Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

1.Nhà Thương "Điên" Biên Hòa - 2. Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện

05 Tháng Mười Một 20186:25 SA(Xem: 7022)
1.Nhà Thương "Điên" Biên Hòa - 2. Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện
1./ Nhà Thương "Điên" Biên Hòa 
2./ Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện

 

nguồn bài viết của chs NQ Lê Quang Trường lấy từ: http://nguoivietsw.blogspot.de/2015/02/normal-0-21-false-false-false-de-x-none.html#more
nguồn bài viết của Thu Trân lấy từ: http://phnhan.vncgarden.com/2015/04/truong-ien.html

Một Trăm Năm Nhà Thương Điên Biên Hòa

Nhà thương điiên Biên Hòa được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng  03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước , Quận Đức Tu , tỉnh Biên Hòa  ( theo đơn vị hành chính trước năm 1975 ), cũng từng nổi trôi  thăng trầm theo vận nước , đã nhiều lần thay tên đổi họ , nào là Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ , Dưỡng Trí Đường Biên Hòa , Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài, BV Tâm Trí Biên Hòa, BV Tâm Thân Biên Hòa , ... nhưng trong thâm tâm của người Biên Hòa thế hệ  chúng tui  và trước chúng tui chỉ có một cái tên " Nhà Thương Điên Biên Hòa ". Có lẽ , người Biên Hòa có thói quen, thích gọi tên bình dân bình dị hơn là cái tên chính quy chính thức , thấy sao thì gọi vậy. Như: cầu Hóa An gọi là cầu Mới , cầu Tân Hiệp gọi là cầu Đúc , đường Phan Đình Phùng gọi là đường Dốc Sỏi ,rồi chùa Con Ngựa , hẽm Cây Keo ,ngả ba Vườn Mít ... 
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, 1
 Dưỡng Trí Viện, Biên Hòa 1967-68
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, 2

Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 0_ToanThe Nhan VienToàn thể nhân viên Dưỡng Trí Viện Biên Hòa năm 1958


Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1
  Trú xá người điên ở Biên Hòa được xây dựng năm 1915. Người dân địa phương quen gọi với cái tên: Nhà thương điên Biên Hòa. 
(chôm của FB  Van Phuc đó hehehe )
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)
 Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)

Dưỡng Trí Viện Biên Hòa trai heo
 Trại chăn nuôi trong bệnh viện (năm 1950).
Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934).
 Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934)
Nhân dịp 100 năm Nhà Thương Điên Biên Hòa ( NTĐBH ), là người  Biên Hòa, nên tui muốn viết chút ít về  NTĐBH  bằng những gì mắt thấy tai nghe, bằng trãi nghiệm cuộc sống của chính mình, không dựa theo sử liệu, tài liệu nào hết. Có thể nói, gia đình tui ít nhiều có duyên nợ với cái NTĐBH. Như bà nội tui kể, nhà ông cố của tui ngày xưa nằm cạnh bờ suối Săn Máu, gần quốc lộ 1A ( ngay dãy phố Nhất của cư xá NTĐBH ngày nay), vào năm 1922 ông cố tui phải nhượng lại mảnh đất nầy cho NTĐBH để  xây cư xá và dọn sâu vào trong ấp Bàu Hang. Nhưng đến năm 1945 , khi phe đồng minh dội bom đánh Phát Xít Nhật, nhà ông cố tui bị cháy sập, làng Bàu Hang bị xóa sổ, dân làng di tản ra xóm Miễu ( Phía trong hẽm Bách Lạc, thuộc phường Thống Nhất bây giờ  tạm cư đến thời đệ nhất cộng hòa, làng Bàu Hang chỉ còn xót lại cái NTĐBH. Và không lâu sau ông bà cố tui mất, nội tui dọn vào cư xá NTĐBH ở và mở quán cơm, chuyên nấu cơm tháng cho những bịnh nhân nhà giàu. Rồi đến năm 1956, sau khi được giải ngũ ba tui xin vào làm trong NTĐBH cho tới lúc về hưu. Thế là, tự nhiên tui được sinh ra là lớn lên trong cái cư xá NTĐBH, nào có được lựa chọn gì đâu, cho đến khi vừa đủ lông đủ cánh tui lại bay đi, giờ đây đang ở một phương trời xa xôi lạnh lẽo, mà ghi lại những dòng ký ức thuở con chim non còn sống trong cái tổ ấm.
NTĐBH có một diện tích khá rộng lớn , dọc phía Đông giáp với quốc lộ 1A , có dòng suối Săn Máu chảy qua , được kè đá xanh với 4 cây cầu bắt ngang, 2 cầu sắt và 2 cầu đúc. Phía hạ nguồn có đập chắn để làm hồ Piscine (Tiếng Tây ngày xưa thường hay dùng), hai bên bờ có những bậc thềm đi xuống, cứ độ cuối tuần được ngăn nước lại cho khách thập phương về nghỉ mát. Sau này, rừng trên thượng nguồn bị tàn phá, gây ngập lụt và ô nhiễm, kè đá 2 bên Sau này bờ bị hư hỏng nặng, buộc phải phá con đập chắn đi để thông nước khi mùa lũ và coi như vĩnh biệt cái hồ Piscine.
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969_ dap nuocĐập nước ngăn suối thành cái hồ Piscine

NTĐBH được xây dựng như một công viên rộng lớn, theo hình bàn cờ, có nhiều cây xanh và thảm cỏ mượt mà. Cả thảy có 20 khoa điều trị, mà trước năm 1975 được gọi là trại, được đặt tên theo số thứ tự, chẵn dành cho Nam, lẽ dành cho Nữ. Ngoại lệ, không có trại 1 và 2 , được thay bằng trại quan sát Nữ và  trại quan sát Nam (Vào năm 1974 chuyển sang khu quân y, đổi tên thành trại Phượng và trại Dũng, mang tên 2 đứa con của cố bác sĩ giám đốc Tô Dương Hiệp); không có trại 15, được thay bằng trại Nhi Đồng; không có trại 17 và 18, được thay bằng Nông Trại Nữ và Nông Trại Nam. Đa phần các trại có hàng rào dăm bụt, mương thoát nước và lề cỏ may bao bọc. Đặc biệt trại 13 và trại 16 , được xây kiên cố như nhà tù, 1 lầu, 1 trệt, bên ngoài có tường cao giăng kẽm gai bên trên, cổng vào chật hẹp  kín bít, bên trong  trại có nhiều hàng rào song sắt. Nơi đây giam cầm bịnh án, những bịnh nhân đã từng giết người, hoặc dự tính giết người. Ngày xưa, những ai giả điên trốn lính, đưa vào đây đảm bảo hết điên ngay. Trại Nhi Đồng thì rộng rãi hơn những trại khác, có sân chơi, có cầu tuột, xích đu, bàn quay , ...( Thủơ nhỏ , bọn tui thỉnh thoảng vào chơi ké.) Ghét nhất, bịnh nhân nhi đồng thường hay khóc nhè. Nông Trại Nam và Nông Trại Nữ (Nay gọi là khoa phục hồi chức năng) bao gồm nhiều căn nhà nhỏ lẻ, nằm rời rạc, xung quanh có vườn tược. Bịnh nhân ở đây được tự do đi lại, hằng ngày ra đồng trồng trọt và vui thú điền viên. Trại 5 , trại 6 dành cho bịnh nhân nhà giàu hay người nước ngoài, ở đây trông rất tươm tất và sạch sẽ. Trại 20 là trại bịnh lao, vì sợ bị lây nhiễm tui chưa hề lui tới. Nói chung, từ trại 3 cho tới trại 10 có kiểu kiến trúc giống nhau, những trại còn lại được xây cất theo đặc thù của từng bịnh trạng.
Ngoài những khoa điều trị, còn có khoa xét nghiệm, khoa dược, nhà bếp, ban công xa, thủ môn (cổng gát), ... Đặc biệt, khu hoạt động liệu pháp, được xây bởi những dãy nhà dài tạo thành hình chữ U khép kín. Giữa sân có một cái đền nhỏ, trống quắc  không vách, với 4 chân cột hình rồng phụng, 4 mái ngói nghiêng  tựa như mái chùa, nền cao có thềm đi lên từ bốn phía. Trước đền là một hồ sen nhỏ, giữa hồ là tượng đài phật bà Quan Âm, nơi mà những bà chị trong xóm thường  ra cầu xin trước mùa thi cử. Trước dãy nhà nằm ngang là một sân khấu, dùng để tổ chức văn nghệ vào dịp lễ lạc. Trong khu nầy có nhiều xưởng thủ công, như : vẽ, điêu khắc, may, dệt, thêu, đan, mộc ,... những bịnh nhân có năng khiếu hoặc tay nghề được sinh hoạt ở đây với sự dìu dắt của nhân viên BV. Biết bao tác phẩm nghệ thuật được những người bịnh tâm thần gởi gắm, thêu dệt, khắc họa bằng cả tâm hồn đầy tỉnh táo của mình ở trong đó ,không thua kém gì nghệ nhân chuyên nghiệp.
Sâu phía trong là trại chăn nuôi, có 2 dãy chuồng trại, nuôi heo, gà, vịt và một đàn bò. Bên ngoài là đồng ruộng rộng khoảng 3 Hecta, trồng lúa, rau muống, khoai mì, khoai lang và rau cải các loại... .Những bịnh nhân đồng án hằng ngày đến đây làm việc với sự hướng dẫn của một kỹ sư nông nghiệp người Mỹ.
Mặt tiền bên phải NTĐBH là khu cư xá, bao gồm 7 dãy nhà, mỗi dãy 10 căn hộ, được chia làm 2 hàng, 5 dãy phố và 2 dãy phố. Ngoài ra, còn có 2 nhà tiền chế (Nhà mái vòm cong) dành cho người độc thân, được lính Mỹ xây vào khoảng năm 1971.
Phía trước cư xá, bên khia bờ suôi Săn Máu là trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện, có 5 phòng học và có 10 lớp được ra 2 buổi sáng chiều.
Trong cùng  là một nghĩa trang mênh mông, có 1 nhà xác, 2 nhà tang lễ dành cho Phật giáo và thiên chúa giáo, giữa 2 nhà tang lễ là một tượng đài xây bằng gạch. Phần bên phải nghĩa trang một dãy dài nằm cạnh đường tiếp giáp với sở Cải dành cho công nhân viên chức, phần còn lại là mồ mả bịnh nhân được chôn dày khít, đến độ muốn đi qua phải bước lên trên mộ. Vậy mà, đến những năm 80 đã không còn chỗ trống nữa. Tận cùng của NTĐBH cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của những bịnh nhân không còn người thân nữa, cùng với nhiều công nhân viên chức, trong đó, có cả Ngài cố BS giám đốc Nguyễn Văn Hoài, nguyện cùng sống, chết chung với người điên.
Thi thoản , xem những vở hài kịch, người ta ví Biên Hòa là nhà thương điên, tui không thể nào cười nổi, vì nó quá lạt phèo, lạt nhách, cứ pha đi chế lại cũng mấy chữ NTĐBH. Không biết từ bao giờ? Tác giả nào? Soạn giả nào? nhà biên kịch nào là người đầu tiên đã đồng hóa nghĩa  Biên Hòa với Nhà Thương Điên trong tác phẩm của mình? Để đến tận ngày nay  vẫn còn nhiều người bắt chước . Cũng một  phần , do cái tên của bệnh viện trước đây thường gắn liền với cái chữ Biên Hòa. Chắc chính vì vậy,mà gần đây mấy Ngài ở bộ y tế đã quyết định đổi tên thành BV Tâm Thần Trung Ương 2 và cái chữ Biên Hòa không còn hiện diện nữa.
Xin mượn 2 câu thơ của anh Phạm Hoài Nhân để tạm kết thúc phần nầy.
          Chưa đi chưa biết Biên Hòa.
   Đi rồi mới biết có Nhà Thương Điên.

Lê Quang Trường

___________________________________________________________________________________________

2./ Trường Tiểu học Dưỡng Trí Viện

Biên Hòa không chỉ có Nhà thương Điên, mà còn có... Trường Điên. Đó là ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Cộng đồng Dưỡng Trí Viện, ngôi trường do chính Dưỡng Trí Viện Biên Hòa lập ra. Điều này không mấy người biết, kể cả... tôi, người đã sống ở Biên Hòa hơn 30 năm. Giờ thì bạn hãy nghe chính một người học trò trường điên này kể về ngôi trường của mình nhé. À, dĩ nhiên người kể không... điên, đó là nhà văn Thu Trân.


Trường điên
Hồi Ký của Thu Trân 

blank
Tôi thích hoài niệm. Quê tôi có sông Đồng Nai nhiều khúc quanh, lên thác xuống ghềnh theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Con sông cũng ôm trọn những vòng đời, chứa chan tình đời và tha thiết ơn đời. Má tôi bảo, nhờ có sông thiêng Đồng Nai nên đất Biên Hoà là “đất phật”. Chiến tranh ác liệt thế nào, đến địa đầu Biên Hoà thì tiếng súng im bặt, các bên giải quyết hằn thù với nhau theo kiểu ôn hoà chứ không phải bắn giết nhau nữa. Đất còn “phật” ở chỗ có Nhà thương điên Biên Hoà (bây giờ là Bệnh viện Tâm thần trung ương 2) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1915. Người địa phương cố cựu gọi đây là “nhà thương ơn phước”. “Ơn phước” bởi luôn có hàng trăm người bệnh tâm thần bị bỏ rơi được bệnh viện cưu mang và chăm sóc cho đến hết đời. Cũng nhờ chuyện ơn phước này mà bọn nhỏ chúng tôi trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng được học một ngôi trường ơn phước. Trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện.
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Phòng học lớp 2Trường Dưỡng Trí Viện lớp 2 và 3

Trường Dưỡng Trí Viện (DTV) còn được người dân Biên Hoà gọi là trường nhà thương điên. Bởi đây là ngôi trường nằm trong khuôn viên đất bệnh viện, được bác sĩ giám đốc Nguyễn Văn Hoài (giám đốc người Việt đầu tiên của bệnh viện, các thời trước đó toàn người Pháp) cho xây dựng để dạy dỗ con em y bác sĩ và nhân viên bệnh viện. Trẻ con các vùng lân cận cũng được vô tư cho vào học, không vấn đề gì (chuyện học hành ngày xưa dễ lắm thay!). Tôi là một trong vài chục học trò thuộc diện “trái tuyến” ấy. Trường luôn có mười lớp, từ lớp một đến lớp năm, năm lớp A dành cho con trai, năm lớp B dành cho con gái. Con trai và con gái luân phiên nhau học tuần sáng tuần chiều. Tuần học buổi sáng, hầu như không học trò lớp năm nào thích nghỉ học vì được hát quốc ca và kéo cờ.

Học trường nhà thương điên chỉ buồn mỗi tội là, đi thi thố gì với các trường khác trong tỉnh Biên Hoà (thời ấy) cũng bị gọi “mấy đứa trường điên”. Thiệt thòi chút xíu nhưng bọn tiểu học cộng đồng cả tỉnh đều phải ngả mũ chào “bọn điên” chúng tôi trên nhiều phương diện: học giỏi, ngoan, lễ phép và năng động. Có người lớn xấu miệng bênh “phe đối lập” của trường tôi trong các cuộc thi bảo: “Tụi nó có... máu điên hay sao mà thi cái gì cũng hăng quá trời!”. Hề gì. Thầy Thạch Đông chuyên đi chiếc Vespa xanh cũ mèm là hiệu trưởng trào cuối cùng trước ngày miền Nam giải phóng yêu thương xoa đầu chúng tôi bảo: “Họ nói gì kệ, các con học giỏi và ngoan là thầy vui rồi!”. Chúng tôi thương thầy hiệu trưởng như thương cha. Bao giờ thầy cũng nghiêm khắc và vui đùa đúng mực. Đứa lười học bị thầy kêu lên văn phòng dạy dỗ, lấy cây thước dài khẻ hai cái vào hai lòng bàn tay đỏ rần mà sợ... tới già! Giờ chơi, sân trường rộng, chúng tôi túa ra như bầy ong vỡ tổ đúng nghĩa (không “giả định” như trong những bài văn mẫu bây giờ) chơi lò cò, chơi ô ăn quan, chơi trốn tìm, chơi nhảy nụ... Thầy đi loanh quanh nhìn bọn nhỏ chơi đùa, đôi khi “phụ ăn gian” bốc đứa chơi trò nhảy nụ bé hạt tiêu bay qua mấy tầng bàn tay bàn chân của đám nhỏ ngồi bên dưới. Ê, thầy ăn gian... thế là thầy rụt đầu, le lưỡi chạy mất. Bây giờ không biết thầy có còn khoẻ. Ít gì, năm nay chắc thầy cũng phải tám mấy chín mươi tuổi rồi!
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa_picsinngay bên hông trường là dòng suối Săn Máu được cẩn đá xanh, thành 1 picsine có trồng hoa ven quanh

Bị kêu là “trường điên” nhưng chưa bao giờ tôi thôi tự hào về ngôi trường be bé xinh xinh được xây theo kiến trúc kiểu Pháp nằm hiền hoà bên dòng suối Săn máu róc rách chảy suốt ngày đêm. Ngay lúc bọn học trò nhỏ mới cắp cặp đến trường, thầy hiệu trưởng đã dạy: “Học trò DTV phải độ lượng, khoan dung và học giỏi”. Học giỏi thì nhất định rồi. Còn sao phải độ lượng, khoan dung?
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Phòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970Phòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970


Chúng tôi đã có một tuổi thơ dài “chơi” với những người điên. “Chơi” với những người khốn khổ, không bình thường ấy phải độ lượng và khoan dung. Thầy hiệu trưởng đã dạy chúng tôi độ lượng, khoan dung theo kiểu tuổi thơ mình. Trước tiên thầy bảo phải biết thương yêu, chia sẻ với người bệnh; không được hỗn hào, “chơi xấc” người bệnh. 

Ngày xưa, DTV Biên Hoà chữa bệnh tâm thần theo kiểu hướng ngoại nhiều hơn là dùng biệt dược như bây giờ. Đây cũng là chủ trương của bác sĩ Hoài, ông yêu thương người bệnh tâm thần như người thân trong gia đình (hiện tên ông được đặt cho con đường băng ngang bệnh viện). Sau thời gian dùng thuốc và sốc điện, người bệnh chuyển sang giai đoạn “ổn tạm thời” được cho hoà nhập cộng đồng (người bệnh tâm thần không bao giờ hết hẳn bệnh, đây cũng là lý do khiến nhiều người bị gia đình bỏ rơi). Có cả một xưởng thủ công trong bệnh viện dành cho người bệnh chằm nón, đan dây, xay lúa... Ngoài giờ lao động, các quí vị “ngoài vùng phủ sóng” được đi lang thang khắp nơi. Tất nhiên, trường DTV bên cạnh là một trong những điểm đến hấp dẫn. Tiếp xúc với trẻ con hồn nhiên, người bệnh dễ quân bình tâm trí hơn, mau hết bệnh hơn- thầy hiệu trưởng bảo thế.

Giờ chúng tôi học, họ đi tới đi lui ngoài hành lang, người tréo chân ngồi đọc sách, người ngồi thu lu một góc ngủ gà ngủ gật. Vậy mà thầy hiệu trưởng nói, họ nghe hết: “Các ông các bà đi khẽ nói nhẹ cho bọn nhỏ học hành nghen!”, gật đầu dạ dạ rồi xoè tay xin thầy cục kẹo hoặc điếu thuốc. Họ ngồi chồm hỗm thành hàng ngoài hành lang lớp tôi, phà khói thuốc mù trời, tuyệt nhiên không tiếng xì xầm, không bất cứ tiếng động nào chi phối bọn trẻ chúng tôi học hành, thương vậy!

Giờ ra chơi thì đủ kiểu. Ông leo cây bả đậu (thân gai mà leo được mới hay!) trong sân trường hái trái khô đập ra, dùng dao lam khắc múi trái thành hình con cá con tôm cho bọn trẻ. Bà năn nỉ đứa nhổ tóc sâu rồi hát cho nghe một bài. Có đứa đòi cả múa, bà chiều luôn. Đám đông đứng quanh người bệnh xem hát múa là chuyện rất thường trong sân trường tôi. Có ông Thông râu quai nón chuyên nhặt chuột gà chết về làm “đại tiệc” trong góc hàng rào rậm rì dây leo của trường. Vừa nấu ăn ông vừa đọc Kiều hoặc Lục Vân Tiên, giờ chơi chúng tôi bu quanh nghe, riết rồi đứa nào cũng nhập tâm vài câu. Ăn chuột gà mắc dịch mắc toi suốt năm suốt tháng vậy mà ông Thông vẫn ngày càng mập mạp, phương phi! Có ông đi ba bước lùi hai bước đi hoài không hết một vòng sân trường, cứ đi hoài đi hoài như một sứ mệnh thiêng liêng. Hôm tôi bệnh nghỉ học, nằm sốt mê man ở nhà, nhắm mắt lại là thấy ông đi ba bước lùi hai bước đi vòng vòng cột cờ, đi mãi đi mãi đến nỗi tôi có cảm giác chóng mặt tuột luôn xuống giường. Không biết tên ông, chúng tôi cứ gọi là “ông đi ba bước lùi hai bước”. 
 
blank
Bệnh nhân trong Bệnh viện Tâm thần TW 2

Sự cố thỉnh thoảng vẫn xảy ra giữa đám trò nhỏ và những người bệnh tâm thần tội nghiệp. Nga, nhỏ học trò phá như con trai lớp tôi, có lần bôi xác kẹo chewing gum lên tóc bà cụ chuyên lấy nước cổ trầu (bà nhai) bôi đầy mặt đầy tay bà. Ngồi gỡ xác chewing gum mãi không được, bà khóc hu hu như đứa trẻ. Sự việc vỡ lỡ, thầy hiệu trưởng bắt Nga vòng tay xin lỗi bà, xong cô bạn phải nằm xuống giữa sân trường, thầy đét cho hai roi vào mông nhớ đời. Thầy răn dạy chúng tôi: “Người bệnh tâm thần cũng là những người cần được đối xử công bằng. Các con không được xúc phạm họ”. Chính thầy đã dắt tay bà cụ lên trại, xin lỗi bác sĩ phụ trách trại và nhờ người cắt tóc cho cụ. Được quan tâm, bà cụ tâm thần càng khóc to, khóc như chưa bao giờ được khóc. Đêm ấy trời mưa dầm rả rích, tôi ngủ mơ thấy thầy hiệu trưởng dắt tay bà cụ vào một vườn cây đầy hoa trái... Vài tháng sau, ông đi ba bước lùi hai bước băng ngang đường trước trường tôi bị xe GMC to đùng của Mỹ cán chết. Nga mếu máo giải thích giữa đám bạn bè trèo lên bậc hàng rào ngóng ra ngoài xem tai nạn: “Ổng chết vì tội tiến có một bước mà người lái xe tưởng ổng bước những ba”. Rồi ôm mặt khóc oà. Thầy hiệu trưởng đứng sau bước đến ôm nó vỗ về: “Đừng khóc, ông nhẹ nhàng rồi con ạ!”.

Ký ức tuổi thơ tôi vương vấn hoài chuyện giờ chơi cả bọn rủ nhau trốn thầy hiệu trưởng nhảy qua con đập ngăn suối sau trường. Đó là những tảng bê-tông phẳng rộng, cách đều nhau một bước chân người lớn. Suối có dòng chảy sâu, trong xanh mát mẻ bốn mùa. Tức cảnh sinh tình, bọn trẻ rủ nhau nhảy chơi thôi. Tuổi nhỏ ngu khờ dại dột đâu biết chuyện mình làm nguy hiểm. Có lần một đứa hụt chân rơi xuống đập bị nước suối cuồn cuộn cuốn đi. Nhanh như cắt, một chú điên đang tắm gần đó đã bơi ào ra quắp lấy nó mang vào bờ. Nó sợ tái xanh mày mặt, trán va vào đá máu tuôn xối xả. Tay chân chú điên cũng rướm máu vì chà xát phải bọn đá nhọn ven lòng suối. Lần đó thầy hiệu trưởng gửi thư cảm ơn chú thông qua bác sĩ phụ trách trại và tặng cho chú một bộ đồng phục mới. Khi bọn trẻ chúng tôi tán dương chú như tán dương một anh hùng thì chú chẳng biết, chẳng quan tâm gì; thong dong mặc bộ đồng phục mới, bước sải chân trên đường, nghển cổ hát vang đầy phấn khích: Ai đang đi trên đường đi, hãy hát vang lên câu hò lâm ly, vô đây em, dù trời mưa anh vẫn đưa em về, anh vẫn đưa em về...

Cảm giác bọn trẻ cả trường xếp hàng đôi dắt nhau lên trại để chích ngừa các bệnh nguy hiểm với chúng tôi ngày ấy quả thật lạ lùng! Bận chích nào cũng có một cô điên hay chú điên tỉnh nhiều, tương đối sạch sẻ ôm lấy đứa chuẩn bị được chích. Trong vòng tay chắc nịch của người bệnh, chúng tôi nép một bên mặt vào ngực họ và nhắm mắt lại... chờ chích, thế là không thấy đau gì cả!

Thân thương, trìu mến với những người bệnh khốn khổ, bất hạnh như thế mà chúng tôi lớn lên và trưởng thành tự bao giờ. Tất nhiên là dưới chiếc đũa điều khiển tài hoa của nhạc trưởng- thầy hiệu trưởng. Cứ thế cứ thế, hết tốp này đến tốp khác làm rạng ngời danh tiếng học trò trường điên.

Bao năm qua rồi nhưng chuyện tuổi thơ tôi gắn bó với người bệnh tâm thần vẫn mồn một như mới ngày hôm qua. Nó đẹp rạng ngời như viên ngọc càng mài càng sáng. Tôi kể hai con nghe. Chúng mê như nghe chuyện cổ tích. Có lúc còn hỏi: “Nước mình còn có một trường điên nào như vậy không mẹ?”. Con chị ra vẻ thạo đời, nạt nộ thằng em: “Lại kêu trường điên, trường điên sao mẹ viết văn làm báo nuôi mày khôn lớn?”. Nói chuyện viết văn mới nhớ, bọc lóc nhóc trường DTV ngày xưa sau này lắm người thành đạt. Khi chuyển lên trung học, thi vô “trường oách” nhất tỉnh như Ngô Quyền là chuyện nhỏ. Còn bây giờ, khối nhà văn nhà báo kỹ sư bác sĩ nguyên... mài mòn đũng quần trên ghế trường điên! Dù không... điên, nhưng chúng tôi cũng lắm lắm tự hào với mái trường điên nằm trong khuôn viên nhà thương điên với các “nguyên bệnh nhân” là những bậc tiền bối tài năng được cả nước ngả mũ kính chào: nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Nguyễn Ngu Í... Trẻ hơn một chút có nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, không biết điên thiệt hay giả thời chinh chiến mà cũng từng “nằm vùng” nhà thương điên với sự ra đời tập thơ Thiên tai nổi tiếng.

Tiếc là trường điên của tôi bây giờ đã bị xoá sổ. 

Sau ngày miền Nam giải phóng, hoạt động trường không còn dính líu gì đến bệnh viện nữa. Phương pháp trị liệu hướng ngoại của bệnh viện thu hẹp dần, người bệnh ổn định không còn được cho lang thang như ngày xưa. Sau giải phóng, trường được rào tách hẳn với bệnh viện. Suối sau trường không được nạo vét, để lâu ngày, đất và rác bồi còn dòng chảy nhỏ xíu; suốt ngày xông lên mùi hôi thối bởi các làng làm tinh bột trên thượng nguồn xả chất thải gây ô nhiễm. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, trường ngập lênh láng. Mùa mưa, thầy trò kéo nhau nghỉ dạy và học liên miên. 
 
blank
Bệnh viện Tâm thần TW 2 ngày nay

Một lần chạy xe ngang trường, tay lái tôi bỗng quýnh quáng khi thấy người ta... đập trường. Mấy đầu rồng đầu cá làm bằng gốm phủ men sứ Đông Dương xanh lóng lánh được đính trang trí trên đầu mái ngói các lớp học bị đám người lực điền dùng búa đập rơi lả tả. Mớ cột kèo gỗ lim bóng loáng được gom lại kêu thương lái tới định giá. Tôi bần thần dừng xe ngoài bờ cỏ, hai mắt nóng lên, nghe tuổi thơ mình rơi rơi...

Sau về nghĩ lại bỗng thấy cái có lý trong muôn trùng cái vô lý ở thời mà người ta hay mượn danh núp bóng để thực hiện sự phát triển không bình thường: thời công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Bất lực bởi không phục hồi được dòng suối cỏn con chưa chắc là lý do người ta đập bỏ không thương tiếc một mái trường xưa để thay vào đó là cây xăng của một doanh nghiệp hoành tráng!

Cũng đâu có gì phải băn khoăn nhỉ, khi Đồng Nai để trôi tuồn tuột nhiều giá trị phi vật thể còn đáng giá gấp bao nhiêu lần mái trường điên của tôi.

Trại giam Tân Hiệp một thời khắc cốt ghi xương với chiến công phá khám lẫy lừng của các chiến sĩ cách mạng từng được bàn bán rẻ để phá bỏ xây công ty hay doanh nghiệp gì gì đó. Khi ngăn chặn được chuyện bán chác động trời này thì nhiều công trình trại giam đã bị phá bỏ. Nay một phần nhỏ khuôn viên trại giam được giữ lại trên tinh thần “phục hiện di tích”, phần lớn đất còn lại được bán cho ngân hàng.

Cũng như cụm di tích lăng mộ Trịnh Hoài Đức- một trong Gia Định tam gia, công thần của triều Nguyễn- ở phường Trung Dũng, Biên Hoà được xếp là Di tích lịch sử quốc gia. Cụm di tích rất đặc biệt với lăng mộ ông cùng hai người vợ, mộ các cận thần, mộ tuỳ tùng, mộ ngựa... nhưng nằm rải rác, xen kẻ với nhà ở, quần áo, ngũ cốc phơi khắp nơi của người dân địa phương. Mãi không tổ chức giải toả, khoanh vùng được nên chỉ có phần mộ ông và hai bà là được tôn tạo, nhang khói. Còn mộ các cận thần, tuỳ tùng, mộ ngựa... vẫn nằm chơ vơ như những nấm mồ hoang. Tiếc cho một di tích “không đụng hàng”- mà không phải quốc gia nào cũng có!
Thu Trân
blank
06 Tháng Hai 2019
(Xem: 4498)
Dưới đây là một số thủ thuật nấu ăn của các đầu bếp nổi tiếng thế giới đã được Bright Side tổng hợp lại.
04 Tháng Hai 2019
(Xem: 5324)
Anh bảo, khi tôi sang xứ người, nên tìm đến cái Hội Bảo Vệ Súc Vật, để nhờ họ che chở. Và nhớ hỏi họ, rằng giữa vùng rừng núi Việt Nam, có những "con khỉ người" đang bị sơn mặt, họ có bảo vệ không?
26 Tháng Giêng 2019
(Xem: 5867)
Người làm vườn có biệt danh ‘Godfather of the English Rose’ (tạm dịch: Cha đẻ của những đóa hồng Anh), đã qua đời ở tuổi 92,
26 Tháng Giêng 2019
(Xem: 6509)
Từ lâu, hoa mai chơi Tết đã trở thành cái thú tao nhã của người dân Việt Nam. Trong số các loại mai ấy, danh tiếng nhất là nhất chi mai.
21 Tháng Giêng 2019
(Xem: 5046)
Người uống rượu đỏ mặt dễ bị ung thư? Coi chừng: Tiếng động nghe trong đầu có thể là bệnh thật chứ không phải tưởng tượn
19 Tháng Giêng 2019
(Xem: 7585)
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thỉnh thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm.
10 Tháng Giêng 2019
(Xem: 4229)
Vào thời khắc giao thừa, tất cả các ngôi chùa và đền ở Nhật Bản đánh 108 tiếng chuông để xua đuổi 108 cảm xúc ma quỷ của con người.
07 Tháng Giêng 2019
(Xem: 8894)
Em xin các cô bác, anh chị đã, đang và sắp đọc những giòng tự sự này một lời xin lỗi nếu như em có viết sai một ít chi tiết nào đó,
05 Tháng Giêng 2019
(Xem: 5158)
Với một số loại thực phẩm, thời điểm chúng mọc mầm chính là lúc các chất dinh dưỡng dự trữ được kích hoạt và trở nên rất dễ hấp thụ cho cơ thể.
03 Tháng Giêng 2019
(Xem: 4995)
Có, anh có quên, anh đã để quên lại nơi đây một BÀI HỌC cho tất cả những ai làm con, và để quên lại niềm HY VỌNG cho tất cả những ai làm cha ”.
03 Tháng Giêng 2019
(Xem: 6376)
Sẽ có những lúc bạn mệt nhoài và cảm thấy chán nản cuộc đời này. Nhưng đừng vội, trước khi quyết định điều đó hãy đọc qua bài viết này!
31 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5193)
Bạn ta..( gởi các bạn đọc cuối năm để ...lạc quan, suy gẫm về...mình và bằng hữu của mình
28 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5806)
‘Mona Lisa’, ‘Người đàn bà xa lạ’ hay ‘Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai’ là những tác phẩm tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ - niềm cảm hứng bất tận và là một đề tài muôn thuở của hội họa.
28 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 4834)
ĐỪNG MUA CHIẾC TÚI TRỊ GIÁ 300 USD MÀ TRONG ĐÓ KHÔNG CÓ GÌ CẢ. MUA 01 CHIẾC TÚI TRỊ GIÁ 10 USD THÔI VÀ TRONG ĐÓ CÓ 290 USD. ĐỪNG ĐỂ MÌNH PHÁ SẢN VÌ CỐ LÀM RA VẺ GIÀU CÓ".
18 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5021)
Bệnh đau cổ vai gáy, đau lưng hay đầu gối… không chỉ tác động tại điểm đau, mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh khác
17 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 4953)
Tạo hóa ban cho Trái Đất nhiều cảnh quan tự nhiên vô cùng ấn tượng, hành tinh tuyệt đẹp của chúng ta có vô vàn kiệt tác
17 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 6675)
Con người đến độ tuổi nào đó, cần phải nghĩ thoáng một chút, yêu bản thân nhiều hơn một chút, thường xuyên nuôi dưỡng một tâm hồn đẹp và một trái tim trầm tĩnh
09 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 4982)
Nếu bạn bị bầm tím, hãy bôi kem đánh răng vào vết bầm và băng lại để qua đêm, vết bầm tím sẽ nhanh chóng biến mất.
06 Tháng Mười Hai 2018
(Xem: 5506)
Chinh phục 10 con đường nguy hiểm, rùng rợn trên thế giới sẽ khiến du khách cảm thấy tự hào nhưng đôi khi cũng phải đánh đổi mạng sống.
25 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5375)
*BỊ ONG ĐỐT*: hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích. *CAO MÁU*: ăn nhiều rau cần (Celery). *CHÁN ĐỜI*: uống B-complex và amino acid. *CHOLESTEROL*: uống sinh tố E.
25 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5518)
lễ Thanksgiving cũng là dịp mà chúng ta, những công dân hội nhập vào Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ có cơ hội ngồi bên nhau trong tâm tình biết ơn nước Mỹ.
21 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 4989)
Bạn có biết, lễ Tạ ơn đầu tiên trên thế giới được kéo dài tới 3 ngày, khoảng 280 triệu con gà tây được tiêu thụ trong ngày lễ Tạ ơn...?
21 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 6210)
Dưới đây là những người thầy vĩ đại nhất trong lịch sử, những người đã góp phần thay đổi cả thế giới nhờ những bài học và phát minh của họ.
17 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 4772)
12 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5004)
Bạn có biết những thói quen xấu sẽ làm giảm tuổi thọ? Bạn muốn sống lâu, sống khỏe sống có ích hay sống trong bệnh tật?
05 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5212)
Hãy kiên trì thực hiện trong vài tháng, tía tô sẽ giúp bạn ngăn ngừa triệt để các triệu chứng của gút gây ra. Chúc bạn sống vui khỏe.
05 Tháng Mười Một 2018
(Xem: 5827)
Ông Tân té lọi cổ, nhưng ổng viết: Gặp xui mà cũng có cái hên. “Từ rày về sau, khi vợ gọi, tôi chỉ cần dạ mà không cần khoanh tay cúi đầu như xưa.”
15 Tháng Mười 2018
(Xem: 5583)
1. Nên làm gì khi ăn cay đến mức chảy nước mắt?
15 Tháng Mười 2018
(Xem: 5687)
19 bí mật ít người biết đến của những dãy núi đẹp nhất thế giới
15 Tháng Mười 2018
(Xem: 4896)
Mời bấm vào link bên dưới để xem:
07 Tháng Mười 2018
(Xem: 5703)
Làm sao tôi kể hết được những “huyền thoại” đó, nay đã thành “thần thoại” như chẳng bao giờ có thật vì không thể tìm lại được nữa.
18 Tháng Chín 2018
(Xem: 11200)
Giống như khúc đuôi còn nằm kẹt đâu trong lòng. Chị vói tay lên đầu võng rút cái khăn lông đắp vội lên mặt, bởi vì chị vừa nghe mí mắt mình mọng nước! Từ đó chị Tư Ù thôi ca vọng cổ.
07 Tháng Chín 2018
(Xem: 7830)
Ai cũng biết ớt có vị cay, nhưng không nhiều người biết ớt có rất nhiều giống khác nhau. Và vị cay của chúng cũng hoàn toàn khác nhau.
18 Tháng Tám 2018
(Xem: 11820)
Nhiều người chưa tin vào sự kỳ diệu của việc bấm huyệt, kể cả cựu Tổng thống Mỹ, cho đến khi được chứng kiến. Nếu biết ứng dụng, sức khỏe của chúng ta sẽ có sự cải thiện vượt bậc.
03 Tháng Sáu 2018
(Xem: 5759)
Bây giờ, bạn có thể làm hai việc: 1) Quăng thư điện tử này đi, hoặc... 2 ) Gửi thư này cho tất cả những ai bạn coi là quan trọng… kể cả người đã gửi cho bạn.
19 Tháng Năm 2018
(Xem: 22157)
Việc nắm được quy luật dấu hỏi và dấu ngã của lớp từ láy và lớp từ Hán Việt sẽ giúp ta giảm được nhiều lỗi chính tả. Có những lỗi chính tả chúng ta viết sai mà không biết mình viết sai.
19 Tháng Năm 2018
(Xem: 6511)
Google Maps là một công cụ tuyệt vời giúp khám phá các địa điểm xung quanh. Nhưng ứng dụng Google Maps thực ra còn hơn cả một bản đồ đơn thuần, với rất nhiều tính năng mạnh mẽ,
07 Tháng Hai 2018
(Xem: 9296)
Trước thiên nhiên hùng vĩ, con người thật nhỏ bé và cuộc sống thật mong manh.
14 Tháng Giêng 2018
(Xem: 10075)
Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai.
10 Tháng Giêng 2018
(Xem: 11317)
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thỉnh thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm
07 Tháng Giêng 2018
(Xem: 5731)
Florence Trần là đạo diễn phim tài liệu "Kim tự tháp Kheops, những khám phá nhiệm mầu" vừa công chiếu tại Pháp ngày 28/11.
02 Tháng Giêng 2018
(Xem: 8051)
Cần phân biệt X-RAYS, CT SCAN, MRI, PET SCAN , ULTRA SOUND
28 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 5130)
Tết dương lịch sắp tới rồi, mỗi nước sẽ có cách đón Tết khác nhau. Hãy cùng xem những phong tục độc đáo vào Tết dương lịch tại các nước khác nhau ra sao.
17 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 5061)
Montreal (còn gọi là Mộng Lệ An) là thành phố duy nhất của Canada (và cũng là thành phố duy nhất trên thế giới) mà Pháp ngữ và Anh ngữ được công nhận là hai ngôn ngữ chính thức.
12 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 5653)
Còn không em những hàng me nơi chúng ta thường hẹn. Hay chỉ còn trong ký ức mùa đông về những hàng me ở Sài gòn; chỉ còn huyễn hoặc trong tim mình…
08 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 8688)
Ôi… Sài Gòn cũ, ai cười đó?? Ôi.. Sài Gòn ngày xưa của tôi, Sài Gòn trong hai mươi năm tôi trẻ, tôi sống, tôi viết truyện, tôi làm báo, tôi yêu, tôi vui
07 Tháng Mười Hai 2017
(Xem: 7486)
Chút kiến thức về tiểu sử và công trình của một con người tài ba kiệt xuất... Gustave Eiffel.
19 Tháng Mười 2017
(Xem: 16111)
19 Tháng Mười 2017
(Xem: 9640)
Coi cho Vui - 1 số hình chỉ là ý tưởng
24 Tháng Chín 2017
(Xem: 5903)
Những món đồ dưới đây xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày rất nhiều nhưng không ngờ chúng ta đã hiểu sai cách sử dụng của chúng bấy lâu nay.
08 Tháng Chín 2017
(Xem: 6682)
Cung điện Potala là cung điện cao nhất thế giới, nằm ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng. Cung điện này được coi là biểu tượng của Phật giáo Tây Tạng.
25 Tháng Tám 2017
(Xem: 8924)
Theo bí quyết Đông y, 11 cách vỗ tay này giúp bạn tác động đều đặn lên các huyệt vị, giúp phòng và chữa bệnh từ đầu đến chân. Hãy thử để nhận về các lợi ích dài hạn.
13 Tháng Tám 2017
(Xem: 7451)
Sau đây là các bước hướng dẫn kết nối tự động YouTube trên các thiết bị Android vào TV mà không cần đến Chromecast:
04 Tháng Tám 2017
(Xem: 6715)
1. Smart homes - Nhà thông minh - 2. Virtual Secretaries - Thư ký/trợ lý ảo - 3. AI doctors - Bác sĩ trí tuệ nhân tạo - 4. Care robots - Robot giúp việc - 5. Self-driving cars - Xe tự lái
03 Tháng Tám 2017
(Xem: 7142)
Xin ghi lại đặc sản nổi tiếng không kém để quý vị thưởng thức món ngon “đệ nhất Nam Bộ”. Đến bậc vua chúa còn thèm đó là “con đuông chà là”.
27 Tháng Bảy 2017
(Xem: 9193)
Hyperloop là một sáng kiến mới, là một hệ thống tàu siêu tốc, để di chuyển người và vật ở tốc độ máy bay, với mức giá của một vé xe đò - STEVEN DUONG Gương thành công người Việt Hải Ngoại
22 Tháng Bảy 2017
(Xem: 7377)
Phím tắt giúp người dùng sử dụng máy tính hiệu quả hơn thông qua việc kết hợp các phím với nhau để gọi một tính năng nào đó, thay vì phải tìm chọn thủ công
11 Tháng Bảy 2017
(Xem: 6933)
Đây không phải là chuyện tình lâm ly, ướt át, mặc dù câu chuyện có thật và cảm động. Cô gái đã trao trọn trái tim mình cho chàng trai trẻ chưa một lần quen biết.
10 Tháng Bảy 2017
(Xem: 6621)
Đứng trước những hang động tuyệt đẹp rộng lớn, du khách cảm thấy nhỏ bé và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của tự nhiên.
04 Tháng Bảy 2017
(Xem: 6230)
Cơ quan Quan Thuế và Bảo Vệ Biên Giới Hoa Kỳ (CBP) khuyến khích du khách những điều cần “Biết Trước Khi Đi” khi sang Hoa Kỳ du lịch, hoặc trở về quê hương trong mùa Hè này
17 Tháng Sáu 2017
(Xem: 7469)
Được xây dựng đã lâu nhưng các cây cầu độc đáo ở Huế, Hội An, Nam Định... vẫn giữ được nét đẹp kiến trúc thuở ban đầu.
26 Tháng Năm 2017
(Xem: 9895)
Đây là 1 trong 5 công trình kiến trúc tôn giáo nổi bật nhất ở miền Nam California
09 Tháng Tư 2017
(Xem: 14459)
Lưu lại khi cần dùng nhé: Cách chữa 46 loại bệnh tật bằng mẹo không cần thuốc. Xin chân thành cảm ơn giáo sư
07 Tháng Tư 2017
(Xem: 7417)
Mặc dù mang tên Biển Chết, nhưng nơi đây không chết bao giờ, luôn mang một sức sống mãnh liệt
18 Tháng Ba 2017
(Xem: 21103)
Người Nhật sống lâu nhất thế giới chỉ nhờ… ngón tay! Không phải bỗng nhiên người Nhật sống thọ đến vậy…
12 Tháng Ba 2017
(Xem: 11229)
03 Tháng Ba 2017
(Xem: 8069)
Đô thị cổ nằm lưng chừng núi, bên cạnh những dòng suối trong mát Đẹp Như Tranh Vẽ
25 Tháng Hai 2017
(Xem: 720671)
Những bức ảnh hiếm còn sót lại của Việt Nam xưa những năm 1850-1950 dưới đây sẽ giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ.
14 Tháng Hai 2017
(Xem: 21084)
Có thể chỉ 5 năm nữa, người Sài Gòn chỉ còn biết đến cái tên Chợ Cũ qua tác phẩm của Vương Hồng Sển hay một vài tư liệu nào đó về Sài Gòn xưa.
31 Tháng Giêng 2017
(Xem: 12170)
Như một giấc ngủ dài đến mức quên thức dậy, bất chợt một ngày, người ta hay tin bài hát Ly Rượu Mừng đã không còn bị cấm nữa.
28 Tháng Giêng 2017
(Xem: 11350)
Sửng sốt trước những bức chân dung được vẽ trên lòng bàn tay
09 Tháng Giêng 2017
(Xem: 22334)
Đây là một số hình ảnh về những khu vườn TRỒNG CÂY LẤY QUẢ THEO LỐI CÔNG NGHỆ MỚI
05 Tháng Giêng 2017
(Xem: 16310)
Tôi cũng như ông, đời biệt xứ Trẻ ra đi, già vẫn tha hương Mấy chục năm buồn trên xứ lạ Tôi đọc thơ ông nát cả hồn.
29 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 27507)
Hãy tưởng tượng khi bước vào cuối ngõ Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui
22 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 28660)
Hỡi căn nhà của ta thời tuổi trẻ Của những chiều mưa buồn gõ xuống mái tôn Những buổi sáng nắng lùa qua khe cửa Vẫn theo ta những đêm tuyết mịt mùng
17 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 6569)
Phần đông người dân trên toàn thế giới đều xem Giáng sinh là một trong những dịp lễ hội lớn và luôn được mong chờ nhất trong năm.