Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - Thầy giáo – Nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt

12 Tháng Mười Hai 20141:33 CH(Xem: 16915)
Diệp Hoàng Mai - Thầy giáo – Nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt



Thầy giáo – Nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt

BẢN VIỆT’ BLUES ĐỘC ĐÁO VÀ ĐỘC NHẤT



DUONG CHIEU
BS Phạm Vận, NS.Dương Hồng Duyệt, NS. Cung Tiến ( đánh guitar) và các học sinh Sài Gòn.

 

 

 

 “Ngoài thầy giáo – nhạc sĩ Lê Hoàng Long nổi tiếng với một tác phẩm duy nhất để đời, trường trung học Ngô Quyền còn một thầy giáo – nhạc sĩ khác, cũng nổi tiếng chỉ với một tác phẩm để đời duy nhất, đó là thầy Dương Hồng Duyệt…”  Thầy Trần Thái Hùng và thầy Trịnh Hồng Hải đã cho tôi biết thông tin này, trong buổi “café cuối tuần” nhân ngày Nhà Giáo 2014 vừa qua...

 

Dò tìm trong danh sách Ban giáo sư trung học Ngô Quyền Biên Hòa ( 1956 – 1975), tôi được biết thầy Dương Hồng Duyệt từng là giáo sư môn Toán và Nhạc trường tôi từ năm 1961 đến 1965. Tổng hợp thông tin ít oi từ internet,  cùng trí nhớ – cũng quá  ít oi –  của một số chs.NQBH, tôi xin phép được “ phác họa” lại chân dung của cố giáo sư trung học Ngô Quyền Biên Hòa Dương Hồng Duyệt …

 

Xuất thân từ trường Luật, nhưng khi tốt nghiệp anh sinh viên Dương Hồng Duyệt lại không chọn lựa công việc liên quan đến ngành nghề đã học. Ông đi dạy học, rồi làm cố vấn, viết diễn văn cho chính trị gia… Nhưng tất cả những việc ông làm, đều man mác sắc màu nghệ sĩ nhiều hơn công việc mưu sinh. Ông đến với âm nhạc cũng vậy, cứ như là một cuộc dạo chơi, hơn là một nhạc sĩ chuyên nghiệp.

 

Là cháu của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, là bạn thân – và là anh vợ – của ca sĩ luật sư Khuất Duy Trác, nên thầy giáo – nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt gần như là “ người nhà” của giới văn nghệ sĩ. Vào thập niên 1955 – 1965, nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt phụ trách chương trình phát thanh dành cho sinh viên học sinh đài phát thanh Quốc Gia. Hầu hết ca sĩ nổi tiếng thời bấy giờ như: Đỗ Đình Tuân (Đỗ Tuấn), Phạm Vận, Duy Trác, Thể Tần, Hồng Hảo, Mai Hương, Bạch Tuyết, Mai Ngân, Mai Hân … đều đã hát trong chương trình này.

 
DuongChieu _2DuongChieu_1




















Theo nguồn tư liệu từ internet, Đường Chiều là một trong những bản nhạc Việt’ Blues độc đáo nhất thời bấy giờ. Đường Chiều đã khiến giới văn nghệ sĩ đương thời kinh ngạc, và làm say đắm lòng người mộ điệu ngay từ lúc khai sinh. Đã một thời, Đường Chiều của thầy giáo Dương Hồng Duyệt “làm mưa làm gió” trên đài phát thanh, và được một số lượng lớn khán thính giả – nhất là giới trẻ – hoan nghênh nồng nhiệt.



DuongChieu_3DuongChieu_4 



Rất nhiều ca sĩ hát Đường Chiều của nhạc sĩ Hồng Duyệt, nhưng theo sự ý kiến của một vài người đáng tin cậy – song ít khi phát biểu ý kiến công khai – thì người hát Đường Chiều hay nhất, ra được nhiều chất  Blues nhất lại là kịch sĩ Túy Phượng ( con gái cặp nghệ sĩ Túy Hoa/ Anh Lân). Còn theo lời kể của anh/ chị Dương Nghiệp Dao, Dương Thu Diễm Trang  – con của nhạc sĩ Hồng Duyệt – thì: “ Mẹ tôi nói, ca sĩ Duy Khánh hát bài này của bố tôi là hay nhất…”

 

Năm 1976 thầy Dương Hồng Duyệt và mấy người con, cùng một số thân nhân ruột thịt ra khơi vượt biển. Chiếc tàu oan nghiệt đã đắm chìm trong lòng đại dương năm ấy, không kịp đưa thầy Dương Hồng Duyệt cùng thân nhân đến bến đỗ bình an. Ba mươi tám năm dài, tác giả nhạc phẩm Đường Chiều đã rời xa trần thế. Thế nhưng, bản Việt’ Blues độc đáo và độc nhất của ông, vẫn sống mãi với thời gian.

 

Duong Chieu 5

Bia tưởng niệm thầy giáo –  nhạc sĩ Dương Hồng Duyệt cùng thân nhân, được an vị tại khu tượng đài Thuyền Nhân thuộc thành phố Westminster (Nam California, Hoa Kỳ). Nếu có dịp, rất mong anh chị em chs.NQBH một lần đến viếng Thầy Xưa Dương Hồng Duyệt của chúng ta.

 

Tháng 12/2014

Diệp Hoàng Mai

 

 

 

Thầy Dương Hồng Duyệt trong ký ức học trò xưa…

 

Tìm hiểu thêm về thầy giáo Dương Hồng Duyệt, các chị chs.NQ (NK 1961 – 1967) kể tôi nghe về thầy giáo cũ của các chị như sau:

 

@ Chị Đỗ Thị Thanh Thủy (Brussels):

- Thầy Duyệt hiền lành, ít nói hay cười.  Thầy thương học trò lắm, ít khi cho điểm thấp…

 

@ Chị Võ Thị Huệ (Biên Hòa):  

-  Thầy có phong cách nhã nhặn, nói năng ôn hòa. Dáng thầy cao gầy, rất nghệ sĩ. Thầy có đôi bàn tay rất đẹp, ngón thuông dài như tay con gái …

 

@ Chị Phùng Minh Nguyệt (Biên Hòa):

- Thầy Duyệt thuộc gia đình danh giá đó em. Em có biết bác sĩ Dương Hồng Mô không? Bác sĩ Hồng Mô cũng nổi tiếng lắm, là anh em của thầy Duyệt đó. Hồi đi học, chị được thầy ký tên đề tặng bản nhạc Đường Chiều của thầy. Chị thích lắm và quí lắm! Nhưng rồi bao năm trôi nổi, vật đổi sao dời, chị không giữ được kỷ vật thầy tặng năm nào. Tiếc ghê!...

 

 

 

ĐIỆU BLUES BUỒN

Bản chất của Blues là chuyển tải nỗi buồn và đôi khi, kiến tạo nỗi buồn. Từ khởi thủy đến tương lai, Blues luôn là một dòng nhạc được kính trọng. Cho dù, những người khai sinh Blues không được kính trọng.

Blues – một không gian buồn, là nơi tiễn những người đã đong đầy ắp nỗi buồn ra đi. Và Blues, cũng là nơi đợi chờ những người mang nỗi buồn mới từ ngàn dặm xa trở lại. Blues, một dòng nhạc mà mỗi năm đều có những kẻ hành hương quay về đất Tổ, như thể lột xác để gặp lại chính mình. Và Blues, một dòng nhạc mà mỗi năm lại lấp lánh thêm nhiều tài năng đáng kính trọng, thì dòng nhạc ấy không bao giờ bị khai tử.

Theo quyển “Để sáng tác một bài nhạc phổ thông” của cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ ( soạn năm 1955) thì Blues chậm được biểu diễn với nhịp Slow Fox, và Blues nhanh thì theo nhịp Swing. Có lẽ các nhạc sĩ xem những bài này là Blues, vì những ca từ mang đầy tính tự sự và tinh thần phiêu bạt lãng du…

 (Trích tư liệu)

21 Tháng Ba 2014(Xem: 64487)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39104)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64419)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 72956)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
09 Tháng Ba 2014(Xem: 17739)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9466)
Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh... Thật sự tôi không hảnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 74301)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 30116)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64545)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
27 Tháng Hai 2014(Xem: 7810)
Tốt nghiệp ĐHSP Toán Lý năm 1970, Thầy Nguyễn Văn Có nhận nhiệm sở đầu tiên tại trường trung học Thủ Đức – Sài Gòn. Năm 1972, Thầy xin thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 19375)
Từ 1969 đến 1975, trong thời gian 6 năm phục vụ ở Biên Hòa của tôi dù ở cương vị thầy giáo hay quân nhân, tôi cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên được.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30123)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 6217)
vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ” nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 21663)
Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38353)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.