Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - KỶ NIỆM XƯA LỚP TỨ HAI

29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23281)
Diệp Hoàng Mai - KỶ NIỆM XƯA LỚP TỨ HAI

KỶ NIỆM XƯA LỚP TỨ HAI

Tu 2_khoa 5

Lê Thị Bo, Nguyễn Thị Điểu, Vũ Thị Mai, Lâm Thị Ga, Trần Thị Liên, Khổng Thị Bao, Lê Thị Kim Kết, Lê Thị Kim Oanh (sau chị Kết) , Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Thị Hường (sau thầy Hoàng), Võ Trí Nhẫn, Cao Thị Hóa (sau chị Nhẫn), Trần Thị Kim Vân, Châu Mỹ Quế, Phan Thị Điệp.


@ Như một gia đình…

Tuổi mười hai, mười ba … còn trẻ con lắm, nên những “dấu chân kỷ niệm” chưa sắc nét trong tâm hồn các nữ sinh lớp đệ Thất 2 năm học 1960. Tuổi mười bốn, mười lăm … vừa đủ độ chín, để các nữ sinh lớp đệ Tứ 2 bâng khuâng khi ve réo rắt gọi hè…

Không nhớ rõ tự lúc nào, các chị gọi giáo sư hướng dẫn Nguyễn Thế Văn là … Má (?!...), mà là “Má Ruột” nữa. Thầy Nguyễn Thất Hiệp do nghiêm khắc, nên “bị” các nữ sinh Tứ 2 len lén chọn Thầy vào vai … Má Ghẻ!

Phu quân của “hai bà Má” là Thầy Kiều Vĩnh Phúc, và là “Papa” yêu quí lớp Tứ 2. Còn nữa, thầy Nguyễn Hữu Ân vào vai “Cậu”, và thầy Hà Tường Cát là “Chú” của cả nhà… Quí Thầy lúc đó còn trẻ lắm – hầu hết chưa lập gia đình – nên vui vẻ “nhận vai” và sẵn lòng dự phần vào trò chơi tinh nghịch dễ thương của lớp Tứ 2.

Lớp đệ Tứ 2 có truyền thống hơi…lạ đời. Lớp Tứ 2 năm nào, cũng do thầy Nguyễn Thế Văn làm giáo sư hướng dẫn. Và lớp Tứ 2 nào, cũng được thầy Văn đặt tên một loài chim. Vành Khuyên, là tên gọi của lớp Tứ 2 niên học 1963 – 1964.

@ Hàng dương trong sân trường …

Năm 1960 là năm đầu tiên học sinh trung học Ngô Quyền giã từ … gác trọ, chấm dứt cảnh ăn đậu ở nhờ các trường tiểu học. Để làm đẹp cho ngôi trường mới, thầy hiệu trưởng Huỳnh Quốc Tuấn tổ chức trồng cây dương trong sân trường.

Hôm đó một số nữ sinh lớp Tứ 2 vào trường tập văn nghệ, thầy hiệu trưởng bảo học trò ngưng tập ra sân phụ việc trồng cây. Hồi nào giờ, các nữ sinh chưa từng cầm cuốc, nên cứ đứng lố nhố không biết làm sao … Thấy vậy, thầy Huỳnh Quốc Tuấn cầm cuốc “ thị pham” cho học trò làm theo:

- Mấy em cố gắng trồng dương làm đẹp sân trường của mình. Để mười năm sau có trở lại thăm trường, mấy em có thể tự hào chỉ vào cây dương mà khoe “Cây dương này, do tôi trồng hồi đó nè!...”

Nửa thế kỷ trôi nhanh tựa bóng câu cửa sổ, hàng dương xưa bây giờ chỉ còn đọng trong ký ức của thầy trò trường trung học Ngô Quyền năm xửa năm xưa…

@ Thầy Nguyễn Xuân Hoàng:

Chương trình lớp đệ Tứ không có môn Triết học, nên thầy Nguyễn Xuân Hoàng được nhà trường chia giờ dạy môn giáo dục Công Dân lớp Tứ 2. Dù dạy ít giờ, nhưng học trò lớp Tứ 2 vô cùng quí mến vị giáo sư trẻ tuổi hiền lành, thân thiện…

Trước khi chia tay chuẩn bị vào hè, thầy trò lớp Tứ 2 kéo xuống sân trường chụp hình lưu niệm sau giờ học cuối. Năm sau lớp chia ban rồi, gia đình Tứ 2 chắc chắn không còn đủ đầy nữa những khuôn mặt quá đỗi thân thương…

Trong lúc thầy trò lục tục xuống lầu, thì cô Tư Giàu dẫn con của cô bước lên cầu thang. Gặp thầy Hoàng, cô Tư chào thầy rồi giới thiệu:

- Đây là con út của tui đó thầy!...

Thầy Hoàng quay qua, vỗ đầu chị Kim Kết đang đi bên canh:

- Đây cũng là “con út” của tui nè cô!...

Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…” Riêng chị Kim Kết – thay mặt lớp Tứ 2 năm xưa, và cả đàn em Diệp Hoàng Mai nữa – kính chúc thầy và cô nhiều sức khỏe, đủ nghị lực để vượt qua thử thách cuối của đời người …

Tháng 05/2014

Diệp Hoàng Mai

(ghi theo lời kể của chị Lê Thị Kim Kết )

22 Tháng Mười 2016(Xem: 13868)
Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 14554)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
14 Tháng Mười 2016(Xem: 16485)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 15431)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 27214)
nếu có thời gian và cơ hội – dù chỉ một chút xíu thôi – tôi không ngần ngại “đại diện những học trò già”, luôn sẵn sàng đến thăm thầy cô giáo cũ,
31 Tháng Năm 2016(Xem: 10502)
Cổng trường Ngô Quyền cơ hồ vắng lặng, chỉ còn tiếng nấc nghẹn ngào. Thầy và trò cùng khóc…
04 Tháng Ba 2016(Xem: 20514)
Thế là 3 tuần lễ của Tết Bính Thân trôi qua nhanh chóng. Ngày 28/ 2 /2016, các bạn CHS NQ BH khóa 10, lớp tứ 1, tứ 4, khối Pháp Văn, có tổ chức buổi họp mặt đầu năm.
26 Tháng Hai 2016(Xem: 22345)
Phải chi tôi khóc và còn khóc được, tôi sẽ không cố ngăn đôi giòng nước mắt, những giọt nước mắt hạnh phúc của một thuở Ngô Quyền
22 Tháng Giêng 2016(Xem: 20705)
Như tên gọi của quán, nhóm 12B3 chs.NQBH chúng tôi thường có những buổi café “bỏ túi” nơi đây. Café cuối năm lần này, chúng tôi chỉ mời thầy Lâm Tấn Văn, thầy Trịnh Hồng Hải và thầy Trần Thái Hùng,...
08 Tháng Giêng 2016(Xem: 22626)
Cung nghe Đường Chiều (Hồng Duyệt) - do Đinh Sinh Long & Duy Khanh trinh bay
04 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 24479)
Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc.
27 Tháng Mười Một 2015(Xem: 31583)
Hạnh phúc cho anh chị em tôi, là cùng lúc được thăm lại nhiều thầy cô giáo cũ. Câu chuyện xưa và nay của Thầy – Trò chúng tôi những lần gặp gỡ thế này, bao giờ cũng sôi nổi và dòn như pháo,...
03 Tháng Mười 2015(Xem: 16770)
Quý anh chị cựu học sinh tìm về Ngô Quyền năm 2016. Như đến với “ Một Tối Ngô Quyền” vì thời gian không còn bao lâu nữa…
25 Tháng Chín 2015(Xem: 33498)
Gọi là trà nhưng tất cả đều là những cánh hoa mai trong vườn nhà, được thầy tôi tự tay hái nhặt, chế biến và pha uống như trà. Trà Hoa Mai được pha trong tách sứ hoặc thủy tinh, có thể ngắm từng đóa hoa xoay tròn, mong manh trong nước.
12 Tháng Chín 2015(Xem: 20832)
Khắc họa bút tích và chữ ký thầy cô giáo cũ lên tranh sơn mài, là một trong những ý tưởng mang ý nghĩa “tôn sư, trọng đạo” của học trò xưa.