Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lâm Chương - THĂM BẠN TRÊN RỪNG

04 Tháng Hai 20193:20 SA(Xem: 5260)
Lâm Chương - THĂM BẠN TRÊN RỪNG


Thăm bạn trên rừng

 

Lâm Chương

 

 

blank

 



Từ trên đồi cao nhìn xuống, giữa đại ngàn mênh mông xanh ngắt, đám rẫy của anh Khan nhỏ như một chiếc chiếu, màu nhạt lá non. Tôi lặn lội tìm đến giang sơn biệt lập của anh khi mùa bắp đang rộ trái. Lọt thỏm giữa đám rẫy là lều tranh. Giữa lều, treo một chiếc võng làm bằng bao bố. Những ngày ở đây, tôi ngủ trên chiếc võng này. Cái sạp tre để sát vách, chỗ ngủ hàng đêm của anh Khan.
 

Đối diện vách bên kia, anh kê những viên đá làm ba ông táo nấu ăn. Mọi thứ trong lều đều đơn giản. Phía ngoài, gần bên hông lều, một cái hố đang đào dở. Hố rộng bằng căn phòng nhỏ. Theo lời anh, còn phải đào sâu hơn nữa, khoảng hai thước.

Lúc mới đến, tôi hỏi: "Đào hố để làm gì? 

Anh nói: "Bắt khỉ."

Tôi ngạc nhiên: "Bắt khỉ?"

"Ừ , bắt khỉ."

"Để ăn thịt?"

"Khỉ ốm, chỉ có da bọc xương. Thịt khỉ lại tanh, không ai ăn."

"Không ăn thì bắt để làm gì?"

"Để đuổi khỉ."

"Bắt khỉ để đuổi khỉ? Tôi không hiểu."

"Cứ ở đây vài hôm thì hiểu."

Anh Khan không giải thích. Có lẽ anh muốn dành cho tôi một lý thú bất ngờ.

Buổi sáng sớm, trời còn mát, và buổi chiều, khi mặt trời xuống lấp lửng trên đọt cây rừng, nắng cũng dịu bớt, tôi phụ anh Khan trong công việc đào hố. Anh xúc đất vào cái ki đan bằng nan tre. Tôi kéo đất lên, đổ chung quanh hố. Anh gầy nhưng sức dẻo và bền, tôi không bì kịp. Làm việc với anh, tôi đuối, phải nghỉ từng chặp. Những lúc tôi nghỉ, anh một mình xúc từng xẻng đất quăng lên. Anh làm đều đặn, khoan thai như đang tập thể dục dưỡng sinh. Đối với anh, không có gì phải vội vàng.

Anh quan niệm rằng con người lầm lẫn khi chạy đua với thời gian. Đời sống ngắn ngủi mà một lúc muốn chụp bắt nhiều thứ. Và sau cùng, cái thứ mà họ không muốn chụp bắt đến với họ. Đó là sự tử vong. Khi nằm ngắc ngoải, họ nghĩ lại và thấy rằng họ chưa kịp sống cho đúng nghĩa một người đã sống.

Nghe anh bày tỏ cái quan niệm sống này, tôi rất chán, nhưng vẫn hỏi sống thế nào cho đúng nghĩa một người đang sống? Anh nói, không tham cầu, không chờ đợi, tận hưởng sự hiện hữu trong từng giây phút. Tôi hỏi tận hưởng luôn cả nghịch cảnh, và nỗi niềm đau khổ? Anh nói nghịch cảnh hay đau khổ là do tâm cảm. Tại sao không coi đó là sự thay đổi món ăn của tinh thần? Đã từng ăn những món dở, mới biết thế nào là món ngon. Tôi cười, rằng tư tưởng anh được chắp nối một phần triết Đông, một phần triết Tây. Anh nói, anh chẳng cần biết Đông hay Tây. Anh sống theo kiểu của anh. Và anh cũng nói, tôi đã đến đây rồi, nên bỏ quên sách vở, để cho cái đầu được nghỉ ngơi thư thái.

Buổi trưa, lúc trời bắt đầu nắng gắt, tạm ngừng công việc đào hố. Tôi theo anh Khan đi kiểm soát chung quanh rẫy. Có những chỗ bị chồn, sóc cắn phá làm bắp hư hại. Và, vài nơi trên những luống khoai lang bị heo rừng ủi. Anh lần theo những dấu chân, để biết lối nào heo thường vào rẫy. Phải trừ khử những con heo phá hoại này. Anh Khan nói thế. 

Tôi thấy chung quanh rẫy có treo những cái thùng thiếc, buộc lòng thòng thêm vài viên đá, và nối sợi dây dài đến lều. 

Tôi hỏi: "Để làm gì?" 

Anh nói: "Chuyện đơn giản thế này cũng không biết. Mãi chạy theo máy móc tinh xảo, lo tìm hiểu những chuyện xa vời tận mặt trăng mặt trời, đến lúc quay trở lại với đời sống thiết thực cận kề thì loay hoay, bối rối."

"Anh chưa trả lời câu hỏi của tôi."

"Mùa bắp ra trái, thú rừng thường hay đến kiếm ăn. Nhất là khỉ, heo rừng, chồn, sóc phá hại mùa màng. Thú rừng rất sợ tiếng động. Lâu lâu, giựt sợi dây làm thùng thiếc khua động để thú rừng bỏ chạy."

"Tôi coi trong sách vở, nói người ta làm những hình nộm, trông giống như người đang giữ vườn, để đánh lừa thú vật không dám đến gần." 

"Chẳng có sách vở nào nói hình nộm để đuổi thú. Hình nộm chỉ có tác dụng đuổi chim mà thôi. Trên những cánh đồng, mùa lúa chín, người ta làm hình nộm ở nơi trống trải, dễ nhìn thấy, để chim muông không dám đáp xuống ăn lúa. Còn đây là rẫy bắp giữa rừng, nhiều cây cối rậm rạp che khuất, làm hình nộm không có tác dụng với thú rừng."

Tôi đến với anh Khan được ba ngày. Lòng đã chán. Anh ít nói đến độ lầm lì. Sau những bữa cơm chiều, anh thường ngồi bập thuốc rê, trầm tư. Lưng anh hơi còng xuống. Trông giống một hình tượng cô đơn, im lặng ngồi chịu đựng với thời gian. Tôi nói với anh như thế. Anh chỉ mỉm cười, xa vắng. Tôi cố gợi chuyện, bằng cách hỏi tại sao anh tách rời vợ con, lên rừng một mình như người ở ẩn? Tại sao khi ra khỏi tù, anh vụt đổi thái độ và lối sống? Anh ngó mông ra rừng, nói chậm rãi, thỉnh thoảng dừng lại một lúc lâu để bập vài hơi thuốc.

Mỗi lần nhìn lại chặng đường đã đi qua, thật kinh khủng. Chiến tranh như con quái vật khổng lồ, theo nó thì bị nó ăn nuốt, cưỡng lại thì bị nó chà đạp. Đàng nào cũng chết, chỉ có điều chết trước hay sau mà thôi. Anh may mắn chưa kịp chết thì chiến tranh chấm dứt, bước sang giai đoạn khác. Trong tình thế mới, anh bị đẫy vô tù. Ở tù đã khốn nạn, nhưng ở tù dưới chế độ được mệnh danh là ưu việt, lại càng khốn nạn hơn. Những con người của chết độ ưu việt này, đã phát triển đến cao độ cái tính nham hiểm và gian trá. Họ biến tù nhân thành những con ma đói, và hạ xuống ngang hàng với súc vật. Điếu thuốc đã tàn, anh Khan ngừng lại vấn thêm điếu khác. Lúc nào cũng có điếu thuốc đang cháy khi anh nói, và anh cứ bập hoài, như để trấn an một nỗi niềm, hay để suy nghĩ, gạn lọc từng câu. Ngày anh được thả ra khỏi nhà tù, có người bạn cùng chung cảnh ngộ, kể cho anh nghe hai câu chuyện ngụ ngôn, gọi là chút quà tiễn bạn, làm vốn sống khi ra khỏi địa ngục.

Truyện một: Có một thương gia giàu có, hay đi buôn bán nhiều nơi, gom góp những vật quý trong thiên hạ về làm của riêng. Trong số những vật quý này, có con sáo biết nói tiếng người. Một hôm, người thương gia nói với con sáo rằng: "Sáo ơi, ta có việc sắp đi ngang qua quê hương thuở trước của mày. Vậy, mày có gì nhắn cho bạn cũ ở đó, ta chuyển lời chọ" Con sáo nói: "Ông chủ làm ơn cho tôi gởi lời thăm các bạn, và hỏi chúng có nhắn gì cho tôi hay không."

Khi đến quê hương của con sáo, người thương gia ngước nhìn lên vòm cây, nơi có đàn sáo đang đậu, ông nói: "Đàn sáo ơi, con sáo quý của nhà ta, gởi lời thăm chúng bây. Và hỏi chúng bây có nhắn lại lời gì cho nó hay không?" Đàn sáo im lặng. Người thương gia đứng chờ một lúc. Và lạ thay, từ trên cây, đàn sáo rớt xuống chết hàng loạt.

Người thương gia trở về, con sáo của ông hỏi: "Ông chủ ơi, các bạn tôi thế nào?" Người thương gia nói: "Ta đã chuyển lời thăm của mày, hỏi chúng có nhắn gì cho mày không, chúng chỉ im lặng. Và sau đó rớt xuống chết như bị lời trù rủa ghê gớm."

Ngày hôm sau, người thương gia thấy con sáo quý của mình nằm chết trong chuồng. Ông xách con sáo vất ra ngoài như một thứ đồ bỏ. Bỗng, con sáo vỗ cánh bay đi mất, trước sự ngạc nhiên của người thương gia.

Dứt chuyện thứ nhất, anh Khan nhìn tôi chờ đợi một sự góp ý. Tôi hỏi ý nghĩa chỗ nào? Anh giải thích, con sáo bị nhốt trong lồng vì nó có giá trị. Giả chết là một cách đánh lừa người thương gia, rằng nó không còn giá trị nữa. Nhờ thế mà nó thoát được sự giam cầm. Trong chế độ ưu việt này, người nào tỏ ra có giá trị, sẽ bị theo dõi dòm ngó. Nếu không dùng được, họ tiêu diệt, chứ không cho sống. Tốt nhất là giả ngây khờ, chẳng ai thèm để ý, sẽ được yên thân. Tôi mừng vì anh Khan đã bắt đầu tỏ thái độ cởi mở, ít ra anh cũng không còn giữ thế thủ với tôi. Còn chuyện thứ hai, tôi hỏi.

Truyện hai: Trong một buổi lâm triều, sứ giả của một nước láng giềng, dâng tặng nhà vua ba bức tượng hình người, và xin cho biết bức tượng nào giá trị nhất. Nhà vua và cả đám quần thần cầm lên, săm soi hoài, thấy ba bức tượng đều giống nhau, trọng lượng cũng bằng nhau, khó mà phân định bức tượng nào giá trị nhất. Cuối cùng, vua cho truyền rao trong dân chúng, tìm người thông minh giúp vua giải quyết vấn đề ba bức tượng.

Khi nghe chuyện này, có một nông dân cầm theo ba cọng rơm, lên đường đến kinh đô, xin vào yết kiến nhà vua để tìm hiểu giá trị của ba bức tượng. Anh xỏ cọng rơm vào lỗ tai bức tượng thứ nhất, cọng rơm thông qua lỗ miệng. Anh xỏ cọng rơm vào lỗ tai bức tượng thứ hai, cọng rơm thông qua lỗ tai phía bên kia. Anh xỏ cọng rơm vào lỗ tai bức tượng thứ ba, xỏ đến cuối cọng rơm, nhưng vẫn không thấy thông ra chỗ nào.

Anh nông dân cầm bức tượng thứ ba đưa cho nhà vua và nói, đây là bức tượng giá trị nhất. 

Tôi lại hỏi ý nghĩa thế nào? Anh Khan cười, nụ cười ít thấy nơi một kẻ trầm tư, rằng nếu không có lời bình giải kiểu Mao Tôn Cương, thì tôi khó mà lãnh hội được cái thâm thúy của người xưa. Câu chuyện trên muốn nói, thứ nhất, tai nghe mà bép xép ra lỗ miệng, thì họa tòng khẩu xuất, nghĩa là tai họa theo cái miệng mà ra. Thứ hai, nghe tai này lọt qua tai kia, không nhớ gì cả, là thứ vô dụng. Cả hai loại người trên, chẳng giá trị gì. Thứ ba, nghe và cất kỹ trong lòng, không nói ra. Đây là loại người ý tứ kín đáo. Sống trong chế độ ưu việt, áp dụng Ba Không: không nghe, không thấy, không biết, có thể tránh được nhiều tai vạ. Tôi nói, tránh được tai vạ để giữ tính mệnh, nhưng sống mà buồn quá, cũng chán. Anh Khan ngước nhìn lên đám mây cao, nói trời lặng thinh, nhưng bốn mùa vẫn luân chuyển, vạn vật vẫn không ngừng sinh hoá. Không ai có thể biết được ngày mai sẽ xảy ra chuyện gì. Hãy chờ xem.

Một ngày, sau bữa cơm chiều, có hai gã người Thượng ghé rẫy của anh Khan. Anh giới thiệu, một người tên Y Nôm, người kia tên SõLum. Cả hai đều nước da ngăm đen, thân hình rắn rỏi. Họ dắt theo một con chó, loại chó săn, cao giò, bụng thon, tai vểnh, lông có vằn như cọp. Và mang theo những cái rế đan bằng mây rừng, giống cái rế lót nồi ở những vùng quê. Như đã hẹn trước, anh Khan đưa họ đi quan sát dấu chân heo rừng. Dài theo những lối heo thường ra vào phá rẫy, họ đặt những cái rế lật ngửa lên. Giữa rế để một miếng mồi bằng loại thịt đã có mùi hôi, được móc với một chùm lưỡi câu. Mỗi lưỡi câu cột dính với vành tròn phía trong của cái rế, bằng sợi cước dài khoảng gang tay.

Tôi hỏi: "Làm thế mà có thể bắt heo rừng được sao?" 

Y Nôm hỏi lại: "Chứ ông cán bộ nghĩ phải làm thế nào?"

"Tôi nghe người ta nói, dùng một thân cây níu quằn xuống làm cần bẫy, cột sợi dây làm thòng lọng, đặt trên mặt đất. Khi heo dẵm phải, cần bẫy bật, và cái thòng lọng siết giò heo treo lên." 

"Ông cán bộ chỉ nghe người ta nói, chứ ông không có để cái tay làm công việc. Làm cái bẫy như thế cũng được, nhưng không tốt và có hại cho con người." 

"Tại sao không tốt mà lại có hại cho người?" 

Y Nôm cười, lắc đầu.
Anh Khan nói: "Nó không đủ lời giải thích đâu. Này nhé, trên đường heo đi, không dễ tìm được cây nào thích hợp để làm bẫy. Và khi đã làm bẫy rồi, không dễ gì con heo dẵm chân phải cái vòng thòng lọng. Giả dụ, heo đã dẵm vào thòng lọng, cần cây bật siết giò heo treo lên. Nó có thể cắn đứt dây, hoặc cắn đứt lìa một cái giò bỏ lại để thoát thân."

"Trời đất! Nó dám tự cắn đứt cái giò à?" Tôi kêu lên kinh ngạc. 

"Có nhìn thấy cái giò bỏ lại, mới biết loài heo rừng gan dạ phi thường. Làm cái bẫy như trên, đã khó lại tốn nhiều công, nhưng kết quả rất ít. Và chừng nào heo chưa mắc bẫy thì còn duy trì cái bẫy. Nếu lỡ có ai ngang qua, vô tình dụng phải, sức bật của cần bẫy có thể gây nguy hiểm."

"Thế còn cái rế kia, bắt heo cách nào?" 

"Cách nào thì chờ xem. Có thể ngày mai, ngày mốt. Không lâu đâu."

"Nếu trong vài ngày, heo không đi qua lối đặt những cái rế, thì có cần phải thay mồi không?" 

"Không cần. Heo là loài ăn tạp. Mồi càng bốc mùi càng hấp dẫn."

Khi hai gã người Thượng đi khỏi, tôi hỏi anh Khan, tại sao Y Nôm gọi tôi là cán bộ? Anh nói, tất cả những ai đến với buôn bản vùng Cao, mang cái dáng dấp phi lao động, chỉ biết đứng nhìn, hỏi những câu ngớ ngẩn, và chỉ trích phê bình, lý thuyết suông mà chẳng làm được gì, họ đều gọi là cán bộ. Anh nói tiếp, trong thời chiến tranh, người Thượng đã đóng góp tích cực một phần xương máu cho sự thành công chiếm đoạt miền Nam. Người ta hứa hẹn với họ, rằng họ sẽ được đền bù xứng đáng bằng cách cải thiện cho đời sống dân buôn bản tốt đẹp hơn. Nhưng chiến tranh chấm dứt đã lâu rồi, chế độ đã thành hình vững chắc, mà đời sống của họ vẫn thế, thậm chí còn khó khăn hơn. Họ không còn được làm ăn tự do nữa.

Thỉnh thoảng, có những ông cán bộ từ miền xuôi lên đây, gọi sự tự do này là sự tùy tiện, thiếu tổ chức. Người ta đặt ra kế hoạch, bắt họ phải làm theo khuôn mẫu. Những kẻ không có một chút kinh nghiệm nào về đời sống giữa núi rừng, dạy khôn cho kẻ được sinh ra và lớn lên từ bao đời cha ông ở đây. Tóm lại, người ta nói về vấn đề cải thiện đời sống, mà không hề cung cấp phương tiện. Người ta chỉ muốn tổ chức lại mô hình xã hội, để dễ bề kiểm soát mà thôi. Trên đường trở lại căn lều, anh Khan nói từ ngày có tôi đến đây, anh đã phá lệ Ba Không: không nghe, không thấy, không biết.

Sáng hôm sau, anh Khan và tôi đang ăn khoai lang lót dạ, nghe có tiếng chó sủa, và tiếng kêu ơi ới ngoài rừng.

Anh Khan nói: "Y Nôm, SõLum gọi."

Tôi theo anh ra nơi đặt bẫy. Hai gã người Thượng, mỗi người cầm một cây lao, đầu có bịt sắt nhọn, đứng vây một lùm cây rậm. Con chó sủa, nhiều lần dọm mình muốn chồm vô, nhưng không dám.

SõLum ngoắc tôi: "Ông cán bộ lại đây coi."

Theo ngón tay chỉ của SõLum, một con heo rừng lông xám, hai bên mép có nanh dài và cong. Loại heo độc chiếc, đủ khả năng tách bầy, đi kiếm ăn một mình riêng lẻ. Nhìn cái tư thế mắc bẫy của con heo, tôi hiểu được tất cả những gì hôm qua còn thắc mắc. Heo táp miếng mồi, nuốt tới cổ, không trôi được vì đã mắc phải những lưỡi câu, cột bởi những sợi cước dính vào lòng chiếc rế. Vì sợi cước ngắn nên cái rế áp sát vào mõm. Heo dùng chân trước đẫy chiếc rế ra, nhưng không dám đẫy mạnh vì sợ sợi cước căng, làm lưỡi câu móc đau cuống họng. Đẫy một hồi, chân trước vô tình lọt vào một cái lỗ của chiếc rế. Coi như một cái chân đã bị trói. Cái chân trước còn lại, sẽ tiếp tục đẫy nữa, rồi cũng sẽ lọt vô cái lỗ khác, không rút ra được. Thế là cái mỏm heo và hai chân trước hoàn toàn bị khoá bằng chiếc rế. Heo không dám làm động mạnh chiếc rế, sợ lưỡi câu móc đau cuống họng. Khi đã mắc bẫy, heo chỉ có thể lê lết xa nơi đặt bẫy một khoảng mười thước không hơn. Và, người thợ săn chỉ còn một việc phải làm sau cùng, là phóng lao đâm vào những chỗ nhược của con heo mà không sợ bị nó tấn công ngược lại.

Sau vụ bẫy heo rừng. Anh Khan nói, Y Nôm và SõLum cho biết đàn khỉ đã kéo về lảng vảng vùng này rồi. Nhưng chừng nào chúng đến tảo thanh rẫy bắp thì chưa biết. Một hôm, tôi thấy vài con khỉ nấp ló trên cây. Anh Khan nói, đó là những con tiền sát, đi dò địa bàn hoạt động. Khỉ là loài tinh khôn sau loài người. Chúng sống có đàn. Mỗi đàn có một con khỉ đầu đàn. Con này sẽ dẫn đàn đi kiếm ăn rày đây mai đó, như những bộ tộc du mục thời xưa. Chúng đến cái rẫy nào một lần, sẽ lẩn quẩn ở đó nhiều ngày, ăn cho tàn mạt rồi mới chịu đi nơi khác. Con khỉ đầu đàn, không vào rẫy. Nó ngồi trên ngọn cây cao để canh chừng, và xua con cháu vào mục tiêu, ăn cho no, còn độn hai bên má làm phần dự trữ. Trước khi rút lui, chúng còn mang theo một hoặc hai trái bắp làm chiến lợi phẩm, và đóng thuế cho con khỉ đầu đàn. Khi nào con khỉ đầu đàn la ré lên là báo hiệu có biến, đàn khỉ đang ăn sẽ bỏ chạy, mất trật tự còn hơn cuộc di tản chiến thuật từ cao nguyên về miền biển. Tôi hỏi thế những cái thùng thiếc khua động chung quanh rẫy, không có tác dụng làm chúng sợ hay sao? Anh Khan nói, cũng có tác dụng trong những lần đầu, nhưng nhiều lần sau chúng quen, không sợ nữa. Khi ta ở trong lều, thì chúng phá ngoài rẫy. Khi ta ra rẫy, chúng kéo vô trong lều, lục phá tan hoang đồ đạc.

Một buổi trưa, nghe tiếng khọt khẹt ngoài rẫy, anh Khan giựt dây khua thùng báo động và chạy ra xem. Một vạt bắp bị phá. Nhiều cây gãy gục và trái bị cạp lem nhem dang dở. 

Anh nói: "Chỉ mới đợt đầu mà thiệt hại như thế, thì đàn khỉ này có thể đông gần trăm con." 

Tôi ra bìa rẫy, nhìn lên những ngọn cây rừng, tất cả đều im lìm.
 
"Chúng đã chạy xa hết rồi." Tôi nói. 

"Chưa chắc. Có thể chúng nấp đâu đó trong những vòm lá. Thử ném mạnh một viên đá lên thì biết ngaỵ"

Tôi ném viên đá, không thấy động tĩnh gì. Anh Khan ném một khúc gỗ mục lên tàng cây khác. Bỗng nghe ào ào trên cây.

Bầy khỉ hốt hoảng chuyền cành, đổi chỗ ẩn nấp.Chỉ trong vài giây ngắn ngủi, tất cả đều im lìm trở lại. Nhìn kỹ sẽ thấy vài con thu mình trong lá, hai mắt thao láo nhìn xuống.

Trở lại lều, anh Khan chuẩn bị bắt khỉ bằng cách đâm một chén muối ớt thật cay, trộn với cơm nguội, để xuống hố. Anh dựng thêm một cây tầm vông từ dưới lên miệng hố, và giải thích, cây tầm vông làm cái thang cho khỉ xuống hố. Gặp cơm trộn ớt đỏ, nó sẽ bốc ăn, cay quá chảy nước mắt, nó sẽ đưa tay dụi mắt. Tôi cười, bàn tay dính ớt mà dụi vào mắt, thì chỉ còn có cách làm hiệp sĩ mù nghe gió kiếm mà thôi.

Chuẩn bị xong, anh Khan kéo tôi ra một góc rẫy, nơi bìa rừng, ngồi dưới bóng cây tọ Anh nói, bỏ trống cái lều, nhường cho bầy khỉ. Nhưng suốt chiều hôm đó, không có con khỉ nào bén mảng vào lều.

Hai hôm sau. Trên đường từ nhà Y Nôm trở về, vừa đến rẫy đã nghe tiếng con khỉ đầu đàn trên ngọn cây ngoài rừng la ré lên, anh Khan chạy vội vào lều. Bầy khỉ tuôn ra, phóng chạy. Đồ đạc trong lều bị phá tung, vất bừa bãi. Dưới cái hố, bên hông lều, những con khỉ còn kẹt lại, tranh nhau leo lên bằng cây tầm vông. Cứ con này ôm cây tầm vông leo lên, thì con kia sợ hãi nắm đuôi kéo xuống, giành leo lên trước. Rốt cuộc, không con nào lên được miệng hố. Chúng quờ quạng, loi choi, bưng mặt, dụi mắt, và la chí choé. Anh Khan rút cây tầm vông lên. Thế là những con khỉ dưới hố đã hoàn toàn bị nhốt. Tôi đếm được bảy con.

Tôi hỏi: "Đã bắt khỉ rồi. Bây giờ, làm cách nào đuổi khỉ?" 

"Đến giai đoạn này, mọi chuyện sau đều dễ dàng." 

Tất cả đồ nghề đã chuẩn bị từ trước. Anh Khan dùng thanh cây, một đầu có buộc thòng lọng, tròng vào cổ từng con, kéo lên, trói lại. Anh lấy kéo cắt lông trên đầu khỉ, như bị cạo trọc. Và lấy sơn màu đen đỏ trắng vàng, phết lem nhem lên đầu, lên mặt khỉ, trông rất khôi hài. Xong, anh mở trói, thả nó chạy vào rừng. Lại lôi con khác lên, hớt lông, sơn đầu...

Anh Khan giải thích, khỉ có khuynh hướng nhập bầy. Những con khỉ này, nó sẽ chạy đi tìm bầy để nhập. Nhưng những con khỉ khác không còn nhận ra bạn nữa, và tránh xa nó như con vật quái đản. Tự bản thân con vật bị sơn mặt, nó không biết nó quái đản, nên bầy khỉ càng chạy tránh, nó càng bám theo để nhập bầy. Cứ thế, một bên chạy, một bên bám riết, càng ngày càng đi xa, thật xa. 

"Rồi nó sẽ về đâu?" 

"Rừng núi bao la muôn trùng, ai biết sẽ về đâu."

"Những con khỉ bị bôi sơn lên mặt, rồi sẽ ra sao?" 

"Cũng không ai biết sẽ ra sao. Nếu nó cứ bám riết theo bầy, có thể một ngày nào đó, con khỉ đầu đàn sẽ cắn nó chết."

Sáng mai, tôi sẽ rời khỏi lều rẫy, bỏ lại núi rừng, từ giã anh Khan để đi một nơi thật xa. Trong đêm, tôi nằm thao thức trên chiếc võng, không ngủ được. Nhìn ánh trăng khuya lạnh lẽo soi vào căn lều trống trải, tôi nghĩ đến những ngày cô đơn của anh Khan giữa đám rẫy đìu hiu. Tôi lại nghĩ đến đàn khỉ cứ chạy mãi, chạy mãi, không biết giờ này chúng dừng lại hay chưa? Anh Khan cũng không ngủ được. Anh ngồi dậy vấn thuốc, bất ngờ anh hỏi tôi, nghĩ thế nào về những con khỉ bị sơn mặt? Tôi nói, nếu ở Âu Mỹ, Hội Bảo Vệ Súc Vật sẽ can thiệp cho nó. Anh bảo, khi tôi sang xứ người, nên tìm đến cái Hội Bảo Vệ Súc Vật, để nhờ họ che chở. Và nhớ hỏi họ, rằng giữa vùng rừng núi Việt Nam, có những "con khỉ người" đang bị sơn mặt, họ có bảo vệ không?

 Lâm Chương

02 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 37728)
Loại ngói này có kích thước và trọng lượng nhỏ, giá thành rẻ hơn so với loại ngói thường và đặc biệt là còn có khả năng thu năng lượng mặt trời
17 Tháng Mười Một 2016
(Xem: 9993)
Theo âm lịch hôm đó là ngày 30 Tết. Sáng mai sẽ là ngày Tân Niên. Người Á Đông vào ngày cuối năm này, không ai muốn ra tòa cả. Họ còn lo dọn cửa nhà, bày bàn thờ tổ tiên để đón năm mới.
12 Tháng Mười Một 2016
(Xem: 12768)
22 Tháng Mười 2016
(Xem: 6997)
Năm nay, giải Nobel y sinh học (trị giá gần 940,000 USD) được trao cho một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Oshumi. Ông hiện là giáo sư của Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology)
15 Tháng Mười 2016
(Xem: 17434)
Phương pháp nhân mới, dễ sử dụng, ngại gì không học hỏi.... quá xứng đáng cho vào bộ sưu tập
06 Tháng Mười 2016
(Xem: 7448)
02 Tháng Mười 2016
(Xem: 6745)
15 Tháng Chín 2016
(Xem: 9140)
Toàn cảnh thành phố Biên Hòa hiện nay với các địa danh quen thuộc nhìn từ trên cao qua kỷ thuật FLYCAM
10 Tháng Chín 2016
(Xem: 19767)
Hình Ảnh thành phố Biên Hòa trước 1975 với rất nhiều bức ảnh quý hiếm
10 Tháng Chín 2016
(Xem: 26852)
Odiyan Buddhist Center là một phức hợp gồm các đền, tháp, điện thờ, hoa viên v.v. trên một diện tích rộng 1,100 acres sau 20 năm tự lực cần cù xây dựng, trị giá 12 triệu đô-la..
10 Tháng Chín 2016
(Xem: 7993)
Thường thì những người có danh, có chức mới viết hồi ký khi về già. Tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, chẳng có gì to lớn cả, nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc tự viết về mình.
08 Tháng Chín 2016
(Xem: 30087)
Một kỹ sư người Mỹ gốc Việt đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu, chế tạo thành công loại đạn đại bác thông minh 155 ly mới, tối tân, tăng tầm tác xạ hiệu quả, có thể phá hủy chính xác lên đến 40 cây số tất cả các tiêu của đối phương trên bộ.
04 Tháng Chín 2016
(Xem: 12733)
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương...
04 Tháng Chín 2016
(Xem: 8478)
Khám phá mới nhất bây giờ để ngăn ngừa bệnh Alzheimer là vitamine D3, mỗi ngày uống 2000IU,
04 Tháng Chín 2016
(Xem: 8123)
Đôi vai chúng ta quan trọng lắm, vai gánh việc nước, vai vác việc nhà. Tiếc thay, vai lại hay đau khi ta có tuổi.
24 Tháng Bảy 2016
(Xem: 12210)
Vì vậy, nên nhớ Đừng để lại bất cứ thứ gì có giá trị trong xe của bạn.
27 Tháng Năm 2016
(Xem: 7173)
Lễ hội hóa trang hằng năm “The Long Beach Carnevale” vừa diễn ra tại khuôn viên của Long Beach Aquarium of the Pacific, 100 Aquarium Way,
20 Tháng Năm 2016
(Xem: 11511)
Mail Group giúp đơn giản hóa việc gởi email cùng lúc cho nhiều người:
06 Tháng Năm 2016
(Xem: 6841)
Kính tặng các bà MẸ thân quý của thế gian này Mẹ - Lời và Nhạc Nguyễn Đình Toàn- Nguyễn Ngân Diệu - Thực hiện slideshow: Trần Ngọc
06 Tháng Năm 2016
(Xem: 7582)
Trải qua bài học vỡ lòng về giới tính và sự giáo dục giới tính ở tuổi dậy thì, con trai tôi bây giờ đã đủ khả năng có thái độ thản nhiên như không đối với vấn đề tình dục. Sex trong lòng con tôi là một điều tự nhiên và tươi đẹp, không có chút gì thần bí và xấu hổ
21 Tháng Tư 2016
(Xem: 6227)
Được mệnh danh là một trong những con đường “nguy hiểm nhất trên thế giới” – Passage du Gois là sợi dây kết nối giữa Vịnh Burnef và đảo Noirmoutier tại Pháp.
16 Tháng Tư 2016
(Xem: 7690)
Uống bậy 2 viên thuốc, phải nhập viện. Uống đúng 2 viên thuốc, được xuất viện. Bệnh nhẹ hóa ra bệnh nặng, nguy hiểm chết người.
16 Tháng Tư 2016
(Xem: 7401)
Tiếng nước tôi, tiếng nói đồng-bào tôi mà sao nghe lạ tai quá? Bây giờ, khi xem phim với phụ-đề tiếng Việt, tôi lại còn khó hiểu hơn là không có phụ-đề nữa;
13 Tháng Tư 2016
(Xem: 6189)
Con khóc thương Đêm, ôi, Đêm đẩy xe tang… Không rõ rồi mai trời sẽ mưa hay nắng Chỉ biết hôm nay, Ba ơi, bóng tối ngập tràn Chỉ biết hôm nay, Ba ơi, Dân tộc mình khát khao ánh sáng…
07 Tháng Tư 2016
(Xem: 8944)
Ảnh độngthông thường (hay còn gọi là ảnh GIF) là những bức ảnh được hình thành từ những chuyển động liên tục do nhiều bức ảnh ghép lại bởi các phần mềm đồ họa chuyên dụng hoặc cắt và xử lý từ một video clip.
23 Tháng Ba 2016
(Xem: 10156)
Tài liệu hay đủ loại để tra cứu khi cần - Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết
22 Tháng Ba 2016
(Xem: 12837)
Muc đích của bài viết nầy nêu lên những nét nhân bản của chương trình môn quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa trước 1975.
11 Tháng Ba 2016
(Xem: 9111)
Trắc nghiệm IQ: có người nhìn ra 4 loại động vật, có người nhìn ra 10 loại, bạn có thể nhìn ra mấy con vật?
26 Tháng Hai 2016
(Xem: 6818)
Phải vậy không, ở những truyện như thế của Khuất Đẩu, một ẩn mật hiển lộ từ hình ảnh hư ảo đầy sáng tạo của ông, rằng -có một sự nối tiếp sau cái sống- và, Sống lương thiện nên linh hồn trong suốt, vì thế cõi của họ là Cõi Đẹp.
22 Tháng Hai 2016
(Xem: 8195)
Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân loại.
19 Tháng Hai 2016
(Xem: 8745)
Doanh nhân gốc Việt cứu hàng triệu trẻ sinh thiếu tháng
10 Tháng Hai 2016
(Xem: 6875)
Do vì Pulses (tạm dịch là các loại đậu) là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, sạch và an toàn, ngày càng được đánh giá cao về vai trò cải thiện sức khỏe cho con người, nên trong khóa họp khoáng đại thứ 68 Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố năm 2016 là năm Quốc tế Pulses (2016 International Year of Pulses).
27 Tháng Giêng 2016
(Xem: 9128)
Nếu những bức tranh vẽ này được thực hiện không có người mẫu thì đây là một Thiên tài hiếm có vì nó còn đẹp và sống động hơn hình chụp.
31 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 9938)
Những người may mắn nhất trên thế giới năm 2015
31 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 6668)
Như những năm trước, khi năm 2015 sắp kết thúc, Youtube lại thực hiện một đoạn clip tổng kết những sự kiện, xu hướng nổi bật trên trang web của mình trong năm qua.
26 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 6496)
How do you say Merry Christmas around the world?
18 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 10644)
Bộ sưu tập ảnh động: Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp (file .gif)
11 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 9846)
Những tòa nhà, hồ nước, cây cỏ… trong khuôn viên những ngôi trường này cùng nhau hòa quyện tạo nên một khung cảnh tuyệt vời.
10 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 298349)
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
27 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 7796)
Những gì bạn tìm kiếm qua google, những bức thư gửi bằng Gmail hay video xem trên youtube, tất cả đều tạo điều kiện cho Google thu thập thông tin về bạn. Nhưng đừng lo, họ dùng chúng vào mục đích có lợi cho đôi bên.
16 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 20004)
Bác sĩ Daniel Trương Dũng.. có nhiều khám phá mới và thành công trong việc chữa trị bệnh Parkinson.... là cựu học sinh Võ Trường Toản, Saigon...
16 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 7849)
Dùng mouse Click, Click để zoom vào hình muốn xem sẽ thấy từng khuôn mặt (CHỤP 700,000 NGƯỜI)
10 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 9002)
Để nói về những điều tâm huyết của mình, Feeney luôn tâm đắc câu tục ngữ của người Xentơ “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.
29 Tháng Mười 2015
(Xem: 8136)
7 mẹo nhỏ giúp bạn tìm một ví trí đặt router Wi-Fi trong nhà để tất cả các thiết bị đều bắt được tín hiệu Internet tốt nhất.
23 Tháng Mười 2015
(Xem: 26917)
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
02 Tháng Mười 2015
(Xem: 6676)
Bất cứ ai có một niềm đam mê cháy bỏng về lịch sử, kiến trúc, và mọi thứ liên quan đến mỹ học chắc chắn sẽ đánh giá cao giá trị thẩm mỹ của những nhà thờ khác nhau đang nằm rải rác trên khắp thế giới.
19 Tháng Chín 2015
(Xem: 8340)
Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ ai quan tâm đến nền văn học Việt nam đều biết đó là một vị giáo sư có công lớn trong nền văn học nước nhà .
17 Tháng Chín 2015
(Xem: 11152)
Bài viết của chsNQ K.8 ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG (vừa qua đời ngày 27 tháng 8 năm 2015 lúc 01:10pm tại Melbourne, Australia) để cùng chia sẽ 1 kinh nghiệm
10 Tháng Chín 2015
(Xem: 7312)
Qua loạt ảnh này bạn hẳn sẽ không thể tin được có bao nhiêu đồ vật hoặc số người mà một chiếc xe đơn giản như thế lại có thể chở được.
04 Tháng Chín 2015
(Xem: 6519)
Kích thước tối đa được kết hợp cho một tệp tin đính kèm vào email như Gmail, Hotmail và Yahoo Mail hiện nay khoảng 25MB. Vì vậy, nếu bạn muốn gửi một tập tin lớn hơn kích thước này thì bạn có thể tham khảo một số ứng dụng dưới đây.
28 Tháng Tám 2015
(Xem: 8670)
Các bạn trẻ hẳn có nhiều cơ may còn mẹ. Hãy biết trân trọng và tận dụng thời gian bên mẹ. Tôi biết (cũng như tôi ngày xưa), cách biện minh dễ nhất là bận việc và hẹn lần.
26 Tháng Tám 2015
(Xem: 6264)
Có tiếng thổn thức mơ hồ không biết là của ai? Của bà lão? Của Joshua? Hay của chính Hương?
21 Tháng Tám 2015
(Xem: 17199)
Tất cả thành viên đều tốt nghiệp từ trường Ngô Quyền và đứng đầu điều khiển Nhóm là chs-NQ Bùi Quang Hội (khóa 6 NQ). Trong thời gian qua, Nhóm đã tạo nên tên tuổi tại xứ Bưởi với một số sản phẩm kỹ nghệ mới lạ đáng chú ý như được trình bày trong bức thư và trong phần phỏng vấn truyền hình dưới đây
12 Tháng Tám 2015
(Xem: 21712)
Mùa Hạ lúc nào cũng là mùa Hạ, nhưng vì lòng người sôi động nên mới cảm thấy có lúc vui lúc buồn,..
07 Tháng Tám 2015
(Xem: 8507)
Hiện nay ngoài thị trường đã có bán một loại filter gắn vào Iphone để chụp "NHIỆT ẢNH" (thermal image) Bọn tội phạm hiện nay đang sử dụng loại filter nầy để ăn cắp mã code ATM của bạn.
02 Tháng Tám 2015
(Xem: 112863)
Lê Thị Thái Tần, vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc, 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System với ý tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. 2010, ý tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ đọc sóng não EPOC gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.
02 Tháng Tám 2015
(Xem: 9134)
12 phút xem video ghi lại 30 bàn thắng hay nhất trong World Cup 2014
27 Tháng Bảy 2015
(Xem: 8872)
Mời xem TF X - Mẫu Xe Bay có thể chở 4 người và bay liên tục 800km. Năng lượng tự charge
16 Tháng Bảy 2015
(Xem: 8162)
Mời quý bạn thưởng ngoạn chương trình bắn pháo bông tại tháp Effel, Paris, trong dịp quốc khánh 2015 của nước Pháp (14 tháng 7, 2015) Vidéo do đài truyền hình Pháp France 2 thực hiện, dài 4 phút 50 giây :
25 Tháng Sáu 2015
(Xem: 8742)
Tại Hoa Kỳ, động đất tập trung tai tiểu bang California, vì nằm trên đường nứt địa chấn San Andreas, hàng năm có tới vài ngàn trận động đất nhỏ (không cảm thấy) tới lớn.
19 Tháng Sáu 2015
(Xem: 7125)
Để chống lại kẻ gian đánh cắp hàng tỷ dollars mỗi năm, các ngân hàng Mỹ đang cho thay thế hàng chục triệu thẻ ngân hàng (debit card) và thẻ tín dụng (credit card), bằng kiểu mới có thêm computer chip (vi mạch điện tử) ngoài magnetic strip (băng từ).
16 Tháng Sáu 2015
(Xem: 7624)
Mừng ngày LỄ CHA, mong rằng tất cả chúng ta đều hiếu thuận với Cha mẹ để làm gương cho con cháu. Đừng để như đôi chim én kia phải chít chiu buồn bã khi đàn con đã vổ cánh bay xa !...
11 Tháng Sáu 2015
(Xem: 17999)
. Trong lòng tôi đã chôn một chế độ và trong lòng vợ tôi cũng chôn một chế độ. Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì "cả hai chế độ" cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.
10 Tháng Sáu 2015
(Xem: 14180)
Sáng kiến này được thành phố Long Beach kiểm nhận và sau đó ông được chính phủ Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế vào năm 2005. Phương pháp làm hai giai đoạn của ông khiến giá thành rẻ đi 15%.
10 Tháng Sáu 2015
(Xem: 7243)
Có nhiều nước trên thế giới vào website của chúng tôi đã tỏ ra rất chú ý đến phương pháp này. Các nước Do Thái, Úc, đã liên lạc mời chúng tôi đến thuyết trình cho sở nước của họ. Vua nước Tonga đã thăm nhà máy gần đây và sẽ đưa người sang mua license để có thể sử dụng phương pháp này.
02 Tháng Sáu 2015
(Xem: 20224)
Bộ Ảnh Đẹp Cá Xiêm by Visarute Angkatavanich
28 Tháng Năm 2015
(Xem: 14530)
Bidong, một buổi chiều Cây rừng bóng hắt hiu Chúng tôi ngồi trên bờ các Nghe sóng biển vỗ đều.
21 Tháng Năm 2015
(Xem: 8690)
Đúng 18 giờ ngày 13-5 (giờ Việt Nam, tức 6 giờ theo giờ Mỹ), Hãng Truyền hình ABC (Mỹ) đã lên sóng vệ tinh chương trình truyền hình trực tiếp về hang Én, hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động thuộc Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) qua chương trình “Good Morning America” (Chào buổi sáng nước Mỹ).
20 Tháng Năm 2015
(Xem: 13674)
Bs Trần Công Bảo & Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?
19 Tháng Năm 2015
(Xem: 8381)
Qua những bức tranh của René Bassouls, người ta có thể cảm nhận thấy sự ngưỡng mộ và hòa mình của họa sĩ vào đời sống văn hóa đang trải ra xung quanh ông.
15 Tháng Năm 2015
(Xem: 15564)
Tên nguyên thủy của tôi là Calor, cha mẹ nuôi người Việt Nam của tôi đổi lại thành Ủi. "Nghề" của tôi là làm đẹp cho người qua y phục.