Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đào văn Công & Trần kim Lan - THẦY TRẦN MINH ĐỨC và... CHỮ DUYÊN

01 Tháng Tư 201812:48 SA(Xem: 12091)
Đào văn Công & Trần kim Lan - THẦY TRẦN MINH ĐỨC và... CHỮ DUYÊN


THẦY TRẦN MINH ĐỨC

và...  CHỮ DUYÊN

 

 

          Vạn vật vô thường và tương quan bởi chữ DUYÊN .

          

          "Thuận duyên" và "Chướng duyên"

 

          Đã rất lâu do "tuổi đời chồng chất ", nên phải "năng vận động, ít ngồi bàn", mỗi ngày check mail, lướt face cũng đã "mệt" nên trang nhà Ngô-Quyền không được để mắt đến. (Chướng duyên?)

 

          Thời-gian cứ như "ngựa phóng ngang cửa" cho đến mới gần đây, tình cờ cùng lúc trước sau ba bốn chuyện liên tục xảy đến để phải mở lại  "Trang nhà" (Thuận duyên?)

 

          Trước hết, tình cờ một người quen còn ở quê nhà đưa lên Facebook hình ảnh một tấm bia mộ "TRI ÂN Thầy Cô Trường Trung Học Ngô Quyền đã mất 1973-2016." là do người nầy có thân nhân được ghi tên trên tấm bia đó. Như mọi người, tôi dò đọc từng tên để tìm xem quí vị là Thầy mình, mà đã từ lâu không được tin, có ghi vào đó không, để "biết tin". Do vậy, đọc đi, đọc lại rất nhiều lần chợt khám phá danh sách nầy thiếu Thầy Trần minh Đức. Thiếu ai, có thể mình không biết, nhưng thiếu Thầy Trần minh Đức thì chắc chắn là thiếu rồi, vì Thầy là một trong bảy vị giáo sư đầu tiên khi Trường Ngô Quyền được thành lập và khi qua đây Thầy trò vẫn thường thăm hỏi cho đến khi Thầy qua đời.

 

          Lý giãi về sự thiếu sót nầy không thể do Thầy qua đời ở Mỹ vì đã có Thầy Nguyễn xuân Hoàng, cũng không do Thầy dạy trước 1975 vì đã có quí Thầy Đinh văn Sái, Bùi quang Huệ, Phạm văn Tiếng... Vậy chắc chắn là thiếu sót rồi.

 

          Thế là... lốc cốc cho Nguyễn thành Dũng vì chỉ có Dũng là thuận lợị hơn cả. Không chờ đợi lâu, hôm sau Dũng cho biết không thể làm gì vì (lời của Dũng) "tuy rằng tụi nó là học trò mình (Dũng) nhưng bây giờ minh có nói gì tụi nó cũng đâu có nghe".

 

          Ủa, sao kỳ vậy, đâu có cần phải là Thầy tụi nó, mới có tư cách chỉ ra sự thiếu sót nầy, mà bất cứ là ai biết được, chỉ ra thì "tụi nó" sẽ rất vui vẻ cám ơn bởi đơn giản "tụi nó" là con người, là con người trong vị trí biết khắc vào bia hai chữ "TRI ÂN". Thầy Dũng có lẽ lo ngại chỉ ra sự thiếu sót sẽ bị oán rồi sau nầy "tụi nó" thiếu sót tên thầy. Thôi đành thông cãm cho thầy Dũng vậy.

 

Thay TRANMINHDUC

 

           Thêm vài ngày thì Nguyễn thành Dũng email cho biết tin bạn Nguyễn hữu Hoài ngày mùng 2 tết, đang đi bộ thì bị xe tông, qua đời. Anh em khóa đầu tiên thông tin qua lại kể về những kỷ niệm với bạn Hoài hồi còn đi học. Riêng với tôi, Hoài có nhiều kỷ niệm khó quên, nhất là kỷ niệm với Thầy Trần minh Đức mà có lần tôi đã viết trong Tuyển Tập Hội ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền 2006. Tin nầy lại nhắc tôi không được làm... thinh!

 

           Đang loay hoay chưa tính cách nào thì Diệu Hương thúc hối gửi ảnh cho trang Ngô Quyền và còn hỏi thêm ảnh của vài người nữa, lại phải vào trang để xác định nầy nọ. Thôi đành phải "thuận duyên" vậy.

 

          Vào trang mới hay "Ngô-Quyền toàn tập" đang náo nhiệt.

 

          Rồi thì email qua lại bàn cãi "ào ào" anh nầy khóa nào, chỉnh qua, sửa lại (do trí nhớ lão hóa theo tuổi) lại không tin người cho tin mà tin vào... suy đoán (?) rồi thì "ba tui có dạy Ngô-Quyền sao không thấy tên trong danh sách" cứ như "Dân Chủ vs Cộng Hòa" vậy, thâm chí tới mức "râu ông nầy cắm cằm bà kia", (ảnh anh nầy gán tên anh nọ). Thiệt náo loạn mà vui vẻ quá chừng.

 

          Nhân chuyện "Ngô-Quyền Toàn Tập" email qua lại với Diêu Hương, vào xem "Một góc thầy trò" coi cô em nầy phụ trách đã phát triển tới đâu thì "eo ơi" mỗi năm chỉ một lần vào dịp lễ Thank giving thôi. Vậy đây là chuyện cho Diệu Hương có việc làm.

 

          Viết xong, gửi cho Diệu Hương, chờ xem cô em nầy nghĩ sao. Ba ngày, năm ngày, lại email hỏi (im lặng). Mười ngày email hỏi vẫn  bặt vô âm tín" gọi điện thoại, im lặng. Vậy là sao? Chẳng lẽ Thầy Trần minh Đức "KHÔNG" muốn ai bận lòng!

 

          Và nếu trang nhà Ngô-Quyền không lên bài thì chắc là Thầy Trần minh Đức không muốn tên Thầy được nhắc nhớ bởi những người không là học trò của Thầy.

 

           Vậy, qua những dòng thông tin như đã viết, người viết mong người đọc có dịp gửi đến nơi đặt tấm bia "Tri Ân" chút nhắc nhớ hoàn tất cho dù "Trăm năm bia đá - vạn vật vô thường".

 

                                                                        Xóm ngựa 16 tháng 03 năm 2018

                                                                             Đào văn Công & Trần kim Lan

                                                                                  k1NQ (56-63)

13 Tháng Sáu 2015(Xem: 18446)
Đưa Thầy Quýnh trở về như một người thân, Thầy Trò cùng lưu luyến vẩy tay thay lời từ biệt, ánh mắt nụ nười dường như che mát cho một ngày hè.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 10297)
Dẫu biết “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 23671)
từ đây thầy sẽ có được nhiều tin tức của người bạn vong niên và sẽ không còn băn khoăn trăn trở “Không biết thầy Hảo giờ này ra sao?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20072)
Ngày mùng bốn Tết, tôi ghé thăm thầy hiệu trưởng. Nhóm bạn “Bê Ba” của tôi người bận người bệnh, nên tôi mặc nhiên trở thành “đại diện nhóm” đến mừng tuổi thầy.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 21204)
Tôi đưa đôi “bạn thân xưa” của thầy Lê Quí Thể đến điểm hẹn, vừa kịp lúc bên sông Sài Gòn nhạt phai màu nắng. Gió từ lòng sông chưa làm rối nổi mái tóc ngắn của tôi, nhưng cũng đủ làm không gian quán ven sông dịu mát.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19630)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
05 Tháng Hai 2015(Xem: 27376)
Tôi hằng mong ước mong “ kho tư liệu trường xưa” này ngày càng phong phú hơn, đong đầy hơn với muôn vàn “ kỷ niệm học trò” do các cựu học sinh NgôQuyền Biên Hòa cùng chung tay vun vén …
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16923)
Dò tìm trong danh sách Ban giáo sư trung học Ngô Quyền Biên Hòa ( 1956 – 1975), tôi được biết thầy Dương Hồng Duyệt từng là giáo sư môn Toán và Nhạc trường tôi từ năm 1961 đến 1965.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23465)
Dù rất mong thầy cô chúng tôi có nhiều cơ hội gặp nhau, nhưng xem ra việc đi lại của thầy cô – dù cư ngụ cùng thành phố – vẫn là điều không đơn giản.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21015)
... cám ơn mái trường Ngô Quyền Biên Hoà đã thu nhận tôi, cám ơn thầy Lê Quý Thể đã đưa tôi về, thầy Phạm Đức Bảo cùng các thầy cô đã dạy dỗ tôi nên người hôm nay,
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12423)
Tôi điện thoại mời quí thầy cô: Đinh Thị Hòa, Nguyễn Thế Văn, Nguyễn Kim Linh, Đinh Hữu Quyến, Trần Thái Hùng, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn và Trịnh Hồng Hải … cùng điểm tâm và café sáng Thứ Bảy với học trò.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13008)
Vẫn những câu chuyện cũ kỹ về ngôi trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu xa xưa, nhưng sao thầy trò tôi nhắc hoài không chán. Tuổi chín mươi lăm, nhưng thầy Phạm Đức Bảo nói về trường xưa, cứ y như thầy đang lật từng chương sách cũ đọc từng trang.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 69231)
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48700)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”
25 Tháng Mười 2014(Xem: 10923)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.