Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Phan Thanh Hoài - TUỔI HỌC TRÒ CỦA TÔI TRÊN VÙNG CAO NGUYÊN LÂM VIÊN

26 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 9120)
GS. Phan Thanh Hoài - TUỔI HỌC TRÒ CỦA TÔI TRÊN VÙNG CAO NGUYÊN LÂM VIÊN

  TUỔI HỌC TRÒ CỦA TÔI TRÊN VÙNG

CAO NGUYÊN LÂM VIÊN


 21__tuoihoctro___thay_hoai-content

 GS Phan Thanh Hoài

 

Khi còn bé, tôi may mắn được đi học 3 năm tiểu học và 4 năm trung học tại thị xã Đà lạt trên vùng cao nguyên miền nam Trung Việt. Đây là vùng “đất hứa” với những thung lũng xanh tươi và màu mỡ, với lượng nước mưa đầy đủ quanh năm, và thời tiết bốn mùa mát mẻ rất thích hợp cho ngành trồng trọt những rau cải và cây ăn trái của vùng nhiệt đới lẫn vùng ôn đới, và gần đây các loại cây cà phê và trà du nhập từ các nước Nam Mỹ, Tích Lan, Ấn Độ, hay Trung Hoa.

Trong hai năm đầu học ở trường nam tiểu học Đà lạt, hoc sinh chúng tôi ngoài những môn chủ yếu được dạy như ở các trường khác, phải học thêm hai giờ thủ công hay hướng nghiệp. Đa số chúng tôi chọn nghề mộc, và trong hai giờ đó, chúng tôi phải đi đến một xưởng mộc ở gần trường, nằm trên đường Lò Gạch (sau nầy là đường Phan Đình Phùng). Theo hợp đồng ký kết với ty giáo dục thành phố, xưởng mộc có bổn phận phải hướng dẫn và rèn luyện cho chúng tôi có những kỹ năng căn bản trong nghề, nhưng trong thực tế, chúng tôi tự động đến xưởng, rồi moi ra những cái cưa, cái bào, cái đẽo cũ kỹ mà các chú thợ không dùng nữa, và tìm những thanh gỗ dư thừa trong xưởng mộc để cưa, bào, đẽo theo ý muốn của mình, chớ không được chỉ dạy hay học tập đúng phương pháp hướng nghiệp. Sau giờ thực tập, chúng tôi phải ký tên vào sổ trực và mang về lớp học công trình đã thực hiện ở xưởng, chẳng hạn một cây thước kẻ trên bảng đen, một cây thước vuông để kẻ hàng trên tập vở học trò, những khối gỗ vuông, tròn theo như các hình khối trong môn Hình Học, hoặc một chiếc ghế ngồi cho người đi bán dạo; tất cả phải được mang lên bàn thầy cô để được chấm điểm về môn thủ công (travaux manuels).

Cứ hai tháng một lần, chúng tôi được các thầy dạy môn thể dục, thể thao, thường là các huynh trưởng hướng đạo, dẫn dắt đi cắm trại ngoài trời để học những điều căn bản trong ngành hầu có thể trở thành một sói con hay một hướng đạo sinh trong tương lai. Những nơi chúng tôi thường đến là thác Cam Ly, rừng Ái Ân, hồ Than Thở, hồ Đa Thiện (sau nay được gọi là thung lũng Tình Yêu), những nơi gần hồ ao, sông suối, để chúng tôi đến lấy nước và thực hành nấu cơm và thức ăn ngoài trời đúng với những hướng dẫn của các huynh trưởng hướng đạo.

 Vào những ngày nghỉ học, tôi thường ra khoảng đất trống trước cửa nhà, xới đất lên và vun thành một mảnh vườn nhỏ bé, độ bốn thước vuông để trồng một vài loài hoa phổ biến của Đà lạt như hoa hồng, glaieul, thược dược và hoa giấy (immortelle). Vào một buổi sáng, khi bước ra khu vườn nhỏ bé nầy, tôi thấy một bông hồng đỏ thắm mới nở còn đọng những giọt sương long lanh như những hạt kim cương dưới ánh nắng mặt trời le lói của buổi bình minh. Sau đó, tôi có tả lại nỗi vui mừng của mình khi công vun xới đã được đền bù trong một bài tập làm văn của năm học lớp Nhì, và thầy giáo đã cho tôi 8 điểm về bài luận văn đó.

Đôi khi, tôi xin phép ba mẹ cho tôi đi dạo trong thành phố. Có hôm tôi đi đến chùa Linh Sơn được xây ở lưng chừng một ngọn đồi; gần ngôi chùa nầy, vào những năm sau đó, có xây cất lên ngôi trường nữ trung học công lập đầu tiên của thị xã Đà Lạt, trường Bùi Thị Xuân; khi đó chùa Linh Sơn là ngôi chùa độc nhất của thị xã, và những ngôi chùa Linh Phong, Linh Phuớc, Thiên Vương chỉ được xây cất vào mươi, mười lăm năm sau. Và một nơi xa hơn mà tôi thường đến là thác Cam Ly; và cách đó độ 150 thước là lăng mộ ông Nguyễn Hữu Hào (thân sinh của bà hoàng hậu Nam Phưong) được xây cất trên một ngọn đồi thông, ở cao độ 50 thước trên mặt thác nước Cam Ly. Vào những ngày hè nắng ấm, nếu chúng ta chịu khó trèo lên chót đỉnh đồi và ngồi nghỉ chân bên gốc thông già gần ngôi lăng mộ, chúng ta có cảm tưởng như được đến viếng một ngôi cổ tự giữa chốn thiên nhiên thanh tịnh, với tiếng gió vi vu thổi vào ngàn thông thay cho tiếng chuông chùa từ xa vọng lại, và mùi nhựa thông thoang thoảng thay cho mùi trầm hương tỏa ra từ một ngôi chùa gần đấy, và chúng ta sẽ có được cảm giác như đang thoát khỏi cõi trần tục của chốn phồn hoa để thả hồn đến cỏi hư vô hầu quên đi những khổ ải của cuộc sống bon chen ngoài xã hội.

 Trong những thập niên 30 và 40, học sinh chúng tôi phải học đủ sáu năm ở bậc tiểu học mới được dự thi bằng Tiểu học, tức là phải qua các lớp Đồng Ấu, Dự Bị, Sơ Đẳng, lớp Nhì nhất niên, lớp Nhì nhị niên, rồi mới lên lớp Nhất. Và từ lớp Dự Bị trở lên, chúng tôi phải học cả hai ngôn ngữ chính: Việt văn và Pháp văn. Lên đến lớp Nhì nhị niên, tất cả các môn học khác như Sử, Địa, Vạn vật, Toán, Đức dục, đều được giảng dạy bằng tiếng Pháp. Ngoài ra, mỗi tuần chúng tôi còn được dạy thêm một giờ Hán văn, một giờ Hội họa, vài giờ Thể dục tùy theo số huấn luyện viên có mặt ở trường. Chương trình học khá nặng nên chúng tôi phải đi học mỗi ngày hai buổi, sáng và chiều, năm ngày trong tuần, và chỉ được nghỉ học hai ngày: thứ Năm và Chúa Nhật.

Vào mùa hè năm học lớp Nhất, khi chúng tôi vừa thi xong bằng Tiểu học, các giáo viên thể dục, thể thao, với sự hợp tác của các huynh trưởng hướng đạo tại địa phương có tổ chức một lần đi cắm trại hai ngày ở tận đỉnh núi Lâm Viên. Rất tiếc là vào hai hôm ấy trời có nhiều mây mù nên chúng tôi không nhìn thấy được những thành phố Phan Rang, Phan Thiết, và bãi biển Cà Ná như vào những ngày trời nắng tốt. Đây là lần cắm trại dài ngày và thú vị nhất trong quãng đời học sinh của tôi.

 

Tôi rời thành phố Đà Lạt thơ mộng của những năm 40, với bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có, tất cả đều được gìn giữ như những bảo vật mà tôi tiếp nhận được trong những năm tháng thơ ngây của tuổi học trò.

Gần đây, trong những năm sinh sống tại quận Cam, vùng Nam California, vào những ngày cuối tuần, tôi có dịp đi ô tô trên xa lộ số 5 đề đến thành phố San Diego, hoặc trên xa lộ 91 rồi sang qua xa lộ 60 để đến thành phố Riverside hay xa hơn nữa, đến thành phố Palm Springs, và ngồi trên xe, nhìn ra hai bên xa lộ, tôi thấy được phong cảnh đồi núi trùng điệp, cây cỏ xanh tươi, với bao nhiêu ngôi nhà biệt lập kiến trúc theo kiểu nhà Chalet bên Thụy Sĩ, với cây cảnh muôn màu, muôn vẻ, nằm trên đỉnh hay lưng chừng sưòn đồi, làm tôi liên tưởng đến những hình ảnh mà tôi còn giữ được về thành phố Đà Lạt của những ngày xa xưa. So sánh với nhau thì cảnh vật ở đây có phần xinh đẹp hơn, nhưng dưới nhãn quan của một người tha hương thì ngược lại, thành phố “Đà Lạt Ngàn Hoa” của những năm xưa vẫn đẹp hơn cả vì đuợc lồng ở bên trong một mối tình quê hương của người xa xứ; và chắc rằng nhiều người còn nhớ một bài tập đọc trong quyển Quốc Văn Giáo Khoa Thư với các đoạn sau:

Một người đi du lịch nơi xa, về đến cổng làng thì có một người bạn đến chào mừng, có hỏi ông như sau: Anh đã du sơn du thủy ở nhiều nơi, đã thấy nhiều danh lam thắng cảnh, vậy theo ý anh, nơi nào anh cho là đẹp nhất.

Ông bèn trả lời rằng: Tôi đã viếng thăm nhiều cảnh đẹp trong những ngày xa nhà, những tôi rất vui sướng và cảm động khi về đến đầu làng và thấy lại cây đa trước đình với lũy tre xanh vây quanh ngôi làng thân yêu, và tôi cho rằng chỉ có quê hương tôi là đẹp hơn cả.

 (Viết xong tại quận Cam, miền Nam California, ngày 25/07/2004).

thung_lung_tinh_yeu03-large

07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 48299)
Mưa trường xưa, mưa hẹn hò, mưa áo trắng… Vương vấn bước chân, ướt át mộng ban đầu. Bên sông Đồng Nai, hoa sầu đông biếng nở, Nơi góc sân trường, bóng nắng chợt ngã nghiêng …
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 75269)
Để hôm nay ngồi đọc lại những giòng thư T. đã viết ngày xưa, cho em thầm mơ có một ngày thấy T. ôm đàn hát giữa bạn bè những Bài Không Tên… nồng nàn, thiết tha như những ngày vui năm cũ.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10388)
Tôi muốn nói với Thầy Cô cũ Lời cám ơn bao lớp Ngô Quyền Niềm tự hào thiên chức thiêng liêng Tình cảm cũ lưng tròng ngấn lệ (*)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9231)
Thế là được tin nhau. Cô đang rất bình yên và hạnh phúc. Đó là điều anh mong ước vô cùng. Anh mỉm cười sung sướng vì anh vừa tìm lại được một chút vấn vương của màu ”Nắng Hạ” ngày xưa.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9856)
Mỗi lần nghe tiếng ve râm ran, nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. Vội vàng gọi hai tiếng "Hạ Ơi!".
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9754)
Vai trò của biên tập là không thể thiếu ở bất cứ tòa soạn báo nào. Thế mà, như đã nói từ đầu, họ chỉ là những con người thầm lặng và vô danh.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8750)
Hãy cất giữ ấm nồng_tình mẫu tử trong con. Đẹp tựa hình con thương, Giữa mặn nồng tim mẹ Mẹ thương con nhiều lắm hỡi con yêu!
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27571)
Chúng ta hãy hãnh diện và may mắn có được những người bạn đồng hành, hơn cả người bạn đời, mà là “bạn đời đời”, những người “bạn bình phương” nầy sẽ cùng theo ta trong suốt cuộc đời
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27264)
Nhưng dù sao, tôi vẫn tìm được chút hạnh phúc, hãnh diện khi thấy tên Trường Trung Học Ngô Quyền vẫn kiêu hãnh giữa trời… gió bụi, nhất là mình cũng là một Trung Học Sĩ ở ngôi trường thân yêu nầy.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25756)
những áo trắng học trò ngày xưa giờ kẻ ở phương Đông người ở phương Đoài, dù chưa thể gặp lại nhau nhưng tình cảm giữa những ai đã từng gắn bó với Trường xưa, Lớp cũ bao giờ cũng như thế vẫn chẳng đổi thay …
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 28682)
Mưa thưa ơi xin ngừng rơi đi nhé! Để tâm hồn lắng đọng giữa đêm khuya Anh và tôi xa rồi thời áo trắng Kỷ niệm đầu xin giữ mãi trong tim
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25934)
Bạn cũ giờ đây khắp muôn phương Theo dấu thời gian tóc điểm sương Ước gì gặp lại ôn chuyện cũ Chia sẻ tâm tình còn vấn vương...
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 23065)
Năm học Niên khóa 1965-1966, tôi và một số học sinh thuộc trường Trung học quận Long Thành được tuyển lên trường Trung Học Ngô Quyền, trường công lập duy nhất của tỉnh Biên Hòa để tiếp tục theo học bậc Trung Học Đệ Nhị cấp.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24415)
Không thể ngờ trong thành phố mà lại có khoảng không gian khoáng đãng và bát ngát xanh đến nao lòng thế này. Tôi đi trên đường đê lộng gió.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24996)
Gần 4 thập niên trôi qua, những kỷ niệm của thời cắp sách đến trường, của lớp 12A1 vẫn còn hiện hữu trong tôi. Thế nhưng có những người thân yêu của tôi giờ không còn nữa như giáo sư Toàn