghĩ sao, ông nhìn về phía một người thợ khác và nói tiếp:

 - Như chú Bảy đây mới được, tuy than khó nhưng vẫn bền chí làm từng chút một… .

 Câu nói bông đùa của một ông già làm mấy cậu thợ trẻ phá lên cười vui vẻ, vô tư. Nhưng vài người lớn tuổi không hiểu sao lại chỉ nhìn nhau im lặng… . Riêng ông Ba sau câu nói vui lại không có lấy một cái hé môi cười, cũng im lặng mắt nhìn về phía xa xa… .

  H.V.H

 (Truyện còn có tựa là: “Bên Gốc Sung Già” – Huỳnh Văn Huê, chs NQ)


17 Tháng Giêng 2010(Xem: 72875)
Hương bưởi ơi, tôi muốn dỗ dành Đồng Nai nước đục lại trong xanh Hương có bay đi xin trở lại Để mãi là hương của chúng mình.
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 73668)
Vạn dặm đường xa, vạn dặm xa Khói chiều vương vấn bóng quê nhà Lòng nặng lòng nghe hoàng hôn xuống Một khối tình em, một mẹ già
07 Tháng Giêng 2010(Xem: 70020)
Cho tôi nhìn thấy nụ cười, Ở trên môi những cuộc đời tối tăm. Cho mây về phố trưa nằm, Làm mưa trôi hết lỗi lầm ra sông.
27 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74861)
Cúi xuống bờ dậu nghe nao nao Mẹ ngày hè cũng như tháng giá Ngẩng lên thấy mồ hôi ướt áo Vai mẹ gầy như cánh hạc xa
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 72947)
Nhắc lại năm xưa tuổi còn thơ dại Áo trắng tan trường kẻ đón người đưa Một thoáng thầm yêu giấu trong sách vở Ấp ủ lâu ngày hoa mộng thành thơ
26 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 74232)
Mùa xuân nghiêng bờ vai Ngắ m đào mai rực rỡ Trắng tinh chùm hoa đại Tỏa ngan ngát mùi thơm
19 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 31925)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung chẳng hạn cả lớp mê thơ và đã tập tành làm thơ từ một giờ Quốc Văn sôi nổi, lý thú của Thầy Nguyễn Văn Phú.
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 75659)
Anh về cõi trời mây Niết bàn muôn tia sáng Nghiệp chướng hết buộc ràng Nơi phương trời giải thoát
18 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 73210)
Mỗi người một hướng đi Tôi ra ngoài sương gió Trung Nam phân nhị Kỳ Xuân Thu đồng nhất Ngộ
10 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 73374)
Trên đường về lặng lẽ Ôm nỗi buồn trong tay Đông ngâm bài thơ cũ Mắt lệ nhòa không hay!
09 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 76092)
Rồi cơn đau buốt niềm riêng Anh sa trường bước vào miền chiến chinh Chờ anh mòn mỏi chờ anh    Bóng khuya vàng khuyết nửa vành trăng nghiêng
04 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 82433)
Áo trắng bây giờ xa thật xa, Gối mộng em vào giấc mơ hoa, Anh vẫn cô đơn đời sương gió, Vàng Thu áo trắng đã nhạt nhòa....
03 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 83345)
Sông buồn vẫn bóng hàng dừa Sóng tình lạc lõng đong đưa nỗi sầu   Mình em ngồi đếm vì sao Sương khuya bạc áo hồn đau khóc thầm
01 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 81637)
Mười bảy năm sau tôi trở lại Nhà cũ, vườn xưa ̣đổi khác rồi Giòng sông thơ ấu không còn nửa Trăng buồn lơ lững...bóng ̣đơn côi...
29 Tháng Mười Một 2009(Xem: 85305)
Em nghĩ cô như dòng sông rộng Ôm nước về chở nặng phù sa Đắp vào em chỗ bờ nông cạn Kiệt sức mình sông vẫn thiết tha
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91047)
Có một người gõ cánh cửa thời gian* Thấy tháng ngày qua bỗng nhiên dừng lại Thấy nắng hè không còn trên đường cũ Một chút mùa vàng đã bước vào thu.
28 Tháng Mười Một 2009(Xem: 87387)
Tôi trở về đây vào cuối Thu Phi Trường còn đó, gió vi vu Rừng cao su nắng xuyên cành lá Đất đỏ hôm nào thấm giọt mưa
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81549)
Mùa thu nắng hao gầy trên tán lá Hong chưa khô tóc cỏ ướt sương mù Mây bay về chập chùng không vội vã Gió heo may qua đường vắng vi vu
27 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81509)
buổi sáng mùa thu bất ngờ về phố chở buồn ren rén quá giang chở ký ức xa chở mất mát chìm
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38722)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79972)
Mùa thu về hai phương trời cách biệt Lá bên nào cũng vàng úa như nhau!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 81486)
Nghiêng câu lục bát cho đầy Cho Thu thêm ấm cho dài nhớ thương Đêm nầy nghiêng sợi mưa tuôn Nghiêng qua cho đổ lá buồn Thu ơi!
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82478)
Mùa thu ơi! khoan đi chờ ta với Xin ít mây, xin ít nắng hanh vàng Xin một tí hương thầm nơi hoa cúc Xin nửa vầng trăng rất đổi dịu dàng
22 Tháng Mười Một 2009(Xem: 83592)
nợ tình mỏng, mà nặng đeo mỗi thu như mỗi dày theo tuổi đời hơi may gợn, nhắc bồi hồi một bờ mây, đã, cuối trời quan san...
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99242)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93053)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 78684)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 90522)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 96244)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 80815)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 90412)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93602)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 209316)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 99276)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100175)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 94932)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 86474)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 161372)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
10 Tháng Năm 2009(Xem: 68477)
THIỆP MỜI: Họp mặt truyền thống kỳ 8: July 5, 2009 Tại:      Seafood Kingdom Restaurant 9802 Katella Ave. Anaheim , CA - Tel: (714) 636-0398 Ngày:   Chủ nhật  05 tháng 7 năm 2009 từ 11:00 am  đến 2:30 pm
24 Tháng Giêng 2009(Xem: 65553)
  Thiệp Chúc Tết Kỷ Sửu 2009 & Thư Mời họp mặt Tân Niên