Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đặng Thị Trí - MỘT CHÚT HỒI TƯỞNG

28 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 64516)
GS. Đặng Thị Trí - MỘT CHÚT HỒI TƯỞNG

 

MỘT CHÚT HỒI TƯỞNG

 

 

co_tri-content

Gs Đặng Thị Trí


  

 

 

Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu…

 

Mấy chục năm qua rồi tôi vẫn còn nhớ ngày đầu tiên tôi đến trình diện để dạy ở trường Ngô Quyền, Biên Hòa. Trường lúc đó đang xây dựng, một số lớp đã hoàn tất, một số lớp còn phải học nhờ ở trường Nữ Công Gia Chánh. Trường chưa có đủ giáo sư, nên có một số giáo viên kỳ cựu được đưa lên dạy trung học. Năm ấy, 1959, Bộ Giáo Dục đưa về 16 nhà giáo: 6 tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm một năm và 10 tốt nghiệp Quốc Gia Sư Phạm ba năm trong đó có tôi. Vì về đông như vậy nên số giờ không đủ phân chia cho mọi người (18 giờ/tuần) và cũng vì lẽ đó mà ngày đầu tiên đến trường để nhận thời khóa biểu, tôi đã nghe có người nói “tôi không có bằng cấp nhưng tôi có mấy chục năm kinh nghiệm”. Thật ngỡ ngàng nhưng đó cũng là động lực thúc đẩy tôi vươn lên vì tôi không muốn tranh chấp với danh xưng và công viêc. Tôi muốn phải được công nhận một cách đương nhiên không bàn cãi. Rồi thời gian qua nhanh, các học sinh của tôi có đứa thật dễ thương, ngây thơ, có đứa cũng thật ngỗ ngáo! Tôi, khi thì dịu dàng, khi thì nghiêm khắc nhưng nói chung chỉ muốn các học sinh của tôi đạt được kết quả tốt trong kiến thức và hạnh kiểm. Phụ huynh ở đây đã kết hợp tốt với nhà trường để dạy dỗ các học sinh. Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu vì đối tượng của tôi bây giờ là học sinh chứ không phải là sự tranh chấp của người lớn.

Sau 1975, vài năm đầu tôi cũng có cơ hội dạy những học sinh đã được theo học từ các trường công lập cũ hoặc các trường của nhà dòng. Tôi cũng không còn được dạy Việt Văn như xưa, có lẽ vì vậy mà giữa học sinh và tôi thiếu vắng đi sự đồng cảm. Tôi trở nên dễ nóng giận và sẵn sàng phản ứng mạnh khi cảm thấy mình bị xúc phạm. Tôi đã tát học sinh và rất may là tôi chưa hề bị kiểm điểm!

Dù không còn thấy hứng thú như xưa nhưng khi không được dạy học nữa (note: tôi chữa lời văn cho gọn hơn) vì lý do xuất cảnh, tôi vẫn có cảm giác như mình đã bị mất mát. Tôi đi, đứng, làm việc một cách vô hồn, phải lâu lắm mới trở lại bình thường. Vì vậy, khi sang Mỹ, tôi vẫn có ý định học để trở lại nghề giáo. Tôi không có nhiều cơ hội vì tôi muốn các con tôi không quá bận tâm vì sinh kế mà khó khăn trong việc học nên sau khi hiểu rõ những điều phải hội đủ để trở thành nhà giáo, tôi rời trường và bắt đầu sống và làm việc như mọi người.

Đã hơn 14 năm sống trên đất Mỹ, tôi sắp được về hưu theo tiêu chuẩn của chính phủ Mỹ. Trải qua những khó khăn, tranh đấu với người, với mình, tôi chưa bao giờ lùi bước nhưng cũng chưa bao giờ quên phương châm “không hại người nhưng cũng không để người hại mình”. Giờ đây, tôi có thể “plan” để vui sống.

Ít dòng tâm sự với các học sinh nhỏ bé của tôi ngày nào mà ngày nay đã có quá nhiều kinh nghiệm sống. Chúc các em thành công trên mọi mặt.


(Trích trong Kỷ Yếu NGÔ QUYỀN 2004)

13 Tháng Ba 2024(Xem: 6137)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1618)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
08 Tháng Hai 2024(Xem: 6817)
Tôi cảm thấy điều may mắn nhất cuộc đời tôi có được, đó là tình thương yêu của thầy cô giáo trường xưa - cho dù thầy cô đã từng trao tôi con chữ hoặc không -
05 Tháng Hai 2024(Xem: 2300)
Anh chị em chúng tôi đã có một buổi chiều cuối năm âm lịch đáng nhớ, Tết Giáp Thìn đang về rất gần, chúng tôi vui vì mình đã cùng nhau "mời người lên xe tìm về quá khứ"
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 3468)
Nhưng së sang sông Đồng Nai về thăm lại trường cũ, gặp lại Thầy xưa, để biết mình từ đâu và biết chốn để quay về. Ngô Quyền như tiếng gọi trường xưa
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 11436)
Với bề dầy tuổi tác, kiến thức đa dạng và vốn sống vô cùng phong phú … thầy hiệu trưởng là kho tư liệu tuyệt vời cho tôi tha hồ khai thác và học hỏi.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 12384)
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
23 Tháng Mười Một 2023(Xem: 7363)
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5416)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4068)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3653)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
11 Tháng Tám 2023(Xem: 3926)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4147)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
30 Tháng Bảy 2023(Xem: 2653)
Vài bữa nữa về lại SaiGon tôi sẽ giới thiệu cho thêm nhiều bạn bè biết đến trang BHQT và trang ngoquyen ở xa 1/2 vòng trái đất có nhiều trái tim vẫn cùng đập chung một nhịp.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 2430)
Đây là những hình ảnh về ngày Hội Ngộ Ngô Quyền rất đẹp . Thầy cô, học trò và những kỷ niệm. Xin gửi đến các bạn một chút bâng khuâng.