Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

1.Nhà Thương "Điên" Biên Hòa - 2. Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện

05 Tháng Mười Một 20186:25 SA(Xem: 7038)
1.Nhà Thương "Điên" Biên Hòa - 2. Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện
1./ Nhà Thương "Điên" Biên Hòa 
2./ Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện

 

nguồn bài viết của chs NQ Lê Quang Trường lấy từ: http://nguoivietsw.blogspot.de/2015/02/normal-0-21-false-false-false-de-x-none.html#more
nguồn bài viết của Thu Trân lấy từ: http://phnhan.vncgarden.com/2015/04/truong-ien.html

Một Trăm Năm Nhà Thương Điên Biên Hòa

Nhà thương điiên Biên Hòa được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng  03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước , Quận Đức Tu , tỉnh Biên Hòa  ( theo đơn vị hành chính trước năm 1975 ), cũng từng nổi trôi  thăng trầm theo vận nước , đã nhiều lần thay tên đổi họ , nào là Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ , Dưỡng Trí Đường Biên Hòa , Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài, BV Tâm Trí Biên Hòa, BV Tâm Thân Biên Hòa , ... nhưng trong thâm tâm của người Biên Hòa thế hệ  chúng tui  và trước chúng tui chỉ có một cái tên " Nhà Thương Điên Biên Hòa ". Có lẽ , người Biên Hòa có thói quen, thích gọi tên bình dân bình dị hơn là cái tên chính quy chính thức , thấy sao thì gọi vậy. Như: cầu Hóa An gọi là cầu Mới , cầu Tân Hiệp gọi là cầu Đúc , đường Phan Đình Phùng gọi là đường Dốc Sỏi ,rồi chùa Con Ngựa , hẽm Cây Keo ,ngả ba Vườn Mít ... 
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, 1
 Dưỡng Trí Viện, Biên Hòa 1967-68
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, 2

Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 0_ToanThe Nhan VienToàn thể nhân viên Dưỡng Trí Viện Biên Hòa năm 1958


Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1
  Trú xá người điên ở Biên Hòa được xây dựng năm 1915. Người dân địa phương quen gọi với cái tên: Nhà thương điên Biên Hòa. 
(chôm của FB  Van Phuc đó hehehe )
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)
 Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)

Dưỡng Trí Viện Biên Hòa trai heo
 Trại chăn nuôi trong bệnh viện (năm 1950).
Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934).
 Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934)
Nhân dịp 100 năm Nhà Thương Điên Biên Hòa ( NTĐBH ), là người  Biên Hòa, nên tui muốn viết chút ít về  NTĐBH  bằng những gì mắt thấy tai nghe, bằng trãi nghiệm cuộc sống của chính mình, không dựa theo sử liệu, tài liệu nào hết. Có thể nói, gia đình tui ít nhiều có duyên nợ với cái NTĐBH. Như bà nội tui kể, nhà ông cố của tui ngày xưa nằm cạnh bờ suối Săn Máu, gần quốc lộ 1A ( ngay dãy phố Nhất của cư xá NTĐBH ngày nay), vào năm 1922 ông cố tui phải nhượng lại mảnh đất nầy cho NTĐBH để  xây cư xá và dọn sâu vào trong ấp Bàu Hang. Nhưng đến năm 1945 , khi phe đồng minh dội bom đánh Phát Xít Nhật, nhà ông cố tui bị cháy sập, làng Bàu Hang bị xóa sổ, dân làng di tản ra xóm Miễu ( Phía trong hẽm Bách Lạc, thuộc phường Thống Nhất bây giờ  tạm cư đến thời đệ nhất cộng hòa, làng Bàu Hang chỉ còn xót lại cái NTĐBH. Và không lâu sau ông bà cố tui mất, nội tui dọn vào cư xá NTĐBH ở và mở quán cơm, chuyên nấu cơm tháng cho những bịnh nhân nhà giàu. Rồi đến năm 1956, sau khi được giải ngũ ba tui xin vào làm trong NTĐBH cho tới lúc về hưu. Thế là, tự nhiên tui được sinh ra là lớn lên trong cái cư xá NTĐBH, nào có được lựa chọn gì đâu, cho đến khi vừa đủ lông đủ cánh tui lại bay đi, giờ đây đang ở một phương trời xa xôi lạnh lẽo, mà ghi lại những dòng ký ức thuở con chim non còn sống trong cái tổ ấm.
NTĐBH có một diện tích khá rộng lớn , dọc phía Đông giáp với quốc lộ 1A , có dòng suối Săn Máu chảy qua , được kè đá xanh với 4 cây cầu bắt ngang, 2 cầu sắt và 2 cầu đúc. Phía hạ nguồn có đập chắn để làm hồ Piscine (Tiếng Tây ngày xưa thường hay dùng), hai bên bờ có những bậc thềm đi xuống, cứ độ cuối tuần được ngăn nước lại cho khách thập phương về nghỉ mát. Sau này, rừng trên thượng nguồn bị tàn phá, gây ngập lụt và ô nhiễm, kè đá 2 bên Sau này bờ bị hư hỏng nặng, buộc phải phá con đập chắn đi để thông nước khi mùa lũ và coi như vĩnh biệt cái hồ Piscine.
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969_ dap nuocĐập nước ngăn suối thành cái hồ Piscine

NTĐBH được xây dựng như một công viên rộng lớn, theo hình bàn cờ, có nhiều cây xanh và thảm cỏ mượt mà. Cả thảy có 20 khoa điều trị, mà trước năm 1975 được gọi là trại, được đặt tên theo số thứ tự, chẵn dành cho Nam, lẽ dành cho Nữ. Ngoại lệ, không có trại 1 và 2 , được thay bằng trại quan sát Nữ và  trại quan sát Nam (Vào năm 1974 chuyển sang khu quân y, đổi tên thành trại Phượng và trại Dũng, mang tên 2 đứa con của cố bác sĩ giám đốc Tô Dương Hiệp); không có trại 15, được thay bằng trại Nhi Đồng; không có trại 17 và 18, được thay bằng Nông Trại Nữ và Nông Trại Nam. Đa phần các trại có hàng rào dăm bụt, mương thoát nước và lề cỏ may bao bọc. Đặc biệt trại 13 và trại 16 , được xây kiên cố như nhà tù, 1 lầu, 1 trệt, bên ngoài có tường cao giăng kẽm gai bên trên, cổng vào chật hẹp  kín bít, bên trong  trại có nhiều hàng rào song sắt. Nơi đây giam cầm bịnh án, những bịnh nhân đã từng giết người, hoặc dự tính giết người. Ngày xưa, những ai giả điên trốn lính, đưa vào đây đảm bảo hết điên ngay. Trại Nhi Đồng thì rộng rãi hơn những trại khác, có sân chơi, có cầu tuột, xích đu, bàn quay , ...( Thủơ nhỏ , bọn tui thỉnh thoảng vào chơi ké.) Ghét nhất, bịnh nhân nhi đồng thường hay khóc nhè. Nông Trại Nam và Nông Trại Nữ (Nay gọi là khoa phục hồi chức năng) bao gồm nhiều căn nhà nhỏ lẻ, nằm rời rạc, xung quanh có vườn tược. Bịnh nhân ở đây được tự do đi lại, hằng ngày ra đồng trồng trọt và vui thú điền viên. Trại 5 , trại 6 dành cho bịnh nhân nhà giàu hay người nước ngoài, ở đây trông rất tươm tất và sạch sẽ. Trại 20 là trại bịnh lao, vì sợ bị lây nhiễm tui chưa hề lui tới. Nói chung, từ trại 3 cho tới trại 10 có kiểu kiến trúc giống nhau, những trại còn lại được xây cất theo đặc thù của từng bịnh trạng.
Ngoài những khoa điều trị, còn có khoa xét nghiệm, khoa dược, nhà bếp, ban công xa, thủ môn (cổng gát), ... Đặc biệt, khu hoạt động liệu pháp, được xây bởi những dãy nhà dài tạo thành hình chữ U khép kín. Giữa sân có một cái đền nhỏ, trống quắc  không vách, với 4 chân cột hình rồng phụng, 4 mái ngói nghiêng  tựa như mái chùa, nền cao có thềm đi lên từ bốn phía. Trước đền là một hồ sen nhỏ, giữa hồ là tượng đài phật bà Quan Âm, nơi mà những bà chị trong xóm thường  ra cầu xin trước mùa thi cử. Trước dãy nhà nằm ngang là một sân khấu, dùng để tổ chức văn nghệ vào dịp lễ lạc. Trong khu nầy có nhiều xưởng thủ công, như : vẽ, điêu khắc, may, dệt, thêu, đan, mộc ,... những bịnh nhân có năng khiếu hoặc tay nghề được sinh hoạt ở đây với sự dìu dắt của nhân viên BV. Biết bao tác phẩm nghệ thuật được những người bịnh tâm thần gởi gắm, thêu dệt, khắc họa bằng cả tâm hồn đầy tỉnh táo của mình ở trong đó ,không thua kém gì nghệ nhân chuyên nghiệp.
Sâu phía trong là trại chăn nuôi, có 2 dãy chuồng trại, nuôi heo, gà, vịt và một đàn bò. Bên ngoài là đồng ruộng rộng khoảng 3 Hecta, trồng lúa, rau muống, khoai mì, khoai lang và rau cải các loại... .Những bịnh nhân đồng án hằng ngày đến đây làm việc với sự hướng dẫn của một kỹ sư nông nghiệp người Mỹ.
Mặt tiền bên phải NTĐBH là khu cư xá, bao gồm 7 dãy nhà, mỗi dãy 10 căn hộ, được chia làm 2 hàng, 5 dãy phố và 2 dãy phố. Ngoài ra, còn có 2 nhà tiền chế (Nhà mái vòm cong) dành cho người độc thân, được lính Mỹ xây vào khoảng năm 1971.
Phía trước cư xá, bên khia bờ suôi Săn Máu là trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện, có 5 phòng học và có 10 lớp được ra 2 buổi sáng chiều.
Trong cùng  là một nghĩa trang mênh mông, có 1 nhà xác, 2 nhà tang lễ dành cho Phật giáo và thiên chúa giáo, giữa 2 nhà tang lễ là một tượng đài xây bằng gạch. Phần bên phải nghĩa trang một dãy dài nằm cạnh đường tiếp giáp với sở Cải dành cho công nhân viên chức, phần còn lại là mồ mả bịnh nhân được chôn dày khít, đến độ muốn đi qua phải bước lên trên mộ. Vậy mà, đến những năm 80 đã không còn chỗ trống nữa. Tận cùng của NTĐBH cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của những bịnh nhân không còn người thân nữa, cùng với nhiều công nhân viên chức, trong đó, có cả Ngài cố BS giám đốc Nguyễn Văn Hoài, nguyện cùng sống, chết chung với người điên.
Thi thoản , xem những vở hài kịch, người ta ví Biên Hòa là nhà thương điên, tui không thể nào cười nổi, vì nó quá lạt phèo, lạt nhách, cứ pha đi chế lại cũng mấy chữ NTĐBH. Không biết từ bao giờ? Tác giả nào? Soạn giả nào? nhà biên kịch nào là người đầu tiên đã đồng hóa nghĩa  Biên Hòa với Nhà Thương Điên trong tác phẩm của mình? Để đến tận ngày nay  vẫn còn nhiều người bắt chước . Cũng một  phần , do cái tên của bệnh viện trước đây thường gắn liền với cái chữ Biên Hòa. Chắc chính vì vậy,mà gần đây mấy Ngài ở bộ y tế đã quyết định đổi tên thành BV Tâm Thần Trung Ương 2 và cái chữ Biên Hòa không còn hiện diện nữa.
Xin mượn 2 câu thơ của anh Phạm Hoài Nhân để tạm kết thúc phần nầy.
          Chưa đi chưa biết Biên Hòa.
   Đi rồi mới biết có Nhà Thương Điên.

Lê Quang Trường

___________________________________________________________________________________________

2./ Trường Tiểu học Dưỡng Trí Viện

Biên Hòa không chỉ có Nhà thương Điên, mà còn có... Trường Điên. Đó là ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Cộng đồng Dưỡng Trí Viện, ngôi trường do chính Dưỡng Trí Viện Biên Hòa lập ra. Điều này không mấy người biết, kể cả... tôi, người đã sống ở Biên Hòa hơn 30 năm. Giờ thì bạn hãy nghe chính một người học trò trường điên này kể về ngôi trường của mình nhé. À, dĩ nhiên người kể không... điên, đó là nhà văn Thu Trân.


Trường điên
Hồi Ký của Thu Trân 

blank
Tôi thích hoài niệm. Quê tôi có sông Đồng Nai nhiều khúc quanh, lên thác xuống ghềnh theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Con sông cũng ôm trọn những vòng đời, chứa chan tình đời và tha thiết ơn đời. Má tôi bảo, nhờ có sông thiêng Đồng Nai nên đất Biên Hoà là “đất phật”. Chiến tranh ác liệt thế nào, đến địa đầu Biên Hoà thì tiếng súng im bặt, các bên giải quyết hằn thù với nhau theo kiểu ôn hoà chứ không phải bắn giết nhau nữa. Đất còn “phật” ở chỗ có Nhà thương điên Biên Hoà (bây giờ là Bệnh viện Tâm thần trung ương 2) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1915. Người địa phương cố cựu gọi đây là “nhà thương ơn phước”. “Ơn phước” bởi luôn có hàng trăm người bệnh tâm thần bị bỏ rơi được bệnh viện cưu mang và chăm sóc cho đến hết đời. Cũng nhờ chuyện ơn phước này mà bọn nhỏ chúng tôi trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng được học một ngôi trường ơn phước. Trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện.
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Phòng học lớp 2Trường Dưỡng Trí Viện lớp 2 và 3

Trường Dưỡng Trí Viện (DTV) còn được người dân Biên Hoà gọi là trường nhà thương điên. Bởi đây là ngôi trường nằm trong khuôn viên đất bệnh viện, được bác sĩ giám đốc Nguyễn Văn Hoài (giám đốc người Việt đầu tiên của bệnh viện, các thời trước đó toàn người Pháp) cho xây dựng để dạy dỗ con em y bác sĩ và nhân viên bệnh viện. Trẻ con các vùng lân cận cũng được vô tư cho vào học, không vấn đề gì (chuyện học hành ngày xưa dễ lắm thay!). Tôi là một trong vài chục học trò thuộc diện “trái tuyến” ấy. Trường luôn có mười lớp, từ lớp một đến lớp năm, năm lớp A dành cho con trai, năm lớp B dành cho con gái. Con trai và con gái luân phiên nhau học tuần sáng tuần chiều. Tuần học buổi sáng, hầu như không học trò lớp năm nào thích nghỉ học vì được hát quốc ca và kéo cờ.

Học trường nhà thương điên chỉ buồn mỗi tội là, đi thi thố gì với các trường khác trong tỉnh Biên Hoà (thời ấy) cũng bị gọi “mấy đứa trường điên”. Thiệt thòi chút xíu nhưng bọn tiểu học cộng đồng cả tỉnh đều phải ngả mũ chào “bọn điên” chúng tôi trên nhiều phương diện: học giỏi, ngoan, lễ phép và năng động. Có người lớn xấu miệng bênh “phe đối lập” của trường tôi trong các cuộc thi bảo: “Tụi nó có... máu điên hay sao mà thi cái gì cũng hăng quá trời!”. Hề gì. Thầy Thạch Đông chuyên đi chiếc Vespa xanh cũ mèm là hiệu trưởng trào cuối cùng trước ngày miền Nam giải phóng yêu thương xoa đầu chúng tôi bảo: “Họ nói gì kệ, các con học giỏi và ngoan là thầy vui rồi!”. Chúng tôi thương thầy hiệu trưởng như thương cha. Bao giờ thầy cũng nghiêm khắc và vui đùa đúng mực. Đứa lười học bị thầy kêu lên văn phòng dạy dỗ, lấy cây thước dài khẻ hai cái vào hai lòng bàn tay đỏ rần mà sợ... tới già! Giờ chơi, sân trường rộng, chúng tôi túa ra như bầy ong vỡ tổ đúng nghĩa (không “giả định” như trong những bài văn mẫu bây giờ) chơi lò cò, chơi ô ăn quan, chơi trốn tìm, chơi nhảy nụ... Thầy đi loanh quanh nhìn bọn nhỏ chơi đùa, đôi khi “phụ ăn gian” bốc đứa chơi trò nhảy nụ bé hạt tiêu bay qua mấy tầng bàn tay bàn chân của đám nhỏ ngồi bên dưới. Ê, thầy ăn gian... thế là thầy rụt đầu, le lưỡi chạy mất. Bây giờ không biết thầy có còn khoẻ. Ít gì, năm nay chắc thầy cũng phải tám mấy chín mươi tuổi rồi!
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa_picsinngay bên hông trường là dòng suối Săn Máu được cẩn đá xanh, thành 1 picsine có trồng hoa ven quanh

Bị kêu là “trường điên” nhưng chưa bao giờ tôi thôi tự hào về ngôi trường be bé xinh xinh được xây theo kiến trúc kiểu Pháp nằm hiền hoà bên dòng suối Săn máu róc rách chảy suốt ngày đêm. Ngay lúc bọn học trò nhỏ mới cắp cặp đến trường, thầy hiệu trưởng đã dạy: “Học trò DTV phải độ lượng, khoan dung và học giỏi”. Học giỏi thì nhất định rồi. Còn sao phải độ lượng, khoan dung?
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Phòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970Phòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970


Chúng tôi đã có một tuổi thơ dài “chơi” với những người điên. “Chơi” với những người khốn khổ, không bình thường ấy phải độ lượng và khoan dung. Thầy hiệu trưởng đã dạy chúng tôi độ lượng, khoan dung theo kiểu tuổi thơ mình. Trước tiên thầy bảo phải biết thương yêu, chia sẻ với người bệnh; không được hỗn hào, “chơi xấc” người bệnh. 

Ngày xưa, DTV Biên Hoà chữa bệnh tâm thần theo kiểu hướng ngoại nhiều hơn là dùng biệt dược như bây giờ. Đây cũng là chủ trương của bác sĩ Hoài, ông yêu thương người bệnh tâm thần như người thân trong gia đình (hiện tên ông được đặt cho con đường băng ngang bệnh viện). Sau thời gian dùng thuốc và sốc điện, người bệnh chuyển sang giai đoạn “ổn tạm thời” được cho hoà nhập cộng đồng (người bệnh tâm thần không bao giờ hết hẳn bệnh, đây cũng là lý do khiến nhiều người bị gia đình bỏ rơi). Có cả một xưởng thủ công trong bệnh viện dành cho người bệnh chằm nón, đan dây, xay lúa... Ngoài giờ lao động, các quí vị “ngoài vùng phủ sóng” được đi lang thang khắp nơi. Tất nhiên, trường DTV bên cạnh là một trong những điểm đến hấp dẫn. Tiếp xúc với trẻ con hồn nhiên, người bệnh dễ quân bình tâm trí hơn, mau hết bệnh hơn- thầy hiệu trưởng bảo thế.

Giờ chúng tôi học, họ đi tới đi lui ngoài hành lang, người tréo chân ngồi đọc sách, người ngồi thu lu một góc ngủ gà ngủ gật. Vậy mà thầy hiệu trưởng nói, họ nghe hết: “Các ông các bà đi khẽ nói nhẹ cho bọn nhỏ học hành nghen!”, gật đầu dạ dạ rồi xoè tay xin thầy cục kẹo hoặc điếu thuốc. Họ ngồi chồm hỗm thành hàng ngoài hành lang lớp tôi, phà khói thuốc mù trời, tuyệt nhiên không tiếng xì xầm, không bất cứ tiếng động nào chi phối bọn trẻ chúng tôi học hành, thương vậy!

Giờ ra chơi thì đủ kiểu. Ông leo cây bả đậu (thân gai mà leo được mới hay!) trong sân trường hái trái khô đập ra, dùng dao lam khắc múi trái thành hình con cá con tôm cho bọn trẻ. Bà năn nỉ đứa nhổ tóc sâu rồi hát cho nghe một bài. Có đứa đòi cả múa, bà chiều luôn. Đám đông đứng quanh người bệnh xem hát múa là chuyện rất thường trong sân trường tôi. Có ông Thông râu quai nón chuyên nhặt chuột gà chết về làm “đại tiệc” trong góc hàng rào rậm rì dây leo của trường. Vừa nấu ăn ông vừa đọc Kiều hoặc Lục Vân Tiên, giờ chơi chúng tôi bu quanh nghe, riết rồi đứa nào cũng nhập tâm vài câu. Ăn chuột gà mắc dịch mắc toi suốt năm suốt tháng vậy mà ông Thông vẫn ngày càng mập mạp, phương phi! Có ông đi ba bước lùi hai bước đi hoài không hết một vòng sân trường, cứ đi hoài đi hoài như một sứ mệnh thiêng liêng. Hôm tôi bệnh nghỉ học, nằm sốt mê man ở nhà, nhắm mắt lại là thấy ông đi ba bước lùi hai bước đi vòng vòng cột cờ, đi mãi đi mãi đến nỗi tôi có cảm giác chóng mặt tuột luôn xuống giường. Không biết tên ông, chúng tôi cứ gọi là “ông đi ba bước lùi hai bước”. 
 
blank
Bệnh nhân trong Bệnh viện Tâm thần TW 2

Sự cố thỉnh thoảng vẫn xảy ra giữa đám trò nhỏ và những người bệnh tâm thần tội nghiệp. Nga, nhỏ học trò phá như con trai lớp tôi, có lần bôi xác kẹo chewing gum lên tóc bà cụ chuyên lấy nước cổ trầu (bà nhai) bôi đầy mặt đầy tay bà. Ngồi gỡ xác chewing gum mãi không được, bà khóc hu hu như đứa trẻ. Sự việc vỡ lỡ, thầy hiệu trưởng bắt Nga vòng tay xin lỗi bà, xong cô bạn phải nằm xuống giữa sân trường, thầy đét cho hai roi vào mông nhớ đời. Thầy răn dạy chúng tôi: “Người bệnh tâm thần cũng là những người cần được đối xử công bằng. Các con không được xúc phạm họ”. Chính thầy đã dắt tay bà cụ lên trại, xin lỗi bác sĩ phụ trách trại và nhờ người cắt tóc cho cụ. Được quan tâm, bà cụ tâm thần càng khóc to, khóc như chưa bao giờ được khóc. Đêm ấy trời mưa dầm rả rích, tôi ngủ mơ thấy thầy hiệu trưởng dắt tay bà cụ vào một vườn cây đầy hoa trái... Vài tháng sau, ông đi ba bước lùi hai bước băng ngang đường trước trường tôi bị xe GMC to đùng của Mỹ cán chết. Nga mếu máo giải thích giữa đám bạn bè trèo lên bậc hàng rào ngóng ra ngoài xem tai nạn: “Ổng chết vì tội tiến có một bước mà người lái xe tưởng ổng bước những ba”. Rồi ôm mặt khóc oà. Thầy hiệu trưởng đứng sau bước đến ôm nó vỗ về: “Đừng khóc, ông nhẹ nhàng rồi con ạ!”.

Ký ức tuổi thơ tôi vương vấn hoài chuyện giờ chơi cả bọn rủ nhau trốn thầy hiệu trưởng nhảy qua con đập ngăn suối sau trường. Đó là những tảng bê-tông phẳng rộng, cách đều nhau một bước chân người lớn. Suối có dòng chảy sâu, trong xanh mát mẻ bốn mùa. Tức cảnh sinh tình, bọn trẻ rủ nhau nhảy chơi thôi. Tuổi nhỏ ngu khờ dại dột đâu biết chuyện mình làm nguy hiểm. Có lần một đứa hụt chân rơi xuống đập bị nước suối cuồn cuộn cuốn đi. Nhanh như cắt, một chú điên đang tắm gần đó đã bơi ào ra quắp lấy nó mang vào bờ. Nó sợ tái xanh mày mặt, trán va vào đá máu tuôn xối xả. Tay chân chú điên cũng rướm máu vì chà xát phải bọn đá nhọn ven lòng suối. Lần đó thầy hiệu trưởng gửi thư cảm ơn chú thông qua bác sĩ phụ trách trại và tặng cho chú một bộ đồng phục mới. Khi bọn trẻ chúng tôi tán dương chú như tán dương một anh hùng thì chú chẳng biết, chẳng quan tâm gì; thong dong mặc bộ đồng phục mới, bước sải chân trên đường, nghển cổ hát vang đầy phấn khích: Ai đang đi trên đường đi, hãy hát vang lên câu hò lâm ly, vô đây em, dù trời mưa anh vẫn đưa em về, anh vẫn đưa em về...

Cảm giác bọn trẻ cả trường xếp hàng đôi dắt nhau lên trại để chích ngừa các bệnh nguy hiểm với chúng tôi ngày ấy quả thật lạ lùng! Bận chích nào cũng có một cô điên hay chú điên tỉnh nhiều, tương đối sạch sẻ ôm lấy đứa chuẩn bị được chích. Trong vòng tay chắc nịch của người bệnh, chúng tôi nép một bên mặt vào ngực họ và nhắm mắt lại... chờ chích, thế là không thấy đau gì cả!

Thân thương, trìu mến với những người bệnh khốn khổ, bất hạnh như thế mà chúng tôi lớn lên và trưởng thành tự bao giờ. Tất nhiên là dưới chiếc đũa điều khiển tài hoa của nhạc trưởng- thầy hiệu trưởng. Cứ thế cứ thế, hết tốp này đến tốp khác làm rạng ngời danh tiếng học trò trường điên.

Bao năm qua rồi nhưng chuyện tuổi thơ tôi gắn bó với người bệnh tâm thần vẫn mồn một như mới ngày hôm qua. Nó đẹp rạng ngời như viên ngọc càng mài càng sáng. Tôi kể hai con nghe. Chúng mê như nghe chuyện cổ tích. Có lúc còn hỏi: “Nước mình còn có một trường điên nào như vậy không mẹ?”. Con chị ra vẻ thạo đời, nạt nộ thằng em: “Lại kêu trường điên, trường điên sao mẹ viết văn làm báo nuôi mày khôn lớn?”. Nói chuyện viết văn mới nhớ, bọc lóc nhóc trường DTV ngày xưa sau này lắm người thành đạt. Khi chuyển lên trung học, thi vô “trường oách” nhất tỉnh như Ngô Quyền là chuyện nhỏ. Còn bây giờ, khối nhà văn nhà báo kỹ sư bác sĩ nguyên... mài mòn đũng quần trên ghế trường điên! Dù không... điên, nhưng chúng tôi cũng lắm lắm tự hào với mái trường điên nằm trong khuôn viên nhà thương điên với các “nguyên bệnh nhân” là những bậc tiền bối tài năng được cả nước ngả mũ kính chào: nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Nguyễn Ngu Í... Trẻ hơn một chút có nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, không biết điên thiệt hay giả thời chinh chiến mà cũng từng “nằm vùng” nhà thương điên với sự ra đời tập thơ Thiên tai nổi tiếng.

Tiếc là trường điên của tôi bây giờ đã bị xoá sổ. 

Sau ngày miền Nam giải phóng, hoạt động trường không còn dính líu gì đến bệnh viện nữa. Phương pháp trị liệu hướng ngoại của bệnh viện thu hẹp dần, người bệnh ổn định không còn được cho lang thang như ngày xưa. Sau giải phóng, trường được rào tách hẳn với bệnh viện. Suối sau trường không được nạo vét, để lâu ngày, đất và rác bồi còn dòng chảy nhỏ xíu; suốt ngày xông lên mùi hôi thối bởi các làng làm tinh bột trên thượng nguồn xả chất thải gây ô nhiễm. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, trường ngập lênh láng. Mùa mưa, thầy trò kéo nhau nghỉ dạy và học liên miên. 
 
blank
Bệnh viện Tâm thần TW 2 ngày nay

Một lần chạy xe ngang trường, tay lái tôi bỗng quýnh quáng khi thấy người ta... đập trường. Mấy đầu rồng đầu cá làm bằng gốm phủ men sứ Đông Dương xanh lóng lánh được đính trang trí trên đầu mái ngói các lớp học bị đám người lực điền dùng búa đập rơi lả tả. Mớ cột kèo gỗ lim bóng loáng được gom lại kêu thương lái tới định giá. Tôi bần thần dừng xe ngoài bờ cỏ, hai mắt nóng lên, nghe tuổi thơ mình rơi rơi...

Sau về nghĩ lại bỗng thấy cái có lý trong muôn trùng cái vô lý ở thời mà người ta hay mượn danh núp bóng để thực hiện sự phát triển không bình thường: thời công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Bất lực bởi không phục hồi được dòng suối cỏn con chưa chắc là lý do người ta đập bỏ không thương tiếc một mái trường xưa để thay vào đó là cây xăng của một doanh nghiệp hoành tráng!

Cũng đâu có gì phải băn khoăn nhỉ, khi Đồng Nai để trôi tuồn tuột nhiều giá trị phi vật thể còn đáng giá gấp bao nhiêu lần mái trường điên của tôi.

Trại giam Tân Hiệp một thời khắc cốt ghi xương với chiến công phá khám lẫy lừng của các chiến sĩ cách mạng từng được bàn bán rẻ để phá bỏ xây công ty hay doanh nghiệp gì gì đó. Khi ngăn chặn được chuyện bán chác động trời này thì nhiều công trình trại giam đã bị phá bỏ. Nay một phần nhỏ khuôn viên trại giam được giữ lại trên tinh thần “phục hiện di tích”, phần lớn đất còn lại được bán cho ngân hàng.

Cũng như cụm di tích lăng mộ Trịnh Hoài Đức- một trong Gia Định tam gia, công thần của triều Nguyễn- ở phường Trung Dũng, Biên Hoà được xếp là Di tích lịch sử quốc gia. Cụm di tích rất đặc biệt với lăng mộ ông cùng hai người vợ, mộ các cận thần, mộ tuỳ tùng, mộ ngựa... nhưng nằm rải rác, xen kẻ với nhà ở, quần áo, ngũ cốc phơi khắp nơi của người dân địa phương. Mãi không tổ chức giải toả, khoanh vùng được nên chỉ có phần mộ ông và hai bà là được tôn tạo, nhang khói. Còn mộ các cận thần, tuỳ tùng, mộ ngựa... vẫn nằm chơ vơ như những nấm mồ hoang. Tiếc cho một di tích “không đụng hàng”- mà không phải quốc gia nào cũng có!
Thu Trân
blank
15 Tháng Năm 2015
(Xem: 15984)
Tên nguyên thủy của tôi là Calor, cha mẹ nuôi người Việt Nam của tôi đổi lại thành Ủi. "Nghề" của tôi là làm đẹp cho người qua y phục.
13 Tháng Năm 2015
(Xem: 10140)
Nhật quỳnh là loài hoa đẹp, nở vào nhiều ngày và có hương thơm, đa dạng màu sắc, ít công chăm sóc nên được nhiều người yêu thích
08 Tháng Năm 2015
(Xem: 8428)
Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này.
06 Tháng Năm 2015
(Xem: 6931)
Sẽ ra sao khi 1 cái máy trở thành Vận Động Viên
25 Tháng Tư 2015
(Xem: 6483)
theo tap Chi PC World: 10 trang web lưu trữ và chia sẻ hình ảnh tốt nhất
20 Tháng Tư 2015
(Xem: 12798)
Chú chó biết nói và hát đã làm “chấn động” “Britain’s Got Talent 2015″ Trên kênh Youtube sau vài ngày đăng tải đã có hơn 4 triệu lượt xem.
19 Tháng Tư 2015
(Xem: 9109)
Các nhà thờ lớn nhất, lâu đời nhất hay có sức chứa lớn nhất... không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan thú vị.
12 Tháng Tư 2015
(Xem: 9293)
Nút cuộn chuột có một số tác dụng mà có thể bạn chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ "mách nước" giúp bạn tận dụng nút cuộn chuột này.
28 Tháng Ba 2015
(Xem: 17210)
Tôi tên là Giang Đồng Nai, tên cũ là Giang Phước Long, tên thân mật là Sông Đồng Nai. Thưa bà con cô bác mấy tháng này tôi đau đớn quá, vì hàng vạn tấn đất đá đã trút lên thân thể của tôi
15 Tháng Ba 2015
(Xem: 16781)
Ngô Quyền đã làm nên Trận chiến thắng Bạch Đằng Nổi tiếng khắp sử xanh Kết thúc hơn thiên kỷ Bắc thuộc của nước ta Mở ra thời kỳ phong kiến Độc lập và tự chủ Cho Việt Nam chúng ta
30 Tháng Giêng 2015
(Xem: 18159)
Đây là những câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề danh tặc hay vấn đề "Ăn Cắp Dữ Kiện Cá Nhân"
27 Tháng Giêng 2015
(Xem: 15397)
Bạn bè chúng tôi trong lứa tuổi sấp xỉ 60 cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện hưu
02 Tháng Giêng 2015
(Xem: 7846)
Đây là bài nhạc trứ danh mang giá trị vượt thời gian và không gian, mỗi lần nghe lại là mỗi lần nhớ một thời... và cái hay của bản nhạc với lời ca xa xưa nhưng có thể mấy ai thấu hiểu sự kỳ bí hấp dẫn về nó cả như câu nói của người Anh: ''the song that nobody knows''.
30 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 12715)
Ngay từ lúc đơm chồi non cho đến lúc già úa, lá bồ đề luôn hiện lên cái đẹp khó tả, và ngay khi bị rữa nát dưới đất hoặc trong nước bùn, xương của lá bồ đề lại trở thành một tác phẩm làm mê lòng người.
23 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 13753)
Tổng số có 502,165 ngọn đèn thắp sáng giáng sinh năm nay tại Australia đã phá kỷ lục Guinness
22 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 11786)
Từ khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú, thì độ một hai năm.
06 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 6544)
Look carefully at each picture. There are some you have never seen before and they are amazing.
04 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 12160)
Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là: ''Tấm lòng''
28 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 12851)
Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.
28 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 12494)
Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ ngộp thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn.
22 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 6329)
Đây là 1 dịch vụ do Apple phát minh, giúp bạn định vị và bảo vệ các sản phẩm của Apple như: iPhone, iPad, Macbook,… trong trường hợp thiết bị của bạn bị thất lạc hoặc bị đánh cắp.
18 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 6469)
Ban giám khảo đã chọn ra 60 tác phẩm vào vòng chung kết. Dưới đây là danh sách 30 bức ảnh thuộc thể loại Phong cảnh, được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên.
18 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 5928)
Từ 600 bức ảnh Khoảnh khắc Cuộc sống lọt vào vòng hai, Ban tổ chức chọn ra 30 tác phẩm xuất sắc, có cơ hội đoạt các giải thưởng chung cuộc.
14 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 8499)
Đoạn tường khá dài nằm trên đường Friedrichshain với các tác phẩm Graffiti trở thành công trình nghệ thuật đường phố nổi tiếng không chỉ ở Đức.
12 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 19599)
Gia đình là nơi mà mọi người dể dàng tìm được hạnh phúc nhất . Không có thứ hạnh phúc nào êm ấm, ngọt ngào, dịu dàng bằng hạnh phúc gia đình. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, không nơi nào cay đắng, bất hạnh và địa ngục bằng gia đình.
08 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 392926)
Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
30 Tháng Mười 2014
(Xem: 8761)
Mặc dù vệ sinh nhà cửa không phải là công việc yêu thích của nhiều người nhưng phần kết quả luôn khiến chúng ta thực sự hài lòng và vui vẻ. Nếu bạn thực sự muốn ngôi nhà của mình sạch bóng, lấp lánh và thơm tho thì bạn phải đầu tư công sức làm sạch nó một cách triệt để.
25 Tháng Mười 2014
(Xem: 9458)
10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi.
23 Tháng Mười 2014
(Xem: 9913)
Mỹ đang chuẩn bị trang bị hệ thống đèn đường thông minh mới với nhiều chức năng hấp dẫn nhưng cũng là tai mắt của cảnh sát.
15 Tháng Mười 2014
(Xem: 27104)
Bộ Sưu Tập Tem Việt Nam Cộng Hòa đầu đủ nhất với các ghi chú: chủ đề, ngày phát hành, tên họa sĩ, nhà in ...
13 Tháng Mười 2014
(Xem: 9645)
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã vinh danh hai nhà khoa học Nhật Bản là Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và nhà khoa học người Mỹ Shuji Nakamura bằng giải thưởng Nobel Vật lý 2014. Phát minh của họ là về nguồn ánh sáng mới thân thiện với môi trường và có hiệu suất cao, hay còn gọi là đèn LED. Ba nhà khoa học Akasaki, Amano và Nakamura đều sinh ra tại Nhật Bản và đang làm việc tại Mỹ.
13 Tháng Mười 2014
(Xem: 8641)
Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ đã phát hiện ứng dụng không có giới hạn của loại vật liệu mới graphene – một vật liệu công nghệ cao cứng hơn thép và nhẹ hơn cả lông chim – trong các lĩnh vực của cuộc sống con người và dự báo vật liệu mới này sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế Mỹ, thậm chí có thể làm thay đổi cả thế giới
11 Tháng Mười 2014
(Xem: 20828)
Một trong bốn người họa kiểu máy định vị (GPS) là Tiến Sĩ Lữ Phúc Bá. Ông là vị sĩ quan đầu tiên trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa có cấp bằng Tiến Sĩ Truyền Thông của Hoa Kỳ.
09 Tháng Mười 2014
(Xem: 9578)
Yulia Brodskaya nổi tiếng thế giới khi là tác giả của hàng loạt tácphẩm xếp giấy độc đáo, với tạo hình khiến người xem ngỡ ngàng, choáng ngợp.
08 Tháng Mười 2014
(Xem: 10279)
Cách chữa nhanh này không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe khi làm sai, nó dễ làm, kết quả tốt, không mất tiền và đi đâu chúng ta cũng có thể giúp đở người khác hay giúp cho người thân khi họ bị những bệnh như thế.
06 Tháng Mười 2014
(Xem: 6235)
John O’Keefe, một nhà nghiên cứu mang hai quốc tịch Anh và Mỹ, cùng với cặp vợ chồng May Britt và Edvard Moser, người Na Uy được ủy ban Nobel vinh danh năm nay 2014, nhờ những khám phá về các tế bào trong bộ não cho phép con người nhận ra môi trường chung quanh.
02 Tháng Mười 2014
(Xem: 5852)
Cùng xem 22 loài hoa đang nở
02 Tháng Mười 2014
(Xem: 8421)
Một trong “những đứa con nhà Google” là dịch vụ e-mail miễn phí Gmail đang ngày càng thu hút người dùng nhờ các tính năng mới và độc đáo liên tục được bổ sung. Tuy vậy, không phải người dùng nào cũng biết hết kho tính năng “đồ sộ” mà Gmail đang sở hữu. Chúng tôi xin giới thiệu 8 tính năng hữu ích mà có thể nhiều người chưa khám phá ra.
26 Tháng Chín 2014
(Xem: 6158)
Đọc xong bốn bài viết dưới đây, chúng ta sẽ phải suy nghĩ, có phải là mình đã có quá nhiều lỗi lầm trong quá khứ? có phải là mình đã quá chủ quan? Với bốn bài viết này, chúng ta sẽ thấy rõ ngay trong lòng mình, cái đời người của mình sẽ được tiến về phía trước qua bốn bước.
09 Tháng Chín 2014
(Xem: 6395)
- Hal Bergman - Một tour du lịch qua tất cả các địa điểm tuyệt đẹp nhất của tiểu bang California
09 Tháng Chín 2014
(Xem: 10673)
Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm.
06 Tháng Chín 2014
(Xem: 11624)
Tại sao không khí không màu nhưng bầu trời lại xanh? Tại sao da tay nhăn khi ngâm lâu trong nước, còn chỗ khác thì không?
05 Tháng Chín 2014
(Xem: 5779)
Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
29 Tháng Tám 2014
(Xem: 7685)
Năm nay có khoảng 10 triệu cá hồi đỏ di cư từ khắp các đại dương về sông Adams, tạo nên cảnh tượng vô cùng thú vị.
16 Tháng Tám 2014
(Xem: 7818)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
09 Tháng Tám 2014
(Xem: 6019)
Tiền có thể nhiều, bạn bè cũng có thể nhiều, nhưng mà cha mẹ chỉ có một mà thôi. Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
02 Tháng Tám 2014
(Xem: 8556)
Con biết mẹ không dùng Facebook, không xài Internet lại càng không biết vào Blog hay Yahoo nên mẹ sẽ chẳng bao giờ đọc được những dòng này.
31 Tháng Bảy 2014
(Xem: 7754)
27 Tháng Bảy 2014
(Xem: 15036)
Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 22,000) người Jing (người Kinh) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Quốc) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc. Rồi lúc được biết họ đã rời xa Việt Nam 500 năm mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt trước sức đồng hóa rất mạnh của TQ, xem những điệu múa, đánh đàn bầu, nghe họ hát tiếng Việt làm ta xúc động…
26 Tháng Bảy 2014
(Xem: 12306)
Từ khi Xà bông Cô Ba tức xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp.
25 Tháng Bảy 2014
(Xem: 7353)
Đại Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Thế Giới 2014 tưng bừng diễn ra lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, 20 Tháng Bảy, tại đại sảnh của khách sạn Irvine Hotel, Irvine, với hơn 800 người từ khắp nơi về tham dự, với chủ đề "Một Thoáng Hương Xưa."
15 Tháng Bảy 2014
(Xem: 15789)
Cảnh sát chống bạo động Argentina hôm qua phải dùng đến vòi rồng và hơi cay để đối phó với các cổ động viên gây rối sau khi đội nhà để mất chức vô địch World Cup vào tay tuyển Đức.
11 Tháng Bảy 2014
(Xem: 13633)
Chính E.Chu - Người "đạo diễn" kế hoạch thu mua tập đoàn Dell / - Charlie Tôn Quý - Ông hoàng của nghề nail / - Trung Dung - Điển hình cho "Giấc mơ Mỹ"
11 Tháng Bảy 2014
(Xem: 15854)
- NƯỚC MẮT BRAZIL - ĐỨC VÀ BRAZIL MỪNG CHIẾN THẮNG - NGƯỜI VIỆT ỦNG HỘ ĐỘI MỸ
04 Tháng Bảy 2014
(Xem: 12096)
On the 4th of July, look back FOCUS ON THE MAN IN THE FIRST PICTURE. . . IT'S HIM THROUGHOUT THE SERIES BELOW. .
13 Tháng Sáu 2014
(Xem: 22999)
Tất cả các bức hình động ngoạn mục này đều được tách ra từ đoạn video time-lapse của nghệ sĩ người Nhật Bản Yutaka Kitamura có một cái tên rất kỳ lạ là "Touched by Strangers"
14 Tháng Năm 2014
(Xem: 23205)
Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dậy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một thi sĩ Việt Nam dịch sang tiếng Anh đi song song với bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến Mỹ
28 Tháng Tư 2014
(Xem: 15808)
Thiếu Lâm tự huyền bí, Đại Lý đẹp kỳ ảo, còn Đào Hoa đảo là trường quay của "Anh hùng xạ điêu" và "Thiên long bát bộ".
23 Tháng Tư 2014
(Xem: 21894)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
16 Tháng Tư 2014
(Xem: 17900)
Bốn nguyên tắc vàng trong cuộc sống: 1. Trung thực khi nghèo khó 2. Giản dị khi giàu có 3. Lịch sự khi có uy quyền 4. Im lặng khi giận dữ
13 Tháng Ba 2014
(Xem: 16779)
Cảnh sắc thiên nhiên thật tráng lệ, kỳ vĩ như những chú rồng huyền thoại, và lại trữ tình dịu dàng như một bài thơ...
07 Tháng Ba 2014
(Xem: 16444)
Thường ngày, bạn vẫn quen dùng chuột để thao tác trong Microsoft Word nhưng giờ đây, với tài liệu này việc sử dụng các tổ hợp phím sẽ giúp bạn soạn thảo văn bản nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều:
02 Tháng Ba 2014
(Xem: 16313)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
28 Tháng Hai 2014
(Xem: 19158)
Nhận được email thông báo chúc mừng trúng thưởng thiết bị di động từ Google, chỉ cần làm vài thao tác để nhận thưởng. Nếu làm theo, bạn sẽ... dâng tài khoản Gmail của mình cho tin tặc
27 Tháng Hai 2014
(Xem: 32960)
Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
22 Tháng Hai 2014
(Xem: 18251)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi.
14 Tháng Hai 2014
(Xem: 24670)
Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép.