Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - CÔ GIÁO LỚP NHỨT B

28 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 70136)
Diệp Hoàng Mai - CÔ GIÁO LỚP NHỨT B


CÔ GIÁO LỚP NHỨT B

(Tưởng nhớ cô Phan Thị Lệ Hoa)

 

co_le_hoa-large-content

Cô Phan Thị Lệ Hoa (2013)

Năm cuối cấp tiểu học, tôi và chị Nguyễn Thị Kim Hồng – chị em cô cậu với tôi – được học chung lớp Nhứt B của cô Phan Thị Lệ Hoa. Học được chừng hai tuần lễ, má của tôi sinh em bé. Một trong hai chị em tôi phải xin chuyển lớp, đứa học sáng đứa học chiều để đỡ đần việc nhà, và phụ chăm em bé với má tôi. Vậy là tôi rời lớp Nhứt B của cô Phan Thị Lệ Hoa, chuyển sang học lớp Nhứt C buổi chiều với cô Bùi Thị Như Lan.

Học lớp Nhứt C cũng chừng… hai tuần lễ, tôi nằng nặc đòi chuyển về học lớp Nhứt B của cô Lệ Hoa. Có thể lúc đó do tôi chưa thích nghi với lớp học mới, nhưng lý do quan trọng nhất mà tôi muốn trở lại học lớp Nhứt B là do… tin đồn: “Chỉ học lớp Nhứt B của cô Lệ Hoa, mới chắc chắn thi đậu vào trường Ngô Quyền”. Mặc dù gia đình rất khó khăn, nhưng vì tôi khóc quá: “Không học lớp của cô Lệ Hoa, là con không thi đậu vô trường Ngô Quyền được …”, ba má tôi đành… muối mặt dẫn tôi tới trường, xin cô Lệ Hoa và cô hiệu trưởng cho con chuyển lớp trở lại.

Tất nhiên là nguyện vọng trẻ con của tôi… bất thành. Tôi nhớ hoài, dù từ chối nhưng cả cô Ngọc Anh và cô Lệ Hoa đều nhẹ nhàng dỗ dành: “Không sao đâu em, học lớp cô Như Lan em cũng thi đậu đệ Thất Ngô Quyền mà!...” Thì ra do sự chơn chất của Má tôi, hai cô biết nguyên nhân tôi đòi chuyển lớp. Câu nói cuối cùng cô Lệ Hoa nói với Má của tôi, đến giờ tôi vẫn nhớ: “Chuyển lại cũng được, nhưng như vậy cô Như Lan sẽ buồn …” Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.

Lúc biết tin cô Lệ Hoa định cư ở Hoa Kỳ, tôi từng mơ có dịp được gặp lại cô, rồi kể cô nghe kỹ niệm “nho nhỏ, vui vui” thời học trò trường Nữ Tỉnh Lỵ Biên Hòa của tôi. Chắc chắn cô Lệ Hoa không thể nào nhớ tôi, đứa học trò ngồi học lớp Nhứt B của cô chỉ được mươi ngày. Nhưng tôi tin, nếu tôi nhắc lại kỷ niệm này cô Lệ Hoa sẽ rất vui. Tôi vẫn hay mơ “kỳ kỳ” như vậy, bởi ước mơ đâu có… tốn kém, tội gì tôi không nuôi nấng ước mơ?

Bây giờ thì, tôi không thể gặp lại cô Phan Thị Lệ Hoa nơi cõi tạm nữa rồi. Bởi cô đã vội đi về bến vĩnh hằng, trước khi tôi và cô có duyên cơ hạnh ngộ. Dẫu biết qui luật sinh tử đời người rồi ai cũng trãi, nhưng tôi vẫn nao nao buồn đọc đi đọc lại mẫu tin ngắn ngủi về cô. Cô ơi, có những ước mơ không bao giờ trở thành sự thực. Được gặp lại cô, là giấc mơ mãi mãi xa vời trong cuộc đời em…

Tháng 06/2013

Diệp Hoàng Mai

 

Phụ Đính:

truong_nu_tieu_hoc-large

Học sinh trường Nữ Tiểu học Biên Hòa.

co_tran_ngoc_anh-_ht_nu_tieu_hoc-large-contentchung_chi_hoc_trinh-large-content

Cô Trần Ngọc Anh, cựu hiệu trưởng trường Nữ Tiểu học Biên Hòa. Chứng chỉ học trình cho học sinh cuối cấp tiểu học Biên Hòa

dsc_0205-large
Cô Lệ Hoa và học trò cũ trong dịp họp mặt Tất niên Hội Biên Hòa tại Nam CA - tháng Giêng/ 2013

22 Tháng Tám 2015(Xem: 23161)
“ Ai trên đời này mà không cần có một bà Mẹ, những người không còn mẹ nữa, lại cần hơn ai hết phải không? Từ ý tưởng vàng ngọc này, xin được một đời kính mến cô Đặng Thị Trí với Bàn Tay Người Mẹ.
13 Tháng Sáu 2015(Xem: 18444)
Đưa Thầy Quýnh trở về như một người thân, Thầy Trò cùng lưu luyến vẩy tay thay lời từ biệt, ánh mắt nụ nười dường như che mát cho một ngày hè.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 10296)
Dẫu biết “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 23670)
từ đây thầy sẽ có được nhiều tin tức của người bạn vong niên và sẽ không còn băn khoăn trăn trở “Không biết thầy Hảo giờ này ra sao?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20071)
Ngày mùng bốn Tết, tôi ghé thăm thầy hiệu trưởng. Nhóm bạn “Bê Ba” của tôi người bận người bệnh, nên tôi mặc nhiên trở thành “đại diện nhóm” đến mừng tuổi thầy.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 21202)
Tôi đưa đôi “bạn thân xưa” của thầy Lê Quí Thể đến điểm hẹn, vừa kịp lúc bên sông Sài Gòn nhạt phai màu nắng. Gió từ lòng sông chưa làm rối nổi mái tóc ngắn của tôi, nhưng cũng đủ làm không gian quán ven sông dịu mát.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19629)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
05 Tháng Hai 2015(Xem: 27373)
Tôi hằng mong ước mong “ kho tư liệu trường xưa” này ngày càng phong phú hơn, đong đầy hơn với muôn vàn “ kỷ niệm học trò” do các cựu học sinh NgôQuyền Biên Hòa cùng chung tay vun vén …
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16922)
Dò tìm trong danh sách Ban giáo sư trung học Ngô Quyền Biên Hòa ( 1956 – 1975), tôi được biết thầy Dương Hồng Duyệt từng là giáo sư môn Toán và Nhạc trường tôi từ năm 1961 đến 1965.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23463)
Dù rất mong thầy cô chúng tôi có nhiều cơ hội gặp nhau, nhưng xem ra việc đi lại của thầy cô – dù cư ngụ cùng thành phố – vẫn là điều không đơn giản.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21013)
... cám ơn mái trường Ngô Quyền Biên Hoà đã thu nhận tôi, cám ơn thầy Lê Quý Thể đã đưa tôi về, thầy Phạm Đức Bảo cùng các thầy cô đã dạy dỗ tôi nên người hôm nay,
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12422)
Tôi điện thoại mời quí thầy cô: Đinh Thị Hòa, Nguyễn Thế Văn, Nguyễn Kim Linh, Đinh Hữu Quyến, Trần Thái Hùng, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn và Trịnh Hồng Hải … cùng điểm tâm và café sáng Thứ Bảy với học trò.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13007)
Vẫn những câu chuyện cũ kỹ về ngôi trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu xa xưa, nhưng sao thầy trò tôi nhắc hoài không chán. Tuổi chín mươi lăm, nhưng thầy Phạm Đức Bảo nói về trường xưa, cứ y như thầy đang lật từng chương sách cũ đọc từng trang.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 69230)
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48699)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”