Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - THẦY PHẠM ĐỨC BẢO CÒN MINH MẪN LẮM!..

25 Tháng Mười 20141:35 SA(Xem: 10900)
Diệp Hoàng Mai - THẦY PHẠM ĐỨC BẢO CÒN MINH MẪN LẮM!..


THẦY PHẠM ĐỨC BẢO CÒN MINH MẪN LẮM!..
 Thay Bao

Tiếng nói của thầy hiệu trưởng vẫn trong vang, rõ ràng và mạch lạc. Và trí nhớ của thầy thì ôi thôi, quá đỗi tuyệt vời…Khi tôi hỏi:

-         Thầy ơi, thầy còn nhớ anh Nguyễn Hữu Hạnh không?

-         Nhớ chứ! Hạnh nó đang ở bên Mỹ mà!

-         Anh Hạnh nhờ em in bài viết của anh, gửi thầy xem.

-         Thế nó viết cái gì đấy?

-         Kỷ niệm của thầy với học trò, thầy ơi!...

Tôi hỏi tiếp:

-         Thầy còn nhớ chị Ngọc Dung, tiệm may Mỹ Dung hồi xưa không?

-         Nhớ chứ! Tiệm may Mỹ Dung suôi gia với ông Lê Hồng Sanh có phải không?

-         Dạ, chị Dung nhờ em gửi lời thăm và chúc sức khỏe thầy.

-         Ờ! Chuyển giúp thầy lời cảm ơn đến Dung và Hạnh nhé!...

Rồi thầy bắt đầu nhắc chuyện trường chuyện lớp, chuyện thầy cô giáo cũ trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu ngày xưa. Tôi và người bạn học đi cùng, quá kính nể sự minh mẫn tuổi chín mươi lăm của thầy hiệu trưởng.

Nhưng sức khỏe tuổi chín mươi lăm của thầy, lại tỉ lệ nghịch với trí tuệ của thầy. Thầy hiệu trưởng Phạm Đức Bảo yêu quí của đám học trò xưa cũ trường Ngô, không còn đủ sức thể hiện phong cách lịch lãm vốn có của thầy đối với “ phái nữ” như xưa được nữa. Thầy xin lỗi, vì không thể ngồi dậy để tiếp chuyện với học trò.

Thầy cũng khó có thể ngồi dậy, để tự đọc bài viết của anh Hạnh bằng cái kính lúp như xưa được nữa.

 

Sau lần nhập viện cấp cứu gần nhất, thầy thêm chứng bệnh suy thận mãn tính. Mỗi tuần, thầy hiệu trưởng phải vào bệnh viện ba lần để chạy thận. Cô và các em đã đưa thầy xuống tầng trệt, để thuận tiện cho việc dịch chuyển điều trị bệnh của thầy. Thầy hiệu trưởng của chúng tôi bây giờ, giống như cây đa già đang cạn dần nhựa sống.

 

Người bạn đi cùng, ra dấu cho tôi kiếu từ thầy sớm. Tôi cũng biết, thầy hiệu trưởng cần giấc ngủ trưa, để buổi chiều hôm đó vào viện chạy thận định kỳ. Nhưng lần nào cũng vậy, tôi rất ngại ánh mắt buồn buồn của thầy, khi chúng tôi chào tạm biệt.

 

Nụ cười của thầy hiệu trưởng trên giường bệnh hôm nay, không còn tươi như những lần trước tôi ghé thăm. Nhưng tôi xin phép, được chia sẻ hình ảnh của thầy đến với các cựu học sinh trung học Ngô Quyền Biên Hòa. Thầy hiệu trưởng của anh chị em mình vẫn còn minh mẫn lắm! Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.

Tháng 10/2014

Diệp Hoàng Mai

21 Tháng Ba 2014(Xem: 64460)
Lúc đó tôi chỉ cầu xin thượng đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quãng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian này với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình .
20 Tháng Ba 2014(Xem: 39021)
Với khuôn khổ một tờ Kỷ Yếu có tính cách nội bộ như tờ đặc san này, những dòng “Vẻ Vang Dân Ngô Quyền” (mượn chữ của ký giả Trọng Minh) cũng có thể được hiểu như một sự chia sẻ chút niềm hãnh diện “giống nòi” giữa chúng ta,
14 Tháng Ba 2014(Xem: 64392)
Từ cái nôi trung học Ngô Quyền, các học sinh bé bỏng ngày nào nay đã lớn khôn, bung ra tứ tán theo sinh hoạt của dòng đời. Nhất là sau khúc quanh lịch sử 30 tháng 4, 1975,...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 72877)
Những kỷ niệm thân thương đó nằm ngủ yên trong tâm tư gần 40 năm, đã dấy lại trong tôi vào những ngày thầy Phạm Đức Bảo từ bên Tây Đức qua thăm Hoa Kỳ và được các cựu học sinh Ngô Quyền tiếp đón
09 Tháng Ba 2014(Xem: 17650)
Vẫn thương và nhớ Muội với biết bao kỷ niệm đẹp của chúng ta từ hơn 40 năm qua cùng với bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống sau năm 1975, … Bây giờ Muội đã nhẹ nhàng rồi phải không??
08 Tháng Ba 2014(Xem: 9443)
Tôi chỉ làm một công việc là khơi dậy khả năng trời cho trong mỗi em học sinh... Thật sự tôi không hảnh diện về những gì mình đã thực hiện được mà buồn vì mình không làm được gì nhiều hơn cho các em học sinh.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 74216)
Kính tặng thầy Bùi Quang Huy Nhân bàn chuyện Kỷ Yếu Ngô Quyền, cùng các bạn lớp Ðệ Tam B3 (1966-1967) nhắc nhớ lại chuyện người thầy Cổ Văn độc đáo của lớp mình.
05 Tháng Ba 2014(Xem: 30093)
Nay đã gần 40 năm trôi qua, thầy trò đều lưu lạc mỗi người một phương trời. Đám tiểu quỉ của tôi hẳn đầu đã hai thứ tóc, và có người có lẽ đã thành ông nội, ông ngoại không chừng. Liệu trong số này, có ông nào còn nhớ chuyện cũ đó không?
28 Tháng Hai 2014(Xem: 64519)
Tất cả đã đem đến cho tôi những tình cảm thân thiết, mà tôi không tìm được ở bất cứ trường nào. Những tình cảm ấy sau đó đã giúp tôi quên đi cảm giác khó chịu lúc ban đầu
27 Tháng Hai 2014(Xem: 7799)
Tốt nghiệp ĐHSP Toán Lý năm 1970, Thầy Nguyễn Văn Có nhận nhiệm sở đầu tiên tại trường trung học Thủ Đức – Sài Gòn. Năm 1972, Thầy xin thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Hai 2014(Xem: 19276)
Từ 1969 đến 1975, trong thời gian 6 năm phục vụ ở Biên Hòa của tôi dù ở cương vị thầy giáo hay quân nhân, tôi cũng có nhiều kỷ niệm không thể quên được.
22 Tháng Hai 2014(Xem: 30013)
Cũng cần nói ra đây là lần đầu tiên tôi gặp Thầy sau không biết bao lần hẹn găp từ khi khi Thầy còn khỏe. Cứ hẹn rồi chưa gặp, hẹn rồi chưa đến... cho tới khi Thầy bệnh.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 6194)
vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ” nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.
12 Tháng Hai 2014(Xem: 21600)
Tôi vẫn có mơ ước như Đại Tướng Carnot, trở về trường xưa, vào lại lớp học cũ, để kính cẩn nghe thầy giảng dạy như ngày còn bé. Cái mơ ước tầm thường, nhưng vượt quá tầm tay của một con người trong cái thời gian và không gian.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38154)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.