Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Vĩnh Xuân - NGÔ QUYỀN NGÀY MỚI LỚN...

24 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 11880)
Vĩnh Xuân - NGÔ QUYỀN NGÀY MỚI LỚN...


NGÔ-QUYỀN... ngày mới lớn


ngay_moi_lon-large-content

 

Tôi sinh ra, lớn lên, học những năm học Tiểu học rồi Trung học Đệ Nhất Cấp ở Quận Long Thành. Quận lỵ trù phú, hiền hòa với những vưởn cây ăn trái đủ loại sầu riêng măng cụt, bòn bon, chôm chôm, mít tố nữ, dừa... và rừng cao su ngút mắt, thuộc tỉnh Biên Hòa.

Thỉnh thoảng, tôi vẫn được lên Biên Hòa chơi, xe chạy ngang Trường Ngô Quyền, tôi nhìn bâng quơ không chút ý niệm gì, tôi củng không bao giờ nghĩ đến ngày mình phải vào học ở ngôi trường to lớn và xa lạ kia.

Niên Khóa 1964-1965 trôi qua, lớp Đệ Tứ B2 của chúng tôi được chuyển về trường Ngô Quyền để vào học Đệ Tam. Tôi vừa đậu xong Trung Học Đệ Nhất Cấp, niềm vui của ngày thi đậu không còn trong tôi nữa, vì tôi đâu ngờ ngày khai trường của năm Đệ Tam cũng chính là lúc lớp chúng tôi chính thức ly tán từ đây. Tôi rất thương quý lớp Tứ B2 của tôi, chúng tôi đã cùng nhau học chung từ những ngày còn học i tờ của những năm tiểu học.

Ngày khai trường Niên Khóa 1965-1966, chúng tôi, một nhóm học sinh trường Quận thật sự lạc lõng trong sân trường quá rộng của ngôi trường lớn mà lạ hoắc nầy. Thãm thương hơn dân Long Thành chúng tôi, là Nguyễn Thị Phụng dân Trung học Dĩ An, không hiểu tại sao Phụng đơn thân độc mã tới Đệ tam A Ngô Quyền có mình ên.

Lớp Tứ B2 trung-học Long-Thành của tôi đã tan nghé, rã bầy:

Chị Yến, chị Giáo Nga, Phạm Ngọc Tình vào Đệ Tam B, Chị Thêm, Hỏa Thị Kim Hoàng vào Đệ Tam C, số còn lại ngoại trừ chị Huỳnh Hương Huệ chuyển đi Saigon tất cả chúng tôi đều vào Đệ Tam A, học được 3 tháng thì Võ Thị Nga lại từ giã đi học Nông Lâm Súc ở Blao.

Những ngày đầu tiên của năm Đệ Tam đối với tôi đều hoàn toàn mới lạ.

*Thứ nhất: Lớp Đệ Tam A chia làm hai nhóm.

Nhóm B ngồi dãy bàn bên trái lớp học là các nàng Ngô Quyền chánh tông Ban Anh Văn.

Bên phải là nhóm A gồm 2 phần là các người đẹp nho nhỏ Ngô Quyền ngồi phía trên, từ bàn thứ tư là dân Long-Thành mới nhập cư và Phụng Dĩ An là Ban Pháp Văn. Phía cuối lớp là các chị cả Ngô Quyền, chị Lê Thị Vạn và Hoàng Thị Mỹ Khanh là dân Long Thành chúng tôi. Hoàng Thị Mỹ Khanh là cô bạn dễ thương mái tóc thề đen mun, nước da trắng hồng, duy chỉ có đôi chân của Mỹ Khanh bị tật bẫm sinh từ bé, nhưng Khanh đi rất nhanh không thua gì các bạn khác.

 Mỹ Khanh không phải cùng tôi học từ bé, Mỹ Khanh theo gia đình về Long Thành từ đầu Niên-khóa 1964-1965 của Tứ B2 TH Long Thành, Ba của Mỹ Khanh là trưởng Ty Bưu Điện Long Thành từ năm 1965 đến 1969 

*Thứ nhì: Chúng tôi được học thêm sinh ngữ phụ Anh Văn với Thầy Phạm Khắc Thành.

 Nói đến thầy Thành, là tôi nhớ ngay đến một giáo sư người Bắc hiền từ, dễ tánh ngày đó tôi vẫn thường được thầy khen là có giọng đọc hay.

*Thứ ba: Các phòng học quá rộng, trước khi vào lớp học phải leo một cầu thang dài và đi qua dãy hành lang to rộng. 

Điều làm tôi ngạc nhiên nhất là lớp Đệ Tam A của tôi sao có nhiều tên đẹp và người đẹp quá.

Bên Anh Văn có Tuyết Mai, Hạnh (con Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo), Thuận là con của Hội trưởng Hội Phụ Huynh Học Sinh Ngô Quyền, học được 1/2 năm Đệ Tam thì Thuận lên đường đi du-học ở USA một năm,Thùy Dung , Bích-Huyền, Lý Huệ tức Lê thị Huệ (con gái của ông chủ cây xăng Biên Hùng)

Bên Pháp Văn có Phùng Minh-Nguyệt (sau nầy là phu nhân của Đỗ Cao Phước), Huỳnh Mộng Uyên (phu nhân của Đỗ Cao Thông), Bùi Ngọc Tuyết, Nguyễn Thị Bích Hường, Lê Đỗ Thụy Châu, Trần Kim-Huệ, Lương-thị-Nuôi.

Những ngày đầu, chúng tôi những cô gái quận mới lên thành thấy rất ngại ngùng khi tiếp xúc với các bạn trường tỉnh. Chúng tôi thì e dè nhút nhát, còn các bạn chánh tông Ngô Quyền thì dạn dĩ, cười đùa vui vẻ.

Có lẽ hiểu được tâm trạng bỡ ngỡ của chúng tôi nên Chị Dung trưởng lớp ngồi cạnh Mộng Uyên lúc nào củng chào hỏi, chăm non đàn chim lạc mới nhập bầy. Hưởng ứng lời Chị Dung, tất cả các bạn trong lớp từ nhóm Anh văn cho đến Pháp văn đến gìờ ra chơi là chạy ào xuống phía dân Long Thành mói nhập cư, chuyện trò như pháo. Chỉ trong tuần lễ đầu tiên, hàng rào ngăn giữa chúng tôi đã bị đạp văng còn nhanh bơn bức tường Bá Linh bị sập.

Tôi chọn ngồi ngay đầu bàn thứ tư, sát bên cạnh là Nguyễn Thị Sạch, Võ thị Nga, Trương Thị Cẫm, Phạm Thị Của toàn dân Long-Thành. Trước mặt tôi là chị Dung, trưởng lớp bên cạnh là Huỳnh Mộng Uyên, tôi còn nhớ rất rõ là Mộng Uyên có nụ cười rất dễ thương, dáng người thon nhỏ, tóc cắt ngắn luôn luôn đi guốc cao gót. Chị Dung thì to con, mập mạp và rất hoạt bát, phù hợp với vai trò lớp trưởng. Bên cạnh Mộng Uyên là Trần Thị Hường, người đẹp nầy có nước da trắng như bông bưởi và nghiêm lắm, nghe nói Hường là con gái lớn của Ông Trưởng Ty Tiểu học Trần Huyến, nhà Hường ở trong khu vườn phía sau trường Tiểu Học Nguyễn Du. Mỗi ngày đi học tôi và Sạch cô bạn thân vừa là chị em họ của tôi đều ngồi xe lam chung với Hường mà Hường rất ít trò chuyện với chúng tôi. 

Sau lưng tôi là chị Võ thị Huệ nhà ở gần chùa Ông Thủ Huồng, chị Huệ có mái tóc dài, đẹp và nụ cười rất hiền, bên cạnh là Phan Ngọc Tuyết cô nàng nầy nghe nói là con của ông Giám đốc hãng xăng nhà ở Saigon, ở nhà Ông Bà Ngoại đi học. Tuyết hay kể về ngôi biệt thự ấm cúng của Ông Bà Ngoại và hai người cậu là sĩ quan lái máy bay.

 Lương Thị Nuôi rất hiền và ít nói nhưng rất quý bạn, Nuôi là con nhà giàu. Ba là thầu khoán, nhà Nuôi ở sát cạnh trường, có xe hơi đậu trong sân, khoảng sân rất rộng. Nuôi cho mấy chị ở Chợ Đồn gửi xe đạp để lúc tan học tiện lấy xe về.

 Phùng Minh Nguyệt dáng người cao, tóc cắt ngắn có cặp mắt to sâu đặc biệt là Nguyệt luôn mang sandal đi học. Từ sau khi thân nhau rồi, Nguyệt hay kể cho tôi nghe về hai ông anh sanh đôi của Nguyệt, tên là Đạo và Đức.

Sang đến năm Đệ Nhị cả hai ông anh của Nguyệt đều lẽo đẽo theo sau chị Của, tôi không biết chị Của nghĩ sao và mối tình tay ba nầy nếu có thì sự việc ra sao?

Cách tôi một bàn phía sau lưng là Lê thị Mười Út, Út có nước da đen màu bánh mật cười đùa vui vẻ, cô nàng nầy đúng là cô Út, con nhà giàu, đi học mà đeo rất nhiều đồ trang sức, Út hay kể chuyện gia đình cho chúng tôi nghe. Nghe hoài nhiều lúc tôi thấy nhớ Má và ganh tỵ với Út vô cùng.

Buổi học đầu tiên của năm Đệ Tam A là giờ Quốc-Văn, giáo sư là Cô Vương Chân Phương (lại thêm một cái tên vừa lạ mà vừa đẹp, tôi thầm nghĩ đúng là Tỉnh, mình giống như Tư Ếch đi Saigon cái gì cũng lạ hết trơn).

Cô Phương sau phần tự giới thiệu tên họ và điểm danh, Cô cho biết Cô cũng là giáo sư hướng dẫn lớp chúng tôi. Các bạn Ngô Quyền vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt, dân Long thành của tôi có biết mô tê gì cũng vỗ tay theo. Liền sau đó, Cô Phương cho một đề luận, Cô cho biết tuần sau, khi Cô trả bài lại cho cả lớp củng là lúc Cô cho bầu ban đại diện lớp. Cô nhấn mạnh: các em có nhiều bạn mới từ các nơi chuyển về, các em phải giúp đỡ và Cô muốn ban đại diện lớp cũng có các học sinh mới chuyển về tham gia để cùng nhau học tập.

Tuần lễ sau, khi cô trả bài luận cho cả lớp, bài của tôi được 12 điểm rưỡi, điểm cao nhất trong lớp. Giờ ra chơi hôm đó, các nàng Ngô Quyền xúm quanh tôi không phân biệt Pháp hay Anh văn. Chị Dung, trưởng lớp nói: “Em hay thiệt Cô Phương nổi tiếng chưa bao giờ cho ai tới 12 điễm”. Thế là tôi được các bạn đẩy vào ban báo chí. Đúng là chó ngáp phải ruồi.

Thưa Cô, bây giờ Cô ở đâu, Cô có khoẻ không? Đứa học trò nầy của Cô luôn nhớ Cô

Thầy dạy Toán lớp tôi là Thầy Nguyễn Thất Hiệp, Thầy có dáng người không cao lắm, cặp mắt to nâu lông mày rậm, đặc biệt Thầy luôn luôn mặc sơmi trắng ngắn tay và chiếc quần tây may rất đẹp màu cafe sữa. Thầy gọi ai lên bảng chứng minh toán là đều được thầy cho điểm số vào tập, Thầy cho điểm rất rộng, thường là 17,18. Tôi còn giữ nhiều quyển tập còn lưu nét chữ của Thầy cho đến ngày mất nước. 

Ở Sydney, mỗi lần tham dự hội Ái Hữu Chu Văn An tôi đều thấy Ông Nguyễn Bát Tuấn, tôi nghỉ đó là em trai của thầy, nhiều lúc muốn đến hỏi thăm Thầy, mà lại ngại ngùng không hỏi.

Lớp Tôi là Đệ tam A, môn chính là Vạn vật người dạy môn nầy là Giáo Sư trẻ mới ra trường tên là Lâm Tấn Văn. Có lẽ vì mới vào nghề, và thấy lớp tôi quá đông người đẹp nên thầy rất nghiêm.

Thầy dạy Sử Địa tên là Trương Minh Hoàng, thầy rất cao và vui tính.

Thầy dạy Âm-nhạc tên gì tôi không nhớ, chỉ nhớ Thầy có cây vĩ cầm rất to, và giờ Âm nhạc nào thầy cũng kéo đờn cho chúng tôi nghe.


Vĩnh Xuân
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8239)
Tà áo dài xưa ấy Xa xôi ở phương nào Thời gian không dừng lại Thoáng nỗi buồn... bâng khuâng.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8310)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8629)
Các em yêu tuổi học trò bao nhiêu thì tôi cũng yêu thuở bước chân vào nghề giáo với bao nhiêu hoài bão xây dựng bấy nhiêu.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8116)
Nhận Sự vụ lệnh dạy giờ, tôi đến trường Trung học Ngô Quyền cùng ngày với thầy Hà Tường Cát và thầy Kiều Vĩnh Phúc.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 9988)
(Dâng tặng hương linh V.T.T, cựu nữ sinh Ngô Quyền Lớp Đệ Nhị A – Khóa 7)
23 Tháng Mười 2012(Xem: 8768)
Và cũng nghe các đàn anh, đàn chị, ban bè "thưa với Thầy Cô cũ" để thấy là trong một góc tâm hồn, vẫn còn nơi chốn cho ta tìm lại một góc Ngô Quyền.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 8197)
mời các chs NQ cùng nghe lại vài lời "nhắn nhủ học trò xưa" của một số Thầy Cô để thấy là ở bất cứ tuổi nào chúng ta cũng cần có những lời khuyên đáng quý của cha mẹ và thầy cô.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7789)
Về Ngô Quyền, tôi được thầy Phạm Đức Bảo, Hiệu Trưởng thân mật tiếp đón và thầy Phạm Khắc Thành, Giám Học xếp cho dạy Luận Lý, Đạo Đức và Tâm Lý Học cho một số lớp 12 và Việt Văn lớp 11, lớp 10.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7526)
Hướng về quê cũ thiết tha, Nhiều đêm nhung nhớ lệ sa từng dòng. Ngày đầu cuộc sống lưu vong, Xa trường, nhớ bạn ước mong sum vầy.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7800)
Em có nhớ màu bảng đen phấn trắng? Thuở mộng mơ, thời mắt sáng môi hồng, Tiếng ve ngâm, sắc phượng đỏ, nắng trong, Mùa thi tới, những tháng ròng mất ngủ…
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7663)
có nhiều lý do khiến tôi yêu mến, gắn bó với Trường Trung học Ngô Quyền. Lý do chính yếu là sự thân thiết, chân thành, tương thân tương ái, như anh em bà con một nhà, trong cách cư xử với nhau giữa mọi thành phần trong trường.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 6813)
Tôi được vinh dự có mặt trong ban giảng huấn đầu tiên của Trường Trung Học Ngô Quyền, bắt đầu khai giảng với ba lớp Đệ Thất vào cuối tháng Tám năm 1956,
23 Tháng Mười 2012(Xem: 6490)
Hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền xin trân trọng ghi nhận và chân thành cảm tạ những tấm lòng ưu ái, rộng lượng của quý Thầy Cô và Chs Ngô Quyền,
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7384)
Hy vọng tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ sẽ khiến cho bao kẻ từ quan mơ lại giấc mơ ngọt ngào ngày nào trong động hoa vàng của một rừng kỷ niệm.