Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - VÀI KỶ NIỆM VỀ HAI NGƯỜI ANH ĐỒNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG NGÔ QUYỀN VỪA RA ĐI

23 Tháng Tám 20209:38 SA(Xem: 8181)
GS. Huỳnh Công Ân - VÀI KỶ NIỆM VỀ HAI NGƯỜI ANH ĐỒNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG NGÔ QUYỀN VỪA RA ĐI




 VÀI KỶ NIỆM VỀ HAI NGƯỜI ANH ĐỒNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG NGÔ QUYỀN VỪA RA ĐI



image003

Anh Hà Tường Cát, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm  khoá 4 (1964) cùng khóa và cùng bộ môn sử địa với hai người bạn tôi là Lâm Văn Bé và Nguyễn Bình Tưởng trước tôi một khoá, khoá 5 (1965) ban toán.  Anh Bé, tôi và anh Tưởng (đã mất) lần lượt định cư ở Canada. Còn tôi nghe nói anh Cát phải đi cải tạo tới 11 năm trước khi sang Mỹ. 

 

Tôi biết anh Cát khi cùng làm việc chung ở  hội đồng chấm thi tú tài ở Sài Gòn. Dáng người cao, gầy, gương mặt khắc khổ của anh ngược hẵn sinh hoạt năng động của anh khi trong tổ chức CPS (Phát triển sinh hoạt học đường), Hội Thanh Niên Thiện Chí Việt Nam trước 1975 và sau khi sang Mỹ là Tổng thư ký báo Người Việt ở nam Cali. 

 

Năm 1969, khi về dạy ở Ngô Quyền, tôi gặp lại anh Cát. Một ngạc nhiên đến với tôi lúc đó là ngoài việc dạy sử địa anh Cát còn lấn sân qua dạy môn toán của tôi. Thì ra khi ở đại học anh cũng như tôi thích môn toán nên anh có ghi danh học toán ở trường đại học khoa học.

 

Năm 1972, anh Cát được đưa về bộ Dân Vận Chiêu Hồi tổng giám đốc một cơ quan trong bộ đó. Có lẽ vì chức vụ này khiến anh phải đi tù cải tạo lâu.

 

Năm 2011, nhân  Hội Ngộ Toàn Thế Giới của trường Ngô Quyền và năm 2014 lúc Đại Hội Toàn Thế Giới của trường Nguyễn Trãi đều tổ chức tại nam Cali tôi gặp lại anh Cát và nhận ra anh ngay sau hơn ba mươi mấy năm không gặp.

 

Đầu tháng 8 năm nay, hay tin anh mất tôi không khỏi bàng hoàng vì tôi tin sức kiên cường trong thân hình mảnh khảnh của anh thông qua những hoạt động hăng say của anh trong quá khứ sẽ giúp anh tiếp tục hiện hữu mặc thời gian cứ trôi qua. Thế mới biết cuộc đời là vô thường.

 

Đối với anh Phan Thanh Hoài, một đàn anh rất xa của tôi. Anh đã đi dạy khi tôi còn học ở bậc trung học đệ nhứt cấp và khi tôi về trường Ngô Quyền thì anh đã đổi đi nơi khác lâu rồi.  Do đó tôi chỉ có chút ít kỷ niệm về anh. Nhưng qua bài viết của em Nguyễn Thi Thêm tôi được biết rõ hơn về thời gian anh dạy học ở Ngô Quyền. Anh là một trong những vị giáo sư đầu tiên của trường Ngô Quyền. 

 

Tôi được biết anh ban đầu qua email anh viết cho tôi bàn về việc góp tư liệu và hình ảnh khoảng thời gian tôi dạy ở Ngô Quyền để đưa vào Đặc San Ngô Quyền. Qua đó tôi nhận biết anh là một cố vấn rất tích cực cho Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền Biên Hoà.  

 

Năm 2011, nhân Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần 2, tôi mới có dịp diện kiến với anh. Năm đó, dù anh đã gần 80 nhưng với thân hình cao lớn, quắc thước anh có vẻ rất còn khoẻ mạnh. Nhưng thời gian có chờ đợi ai đâu, vài ngày sau tin anh Hà Tường Cát ra đi tôi lại nghe tin anh mất.

 

Từ nơi xa, tôi chỉ biết gởi lời chia buồn đến gia đình hai đồng nghiệp của tôi và cầu chúc hương linh hai anh an bình nơi cõi vĩnh hằng. Tôi tin rằng với truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam, các em cựu học sinh Ngô Quyền không bao giờ quên công lao của những “người đưa đò”  dù hiện còn hay đã mất. Đó là một vinh hạnh mà chỉ những người làm nghề dạy học mới có.

 

Sài Gòn, ngày 23/8/2020

Huỳnh Công Ân

16 Tháng Mười 2016(Xem: 14568)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
14 Tháng Mười 2016(Xem: 16500)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 15446)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 27219)
nếu có thời gian và cơ hội – dù chỉ một chút xíu thôi – tôi không ngần ngại “đại diện những học trò già”, luôn sẵn sàng đến thăm thầy cô giáo cũ,
31 Tháng Năm 2016(Xem: 10509)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Ba 2016(Xem: 20543)
Thế là 3 tuần lễ của Tết Bính Thân trôi qua nhanh chóng. Ngày 28/ 2 /2016, các bạn CHS NQ BH khóa 10, lớp tứ 1, tứ 4, khối Pháp Văn, có tổ chức buổi họp mặt đầu năm.
26 Tháng Hai 2016(Xem: 22381)
Phải chi tôi khóc và còn khóc được, tôi sẽ không cố ngăn đôi giòng nước mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc của một thuở Ngô Quyền
22 Tháng Giêng 2016(Xem: 20727)
Như tên gọi của quán, nhóm 12B3 chs.NQBH chúng tôi thường có những buổi café “bỏ túi” nơi đây. Café cuối năm lần này, chúng tôi chỉ mời thầy Lâm Tấn Văn, thầy Trịnh Hồng Hải và thầy Trần Thái Hùng,...
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 22627)
Cung nghe Đường Chiều (Hồng Duyệt) - do Đinh Sinh Long & Duy Khanh trinh bay
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 24484)
Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 31591)
Hạnh phúc cho anh chị em tôi, là cùng lúc được thăm lại nhiều thầy cô giáo cũ. Câu chuyện xưa và nay của Thầy – Trò chúng tôi những lần gặp gỡ thế này, bao giờ cũng sôi nổi và dòn như pháo,...
03 Tháng Mười 2015(Xem: 16815)
Quý anh chị cựu học sinh tìm về Ngô Quyền năm 2016. Như đến với “ Một Tối Ngô Quyền” vì thời gian không còn bao lâu nữa…
25 Tháng Chín 2015(Xem: 33556)
Gọi là trà nhưng tất cả đều là những cánh hoa mai trong vườn nhà, được thầy tôi tự tay hái nhặt, chế biến và pha uống như trà. Trà Hoa Mai được pha trong tách sứ hoặc thủy tinh, có thể ngắm từng đóa hoa xoay tròn, mong manh trong nước.
12 Tháng Chín 2015(Xem: 20858)
Khắc họa bút tích và chữ ký thầy cô giáo cũ lên tranh sơn mài, là một trong những ý tưởng mang ý nghĩa “tôn sư, trọng đạo” của học trò xưa.
22 Tháng Tám 2015(Xem: 22998)
“ Ai trên đời này mà không cần có một bà Mẹ, những người không còn mẹ nữa, lại cần hơn ai hết phải không? Từ ý tưởng vàng ngọc này, xin được một đời kính mến cô Đặng Thị Trí với Bàn Tay Người Mẹ.