Hồi thời đó (thời 1975, bây giờ chắc khác !) muốn đi đâu ra khỏi vùng mình cư ngụ, người dân phải xin giấy giới thiệu của chánh quyền nơi cư ngụ, lận lưng đi đường mới an toàn bởi vì từ điểm A (nơi mình ở) đến điểm B (nơi mình muốn đến) mình có thể bị xét hỏi bởi chánh quyền nơi mình đi qua ! Chưa hết ! Đến nơi (điểm B) mình phải trình giấy giới thiệu để chánh quyền đóng dấu chứng nhận "có đến", sau đó khi trở về nơi cư ngụ mình phải trả giấy giới thiệu lại cho chánh quyền điểm A để chứng minh rằng mình đã trở về! So với thời "Ngụy" – cái thời mà muốn đi đâu cứ… xách đít đi rồi có trở về hay không trở về chẳng có… con ma nào thắc mắc ! – thì nói "Miền Nam được giải phóng" thiệt tình quá ư là vô lý và hài hước !
Một chị bạn tên Trần Ngọc Nữ xin giấy giới thiệu để đi từ Gia Định về Tây Ninh thăm gia đình. Đến hẹn, chị lại văn phòng Ủy Ban Nhân Dân quận lấy giấy giới thiệu. Thấy trên giấy đề "Trần Thị Nữ", chị không chịu nên phản đối:
“Tôi tên Trần Ngọc Nữ, anh phải đề Trần Ngọc Nữ cho hạp với các giấy tờ khác, chớ anh sửa Trần Thị Nữ đâu có được!”
Anh chàng cán bộ đội nón cối nghiêng nghiêng (Lạ lắm: làm việc trong văn phòng mà vẫn đội nón và nón cối của họ không bao giờ vừa với cái đầu nên lúc nào cũng thấy… xiêng xiêng xéo xéo!) ngồi sau bàn viết đầy hồ sơ giấy tờ - người đã trao văn bản cho chị Nữ - hất hàm hỏi:
“Chị là đàn ông hay đàn bà, hả?”
Thấy chị Nữ làm thinh, anh ta nói tiếp:
“Chị là đàn bà phải lót chữ THỊ chớ!”
Chị Nữ bực mình nói lớn:
“Tôi không biết! Tôi tên Ngọc Nữ anh phải để Ngọc Nữ chớ anh sửa ngang xương vậy đâu có được!”
Nghe to tiếng, một người từ phòng bên trong bước ra hỏi:
“Gì thế?”
Thấy cha nầy có vẻ… xếp nên chị Nữ phân trần. Nghe xong, anh ta nói:
“Chị nầy có lý ! Đồng chí làm như thế là sai ! Làm lại văn bản khác với đúng tên trong giấy tờ của chị nầy rồi mang vào tôi ký tên !”
Một lúc sau, "đồng chí đội nón cối" trao giấy giới thiệu cho chị Nữ mà nói một cách hằn học:
Chuyện nầy do chị Nữ kể lại rồi chấm câu: “Khùng quá !”
CHUYỆN 2.
Hồi trước 1975, đi lính gọi là đi "quân dịch". Sau 1975, cũng là đi lính nhưng được gọi bằng một mỹ từ "đi làm nghĩa vụ quân sự". Gì chớ hai từ "nghĩa vụ" nó… gài con người ta vào công việc gì đó với một sự hãnh diện cao cả chớ không phải bó buộc hạ cấp như "dịch" trong quân dịch. Ở đây, phải công nhận mấy thằng cha cách mạng… xào nấu từ ngữ rất "đỉnh cao trí tuệ"!
Sau 1975, một hôm có ba tên bộ đội nhận chuông nhà tôi. Con gái tôi chạy ra. Họ nói:
"Chúng tôi là phường đội đến gọi anh Võ Hoài Thanh đi họp để chuẩn bị làm nghĩa vụ quân sự".
Con gái tôi nói:
“Tôi là Võ Hoài Thanh đây!”
Họ ngạc nhiên:
“Thế… chị không phải là đàn ông à? Lạ nhỉ!”
Chuyện nầy tôi nhớ tới bây giờ có lẽ tại vì nó tếu không chịu được !
CHUYỆN 3.
Chị Odile là người Việt nhưng nhờ có dân Tây nên vào cuối 1975 chị lo giấy tờ để "hồi hương" nghĩa là trở về cái xứ Pháp của chỉ. Khi chỉ góp hồ sơ ở Nguyễn Du, người cán bộ nói:
"Ngày mai chị đến đây, tôi sẽ gọi tên từng người để trả lại hồ sơ đã cứu xét".
Hôm sau, chị Odile trở lại ngồi đợi gọi tên mình. Đợi cả ngày không nghe gọi. Rồi hôm sau nữa, chị lại đến ngồi đợi. Chị thấy những người góp hồ sơ sau chị được gọi lại lãnh nên chị "làm gan" chen vào gặp cán bộ để khiếu nại. Cán bộ hỏi:
“Chị tên gì?”
Trả lời:
“Odile”.
Cán bộ dò trong cuốn sổ rồi trả lời:
"Không có".
Anh ta thấy chị Odile nhăn mặt muốn khóc bèn đẩy cho chị tờ giấy và cây viết:
“Chị viết tên chị vào đây. Viết cho rõ tôi xem nào!”
Chị viết bằng chữ hoa loại chữ in. Cán bộ nghiêng đầu đọc rồi la lên:
“O đi le mà chị cứ nói chị tên Ô gì gì nên tìm không ra!”
Rồi hắn đưa cuốn sổ cho chị xem, ngón tay chỉ chỉ:
“Đây nầy: O ĐI LE đây nầy ! Cả ngày nay tôi gọi rát cả họng mà có thấy ai đâu?”
Hắn tìm trong chồng hồ sơ lấy ra một cái trao cho chị Odile, mỉm cười:
“Nhớ nhé: O ĐI LE chớ không phải Ô gì gì đâu !”
Chị Odile ôm hồ sơ đi ra, bực mình đến độ quên nói tiếng Cám ơn !
TIỂU TỬ
************************
Tiếu lâm trong tù : ĐIỄM DANH
Các học viên thuờng đuợc các cán bộ điểm danh luôn luôn để đảm bảo không co’ học viên nào trốn trại. Một hôm nhân co’ một thiếu ta’ truởng trai mới nhận chức, hắn bèn xuống điểm danh học viên.
Viên thiếu ta’ dõng dạc no’i lớn truớc ha`ng cải tạo viên: Tôi sẽ gọi tên từng nguời. Anh "lào" nghe tên mình thi` giơ cao tay “nên” va` đứng sang xếp hàng ở phía bên phải của tôi. Tôi bắt đầu:
_ Hồ văn Tến.
Cả đội học viên im lặng không ai giơ tay hay trả lời.
_ Tôi gọi "nại" Anh "lào" tên Hồ văn Tến?
Cả đội ngũ vẫn im lặng không có tiếng trả lời.
Tên thiếu ta’ nổi sùng, lớn tiếng nạt nộ. _ Ca’c anh vào đến đây rồi mà vẫn còn ngoan cố, "ni` nợm". Một "nần lữa" anh "lào" tên Hồ văn Tến thi` dơ cao tay “nên”.
Cũng vẫn không co’ ai trả lời. Ngay sau đo’, một tên cán bộ kha’c ( người miền Nam ) tới thi`thầm gi` với tên thiếu ta’. Chỉ thấy sau đo’ tên thiếu ta’ mặt đỏ rần (co’ lẽ do tức giận bọn nguời "ngoan cố"?!! ), cố la lớn “ Đồ MỸ NGỤY ngoan cố”, rồi bỏ đi luôn.
Chắc cắc bạn cũng đã biết ai tên Hồ văn Tến luôn luôn đứng ở đầu mọi danh sách rồi! ( Họ và Tên )
Vợ chồng anh Hồ và vợ chồng tôi giống nhau hợp nhau cùng hiểu được giá trị cuộc sống ở Mỹ. Đất nước hiệp chủng quốc này luôn là vùng đất hứa cho bao di dân trên thế giới.
Trong tâm ý của người viết Tháng Sáu ở Portland là tháng đẹp nhất trong năm vì có ngày Lễ Hội Hoa Hồng (Portland Rose Festival) và có ngày Lễ Của Cha (Father’s Day).
Có anh rực rỡ hè Châu Âu
Quả bóng em đợi chờ đã lâu
Nắng mùa hè như lên cơn sốt
Em tái ngộ anh EURO ơi.
Chào anh. Chào nước Đức đăng cai
Chào những đội quốc gia Châu Âu
Trong bài này tác giả xin nói về sự đóng góp của hai người phụ nữ Việt Nam từng là hai bé gái khi đặt chân đến Canada, bây giờ là hai nhà văn đem lại một luồng gió mới...
chỉ là cảm nhận của riêng của hắn thôi, còn tùy theo sở thích của từng người, tác giả viết có chiều sâu làm hắn thoạt đầu tưởng là một truyện dịch hay là phóng tác, nhưng đấy chỉ là lối viết của nhà văn Trịnh y Thư
Nữ giới trên hoàn vũ giở nón cúi đầu thán phục bà Marie Curie, một nữ khoa học gia xuất chúng được lãnh giải thưởng Nobel hai lần về hai bộ môn khoa học khác nhau: Vật Lý và Hóa Học.
nhưng lòng tôi cũng ấm áp rộn ràng vì biết rằng nó sẽ được trở về với tình thân bên ngoại, sẽ tìm ra dấu vết của mẹ và đứa em trai yêu dấu
Giáng Sinh này chắc sẽ vui, nhé A. J
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết
rồi.
Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không
ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?
Gần tới Lễ Giáng Sinh, mời quý vi-hữu đọc chuyện cũ “Thần Bò Boul” cũng đồng thời để tưởng nhớ Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, Bà Rosalynn Carter (1927-2023) mới qua đời,
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
Tham dự, đóng góp cho đời sống cộng đồng là một cách, ít hay nhiều, đóng góp cho việc bảo tồn văn hoá Việt.
Ta cần có nhau. Và cũng may, ta còn có nhau.
Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp đẽ nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động
Cách đây hơn hai tuần, tôi nhận được tin chị Trương Gia Vy ra đi. Chị là hiền thê của nhà giáo/nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Anh cũng đã ra đi, trước chị gần chín năm.
Bài thơ này Trương Gia Vy viết cho người bạn đời (nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng) và gửi đăng trên Blog Phạm Cao Hoàng vào ngày 15.7.2014 – hai tháng trước khi Nguyễn Xuân Hoàng qua đời.
Bài này xin điểm lại mười cái chết oan khiên của văn nghệ sĩ trong khoảng thập niên đầu sau 75 như nén hương lòng tưởng niệm những người vị quốc vong thân
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
Dùng rổ đựng nước, mới nghe có vẻ vô dụng nhưng hành động này lại ẩn chứa nhiều bài học nhân sinh sâu xa. Chỉ cần trong lòng luôn mong cầu, thì nhìn đâu ta cũng có thể thu được đạo lý.
Bộ mặt Sài Gòn, hồi năm 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh sát được gọi là "mã tà", đứng huýt còi các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu sau, tên gọi "mã tà" đã biến mất.
bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.
Đào Triết Hiên có IQ cao ngất ngưỡng, nằm trong khoảng 220 - 230. ...cao hơn các nhà khoa học lớn như Stephen Hawking (160) hay Albert Einstein (khoảng 160 - 190)...
Có một câu nói lý thú của Lâm Ngữ Đường đại khái hạnh phúc đến từ ruột già, ruột già mà sinh hoạt điều hòa, tốt đẹp thì ta hạnh phúc, còn trục trặc thì ta mất hạnh phúc,
và rồi nói đến ông thì họ cũng biết ông ta là một người cha không thể chê vào đâu được, một người cha mà ai cũng đều rất hãnh diện được làm con của ông.
Bà chưa hề đếm thử vợ chồng bà có bao nhiêu chỗ lệch. Ui, trăm hay biết đâu cả ngàn chứ chẳng chơi. Nhưng chả ngại! Miễn là hai ông bà phải cố gắng đáp ứng điều kiện ắt có và đủ: Yêu nhau.
ở trong cái tuổi “không còn trẻ nữa như hiện tại, người viết chỉ mong cầu: thân không tật bịnh, tâm không phiền não, có trí huệ sáng suốt là có phúc quá rồi.
Các cụ xưa hay dùng sâm, xem sâm là quý lắm. Ngày nay còn nghi ngại... phải thử lại.
Có trường hợp... Suy thận bị tụt huyết áp.... uống sâm làm khoè người lại thông đờm dãi.
Đột quỵ xảy ra rất phổ biến, tuy nhiên không phải tất cả các thông tin đồn đại về đột quỵ đều là sự thật. Có khá nhiều hiểu lầm còn tồn tại về tình trạng này.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.