Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - CÀ PHÊ CUỐI TUẦN VỚI THẦY CÔ GIÁO CŨ

29 Tháng Mười Một 20141:22 SA(Xem: 12415)
Diệp Hoàng Mai - CÀ PHÊ CUỐI TUẦN VỚI THẦY CÔ GIÁO CŨ

CÀ PHÊ CUỐI TUẦN VỚI THẦY CÔ GIÁO CŨ

 
SUOI DA_1

 

Có không ít lời đề nghị, tôi tổ chức “ Đêm Tri Ân” thầy cô giáo cũ thêm lần nữa. Nhưng cứ nghĩ đến sức khỏe và tuổi tác của thầy cô, tôi lại chùng lòng. Tổ chức không chu đáo, lỡ ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thầy cô, thì đám học trò chúng tôi ân hận lắm!..

Chuyển hướng “ Trò Xưa thăm lại Thầy Xưa”, tôi những tưởng cách làm như thế là phù hợp nhất với hoàn cảnh thầy và trò hiện giờ. Thế nhưng qua câu chuyện với thầy cô, tôi nhận ra rằng: Ôn cố tri tân, hay chia sẻ chuyện đời thường, là một nhu cầu tinh thần rất thiết thực của người cao tuổi. Thế là tôi bàn với nhóm bạn, café cuối tuần – tuần lễ thứ ba của tháng mười một – sẽ có sự hiện diện của quí thầy cô.

 

Khi tôi ngõ lời mời “ café cuối tuần” với học trò xưa, thầy Đoàn Viết Biên nhận ra ngay ý định của tôi:

- Cách làm của em như thế cũng hay đấy! Thầy trò có nhiều thời gian hàn huyên, mà các em cũng không phải băn khoăn vất vả …

Thầy Đoàn Viết Biên luôn sẵn lòng đến với học trò, nhất là học trò cũ trường Ngô Quyền. Nhưng tiếc là cùng ngày hôm đó, thầy Biên đã nhận lời dự lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường Nguyễn Trãi mất rồi!...

 

Tôi điện thoại mời quí thầy cô: Đinh Thị Hòa, Nguyễn Thế Văn, Nguyễn Kim Linh, Đinh Hữu Quyến, Trần Thái Hùng, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn và Trịnh Hồng Hải … cùng điểm tâm và café sáng Thứ Bảy với học trò. Hạnh phúc cho tôi,  tất cả quí thầy cô đều vui vẻ nhận lời mời.

 

Với nhóm “ học trò xưa”, tôi … tiết kiệm hơn. Chỉ gửi đi mẫu nhắn tin nho nhỏ, thông báo thời gian, địa chỉ và tên quán café Suối Đá ở Sài Gòn. Số lượng tôi ước tính, sao cho vừa công thức  “ một Thầy – một Trò” là … đẹp đội hình.

 

Anh Khương Văn Mười và anh Nguyễn Văn Tất khá bất ngờ, vì tôi không hề báo trước “ café buổi sáng” lần này có sự hiện diện của quí thầy cô. Anh Mười nói với bạn tôi: “ Con nhỏ này, nó không báo trước với anh gì hết …”.

 

Nổi bật nhất vẫn là anh Tất, với mái đầu …tóc chưa kịp mọc. Hỏi lý do anh Tất chọn kiểu tóc “ New Art” này, anh cười cười :

-  Từng tuổi này anh mới “ngộ” lời ông bà mình dạy “ nắm người có tóc, không ai nắm đứa … không tóc”. Anh nhiều nợ quá, anh xuống tóc để anh … trốn nợ!!?..

 

Ngay trong buổi sáng thứ bảy, anh Mười có lịch làm việc với LSQ Pháp, nên anh tiếc không ở được lâu. Buổi trưa anh Mười và anh Tất lại cùng đi công tác ở An Giang, nên hai anh tiếc nuối chào tạm biệt mọi người sớm. Trước khi ra về, hai ông anh tôi đều tự giác làm… nghĩa cử đẹp:

- Cho anh được chia sẻ với em. Cảm ơn Hoàng Mai, đã cho tụi anh niềm vui quá bất ngờ buổi sáng cuối tuần …

 

Hai anh đi khỏi, thầy Trần Thái Hùng quay sang thầy Trịnh Hồng Hải:

-  Hai đứa này nó thiệt dễ thương nghen! Tụi nó nổi tiếng từ trong nước ra tới nước ngoài, nhưng không đứa nào kiêu kỳ vênh váo gì ráo…

-  Cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa mà thầy, dù nổi hay chìm tụi em đều dễ thương y như vậy thầy ơi!...

Nhưng dễ thương nhất trong buổi sáng “ café cuối tuần” lần này, chính là cô Đinh Thị Hòa. Cô đến với học trò xưa, không quên mang theo một … bọc thuốc. Chân cô Hòa bi giờ yếu lắm, cô đi lại khá khó khăn, nhưng hiếm khi cô Hòa từ chối lời mời của học trò.

- Mỗi lần được gặp gỡ các em và đồng nghiệp cũ như vầy, cô lại nhớ về trường Ngô Quyền xưa: Sân trường, bục giảng, học trò… Cô cảm thầy mình như trẻ lại vì hạnh phúc. Cảm ơn các em, những đứa học trò đầy tình nghĩa của cô…

 

Chỉ buồn nhất, thầy Nguyễn Thế Văn không đến với học trò. Thầy đã hứa, sẽ  mang quà cho tôi, là truyện ngắn mới nhất của thầy. Thôi đành vậy, thầy không đến hôm nay thì ngày sau tôi sẽ đến thăm thầy …

 

@

@    @

 

 

Quán Cội Nguồn, là điểm hẹn chúng tôi chọn để mời thầy cô giáo cũ ở Biên Hòa “ café cuối tuần” vào sáng Chủ Nhật hôm sau. Tôi và Phùng Dung đến sớm đón quí thầy cô : Đào Thị Nga, Nguyễn Ngọc Ẩn, Nguyễn Minh Lý và Ngô Văn Sơn. Ngoài ra, tôi còn mời một “ vị khách danh dự” cũng là cựu giáo chức lâu đời của tỉnh Biên Hòa xưa: Thầy Lâm Xuân Dương, một cựu huynh trưởng của gia đình Hướng Đạo Ngô Quyền Biên Hòa.

Trong không gian ấm áp thân tình, thầy và trò tôi như gần gũi nhau hơn. Thầy Ngô Văn Sơn, với quan niệm “ nên tận hưởng cuộc sống ” trước khi tuổi già rùng rục tấn công mình. Thầy Sơn cho rằng:

-  Theo thầy, lái xe bốn bánh vẫn an toàn hơn lái xe hai bánh…

Riêng tôi, từ lâu quan niệm cuộc đời “ hay – dở ” còn phụ thuộc yếu tố “ hên – xui”, nên có ý kiến khác thầy: 

-  Thầy ơi! Có khi không lái xe gì, cũng … chết! Thầy còn nhớ vụ tai nạn giao thông ở vòng xoay Tam Hiệp trước đây không?..

 

Một tai nạn khá thương tâm, xảy ra cách đây vài năm ở thành phố Biên Hòa. Có một gia đình lao động nhà ven đường quốc lộ đang quây quần ăn bữa cơm trưa, thì bất ngờ một chiếc xe tải bị hỏng thắng lao vào tông chết cả nhà... Nhắc lại câu chuyện này, để càng thấm thía hơn số phận của mỗi con người trên thế gian này.

 

Thầy trò tôi sôi nổi bàn luận chuyện nhân sinh, nhưng có lẽ “ nguyên tắc hài hòa” của thầy Nguyễn Minh Lý là thu hút nhất:

-  Điều ta ưa thích, có thể là điều người khác không thích. Vậy nên ta phải biết “hài hòa” trong điều kiện của ta đi. Chớ nên đòi hỏi người khác phải nghe theo ta, nghĩ như ta hoặc làm theo ta. Đó chỉ là ảo tưởng … Nên nhớ “ Tri túc, tiện túc, hà thời túc …” Hễ biết đủ, là đủ. Người nào muốn nhiều hơn nữa, điều đó thật nguy hiểm vô cùng …

Thầy cô tôi tranh luận khá sôi nổi, nhưng rất vui vẻ thân tình. Và anh em tôi, ngồi nghễnh cổ nghe thầy cô nói, thiệt “ sướng” chi đâu. Đến giữa trưa, cô Đào Thị Nga nói lời tạm biệt:

-  Bây giờ anh em mình còn được gặp nhau, còn được ngồi đây với học trò cũ là hạnh phúc lắm! Cô thay mặt thầy cô, cảm ơn các em đã tạo điều kiện cho thầy cô có dịp thăm viếng nhau như thế này. Thầy cô rất cảm động, và cũng tự hào với chân tình bền bĩ của các em…

 

Trong vòng tay ôm tạm biệt của cô Nga, tôi cảm thấy mình trở nên nhỏ bé như cô học trò lớp đệ Thất 2 ngày nào – rất ngây ngô, khi lần đầu tiên được mắc áo dài trắng – và ngơ ngác, khi lần đầu làm quen môn học Tiếng Anh với “cô giáo trẻ” Đào Thị Nga…

Tháng 11/2014
Diệp Hoàng Mai



Phụ Đính hình Thầy Cô ngày họp mặt Café

SUOI DA_2
SUOI DA_4SUOI DA_3SUOI DA_8
SUOI DA_10
SUOI DA_11SUOI DA_12SUOI DA_13SUOI DA_15



22 Tháng Mười 2014(Xem: 78095)
...Thầy ít khi cười. Nhìn vào đôi mắt sáng rực của thầy, tôi mong manh cảm nhận được những ưu tư, những giấc mơ, những hoài bão mà thầy ấp ủ.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 19385)
Bàn tay nắm lấy bàn tay như truyền hơi ấm trong ngày gặp lại Thầy. Bao kỷ niệm trường xưa chợt hiện về với nỗi nhớ, nhìn lại Thầy và trò tóc đều bạc như nhau. Những ánh mắt ân cần nhìn nhau như có điều nhắn nhủ:
29 Tháng Năm 2014(Xem: 23350)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”
14 Tháng Năm 2014(Xem: 18895)
... nhưng vào thời điểm thầy xưa – trò xưa đã vào độ tuổi “ngã bóng hoàng hôn”, thì thầy hiệu trưởng mãi là hình tượng rất đỗi thân thương trong tâm hồn những cựu học sinh Ngô Quyền thời xa vắng …
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70828)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 19254)
Cô Huỳnh Thị Tâm cho tôi biết, cô tốt nghiệp ngành Sư Phạm sau cô Đào Thị Nga một khóa. Năm 1965 cô Tâm nhận nhiệm sở đầu tiên, là trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 10121)
Đôi mắt của cô Lê Vân Giáp đỏ hoe, khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Một chút ân tình dù muộn, chúng tôi xin thay lời cầu nguyện cho linh hồn thầy Stephano Lê Vân Giáp, luôn được hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng …
26 Tháng Tư 2014(Xem: 27755)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
15 Tháng Tư 2014(Xem: 19998)
Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76546)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 65129)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68754)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
04 Tháng Tư 2014(Xem: 76057)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 16809)
hy sinh và chịu đựng người phụ nữ Việt Nam, từ tâm tình của cô Trí tôi cũng tìm thấy hình bóng của cô ở trong đó, qua tình cảm của các con đã dành cho cô.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 7660)
Cám ơn các em đã đến với cô trong những lúc vui, buồn trong cuôc sống. Ngoài những niềm vui từ gia đình (đôi khi cũng mệt mỏi lắm vì đã hơn thất thập rồi còn gì), tôi còn được chia vui xẻ buồn cùng các hs của tôi.