Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - Lịch Sử Trường Ngô Quyền Biên Hoà.

26 Tháng Năm 200812:00 SA(Xem: 11724)
Nguyễn Hữu Hạnh - Lịch Sử Trường Ngô Quyền Biên Hoà.

LỊCH SỬ TRƯỜNG NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA

Là học sinh Ngô Quyền, bạn có biết trường của chúng ta đã phôi thai xây dựng ra sao ? những ai mang nặng tâm huyết và đã có công lao vun bồi cho nhiều thế hệ. " Uống nưóc nhớ nguồn ". Mời các bạn cùng chúng tôi theo những bước chân sưu tập nhân dịp Hội ái hữu cựu Học sinh Ngô Quyền quyết định ấn hành Đặc san đầu tiên của Hội, hãy cùng nhau hồi tưởng từng trang lịch sử của trường.

A. Thực Trạng

Trong thời kỳ Pháp thuộc, do chính sách ngu dân của thực dân, số trường trung học mở ra rất ít. Cả bộ chỉ có mấy trường ở Sài gòn và ở các tỉnh như Cần Thơ, Mỹ Tho. Biên Hoà là một tỉnh lớn của miền Đông Nam bộ, nhưng chính quyền thực dân đã không mở trường trung học tại đây. Học sinh sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học nếu muốn tiếp tục sang bậc trung học đều phải chuyển lên Sài gòn. Do đó phần lớn con em nhà nghèo đều phải bỏ học vì không có điều kiện theo đuổi.

B. Hoài Bảo

blankNhận thấy thiếu trường trung học tại tỉnh nhà là một sự thiệt thòi lớn cho con em học sinh, ông Phan văn Nga, Trưởng ty Tiểu học và ông Hồ văn Tam, thanh tra tiểu học Biên Hòa lúc bấy giờ đã đấu tranh hầu mở cho tỉnh nhà một trường trung học. Ngay từ đầu thập niên 50, lúc bắt đầu nắm chức vụ điều hành giáo dục ở tỉnh, hai ông đã nuôi một ước vọng là có được một trường trung học cho tỉnh Biên Hòa, dù biết rằng sự đãu tranh của hai ông sẽ gặp nhiều khó khăn và thất bại, vì chính quyền không mấy quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ,ngoài ra còn mãi đeo đuổI những vấn đề khác có lợi riêng cho họ. Nha Trung học và Bộ Quốc gia Giáo dục thì vẫn giữ 1 luận điệu duy nhất: Biên hoà là một tỉnh ở gần Sài gòn nên mở trường trung học chưa phải là một việc cần thiết. Vẫn không chán nản trong việc theo đuổi ước vọng của mình,mổi năm Ty Tiểu học Biên Hòa vẫn gởi báo cáo về Bộ Quốc gia Giáo dục, ông Nga và ông Tam luôn luôn kiến nghị và nhắc nhở rằng mở một trường trung học cho tỉnh Biên Hoà hiện rất cần thiết, nếu không muốn nói là quá muộn, và đề nghị Bộ cho thành lập trong niên học mới.

C. Thành Công

blankCho đến năm 1955, ông Nguyển Thúc Lân về nhận chức Tỉnh Trưởng Biên Hòa, đã chú ý đến đề nghị của ông Nga và ông Tam nên tích cực ủng hộ. Sau một thời gian vận động Nha trung học và Bộ giáo dục vào năm 1956 mới có quyết định thành lập. Nha trung học đề nghị ông Tam đặt tên cho trường và ông đã chọn tên một vị vua từng đánh thắng quân Nam hán để đặt tên trường. Kỳ vọng của ông là sau nầy trường sẽ đào tạo những nhân vật lẫy lừng như Ngô Quyền thuở xa xưa. Ðầu niên học 1957-1958 trường Ngô Quyền chính thức khai giảng tại trường tiểu học Nguyễn Du. Vị Hiệu trưởng đầu tiên là ông Phan văn Nga, Trưởng ty Giáo dục lúc bấy giờ. Ông Phan văn Nga đã được bổ nhiệm làm hiệu trưởng vì chức vụ của ông cao hơn ông Tam, ông Tam lúc đó là phó ty, ông Nga kiêm Hiệu trưởng chỉ đứng trên giấy tờ , do đó mọi việc điều hành đều do ông Tam đãm trách.

D. Xây Dựng

Việc đầu tiên của ông Nga là chỉ thị cho ông hiệu trưởng trường Nguyễn Du cắt ra hai phòng học cho trường Ngô Quyền để mở ra bốn lớp Đệ Thất đầu tiên và chuyển ba vị giáo viên kỳ cựu của trường Nguyễn Du sang phụ trách giảng dạy. Đó là ba thầy:

- Phạm văn Tiếng

- Đinh văn Sái.

- Bùi Quang Huệ.

Ông còn tăng cường một số giáo viên của trường Nguyễn Du sang để đảm nhận một số môn học khác như:

- ông Hồ văn Vinh phụ trách môn Sử Địa.

- ông Phạm văn Mẩn phụ trách môn Hội họa.

- ông Trần văn Lộc phụ trách môn Nhạc.

Một thời gian sau, hai nhân viên của Ty Giáo dục sang đãm nhận hành chánh cho trường. Đó là hai ông : Lê Hồng Sanh và Phạm văn Chẩn. Các bộ môn khác được Nha Trung Học bổ nhiệm. Niên học 1957-1958 kết thúc tốt đẹp.

Sang niên học thứ nhì 1958-1959, số lớp học tăng lên gấp đôi. Cơ sở phòng học ở trường Nguyễn Du không đủ, các lớp phải dời sang trường Nữ Công Gia Chánh, năm thứ hai (niên khoá 1958-1959), mỗi năm phát triển thêm 4 lớp . Sự phát triển mổi năm 4 lớp được diễn ra đều đặn từ năm 1957 đến khoảng 1964 hoặc 1965 mới tăng thêm lên được 6 lớp.

Giữa niên học thứ ba 1959-1960, với đà phát triển một số lớp tiếp tục chuyển đến trường Nữ Công gia chánh.

Đến niên học thứ tư 1960-1961 trường mới hoàn toàn chọn trường Nữ Công gia chánh làm cơ sở ( lần đầu tiên thi Trung Học Đệ Nhất cấp trường đậu tỉ lệ 60%, toàn tỉnh 30% ).

Cũng từ niên học nầy, Bộ Giáo Dục mới quyết định bổ nhiệm một Hiệu Trưởng chính thức : ông Huỳnh Quốc Tuấn, giáo sư trường trung học Petrus Ký Sài Gòn về phụ trách. Một số Giáo sư tốt nghiệp sư phạm cũng được bổ nhiệm về trường. Trước khi chấm dứt nhiệm vụ, ban Giám hiệu cũ cử thêm hai giáo viên tiểu học sang làm giám thị: ông Lương văn Tý và cô Nguyễn thị Giàu.

E. Phát Triển

blankThành quả cuối cùng của ông Hồ văn Tam là vận động với chính quyền Tỉnh tìm cho trường một nơi để xây cất cơ sở, vì cơ sở hiện có tạm mượn của trường Nữ công gia chánh. Kết quả trong năm học nầy, tân Tỉnh trưởng Biên Hoà ông Hồ văn Sĩ đã quyết định dời Viện Dưỡng lão xuống Tam Hiệp và bắt đầu xây dựng cơ sở đầu tiên của trường tại đây gồm hai dãy lớp: một trệt, một lầu. Hè 1960, tiếp tục xây dựng nối dài một dãy thành 10 lớp. Đầu niên học 1960-1961, xây dựng thêm dãy trước và hoàn chỉnh. Vào niên khóa 1964-1965, Thư viện và phòng thí nghiệm được xây thêm. Niên khóa 1969-1970 thêm một dãy mới khang trang gồm 4 lớp ngay sân cờ ,dành cho các lớp Đệ Nhất và Đệ Nhị, đã đổi tên thành lớp 12 và 11 từ đây.

Niên học 1961-1962(?), trường Bán công Trần Thượng Xuyên được xây cất phía bên phải của trường và đến 1975 thì giải thể xáp nhập vào Ngô Quyền

Ghi chú: Theo yêu cầu của ban biên tập Đặc san NQ 2003 với khả năng và phương tiện có hạn CHS-NQ Lê Thành Tươi ghi lại theo lời kể của CHS-NQ Hồ văn Quân,con trai ông Hồ văn Tam. (CHS-NQ Nguyển Hữu Hạnh biên tập)

Do đó bài viết rất còn thiếu sót hoặc chưa đúng. Kính mong Thầy cô, Ban Giám hiệu trường và Bạn hữu bổ sung và sửa lại.

(xin vào web site ngo-quyen.org phần diễn đàn để hiệu đính hoặc thư về địa chỉ Hội.)
 
nguyễn hữu hạnh

27 Tháng Chín 2014
(Xem: 8739)
Điểm son đầu tiên được quan khách ghi nhận là họp mặt bắt đầu đúng 7 giờ tối giờ như chương trình.
26 Tháng Tư 2014
(Xem: 27234)
Hội lớn mạnh không chỉ với tình bạn của các cựu Học sinh NGÔ QUYỀN bên đó còn có các Thân Hữu. Đó là chồng là vợ của các CHS. Đó là dâu là rể của Hội. Đó là là nhửng người bạn theo đúng nghĩa của 2 chữ Thân Hữu.
12 Tháng Tư 2014
(Xem: 76259)
Các thầy cô, các vị thân hữu Ngô Quyền, các bằng hữu sẽ hết lòng ủng hộ và giúp đỡ các em trong nhiệm vụ và công việc mà các em đã, đang và sẽ thực hiện cho hội CHSNQ
18 Tháng Bảy 2013
(Xem: 85869)
Qua bao gian nan Ngô Quyền bền vững mãi Mãi mãi một thời để nhớ để thương...
26 Tháng Năm 2013
(Xem: 33801)
DANH SÁCH THAM DỰ HỌP MẶT NGÔ QUYỀN LẦN THỨ 12 (cập nhật đến ngày 25 tháng 5, 2013)
22 Tháng Ba 2013
(Xem: 108838)
Hẹn gặp ngày họp mặt truyền thống Ngô Quyền ngày 4/7/2013, nhất là các bạn trẻ các khóa đàn em cùng về tham dự, cùng góp bàn tay để nhận ra mình không hờ hững với trường xưa.
12 Tháng Bảy 2012
(Xem: 158511)
Gần 200 chs NQ (trong số 230 khách mời) đã về miền Bắc CA dự họp mặt truyền thống lần 11 ở San Jose, California.
30 Tháng Bảy 2011
(Xem: 118891)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
12 Tháng Bảy 2010
(Xem: 44873)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự
12 Tháng Bảy 2009
(Xem: 161389)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
10 Tháng Sáu 2009
(Xem: 146183)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
02 Tháng Sáu 2009
(Xem: 18122)
Xe đã về bến…chợ ABC bình yên vào lúc 9 giờ tối Chúa Nhật 19 tháng 8. Cám ơn quý Thầy Cô và Ban Tổ Chức Hội CHS Ngô Quyền đã tạo được một chuyến đi “làm nên lịch sử” nối kết hai miền Nam Bắc về chung một mối, một nhà.
28 Tháng Năm 2009
(Xem: 12583)
Thế mà đã một năm trôi qua. Cũng đúng vào thời gian này như năm ngoái - để tiếp nối truyền thống từ bao năm qua - trưa Chúa nhật ngày 1 tháng 7, 2007 một buổi họp mặt của Hội Ái Hữu CHSNQ Biên Hòa đã được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom ở thành phố Anaheim / Nam Cali
27 Tháng Năm 2009
(Xem: 86117)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
26 Tháng Năm 2009
(Xem: 10230)
Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền- Biên Hòa A. Tổ chức kiện toàn hoạt động tương tế và tương trợ của hội:
24 Tháng Tư 2009
(Xem: 69166)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
03 Tháng Ba 2009
(Xem: 71902)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
26 Tháng Năm 2008
(Xem: 27430)
Nền tảng của Hội là hai trang sánh tượng trưng cho sự gắn bó tuổi học trò, được vẽ bằng hai đường cong, tương trưng cho đôi bạn từ bốn phương trời tụ họp chung dưới mái trường Ngô Quyền.
26 Tháng Năm 2008
(Xem: 20407)
Sau một thời gian xa lìa quê hương, cuộc sống của từng người nơi đất khách quê người dần dần ổn định, thì những kỷ niệm xa xưa, thời còn đi học lần lượt hiện về thôi thúc lòng ta mong sớm gặp lạị các bạn cũ để được tâm sự, chia xẽ nhửng nỗi vui buồn đã qua, để ôn lại những kỷ niệm êm đềm của một thời cắp sách đến trường...   
26 Tháng Năm 2008
(Xem: 27589)
Thắm thoát đã gần 9 năm kể từ ngày hội ngộ Ngô Quyền lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 03 năm 1995 tại nhà hàng " Ánh Hồng " thành phố Westminster.