Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Người Xứ Bưởi: VIẾT TƯỞNG NIỆM THẦY PHẠM ĐỨC BẢO: MỘT VỊ HIỆU TRƯỞNG VN "HIẾM CÓ" !

08 Tháng Mười 20173:12 CH(Xem: 19125)
Người Xứ Bưởi: VIẾT TƯỞNG NIỆM THẦY PHẠM ĐỨC BẢO: MỘT VỊ HIỆU TRƯỞNG VN "HIẾM CÓ" !

Nhân ngày giỗ đầu

 

Viết tưởng niệm Thầy Phạm Đức Bảo:

Một vị hiệu trưởng VN "hiếm có" !

 

Người Xứ Bưởi

08 Tháng 10, 2017

 NQ6-1-NQ-PhamDucBao


Tháng 10 năm ngoái 2016 thực "không may" cho Đại Gia Đình Trung Học Ngô Quyền / Biên Hòa với 2 cái tang lớn liên tiếp. Thày Đinh Hữu Quyến qua đời với sự thương tiếc của các học trò cũ ban Pháp văn và các cựu hướng đạo sinh Ngô Quyền/Biên Hòa (xem Nguồn 1 phía dưới). Hai ngày trước đó Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo đã vĩnh viễn ra đi gây niềm xúc động lớn lao & tạo một khoảng trống vai trò "đầu đàn", vì trong thâm tâm mọi người đều coi Thày như là nhân vật số 1 của Đại Gia Đình NQ.

Bản thân người viết có "duyên" may mắn thi đậu vào trường Ngô Quyền lúc Thày còn làm hiệu trưởng. Trong suốt thời gian học, cũng giống như phần lớn các đồng môn NQ khác không có dịp được Thày trực tiếp nói chuyện lần nào cả. Nhưng không ngờ đến phút chót sắp rời trường, lại có may mắn đó để sau này có cơ hội quen biết với Thày hơn. Số là vào niên học cuối lớp 12 B1 niên khóa 1969-1970  nhờ thành tích thành tích học hành đặc biệt nên được lãnh phần thưởng danh dự Tổng Thống cho học sinh đứng đầu tỉnh Biên Hoà, do chính Thày Bảo trao tặng với lời nhắn nhủ ráng học thành tài. Sau đó được học bổng đi du học qua Âu Châu và ngỡ rằng khó có dịp tái ngộ, nhứt là được tin Thày phải đi học cải tạo. Nhưng trái đất quả thiệt tròn, vào đầu thập niên 1990, tại chùa Viên Giác / Hannover hai thày trò gặp nhận ra nhau ngay sau 2 thập niên xa cách. Trong 15 năm, Thày lưu lạc ở xứ Đức là cơ hội "hiếm có" để liên lạc điện thoại, gặp gở, thư từ, gửi bài viết báo thường xuyên cả trăm lần, mà sau khi Thày qua đời có đặc biệt chọn lựa ra 3 bài tiêu biểu cho đăng tải trên trang Ngô Quyền (xem Nguồn 2). Cho đến mãi hôm mùng 3 tết năm 2015 còn gọi được điện thoại chúc tết & chúc thọ với Thày. 

Chính có mối liên hệ đặc biệt kéo dài cả nửa thế kỷ đó, người viết khám phá ra con người đích thực & nhận thấy Thày là một vị hiệu trưởng "hiếm có" trong hàng ngũ hiệu trưởng VN xưa và có lẽ cả hiện nay nữa. Nhận xét này dựa trên nguyên tắc "nói có sách mách có chứng" chớ không phải hàm hồ vô căn cứ đâu và được bạn bè học các trường trung học khác nghe qua cũng phải công nhận tính cách "hiếm có" về Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo của trường NQ chúng ta.


I/ Nhân sinh quan "Đông & Tây giao duyên"

1) Chấp nhận tiến bộ Tây Phương

Cả gần thế kỷ trước mà Thày đã nhìn thấy rõ chủ trương của Tây Phương "một đầu óc minh mẫn chỉ có được trong một thân thể ... sport mà thôi", nên đã cụ thể nhứt là tập cử tạ. Với kết quả rõ rệt là Thầy có vóc dáng một "võ sĩ" với bắp thịt nổi cuồn cuộn - khác xa tầng lớp đồng nghiệp cấp hiệu trưởng - và tại trường Quốc Huế đã được gọi là Hẹc-Quynh (Hercules), vì có lần đã lội nước lụt vác đươc cả chiếc xe mô tô (xem Nguồn 3).

Không phải "hiếm có" mà là "độc nhứt vô nhị": đốt đuốc kiếm khắp cả nuớc VN không thể thấy có một vị hiệu trưởng thứ 2 có vóc dáng sức lực &  tướng đi "võ sĩ" giống như vậy. Có lẽ chính vì vậy trường Ngô Quyền trong hàng ngũ giáo sư được tập trung nhiều nhân tài nổi bật về phương diện thể thao & túc cầu, sinh hoạt học đường & hướng đạo, võ thuật & thái cực đạo ... Chẳng hạn như quý Thầy Cô Đặng Thị Trí, Lê Quý Thể, Nguyễn Phong Cảnh, Đinh Hữu Quyến, Phạm Ngọc Quýnh, Hà Tường Cát, Nguyễn Thất Hiệp, Tôn Thất Để, Nguyễn Văn Lan, Hoàng Phùng Võ ...

Phải chăng đó cũng là lý do "thầm kín" khiến đặc biệt chỉ có trang web Ngô Quyền có 2 mục thể thao & hướng đạo mà các trường trung học khác không có được ? (xem Nguồn 4)

2) Gìn giữ truyền thống Đông Phương

Biết rõ "nhất quỹ nhì ma thứ ba ... học trò", nên Thầy có sẵn biện pháp hữu hiệu đối phó. Đó là "thương cho roi cho vọt". Mà quả thật, Thày "sắm" cây roi mây và vọt đánh từ nam sinh đến nữ sinh, từ đệ nhất cấp đến đệ nhị cấp - nếu vi phạm kỷ luật -. Đánh không nương tay không vị nể kể cả con em của quý ông Tỉnh trưởng,  Hội trưởng Phụ Huynh, Nghị viên Thành phố  … (xem Nguồn 5).

Chắc chắn khó có một vị hiệu trưởng thứ 2 nào ở VN dám hành động như vậy. Xét cho cùng Thày còn quan niệm Đông Phuơng với tinh thần "Quân Sư Phụ" thay thế bố mẹ để roi vọt học trò cũng như thực hiện học thuyết "chính danh" của thời Đông Châu Liệt Quốc (thế kỷ IX - III trước Công Nguyên) để có trật tự kỷ cương "Thày ra Thầy và Trò ra Trò". Nhìn kỹ hai quốc gia Đức (Germany) và Tân Gia Ba (Singapore) nhờ có ý thức kỷ luật cao độ nên phát triển nhanh chóng nhứt so với láng giềng. Trong khi đó nước Hy Lạp (Greece) luôn tự hào là "phát minh" ra thể chế dân chủ nhưng thiếu kỷ luật nên nạn tham nhũng lan tràn bị nợ "ngập đầu".

Phải chăng cũng nhờ đó trường Ngô Quyền trong 12 năm dưới quyền Thày Hiệu trưởng đã phát triển mạnh mẽ để trở thành đứng đầu tại miền Đông Nam Phần và thành tích học hành không thua kém gì các trường lớn tại thủ đô?

II/ Một tấm lòng yêu đất nước Việt Nam

Thực vậy, nếu nhìn lại toàn bộ cuộc đời ắt sẽ thấy Thầy không những luôn ưu tư về vận nước mà còn tích cực hành động cho đất nước VN nữa. Bằng chúng rõ rệt là Thày can đảm hoạt động trong đảng phái chính trị để rồi phải đi tù cải tạo đến 7 năm dài đằng đẳng ở Bà Tô (Xuyên Mộc), mà ai cũng biết cảnh "Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại" (một ngày trong nhà giam thì dài bằng nghìn năm ở bên ngoài ) và qua Âu Châu vẫn tích cực tiếp tục viết báo xấp xĩ gần 15 năm trời về thời sự để hướng dẫn dư luận quần chúng. Rõ ràng nhứt là qua lời "di chúc cuối cùng" của Thày cho Đại Gia Đình Ngô Quyền là "không bao giờ được quên đất nước VN" (xem Nguồn 6).

Quả thực, Thày là một trường hợp "có một không hai" trong hàng ngũ giới hiệu trưởng VN trên phương diện này. Có lẽ đây chính là một trong những lý do then chốt đã khiến cho hầu hết mọi người trong Đại Gia Đình Ngô Quyền đều thật tình thương mến & kính phục Thày. Cho nên trang web NQ đã thiết lập mục "Tưởng Niệm Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo" để vinh danh Thày ngay sau khi được tin qua đời (xem Nguồn 7).

Phải chăng Thày cũng là một trong những tấm gương sáng khiến cho giới cựu học sinh Ngô Quyền  đã noi theo dấn thân hy sinh đứng ra góp phần thành lập 2 Hội Ngô Quyền & Biên Hòa để có sinh hoạt bên nhau và điều hành các trang web "Ngô Quyền", "Biên Hòa", "Yêu Nước Việt Nam" … để thông tin hướng dẫn quần chúng trong & ngoài nước (xem Nguồn 8), cũng như đưa sáng kiến & tham dự thực hiện cuốn phim lịch sử "Đại Họa Mất Nước" để đánh thức tấm lòng yêu nước VN (xem Nguồn 9) với hàng triệu người click vào xem ?

III/ Lập đức, lập công và lập ngôn

Hồi học ở trường Ngô Quyền từng được biết tinh thần "Lập đức, lập công và lập ngôn" của người xưa. Bắt nguồn từ nhân sinh quan "Thái thượng hữu lập đức, kỳ thứ hữu lập công, kỳ thứ hữu lập ngôn". Tạm dịch là "Trước hết là lập đức, kế tới là lập công và sau nữa là lập ngôn". Theo tự điễn Hán Việt / Nguyễn Văn Ngôn: "Lập đức là làm việc hiền đức. Lập công là làm nên công trạng. Lập ngôn là nói được những điều quan trọng truyền lại đời sau".

Nhìn lại thì thấy rõ Thày đã có " Lập đức, lập công và lập ngôn"

1) Lập đức

Chuyện này "rõ như ban ngày", Thày giúp đỡ rất nhiều người.

- Điển hình là mang các học trò cũ của các trường mà Thày từng dạy, để về dạy tại Ngô Quyền. Chẳng hạn từ trường Quốc Học Huế có quý Thày Tôn Thất Long, Thân Trọng Bình, Tôn Thất Để, Trần Phiên, Lê Quý Thể …. Hoặc ngay từ trường Ngô Quyền có quý Thày Cô Hà Thị Nhung, Ma Thị Ngọc Huệ, Bùi Thị Hảo, Diệp Cẩm Thu, Bùi Đức Lương ....

- Hết lòng hơn hết là Thày dám đến Nha cảnh sát bảo lãnh cho con trai của Cô Tư Giàu (Giám thị) vì bị bắt quả tang rải truyền đơn. Chắc chắn hiếm có một ông hiệu trưởng nào dám làm "chuyện động trời" như vậy vì nếu đương sự tái phạm thì không những bị mất chức mà còn bị ở tù nữa.

- Ông bà mình ngày xưa nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục qua câu nói: "Làm thầy thuốc lầm thì chết một người, làm chính trị lầm thì giết một nước, làm giáo dục lầm giết cả một đời". Thày là một nhà giáo dục dạy dỗ trực tiếp và gián tiếp biết bao nhiêu học trò thành tài từ Bùi Chu, Phan Thiết, Huế và Biên Hoà. Đó là "lập đức" lớn nhứt mà Thày đạt được. Chính vì vậy, ở trong nước có tang lễ trang trọng (xem Nguồn 10) và hi hữu nhứt ở ngoài nước có chsNQ Nguyễn Thị Tất Ứng đã xung phong đứng ra chịu trách nhiệm cùng bạn bè trong 2 Hội Ngô Quyền & Biên Hòa đặc biệt tổ chức "Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo tại tu viện Hoa Nghiêm / thành phố Santa Ana" (xem Nguồn 11 + 12).


2) Lập công

Việt Nam chúng ta quan niệm rằng "Có đức mặc sức mà ăn". Cho nên phần "lập đức" quan trọng lắm và trong đó lẫn lộn phần "lập công" mà Thày làm nhiều công trạng giáo dục cho các nơi  từng dạy học. Riêng tại Biên Hòa nơi mà dấu ấn "lập công" giáo dục của Thày rõ hơn hết đã khiến cho trường Ngô Quyền trở thành đứng đầu tại miền Đông Nam Phần và nhờ đó Biên Hòa được chọn làm thủ phủ của Quân Khu 3.


3) Lập ngôn

Gần như cả đời Thầy làm giáo dục và viết lách thì biết bao nhiêu lời "phát ngôn" ghi sao cho hết. Nhưng tựu trung có 2 câu nói có tính cách "để đời" như sau:

a) "Ráng học thành tài"

Trong những dịp trao phần thưởng hay "roi vọt", dường như Thày luôn nhắn nhủ học trò "Ráng học thành tài" nhá. Ai nghe theo thì dù "không thành tài cũng thành nhân". Bốn chử đơn giản đó lưu truyền như một "bí kíp" đến thế hệ thứ 2 của Đại Gia Đình Ngô Quyền và không hề ngạc nhiên đa số con cái đều tốt nghiệp bậc đại học.

b) "Không bao giờ được quên đất nước VN"

Nếu nghe và suy nghĩ thật kỹ thi sẽ thấy lúc Thầy thốt ra lời "di chúc" này trong hoàn cảnh "tế nhị" ở quốc nội, nên đã có chứa một ẩn ý. Ai cũng biết đất nước chúng ta đang nằm trong gọng kềm của Trung Cộng. Trong nước thì không dám nói thẳng ra và chỉ dám dùng danh từ "thoát Trung". Còn ở hải ngoại thì dám nói thẳng "toạc móng heo ra" là VN trên ngưỡng cửa "đại họa mất nước". Thày là người am tường thời cuộc nên biết rõ tình trạng "chênh vênh" của đất nước, nên kín đáo đưa ra thông điệp ái quốc cho học trò NQ " Không bao giờ được quên đất nước VN" (xem Nguồn 6).

 

IV/ Một kỷ niệm đẹp & vui

Thày có tướng "đô con" với cây roi mây thì có vẽ cứng rắn khó khăn lắm, nhưng thực ra có trái tim "mềm xèo" dễ bị năn nĩ như đã nêu trên qua trường hợp con trai Cô Tư Giàu hoặc cho các học trò cũ về dạy tại NQ. Cũng như có lúc vui vẽ "tếu" lắm, vì vậy người viết có một kỷ niệm đẹp & vui với Thày.

Số là năm 2006, Đại Gia Đình NQ muốn tổ chức một đại hội thế giới nhằm kỷ niệm 50 năm thành lập trường NQ (1956 - 2006), nhưng sợ rằng ít người tới tham dự thì rất uổng công. Người viết có mạo muội đưa ra 2 đề nghị để giải quyết khó khăn đó:

1) Đại Hội nên kéo dài với một chương trình 8 ngày (thay vì chỉ có 1 ngày) để cho mọi người dù ở xa xôi đều có thể về như một chuyến đi nghỉ hè thường niên.

2) Nên mời Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo từ VN qua tham dự và khai mạc Đại Hội vì Thầy Bảo đóng vai trò trọng yếu trong lịch sử của trường NQ và rất uy tín được mọi người thương mến & kính phục.

Ban Tổ Chức viết ngay một tâm thư và cử Cô Ma Thị Ngọc Huệ trong tư cách Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ NQ mang về cùng 14 chsNQ tại quốc nội đến thăm viếng Thầy Hiệu Trưởng vào ngày 8 tháng 11, 2005 (xem Nguồn 13). Dĩ nhiên Thày hiểu ý và nói rằng nếu tổ chức ngay bây giờ Thầy sẽ đi liền và sang năm, nếu còn được khoẻ Thầy chắc chắn sẽ qua. Tin tức "phấn khởi" này được ê kíp Truyền Thông Báo Chí NQ đưa lên Bản Tin Số 5 và khiến cho con số ghi tên tham dự đột ngột gia tăng thấy rõ. Trong đó Thày Bảo đã giúp một phần không nhỏ qua lời hứa ngon lành: "chắc chắn sẽ bay qua".

Nhưng bay qua Cali làm sao được bởi vì lúc đó Thầy đã 86 tuổi rồi (1920 - 2006). Thày phải "tương kế tựu kế" để giúp Đại Hội được thành công. Mà thành công thiệt !. Với 8 ngày vui trọn vẹn và con số tham dự kỷ lục từ nhiều quốc gia & nhiều tiểu bang về, khiến cho Thày Hoàng Phùng Võ phải khen là chưa bao giờ thấy Ngô Quyền tụ họp đông đão như vậy !.

 

V/ Kết luận

Chắc không có lời kết luận nào chính xác hay hơn bằng nhận xét của Thày Hà Tường Cát về Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo trong dịp "Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm" (xem Nguồn 11):

"Ông ấy là người rất đặc biệt: một người không hiền mà cũng không ác nhưng lại rất "toàn vẹn".

Đúng vậy, Thày rất "toàn vẹn" cho nên rất xứng đáng có hình ảnh chân dung hoặc một tượng đồng nhỏ (nếu cần kèm theo cây roi mây !) trong trường Ngô Quyền để học trò NQ bất cứ thời nào ai cũng biết đến công lao của Thày Hiệu trưởng Phạm Đức Bảo (1920 – 2016).

 

  Người Xứ Bưởi

08 Tháng 10, 2017

 

--------  ----  -------

 

Nguồn 1: Nhớ về Thày Đinh Hữu Quyến (1941 - 2016)

https://ngo-quyen.org/a5654/nguyen-thi-them-tien-dua-thay

http://ngo-quyen.org/p3590a5704/thay-quyen

 

Nguồn 2: Ba bài báo của Thày Bảo viết với bút hiệu Bảo Hà & Quỳnh Anh (cũng là tên của con cái trong nhà)

https://ngo-quyen.org/p5657/tuongniem-ht-pham-duc-bao

 

Nguồn 3: Được gọi là Hẹc-Quynh (Hercules), vì có lần đã lội nước lụt vác cả chiếc xe mô tô

https://ngo-quyen.org/a1961/mgtt-24-thay-hieu-truong-pham-duc-bao

 

Nguồn 4: Chỉ có trang web Ngô Quyền có 2 mục thể thao & hướng đạo

https://ngo-quyen.org/p101/phiem-luan-the-thao

https://ngo-quyen.org/p33/huong-dao-nq-bh

 

Nguồn 5: Thế à? Con tỉnh trưởng Lâm Quang Chính à? Thế thì… bốn roi!

https://sites.google.com/site/diephoangmaibh/home/van-14

 

Nguồn 6: Lời "di chúc cuối cùng" của Thày cho Đại Gia Đình NQ: "không bao giờ được quên đất nước VN"

https://www.youtube.com/watch?v=cAHKj747xbA

 

Nguồn 7: Tưởng nhớ & vinh danh Thày Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo

https://ngo-quyen.org/p5657a5628/de-tuong-nho-thay-hieu-truong-pham-duc-bao

 

Nguồn 8: Do chsNQ tham dự điều hành các trang web: "Ngô Quyền", "Biên Hòa", "Yêu Nước Việt Nam"

https://ngo-quyen.org/

https://aihuubienhoa.com/

http://yeunuocvietnam.org/

 

Nguồn 9: Phim "Đại Họa Mất Nước" với trên 2 triệu người click vào xem

https://www.youtube.com/watch?v=fpYuc2gs2bk

 

Nguồn 10: Tang lễ Thầy Phạm Đức Bảo tại trong nước

https://ngo-quyen.org/p5657a5630/do-cong-luan-vieng-tang-thay-pham-duc-bao-hieu-truong-trung-hoc-ngo-quyen-bh-xua-

 

Nguồn 11: Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo tại tu viện Hoa Nghiêm / thành phố Santa Ana

https://ngo-quyen.org/a5725/nguyen-huu-hanh-vo-thi-ngoc-dung-tuong-thuat-le-cau-sieu-49-ngay-le-tuong-niem-thay-hieu-truong-pham-duc-bao

 

Nguồn 12: Video & Hình ảnh về  Lễ cầu siêu 49 ngày và tưởng niệm Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo

https://ngo-quyen.org/a5749/video-le-cau-sieu-49-ngay-le-tuong-niem-thay-hieu-truong-pham-duc-bao-tai-tu-vien-hoa-nghiem-vao-11-gio-sang-ngay-chua-nhut-27-1

https://ngo-quyen.org/a5723/hinh-anh-le-cau-sieu-49-ngay-le-tuong-niem-thay-hieu-truong-pham-duc-bao-tai-tu-vien-hoa-nghiem-vao-11-gio-sang-ngay-chua-nhut-2

 

Nguồn 13: Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo hứa về tham dự !

https://ngo-quyen.org/p61a338/ban-tin-so-5-tin-vui-lon-cho-ngay-hoi-ngo-trung-phung-thay-hieu-truong-pham-duc-bao-hua-ve-tham-du

 

--------  ----  -------

 

16 Tháng Mười 2016(Xem: 14346)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
14 Tháng Mười 2016(Xem: 16282)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 15190)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 27116)
nếu có thời gian và cơ hội – dù chỉ một chút xíu thôi – tôi không ngần ngại “đại diện những học trò già”, luôn sẵn sàng đến thăm thầy cô giáo cũ,
31 Tháng Năm 2016(Xem: 10405)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Ba 2016(Xem: 20093)
Thế là 3 tuần lễ của Tết Bính Thân trôi qua nhanh chóng. Ngày 28/ 2 /2016, các bạn CHS NQ BH khóa 10, lớp tứ 1, tứ 4, khối Pháp Văn, có tổ chức buổi họp mặt đầu năm.
26 Tháng Hai 2016(Xem: 21905)
Phải chi tôi khóc và còn khóc được, tôi sẽ không cố ngăn đôi giòng nước mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc của một thuở Ngô Quyền
22 Tháng Giêng 2016(Xem: 20522)
Như tên gọi của quán, nhóm 12B3 chs.NQBH chúng tôi thường có những buổi café “bỏ túi” nơi đây. Café cuối năm lần này, chúng tôi chỉ mời thầy Lâm Tấn Văn, thầy Trịnh Hồng Hải và thầy Trần Thái Hùng,...
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 22396)
Cung nghe Đường Chiều (Hồng Duyệt) - do Đinh Sinh Long & Duy Khanh trinh bay
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 24299)
Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 31342)
Hạnh phúc cho anh chị em tôi, là cùng lúc được thăm lại nhiều thầy cô giáo cũ. Câu chuyện xưa và nay của Thầy – Trò chúng tôi những lần gặp gỡ thế này, bao giờ cũng sôi nổi và dòn như pháo,...
03 Tháng Mười 2015(Xem: 16567)
Quý anh chị cựu học sinh tìm về Ngô Quyền năm 2016. Như đến với “ Một Tối Ngô Quyền” vì thời gian không còn bao lâu nữa…
25 Tháng Chín 2015(Xem: 33064)
Gọi là trà nhưng tất cả đều là những cánh hoa mai trong vườn nhà, được thầy tôi tự tay hái nhặt, chế biến và pha uống như trà. Trà Hoa Mai được pha trong tách sứ hoặc thủy tinh, có thể ngắm từng đóa hoa xoay tròn, mong manh trong nước.
12 Tháng Chín 2015(Xem: 20555)
Khắc họa bút tích và chữ ký thầy cô giáo cũ lên tranh sơn mài, là một trong những ý tưởng mang ý nghĩa “tôn sư, trọng đạo” của học trò xưa.
22 Tháng Tám 2015(Xem: 22546)
“ Ai trên đời này mà không cần có một bà Mẹ, những người không còn mẹ nữa, lại cần hơn ai hết phải không? Từ ý tưởng vàng ngọc này, xin được một đời kính mến cô Đặng Thị Trí với Bàn Tay Người Mẹ.