Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - TIỄN ĐƯA THẦY ĐINH HỮU QUYẾN

22 Tháng Mười 201611:51 CH(Xem: 13643)
Nguyễn Thị Thêm - TIỄN ĐƯA THẦY ĐINH HỮU QUYẾN

tiễn đưa Thầy 2


Kính thưa Thầy,

Vậy là thầy đã đi xa. Đi đến một nơi yên bình nhất.

Em cầu nguyện như vậy và mong hương linh thầy nhận cho tấm lòng của một người học trò cũ

Nơi yên bình mà thầy đến, em nghĩ ai rồi cũng sẽ đến, không trước thì sau. Nơi nó sẽ không có những âu lo đói nghèo. Không phải đau đớn, khi tấm thân tạm bợ đã không thể chống chỏi với bệnh hoạn. Nơi đó sẽ không làm người ta vướng bận với rất nhiều phiền toái của đời người.

 

Xin thầy thứ lỗi cho chúng em. Những người học trò cũ NQ đã không có mặt trong những ngày thầy lâm bệnh. Cả khi thầy nằm xuống cũng không có trò nào bên cạnh. Em nghe như vậy, nghe từ những tin tức ở VN đưa về. Chúng em thì không thể vì cách trở hàng bao nhiêu km đường bay. Các anh chị ở VN cũng không có mặt đúng lúc vì không nhận được tin. Vì cái tang thầy Bảo lớn quá chúng em chưa hết bàng hoàng. Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.

 

Em nhớ ngày xưa những ngày còn học thầy. Thầy hiền hòa và bao dung. Những học trò chọn môn Pháp văn thường rất ngoan và chăm chỉ.  Khi đó, thời kỳ mới đã bắt đầu chuyển đổi. Môn Pháp văn không còn là sinh ngữ thực dụng lúc bấy giờ. Người ta đua nhau học tiếng Anh để giao thiệp bằng anh ngữ với quân đội đồng minh đang có mặt trên toàn lãnh thổ VN.

Chúng em học với thầy môn Pháp văn là sinh ngữ chính. Thế mà môn sinh ngữ chính chỉ dùng trong những giờ học tại trường không có nhiều dịp để tập nói hay trao đổi thường xuyên. Em sợ rớt quá vì văn chương Pháp khó ơi là khó. Học cách phát âm cho đúng đã là một vấn đề. Viết cho đúng văn phạm lại một vấn đề lớn.

Những bài hát nhạc Pháp, những quyển truyện của các nhà văn lớn của Pháp làm chúng em say mê một nền văn hóa đẹp. Nhưng càng đi sâu vào thì càng phát hiện mình chẳng hiểu được là bao. Mình như một hạt cát nhỏ trong sa mạc. Chỉ một cơn lốc nhẹ là mọi thứ bay hết chẳng tồn tại, không còn gì cả.

 

Em nhớ năm Mậu Thân 1968 thầy về quê ăn Tết. chúng em tới trường với biết bao lo lắng. Cộng Sản đã phá bỏ hiệp ước ngưng bắn và tấn công mọi nơi. Miền Trung chìm trong biển lửa, nước mắt và máu.

Giờ Pháp văn vào lớp không thấy thầy đâu. Hỏi ra mới biết thầy không có mặt vì bị kẹt lại trong cơn tai biến đó. Cả trường đều lo cho thầy. Chúng em càng lo hơn. Mấy đứa quê miền Trung như Đông lo sợ cho đại gia đình ngoài nớ. Chúng em kể cho nhau nghe những lúc quê mình bị pháo kích hay bị tấn công ra sao? Những đứa con gái nhiều chuyện, lí lắc không còn kể chuyện cười hay nghịch phá. Không còn tâm trí làm điệu hay mơ mộng viễn vông. Chúng em đã biết nhìn thẳng vào hiện tình đất nước mà âu lo và thương cảm.

Lo cho thầy, chúng em ngồi nói với nhau biết bao điều về thầy. Sự kính yêu, lo lắng tràn ngập trong từng đôi mắt trong veo thời tuổi trẻ. Liệu thầy có thoát được không? Bao nhiêu người bị giết trong đó có thầy không? Nếu có thì sao? làm sao mình đến tiễn biệt thầy.

Những giờ đến lớp mà nghe thầy vẫn chưa có mặt. Chúng em ôm cặp ra về mà hồi hộp, bất an. Đến khi thầy an bình vào được miền Nam và trình diện để dạy. Nhìn thầy bước vào lớp, chúng em không biết nói gì hơn, chỉ mừng rướm lệ. Học trò ai không thích được nghỉ học để đi chơi. Nhưng nghỉ học trong hoàn cảnh thầy mình nguy hiểm như thế này, quả trong đời em chỉ có một lần.

Với tất cả thơ ngây Kim Dung đã nói thật: "Tụi em tưởng thầy chết rồi chớ" và nó không thể nói hết câu. Chúng em cúi xuống vừa tức cười câu nói vô duyên và cũng ứa nước mắt mừng vui thầy trở lại. Lần đó lớp Pháp văn mình bị lớp Anh văn giành mất phòng. Cả mấy thầy trò kéo nhau vào học ở phòng thí nghiệm.

 

Nhiều lúc em nghĩ đến thầy, những ông thầy dạy Pháp văn, những bậc học giả uyên bác đã bị xã hội bạc đãi. Thời đại mới  Anh ngữ chiếm lĩnh thế giới đã khiến những gì chúng em học ở trường bị mai một không có điều kiện phát huy hay ứng dụng.

Bây giờ em thú thật, thầy đừng kí đầu em, tiếng Pháp em quên tất cả. Những bài văn thầy dạy, những đêm học bài mờ con mắt, những tối tra tự điển đọc sách say mê. Tiếng Pháp đã theo gió ngàn, theo ngày tháng gian lao, theo sự sống chết, đói nghèo. Tất cả bay hết ra biển đông xóa mờ trong ký ức.

 

Thưa thầy.

Xin thầy tha lỗi cho em.

Từ ngày rời khỏi trường NQ em chưa một lần gặp lại thầy, cũng chưa một lần gọi phone thăm hỏi. Em cũng không biết thầy đang ở đâu và sức khỏe thế nào. Năm ngoái em mới liên lạc được với các bạn cùng lớp và cùng nhau tìm tông tích các thầy xưa. Em được biết thầy còn ở VN và sức khỏe cũng tốt. Nhưng hẹn một ngày về để thăm các thầy xưa thì cả mấy đứa đều không có điều kiện. Cứ hẹn nhau nhưng không biết điểm hẹn sẽ đến lúc nào.

Có một điều bây giờ em mới biết càng kính trọng thầy hơn. Đó là ngoài cương vị  một nhà giáo chân chính, thầy còn là một huynh trưởng hướng đạo kỳ cựu. Một Gấu Trắng Đinh Hữu Quyến kính mến của gia đình Hướng đạo chúng mình.

 

Bây giờ thầy đã ra đi. Thầy cùng thầy Bảo đến một nơi an bình, tỉnh lặng. Thầy nhìn lại thế gian để ôn lại một quảng đời dạy học buồn vui. Khi tâm hồn có cùng tần số cảm thông, thầy sẽ thấy em đang ngồi trước máy để viết lại những gì mình nghĩ về thầy. Xin thầy hãy tha lỗi cho em. Cô học trò Ban C năm xưa ngồi ở dưới bàn học ngước lên nhìn thầy với tất cả tôn kính và ngưỡng mộ.

Em thật trang trọng, thành kính nguyện cầu cho hương linh thầy được phiêu diêu nơi miền Tịnh Độ.

 

Có những bài văn tiếng Pháp

Em tập mãi, vẫn phát âm sai

Những câu văn cứ trật chính tả hoài.

Chia verbe không đúng,

Thầy chau mày giận dỗi.

Bao nhiêu năm trôi nổi.

Chữ Pháp em cũng quên,

Chữ Việt chẳng có dịp dùng.

Học trò trai, gian lao nơi trại tù CS

Học trò gái, không văn thơ, không son phấn

Cuộc đổi đời thân phận thật mong manh

Bàn tay chai vất vả kiếm miếng ăn.

Vai gồng gánh chợ đời trong bão tố

Rồi tháng dần qua

Vượt biển đông đổi bằng vận số.

Tìm tự do chẳng kể những rủi ro.

Nơi xứ người

Dù hội nhập gay go

Chúng em luôn ghi nhớ.

Những vị thầy trên bục giảng ngày xưa

Tóc pha sương vì ngày tháng dần đưa.

Thân già yếu giờ tử sinh đã điểm.

Nén nhang em đưa tiễn.

Thành kính tạ ơn thầy.

Ở tận cõi Bồng Lai.

Xin thầy chấp điếu.

 

Nguyễn thị Thêm.

21/10/16

 


phan uuthay Quyen
22 Tháng Mười 2014(Xem: 77981)
...Thầy ít khi cười. Nhìn vào đôi mắt sáng rực của thầy, tôi mong manh cảm nhận được những ưu tư, những giấc mơ, những hoài bão mà thầy ấp ủ.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 18995)
Bàn tay nắm lấy bàn tay như truyền hơi ấm trong ngày gặp lại Thầy. Bao kỷ niệm trường xưa chợt hiện về với nỗi nhớ, nhìn lại Thầy và trò tóc đều bạc như nhau. Những ánh mắt ân cần nhìn nhau như có điều nhắn nhủ:
29 Tháng Năm 2014(Xem: 22956)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”
14 Tháng Năm 2014(Xem: 18459)
... nhưng vào thời điểm thầy xưa – trò xưa đã vào độ tuổi “ngã bóng hoàng hôn”, thì thầy hiệu trưởng mãi là hình tượng rất đỗi thân thương trong tâm hồn những cựu học sinh Ngô Quyền thời xa vắng …
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70626)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 18929)
Cô Huỳnh Thị Tâm cho tôi biết, cô tốt nghiệp ngành Sư Phạm sau cô Đào Thị Nga một khóa. Năm 1965 cô Tâm nhận nhiệm sở đầu tiên, là trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 9986)
Đôi mắt của cô Lê Vân Giáp đỏ hoe, khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Một chút ân tình dù muộn, chúng tôi xin thay lời cầu nguyện cho linh hồn thầy Stephano Lê Vân Giáp, luôn được hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng …
26 Tháng Tư 2014(Xem: 27211)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
15 Tháng Tư 2014(Xem: 19679)
Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76243)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 64938)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68579)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
04 Tháng Tư 2014(Xem: 75528)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 16349)
hy sinh và chịu đựng người phụ nữ Việt Nam, từ tâm tình của cô Trí tôi cũng tìm thấy hình bóng của cô ở trong đó, qua tình cảm của các con đã dành cho cô.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 7550)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.