Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hồng Đức - Võ Quách Thị Tường Vi - CHUYỆN HÚT THUỐC VÀ BỎ THUỐC

14 Tháng Tám 20152:53 SA(Xem: 27307)
Nguyễn Hồng Đức - Võ Quách Thị Tường Vi - CHUYỆN HÚT THUỐC VÀ BỎ THUỐC


CHUYỆN HÚT THUỐC VÀ BỎ THUỐC

 

Nguyễn Hồng Đức - Võ Quách Thị Tường Vi

 

 Hut Thuoc 1

Nhớ ai như nhớ thuốc lào,

Đã chôn điếu xuống, lại đào điếu lên, ...

 

 

Tôi hút thuốc lá…

 

Tôi biết và khoái hút thuốc lá từ đâu hồi 8, 9 tuổi gì đó. Hồi đó gia đình tôi sống trong khu cư xá Dưỡng trí Viện. Kế bên nhà có hai bà chị rất đẹp, tôi chắc là vậy vì thấy có nhiều thanh niên lui tới, theo đuổi. Tôi còn nhớ cứ vài đêm khi Bác Bảy, má của hai bà chị ấy, đi trực, các chàng trai lại đến nhà. Chúng tôi hồi đó ở trong khu cư xá, nhưng lại nằm ở một khu riêng cạnh bờ suối của bệnh viện. Những lúc các bà chị tôi tâm sự với bạn trai, tôi có nhiệm vụ canh chừng coi có ai thấy không, nhất là canh chừng từ xa coi Bà Bảy có về bất chợt chăng! Để trả công tôi, các anh trai kia cho tôi hút phần còn dư của điếu thuốc lá mấy ảnh đang hút. Tôi nhớ hồi đó mấy ảnh hút Capstan, loại thuốc vàng Virginia rất thơm. Mấy đứa bạn hàng xóm cùng trang lứa chuyền tay nhau hút, rồi quen dần. Hàng ngày, xúi nhau ăn cắp thuốc Quân Tiếp Vụ xanh của Ba tôi đem cho nhau hút. Sau đó tới hồi Mỹ qua, khoảng 1965, thuốc lá Mỹ rất nhiều, tụi tôi bắt đầu được hút thuốc lá Mỹ. Lúc đó trong các hộp đồ ăn của lính Mỹ, gọi là Unit, luôn có thuốc lá, tôi rất mê. Gặp lính Mỹ, sau vài câu chào hỏi là lập tức "give me cigarette"! Gặp xe rác Mỹ, chuyện quan trọng nhất là kiếm mấy hộp unit để lấy thuốc lá. Còn nhớ hồi mới vô Thất 4, năm 1965, NHN đầu đội nón cao bồi, chân đi giày đế cao, miệng nhai sơ guynh gum, đứng đấu láo trước cửa lớp. Có lần nó lấy diêm quẹt, quẹt vô đế giày cháy để châm thuốc lá giống như tài tử trong phim trên băng tần số 11 là ''The wide wild west", ngó mê quá!

 

Nhiều bữa ngửi mùi thuốc lá thơm của mấy đứa thuộc dân anh chị trong nhà thương  điên hút, thèm chảy nước miếng. Chờ tụi nó đi rồi mới tới lụm phần còn dư xé ra quấn giấy báo hút, hút vô thấy quá đã, tới giờ còn nhớ. Có bữa đó khoảng 1966, 1967 gì đó, chừng lối 1 giờ trưa, đang nằm trong nhà thì hửi thấy mùi thuốc thơm từ ngoài vườn đưa vô. Tôi đoán chừng là thằng N. Con Bác Năm nhà bên cạnh đang hút thuốc ngoài khu chuồng heo. Tôi vùng dậy mò ra khu chuồng heo ngoài bờ suối thì thấy đúng là nó đang ngồi hít một điếu Capstan, khói tỏa thơm lừng. Thấy tôi tới, nó "ngao ngán" nhìn tôi nói: "Tao biết ngay thể nào mày cũng mò ra", nhưng cũng chìa ngay điếu thuốc cho tôi hít một hơi. Nó tâm sự: "Tao ghiền quá không biết làm sao. Thấy cái ca nhôm cho chó ăn quăng ngoài vườn, tao lượm bán cho bà mua ve chai được 1 đồng, xuống Câu lạc bộ mua được 2 điếu Capstan!". Kể như vậy để mấy bạn thấy cái hấp dẫn của thuốc lá như thế nào. Tới năm 1970, học thi Tú Tài 1, chiều đi học về mua 2 điếu Salem. Ăn cơm xong hút một điều, điếu còn lại tới 11g đêm mới hút, thế là đủ đã.

 

Mọi việc dần trôi theo thời gian, tới năm vô đại học thì tôi đã nghiện nặng. Sau 1975, thuốc lá không còn, phải hút thuốc rê. Ba tôi thương con, tuần nào cũng tiếp tế lên Sài Gòn cho tôi một bịch thuốc rê Long Khánh để quấn hút. Hồi đó chẳng hiểu sao người người hút thuốc lá, nhà nhà hút thuốc lá. Nhớ cứ mỗi sáng đi thực tập ở bệnh viện Nhân dân Gia Định (Trung Tâm thực tập Y khoa Gia Định cũ), việc đầu tiên khi vô tới nơi là chạy xuống căng-tin để xếp hàng mua 1đ được 10 điếu thuốc Lao Động do Hợp Tác Xã tiêu thụ bên ngoài vô bán cho nhân viên bệnh viện. Ít năm sau tới thời gởi đồ bên Mỹ về, thùng đồ nào cũng có mấy cây Pall-Mall. Hàng lậu Thái Lan qua thì có Samit, Craven-A Con Mèo, và thuốc lá trở thành "đầu câu chuyện" thay cho miếng trầu hồi xưa. Tôi tự hào rằng hồi đó chỉ cần ngửi mùi khói thuốc, biết người đó đang hút thuốc gì. Mấy chục loại thuốc Mỹ hồi đó đều đã hút, thuốc Ăng Lê cũng đã hút, thuốc của Tây cũng hút nhiều. Nhưng với cá nhân tôi, thuốc lá của Mỹ là số một. Nói là nói vậy thôi, chứ cái sành điệu đó chẳng nên chút nào đâu các bạn ạ! Giờ nhớ lại còn thấy ớn xương sống.

 

Rồi bỏ thuốc lá…

 

Hồi còn đi học cũng nhiều lần ráng bỏ thuốc. Chẳng phải tự nhiên muốn bỏ mà chẳng qua là mấy cô bạn gái ép bỏ. Có lần ráng lâu nhất được đâu 6 tháng rồi hút lại, mà cón hút dữ hơn trước. Sau khi có gia đình, có nhiều lần đêm nằm thấy thỉnh thoảng đau nhói trước tim, bỗng dưng có cảm giác sợ sợ. Nhìn sang bên cạnh thấy con nằm ngủ, tình thương và cái sợ trộn lẫn nhau, lòng tự nhủ phải bỏ thuốc. Sáng dậy. .. hút tiếp! Nhớ có lần sau đó bị sốt, ho đàm xanh lè cả mấy tuần không hết, người mệt lả. Ngồi trong lớp học do các GS. Pháp qua dạy mà chịu không nổi, phải bỏ ra về. Lấy hết can đảm chạy xuống chụp tấm hình phổi, nhủ thầm nếu bình thường thì quyết bỏ luôn. Ấy vậy mà sau khi hồi hộp chờ tấm phim phổi rửa ra, sau cái mừng không thấy u cục gì trong phổi thì ngay chiều hôm đó lại hút lại liền, tự nhủ thôi để ít bữa nữa bỏ từ từ. Cứ vậy cho tới lúc mỗi ngày tôi hút 2 gói mà không thấy ăn thua gì. Đi trực đêm trong nhà thương mới từ 7g tới 12g khuya là tôi hút hết 1 gói Lucky. Quá dữ! Hồi đó đứa con gái thứ hai của tôi ho hoài, có bữa nó đứng bên cửa sổ ho sù sụ. Tôi ghé tai vô lưng nó thì trời đất ơi, các bạn biết không? Như xe lửa chạy trong đó vậy! Tôi tê tái cả cõi lòng, nhưng hút thì không thể nào nhịn được.

 

 Rồi đến một buổi sáng đáng nhớ kia, năm 1992, bữa đó vô phòng khám bệnh trong bệnh viện, đầu giờ sáng nên bệnh còn vắng, tôi kêu y tá xuống câu lạc bộ mua dùm 3 điếu 555. Hút một điếu, 2 điều sơ-cua để trên bàn khám bệnh trước mặt. Một anh Bác sĩ cùng làm bước vô nói: " Có giường sạch nè, anh có đo ECG không, lên nằm em đo cho". Tôi hăng hái nhảy lên giường nằm để đo tim. Khi cầm kết quả đo, tôi nhớ mãi, bỗng nhiên cảm giác xấu hổ xen lẫn sợ hãi tràn ngập lòng tôi, tim tôi đập thình thịch. Chết rồi, bệnh cũng không tha mình! Chả là tôi vừa phát hiện ra tim tôi bị quay ngược chiều trong lồng ngực, dấu hiệu của khí phế thũng. Tôi quăng vội nửa điếu đang hút dở qua lỗ gió ở vách tường, tê tái! Tôi quay lại đưa 2 điếu thuốc còn lại cho anh y tá, nói: " Em hút đi". Chờ đến chiều không thấy gì, đến hôm sau, rồi hôm sau nữa cũng không thấy thèm. Một tuần sau tôi biết rằng chuyến này tôi bỏ được rồi. Và ngày đó đến nay đã 20 năm, chưa một lần nào hút lại một hơi. Nhậu? Thách thức? Không là không! Qua bên Tây đi học, đầm mời cũng không luôn. May quá!

 

Sao khó bỏ thuốc lá vậy?

 

Mình ghiền thuốc lá là do trong khói thuốc lá hút vô có chứa nicotine. Chất này dần dần hình thành trong não của người hút một trung tâm lệ thuộc nicotine, nằm trong vòng khen thưởng của não như các chức năng sinh tồn khác như ăn uống, hoạt động tính dục. Khi khát mình đi tìm nước uống, khi đói mình đi tìm đồ ăn. Ăn, uống ngon, thấy đã, thấy khoái. Sinh hoạt tính dục, thấy khoái. Tại sao vậy? Vì lúc đó trong não tiết ra những hóa chất giống như thuốc phiện, tạo cho ta cảm giác khoái lạc. Nếu không có cảm giác đó, động vật sẽ không thiết gì đến ăn, uống, hoạt động tính dục… Và như thế không thể duy trì chủng loại. Thuốc lá, hút thành nghiện là do đã xâm nhập vào hệ thống này.

 

Ở trung tâm lệ thuộc nicotine trong não có các nơi tiếp nhận chất nicotine gọi là các thụ thể nicotine. Các thụ thể này nguyên thủy là các thụ thể của các chất dẫn truyền luồng thần kinh. Nicotine khi bám vào các thụ thể này sẽ tạo ra sự bài tiết chất dopamine, dẫn đến sự phóng thích các chất endorphine gống như xì ke. Các thụ thể nicotine có 2 đặc điểm:

- Sau khi bị kích thích sẽ bị trơ đi một thời gian, vì thế người hút chỉ thấy "đã" ở những điếu thuốc đầu ngày thôi

- Và số các thụ thể tăng ngày càng nhiều. Hiện tượng này là rất nghịch thường. Vì vậy người nghiện sẽ có nhu cầu hút thuốc ngày càng nhiều

Khi không có nicotine, các thụ thể nằm phơi ra đó sẽ tiếp nhận vô số các chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên khác có trong cơ thể, nên khi đó người nghiện cảm thấy bứt rứt, lo lắng, khó chịu, trì trệ... Chuyên môn gọi đó là những triệu chứng do cai thuốc. Người nghiện sẽ đi tìm thuốc lá để hút nhằm thoát khỏi những khó chịu kia đi. Như vậy người ta hút thuốc là để:

- Tìm những "khoái lạc" khi hút thuốc

- Và tránh những khó chịu do thiếu thuốc

Bên cạnh đó những sinh hoạt hàng ngày cũng tạo nên thói quen, thí dụ hút thuốc khi uống cà phê sáng, sau bữa ăn cho khỏi tanh miệng, khi gặp bạn bè, khi nhậu nhẹt tán dóc ... Những cái đó gọi là lệ thuộc hành vi.

Ngày nay người ta đã xếp nghiện thuốc lá là một bệnh tâm thần.

 

Để biết một người nào đó ghiền thuốc lá thiệt không, ghiền tới mức nào, trong y khoa người ta dùng một trắc nghiệm có tên là trắc nghiệm Fagerstrom. Các bạn có thể vô internet gõ "test de Fagerstrom" hoặc "Fagerstrom test" là có bảng câu hỏi này và trả lời theo tình trạng của mình. Nếu từ 7 điểm trở lên là ghiền nặng. Trong 6 câu hỏi đó, quan trọng nhất là 2 câu: thức dậy bao lâu thì phải hút điếu đầu tiên, và mỗi ngày hút bao nhiêu điếu? Càng hút sớm ngay sau khi thức dậy, và càng hút nhiều điếu trong ngày là mức ghiền càng cao.

Khi đi khám bệnh để tư vấn cai thuốc lá, người hút còn được đo nồng độ khí CO trong hơi thở ra. Nồng độ CO càng cao, chứng tỏ người hút càng nhiều.

Tuy nhiên chỉ cần trắc nghiệm Fagerstrom cũng ok rồi.

 

Tại sao không nên hút thuốc lá?

 

Tất cả những "lợi ích" mà ta dùng để biện hộ cho thói quen hút thốc chỉ là tạm thời và giả tạo. Hưng phấn tinh thần, làm việc trí óc cần suy nghĩ nhiều, cần thuốc lá để sáng tạo, vì ngoại giao, hoặc là hút chơi chơi .... Nhưng cái hại là chuyện có thiệt và là nghiêm trọng, không sửa chữa được. Hút thuốc chắn chắn bị bệnh, bị nhiều bệnh. Tim, gan, phèo, phổi đều có thể bị bệnh ráo trọi. Riêng về phổi thì câu chuyện như thế này. Sau nhiều năm hút thuốc, người hút thường khạc đàm, nhất là buổi sáng. Ho, khạc kinh niên như vậy chuyên môn gọi là Viêm phế quản mạn (kinh niên). Mấy người ghiền thuốc thường bị những đợt cảm cúm, ho đàm rất lâu hết, dù uống thuốc xịn cũng vậy. Rồi tới khi nào đó làm công chuyện thấy hụt hơi, lên cầu thang thấy mệt, thì coi chừng là đã tới giai đoạn suy hô hấp, bị bệnh phổi tắc nghẽn rồi. Bệnh này tiếng Anh gọi là Chronic Obstructive Pulmonary Disease, viết tắt là COPD, tiếng Tây là BPCO. Đây là bệnh mà theo dự đoán của Global Obstructive Lung Disease Initiative thì vào năm 2020 thì sẽ được xếp vào hàng thứ 3 trong số những nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới. Ước tính 5% dân số nước Pháp bị bệnh này, Mỹ cũng vậy, Việt Nam cũng xêm xêm. Nguyên nhân là hút thuốc lá. Người ta "quên" đi sự thật là ngành thuốc lá đã giết chết mỗi năm 60.000 người Pháp để đổi lấy khoảng chừng đó việc làm trong ngành công nghiệp này. Giờ đây mọi sự không còn giấu diếm được nữa, và người ta chuyển gánh nặng đó về các nước đang phát triển như Việt Nam của mình, tha hồ hút và nộp tiền cho họ. Còn nếu bữa nào thấy ho hoài, hoặc tự nhiên trong đàm có chút máu, hoặc người đột nhiên sụt ký, khám bệnh chụp cái hình thấy trong phổi có một cục, thì thôi, good bye! Mà nào phải chỉ có phổi không đâu, bệnh tim, huyết áp cao, đứt gân máu, những loại ung thư bọng đái, thận, cổ họng. Ung thư phổi đứng hàng đầu trong sát xuất tử vong do ung thư gây ra cho cả nam giới và phụ nữ, theo American Cancer Society, 2013. Những chứng bệnh này cũng do thuốc lá góp phần quan trọng. Chưa kể hút thuốc làm da rất xấu, răng bám nhựa đen thui (đi Nha sĩ đánh bóng không ra nổi), hơi thở rất hôi (con gái không khoái đâu!), môi thâm đen vì ngộ độc khí CO. Vợ con, những người sống chung với mình hít khói thuốc do mình nhả ra cũng chịu chung hậu quả. Mấy em nhỏ quanh năm suốt tháng thò lò mũi xanh, ho hoài, đi kiếm Bác sĩ hoài thì chắc hắn nó đang sống chung với người hút thuốc. Lớn lên mấy em nhỏ đó sẽ bị bệnh suyễn. Cái đó người ta gọi là hút thuốc thụ động. Có những cuộc nghiên cứu trên thế giới cho thấy là hút thuốc thụ động có tầm sức nguy hiễm tương đương hay là còn hơn chính mình hút thuốc nữa (ACS, 2013). Điều cần nhớ là hút thuốc lá chắc chắn bị bệnh do thuốc lá, còn bệnh gì và vào lúc nào là tùy người. Các bạn đừng nghĩ là "Trời kêu ai nấy dạ!".

 

Làm sao bỏ thuốc lá bây giờ?

 

Đầu tiên là ta phải có quyết tâm bỏ thuốc lá. Tại sao thì như ta đã rõ, vì nghiện thuốc lá sẽ có hại cho mình, cho người thân và cho xã hội.

Để hỗ trợ quyết tâm cai thuốc lá, y khoa có những thứ thuốc để giúp ta tránh được những khó chịu tạm thời của việc cai thuốc và giúp hủy diệt trung tâm lệ thuộc nicotine trong não để chúng ta cai nghiện.

Theo kinh nghiệm đã thu thập được nhiều năm nay của chúng tôi, khi đã quyết định cai thuốc là ta cai ngay, triệt để. Đừng làm từ từ. Đừng nghĩ sẽ cai kiểu nay hút 1 gói thì mai giảm dần xuống 19, 18, 17, 16, ... điếu. Cần dứt khoát. Để hiệu quả hơn, các bạn có thể dùng biện pháp hỗ trợ gọi là thay thế nicotine. Thay vì đưa nicotine vào người bằng thuốc lá, ta sẽ dùng nicotine trong các miếng dán trên da để nicotine thấm từ từ đều đều vào máu, trong máu lúc nào cũng có một lượng nicotine vừa đủ để không bị khó chịu vì thiếu nicotine. Sau một thời gian khoảng 9-12 tuần, trung tâm lệ thuộc nicotine trong não sẽ bị tiêu hủy dần đi.

Các bạn ra siêu thị nào cũng có, Wallmart, Cosco, ... cả đống! Mua tự do khỏi cần toa. Đem về dán lên da, mỗi ngày 1 miếng, lớn nhỏ tùy theo mức lệ thuộc của mình.


Hut Thuoc 2                                

 

Để coi mình cần dùng loại nào, các bạn lưu ý 2 chi tiết:

- Số mg nicotine ước tính cần dùng mỗi ngày.

- Miếng dán loại phóng thích 16 giờ hay 24 giờ. Loại 16 giờ là cho người chỉ hút ban ngày, đêm ngủ chứ không hút thuốc. Loại 24 giờ là cho các bạn đêm cũng thức dậy hút.

Các bạn thử tính coi nhu cầu nicotine của mình trung bình mỗi ngày khoảng bao nhiêu? Nói thí dụ mỗi ngày hút khoảng 1 gói, mỗi điếu chứa khoảng 1mg nicotine, như vậy nhu cầu sẽ khoảng 20 mg nicotine mỗi ngày. Vậy lúc đầu mình "chơi" miếng dán có hàm lượng khoảng gần giống vậy (20mg là miếng lớn, hoặc 15mg là miếng nhỏ cũng ok). Mỗi ngày sau khi thức dậy làm vệ sinh xong dán 1 miếng trên da ngực, da cánh tay, chỗ không có lông (lông nhiều qúa dán nó tróc), tới tối đi ngủ bóc ra. Nếu xài miếng 24 giờ thì chờ sáng hôm sau mới gỡ. Lố liều thì sẽ có cảm giác hồi hộp như hút quá nhiều thuốc lá, còn thiếu thì sẽ có cảm giác như khi thiếu thuốc lá. Dư thì mình dán miếng nhỏ hơn, thiếu thì dán miếng lớn hơn. An toàn, các bạn đừng lo.

Nhưng mà phải thủ sẵn viên nicotine loại nhai (2 mg hoặc 4 mg), viên này như kẹo sơ guynh gum, để cấp cứu khi ghiền quá chịu không nổi. Khi đó bỏ viên kẹo vô miệng nhai vài cái, khi thấy có vị khác trong miệng là nicotine đã ra khỏi viên kẹo. Cứ để nó tự nhiên thấm vào máu. Sau đó đưa viên kẹo vô bên má chờ chút xíu rồi lại nhai tiếp mấy cái, đưa qua má bên kia. Nhớ là đừng nuốt nước miếng nhé, nuốt sẽ đau cổ họng và mắc ói. Chừng 10 phút sau nhổ bỏ. Nicotine thấm vào máu, chừng 2-3 phút sau tới não sẽ làm hết cơn ghiền (khác thuốc lá, khi ghiền kéo vô một hơi là thấy ép-phê liền). Sau 4-5 tuần lễ, có thể dùng miếng dán với hàm lượng thấp dần. Cứ thế chừng 12 tuần là được.

Hiện còn 2 thứ thuốc dùng để hỗ trợ chúng ta cai thuốc lá là bupropion và varénicline, nhưng phải có toa Bác sĩ mới mua được. Những thuốc này khi uống vào sẽ làm cho hết cảm giác khó chịu khi cai thuốc và hút không còn cảm giác "ngon lành" gì nữa. Tuy nhiên với quyết tâm cai thuốc lá và với nicotine mua ngoài chợ, tôi nghĩ anh em mình cũng có thể giải quyết câu chuyện được rồi. Cai thuốc lá là một quá trình có thể lâu dài, nếu có thất bại cũng đừng nản. Làm lại sẽ thành công!

Quên, các bạn đừng hút thuốc lá điện tử nhé. Vì lẽ với các điếu thuốc điện tử, nicotine được đẩy vào phổi bằng một hóa chất khác, kèm theo còn có những hương vị mà nhà bào chế cho vào tùy trường hợp. Những chất đó về lâu dài có gây bệnh gì cho phổi không thì chưa biết. Mặt khác, động tác ngậm hút điếu thuốc lá điện tử là phản tác dụng trong cai thuốc lá, vì lệ thuộc hành vi là một yếu tố gây nghiện. Vì vậy Y khoa đến giờ không khuyến cáo dùng thuốc lá điện tử.

Bỏ được rồi thì tránh đừng để hút lại. Hay gặp tình huống cả nể, bạn bè ép nhau hút, hoặc buồn tình gì đó lại nhớ tới cảm giác của điếu thuốc. Mấy lúc đó né đi.

Cai thuốc lá có gây ra rắc rối gì không? Chẳng có gì rắc rối cả. Một số bạn thuộc nhóm dễ xúc cảm có thể thấy lo lắng chút đỉnh. Có người ăn nhiều hơn nên dễ lên ký. Chỉ cần tiết thực lại và năng vận động cơ thể là được. Cái được đáng giá hơn nhiều: phòng tránh được bệnh phổi tắc nghẽn, ung thư phổi, hen suyễn nhẹ đi, dễ chữa hơn, da dẻ sáng đẹp, răng trắng, hơi thở thơm tho, chưa kể tiết kiệm được rất nhiều tiền từ tiền mua thuốc lá, tiền chữa bệnh do thuốc lá gây ra... Và mình có thể sống lâu hơn để tán láo với anh em nhiều hơn.

Chúc các anh em "giã từ thuốc lá" thành công, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Có gì thắc mắc về chuyện này, chúng tôi xin thảo luận thêm với các bạn.

Và xin gởi tới tất cả anh em muôn vàn tình thương mến. Cầu mong có ngày bạn hữu Ngô Quyền năm xưa chúng ta lại đoàn tụ trên đất Mẹ Biên Hòa.

 

Nguyễn Hồng Đức - Võ Quách Thị Tường Vi

 

Hạ Trắng 2013

 

Trich tu trang Tu1tu4 Suc Khoe  http://www.tu1tu4.info/p/blog-page_21.html

 

 

06 Tháng Mười 2023
(Xem: 1092)
07 Tháng Năm 2022
(Xem: 2779)
Đứt mạch máu đầu là một trong những nguyên nhân chính gây ra chết hoặc bị liệt ở người lớn tuổi tuy một số người tuổi còn trẻ cũng có thể bị bệnh này.
24 Tháng Tư 2022
(Xem: 2441)
Đột quỵ xảy ra rất phổ biến, tuy nhiên không phải tất cả các thông tin đồn đại về đột quỵ đều là sự thật. Có khá nhiều hiểu lầm còn tồn tại về tình trạng này.
25 Tháng Mười 2021
(Xem: 3758)
Hai loại thuốc đã cứu sống tôi là Opdivo và Yervoy đã được phối hợp dùng trị melanoma đầu tiên từ năm 2016.
07 Tháng Chín 2021
(Xem: 3559)
Chúng ta biết rằng, giấc ngủ có vai trò cực quan trọng đến sức khỏe của bạn. Ngoài thời gian ngủ, vị trí ngủ thì tư thế ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần, thể chất của bạn.
14 Tháng Bảy 2021
(Xem: 2782)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
12 Tháng Sáu 2021
(Xem: 3406)
Activator Method là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả sử dung một công cụ Activator có lò xo cung cấp lực thấp để điều chỉnh các đốt cột sống ...
23 Tháng Năm 2021
(Xem: 3057)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
17 Tháng Năm 2021
(Xem: 3364)
Chườm lạnh trên các vết thương đau cấp tính viêm sưng. Chườm nóng trên các cơ bắp đau kinh niên, cứng cơ. Trên lớp vải mỏng khoảng15-20 minutes.
10 Tháng Tư 2021
(Xem: 5317)
Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!
06 Tháng Tư 2021
(Xem: 4303)
Những khám phá mới đây trong lĩnh vực sức khỏe của các chuyên gia sẽ có thể sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
15 Tháng Ba 2021
(Xem: 4190)
Hiệp Hội Người Cao Tuổi Hoa Kỳ (AARP) mới đây gởi ra thông báo bao gồm những điều cần biết đối với người sắp chích ngừa COVID-19 mũi thứ nhì sau đây.
23 Tháng Hai 2021
(Xem: 5825)
chương trình được phát sóng 2 tháng một lần và tham khảo những thông tin về sức khoẻ, làm cách nào để phòng chống ung thư, có một cuộc sống khoẻ mạnh.
25 Tháng Giêng 2021
(Xem: 3944)
Hiện nay, có 2 hãng làm Vaccine Covid 19, được FDA công nhận đó là 👉 Pfizer & Moderna. Sự khác biệt của Pfizer vaccine và Moderna Vaccine :
24 Tháng Giêng 2021
(Xem: 4327)
Thuốc Vaccine hiện giờ cần phải chích 2 lần, nên ai đã chích lần đầu thì phải viết vô lịch lần chích thứ 2, dặn người gia đình nhắc nhở, kẽo quên!
15 Tháng Giêng 2021
(Xem: 5910)
Một động tác tập chân, hai cách thể hiện, và ở ba tư thế ngồi, nằm hoặc đứng giúp giảm đau lưng, thần kinh tọa đau đầu gối, đau mắc cá, tê các ngón chân
15 Tháng Mười Hai 2020
(Xem: 7055)
Hôm nay, ngày 12/14/2020 là một ngày lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế khắp nước Mỹ.
13 Tháng Mười Một 2020
(Xem: 3767)
Các bạn bị đau vai đau cổ kinh niên đi trị liệu mà vẫn không hết xin theo dõi clip nầy nhé. Những thứ cần thiết ở nhà để hỗ trợ cho quá trình trị liệu của các bạn. Chúc các bạn thành công.
29 Tháng Chín 2020
(Xem: 4390)
Chương trình Sức Khỏe và Đời Sống do Tiến sĩ Trị Phạm và Tiến Sĩ Vi Hồ phụ trách hằng tuần trên hệ thống TNT Media Live.
14 Tháng Chín 2020
(Xem: 3832)
Dù sao, bây giờ, đã là Tháng Chín, lúc tốt nhất để chích ngừa, và thuốc cúm đang có sẵn ở nhiều phòng mạch và tiệm thuốc tây. Nên đi chích ngừa cúm càng sớm càng tốt.
07 Tháng Tám 2020
(Xem: 4857)
Một điều rất quan trọng không kém là khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ NÊN GỌI BÁC SĨ NGAY để được đi thử nghiệm và có cách điều trị đúng cách.
27 Tháng Bảy 2020
(Xem: 8719)
Mục đích là hướng dẫn về tai biến mạch máu não, cung cấp những tin tức về nghiên cứu và điều trị,và những chương trình sẽ làm trong cộng đồng.
26 Tháng Bảy 2020
(Xem: 4095)
11 động tác thể dục tại chỗ vô cùng có lợi cho dân văn phòng. Xin bấm vào link dưới đây để xem:
19 Tháng Bảy 2020
(Xem: 4197)
Bốn loại thuốc bổ như Vit C, Vit D, B12, Zinc và thay đổi sinh hoạt hàng ngày thành thói quen giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. MB CHIROPRACTIC INC - 5354 University Ave #3 San Diego CA 92105
07 Tháng Bảy 2020
(Xem: 4151)
Nguyên nhân căn bản ảnh hưởng giấc ngủ: Đau nhức, Lo sợ buồn chán, Ngủ trưa, Thuốc, Tiểu đêm, Thời kỳ mản kinh, Chứng ngưng thở khi ngủ.
26 Tháng Sáu 2020
(Xem: 4350)
The best sleeping position: the right support from mattress and pillow, side sleepers, and back sleepers. Các tư thế ngủ sao cho đúng và lành mạnh: Chọn gối và nệm cho phù hợp, Tư thế Ngủ nghiêng, Ngủ ngửa là sự chọn lựa tốt nhất có thể.
20 Tháng Sáu 2020
(Xem: 4430)
1- Dụng cụ cạo không có cạnh bén - có thể như muỗng ăn soup bằng gốm. 2- Cạo trực tiếp trên da thoa kem làm trơn da hoặc trên khăn hoặc vải mỏng.
13 Tháng Sáu 2020
(Xem: 4362)
- Có 7 cách phổ biến chúng ta nên làm thành thói quen hàng ngày củng như sau khi bị tái phát trở lại: Sử dụng thúốc giảm đau khi thật cần thiết,
07 Tháng Sáu 2020
(Xem: 5136)
Động tác này quá đơn giản và khó mà có thể làm sai được. Chúc các bạn thành công
30 Tháng Năm 2020
(Xem: 4581)
Thường do tuổi tác, sinh hoạtt hàng ngày không đúng tư thế, tổn thương khớp gối do tai nạn. Đau cứng khớp gối thậm chí có thể sưng nóng rát và khó khăn di chuyển.
24 Tháng Năm 2020
(Xem: 4471)
Ảnh hưởng của việc thiếu vitamin D: Loãng xương, dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch yếu, viêm khớp, ung thư, bệnh tim mạch, trầm cãm.
16 Tháng Năm 2020
(Xem: 4301)
Thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm do sinh hoạt hàng ngày không đúng tư thế, thần kinh bi chèn ép, tuổi tác, khuân vác nặng, tổn thương cột sống,
10 Tháng Năm 2020
(Xem: 4534)
Đầu tiên, xin chia sẻ một video clip về sức khỏe của Bác Sĩ Mai Bùi, phu nhận của ChsNQ K16 Lam Bùi là hai khuôn mặt rất quen thuộc của Trung Học Ngô Quyền
09 Tháng Năm 2020
(Xem: 5176)
Khiêu vũ hoặc nhảy múa là hoạt động giúp ích cho sức khỏe. Nếu là người quan tâm sức khỏe và thích sự năng động
04 Tháng Tư 2020
(Xem: 8218)
Nội dung dự kiến 1. Cập nhật case và xu hướng - Thế giới, Mỹ, và California 2. Tin tức Media và Fb 3. Có gì mới trong nghiên cứu 4. Cách chăm sóc bệnh Covid-19 ở nhà
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 7662)
Khi bạn biết mình bị lây nhiễm con virut CORONA Vũ Hán vì ho nhiều, đau ngực, khó thở, nhức đầu và tiêu chảy – người bị nóng sốt lâu không cảm thấy giảm thì hãy làm đúng sau đây:
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 9184)
BS Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện ở New York và đây là chia sẻ của ông sau khi chuyên điều trị toàn bệnh nhân covid 19 trong những tuần qua. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 8344)
Cho đến thời điểm này, bệnh cúm lạ này vẫn chưa có thuốc chữa rõ ràng. Vì nó là bệnh cúm, nên chúng ta có thể trị theo cách dân gian là XÔNG. Đây là câu chuyện tự chữa khỏi của chị Phương.
01 Tháng Tư 2020
(Xem: 5240)
Ngày 3/21/2020, CDC đã chấp thuận dùng Plaquenil đễ chữa Covid-19 trong bệnh viện. Quý vị không nên tự ý mua và dùng thuốc này vì có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
30 Tháng Ba 2020
(Xem: 4807)
Nghiên cứu thực sự chỉ ra rằng chloroquine có "hiệu quả rõ ràng và có độ an toàn chấp nhận được đối với bệnh viêm phổi gây ra bởi covid-19", và đã cho thấy giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn khỏi bệnh nhiễm coronavirus.
28 Tháng Ba 2020
(Xem: 8569)
Dưới đây là một thư điện tử từ Bác sĩ Dan Johnson, MD, bác sĩ gây mê, Phòng chăm sóc đặc biệt của Trung tâm Y tế Nebraska viết gửi bạn bè và gia đình về sự nghiêm trọng của COVID-19.
27 Tháng Ba 2020
(Xem: 8558)
Đây là bài viết của Facebooker Daniele Macchini, một BS người Ý đang gồng mình chiến đấu nơi tâm dịch, đã được Facebooker Thanh Tran dịch sang tiếng Việt:
26 Tháng Ba 2020
(Xem: 8071)
Theo New York Times, các bác sĩ đang khuyến nghị xét nghiệm và cách ly những người không thể ngửi và nếm được mùi vị, thậm chí kể cả khi họ không có triệu chứng bệnh COVID-19.
26 Tháng Ba 2019
(Xem: 8345)
Bạn bị đau xương khớp cổ vai gáy, đau lưng và đầu gối? Bạn đang tìm một bài tập thể dục giúp phòng và chữa bệnh này? Đây chính là gợi ý tuyệt vời nhất mà bạn nên thử tập ngay..
22 Tháng Ba 2019
(Xem: 7373)
Để cứu người đột quỵ ngất xỉu, bạn chỉ có vài phút, thậm chí là vài giây. Thời gian càng lâu, tổn thất càng lớn. Hãy xem phương pháp đơn giản này của bác sỹ Đông y số một Đài Loan.
02 Tháng Giêng 2018
(Xem: 8063)
Cần phân biệt X-RAYS, CT SCAN, MRI, PET SCAN , ULTRA SOUND
09 Tháng Tư 2017
(Xem: 14469)
Lưu lại khi cần dùng nhé: Cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không cần thuốc. Xin chân thành cảm ơn giáo sư
17 Tháng Chín 2015
(Xem: 11236)
Bài viết của chsNQ K.8 ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG (vừa qua đời ngày 27 tháng 8 năm 2015 lúc 01:10pm tại Melbourne, Australia) để cùng chia sẽ 1 kinh nghiệm
20 Tháng Năm 2015
(Xem: 13820)
Bs Trần Công Bảo & Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?
22 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 11786)
Từ khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú, thì độ một hai năm.
28 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 12851)
Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.
28 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 12495)
Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ ngộp thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn.
08 Tháng Mười 2014
(Xem: 10279)
Cách chữa nhanh này không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe khi làm sai, nó dễ làm, kết quả tốt, không mất tiền và đi đâu chúng ta cũng có thể giúp đở người khác hay giúp cho người thân khi họ bị những bệnh như thế.
27 Tháng Ba 2014
(Xem: 16126)
Họ thấy những bệnh nhân có bệnh ung thư bao tử, loét bao tử hay viêm đầu ruột non (duedonum) hay viêm bao tử đều có sự hiện diện của vi trùng H. Pylori này .
17 Tháng Ba 2014
(Xem: 17322)
Tuổi bắt đầu lú lẫn hay thay tính đổi nết thì tùy người. Có khi chưa tới sáu mươi, có khi ngoài bảy mươi mới phát hiện. Cũng có người sống tới ngoài chín mươi mà không thay đổi là bao.
21 Tháng Hai 2014
(Xem: 27554)
Xin mạn phép được chia sẽ với các bạn ông bà anh chị em những điều sau đâyđể sức khỏe quí vị được an toàn khi đi về Việt Nam du lịch hay thăm viếng bà con gia đình.
14 Tháng Hai 2014
(Xem: 31836)
Tuyển tập này là những bài nói chuyện hữu ích về y tế, dinh dưỡng và sức khoẻ của BS Nguyễn Ý Đức trên các đài truyền hình được đưa lên Internet. cung cấp nhiều thông tin hữu ích, đóng góp vào việc cải thiện vấn đề sức khỏe cho cộng đồng người Việt Nam khắp nơi.