Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - VIẾT CHO THẦY TÔI PHẠM NGỌC QUÝNH

14 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 6218)
Nguyễn Hữu Hạnh - VIẾT CHO THẦY TÔI PHẠM NGỌC QUÝNH


VIẾT CHO THẦY TÔI PHẠM NGỌC QUÝNH

chdi12-large-content

 Những năm Trung Học Đệ Nhất Cấp tại trường Ngô Quyền, Thầy Phạm Ngọc Quýnh là một trong 4 giáo sư Việt Văn tôi đã theo học. Khởi đầu năm đệ Thất là cô Bùi Thị Ngọc Lan, cô Hà Bích Loan, Thầy Đoàn Viết Biên và Thầy Phạm Ngọc Quýnh. Thầy đã dạy lớp Tứ 4 cũa chúng tôi niên khoá 1966-1967 có thể là niên khóa sau cùng của Thầy tại trường Ngô Quyền, vì Thầy lên Công Thanh nhận chức Hiệu Trưởng trường Trung học ở đây. Từ đó về sau tôi không gặp Thầy, nhưng vẫn luôn nhớ lối ”nhấn nhá” trong lời giảng của Thầy qua thơ văn và nhớ nhất chiếc vespa màu xám của Thầy.

 Sống nhiều năm ở hải ngoại mới biết tin Thầy đang định cư tại Canada qua tin buồn Cô đã mất. Nhân ngày họp mặt Ngô Quyền toàn thế giới lần hai tại Nam California, Thầy có tham dự nhưng đến trể, tôi cũng nhiều anh chị đồng môn phải hồi lâu mới nhận được Thầy vì vóc dáng của Thầy cũng đã thay đổi khá nhiều qua thời gian. Vì bận lo chương trình họp mặt nên tôi cũng không có dịp thăm hỏi Thầy nhiều hơn. Ban tổ chức có tour Las Vegas như mấy lần đại hội, rất tiếc Thầy không tham dự nên không có dịp gần gủi tâm tình, sau đó vài ngày được biết Thầy ghi tên đi cruise, riêng tôi lại không theo đoàn và chỉ có nhiệm vụ đưa gia đình Thầy Lê Văn Túy ra Long Beach, nhưng không gặp được Thầy Phạm Ngọc Quýnh, vì Thầy đã lên tàu.

 Hạnh phúc cho Mai Trọng Ngãi với những ngày vui trên sóng biển, bên cạnh người anh từ Việt Nam và lại có được dịp trò chuyện và cùng sinh hoạt với Thầy.Thầy và trò cùng nhắc nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa dưới mái trường Ngô Quyền. Trong ngày cuối cùng chia tay Thầy Phạm Ngọc Quýnh đích thân mang chai rượu đến tận phòng tặng Mai Trọng Ngãi. Món quà của Thầy Quýnh đã khiến Ngãi bồi hồi cảm động với một kỷ niệm khó quên.

 Tình cảm của thầy Phạm Ngọc Quýnh dành cho “Trường cũ trò xưa” không dừng lại ở đây. Nhân ngày đầu Xuân Giáp Ngọ, thời tiết có nhiều thay đổi bất thường. Cái lạnh của mùa đông của miền đông bắc đã vể California. Nhưng từ nơi Canada lạnh giá thầy Phạm Ngọc Quýnh đã chuyển về nam California tình cảm ấm nồng từ trái tim, một món quà một số tiền nho nhỏ như một phần thưởng khích lệ dành cho “ban vác ngà voi”. Anh chị em trong ban điều hành hội ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền phải nói là cảm động bất ngờ, cùng bảo nhau giữ lại chờ dịp gặp lại thầy, có thể bên ly cà phê đậm đà hương vị, hay với tô phở Bắc thơm lừng, được nghe lại giọng nói của thầy và biết đâu còn được nghe thầy giảng lại “Kim Vân Kiều”

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

 Dù chưa tận mặt với Thầy Phạm Ngọc Quýnh nhưng tôi vẫn có niềm hạnh phúc, vì đã có cơ duyên được biên tập và edit hình ảnh cả hai bài viết của Thầy tường thuật những chuyến đi qua Âu Châu và Hoa Kỳ. Kính mong Thầy Phạm Ngọc Quýnh luôn an vui và nhiều sức khỏe, còn đi du lịch đó đây. Và nhất là còn viết bài tường thuật dài dài, để tôi còn duyên biên tập bài viết của Thầy.

Nguyễn Hữu Hạnh

25 Tháng Mười 2014(Xem: 10922)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.
22 Tháng Mười 2014(Xem: 78102)
...Thầy ít khi cười. Nhìn vào đôi mắt sáng rực của thầy, tôi mong manh cảm nhận được những ưu tư, những giấc mơ, những hoài bão mà thầy ấp ủ.
06 Tháng Sáu 2014(Xem: 19393)
Bàn tay nắm lấy bàn tay như truyền hơi ấm trong ngày gặp lại Thầy. Bao kỷ niệm trường xưa chợt hiện về với nỗi nhớ, nhìn lại Thầy và trò tóc đều bạc như nhau. Những ánh mắt ân cần nhìn nhau như có điều nhắn nhủ:
29 Tháng Năm 2014(Xem: 23361)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”
14 Tháng Năm 2014(Xem: 18905)
... nhưng vào thời điểm thầy xưa – trò xưa đã vào độ tuổi “ngã bóng hoàng hôn”, thì thầy hiệu trưởng mãi là hình tượng rất đỗi thân thương trong tâm hồn những cựu học sinh Ngô Quyền thời xa vắng …
02 Tháng Năm 2014(Xem: 70837)
Nhắc nhở đừng quên để còn viết và còn nhớ về trường cũ Ngô Quyền, mặc dù bây giờ “trường xưa cảnh cũ còn đâu nữa”. Mà thực sự đâu cần, bởi lẽ vẫn còn sự hiện hữu mãi mãi của kỷ niệm, tình cảm và hai chữ Ngô Quyền.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 19260)
Cô Huỳnh Thị Tâm cho tôi biết, cô tốt nghiệp ngành Sư Phạm sau cô Đào Thị Nga một khóa. Năm 1965 cô Tâm nhận nhiệm sở đầu tiên, là trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa.
27 Tháng Tư 2014(Xem: 10129)
Đôi mắt của cô Lê Vân Giáp đỏ hoe, khi chúng tôi nói lời tạm biệt. Một chút ân tình dù muộn, chúng tôi xin thay lời cầu nguyện cho linh hồn thầy Stephano Lê Vân Giáp, luôn được hưởng nhan Thánh Chúa trên nước Thiên Đàng …
26 Tháng Tư 2014(Xem: 27777)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
15 Tháng Tư 2014(Xem: 20004)
Bức hình đã quá tuổi năm mươi, chụp trước lớp học “mượn” của trường Nữ Công Gia Chánh tỉnh Biên Hòa. Ngày xưa đi dạy, nữ giáo sư đều mặc áo dài, nam giáo sư mặc chemise “ đóng thùng” và thắt cravate.
12 Tháng Tư 2014(Xem: 76554)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
12 Tháng Tư 2014(Xem: 65139)
Mỗi năm thầy cô và học sinh của Ngô Quyền xưa họp nhau lại, nhắc nhở kỷ niệm xưa cũ với tất cả lòng thương nhớ, ăn uống vui vẻ, xong rồi ai về nhà nấy. Vậy chưa đủ nghĩa. Tôi hy vọng các em trong HAHCHSNQ tại hải ngoại hay tại quê nhà, nên tiếp tục công việc...
04 Tháng Tư 2014(Xem: 68770)
Học trò tôi đôi khi ngoan ngoãn, dễ thương như thiên thần, đôi khi phá phách, tinh nghịch còn hơn quỉ. Nhưng tôi phục học trò tôi. Tôi không biết cơ quan CIA tinh nhuệ như thế nào, nhưng theo tôi còn thua xa học trò tôi.
04 Tháng Tư 2014(Xem: 76064)
  Năm mươi năm sau, chúng tôi tụ họp về đây, không phải ở trong nước mà ở hải ngoại để tìm lại những kỷ niệm, thật bồi hồi, xúc động, dù ở cương vị Thầy hay trò ở một trường Ngô Quyền ngày nào.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 16818)
hy sinh và chịu đựng người phụ nữ Việt Nam, từ tâm tình của cô Trí tôi cũng tìm thấy hình bóng của cô ở trong đó, qua tình cảm của các con đã dành cho cô.