Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Ngọc Danh - HỒN LỚP CŨ TRƯỜNG XƯA

25 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 10797)
Trần Ngọc Danh - HỒN LỚP CŨ TRƯỜNG XƯA

HỒN LỚP CŨ TRƯỜNG XƯA

 

17_1_hon_lop_cu_tx_-tndanh-large-content

Trần Ngọc Danh

 

Thời gian vẫn gõ cửa hàng ngày và ân cần báo cho tôi rằng tôi không còn trẻ nữa! Điều đó tôi không nhận từ tôi mà từ lối sống, sự suy nghĩ và nhất là khi nhìn bạn bè của mình. Không dễ để có lại những tình cảm cũ, những khát khao hy vong lúc còn ở thời Trung Học. Ao ước lắm chứ! Nhưng gặp lại thời vàng son xưa thì không bao giờ!

 

Tôi thường tự thưởng mình sau một ngày làm việc căng thẳng là tìm lại đâu đó kỷ niệm xưa dù vẫn mờ nhạt và lẫn khuất hoài trong màn sương thương nhớ. Tôi vẫn thấy mình gò lưng trên chiếc xe đạp sườn ngang không vè chắn bùn chắn bụi, vượt con dốc không cao mà như dài lắm để đến trường. Những viên sỏi nhỏ như còn kêu lạo xạo dưới hai bánh xe nhắc tôi một thời học trò nghèo mà hy vọng tràn đầy trước mặt. Tôi nghiêng mình lách xe vào phía lề bên phải cho chiếc xe Lam quen thuộc trờ tới mang theo những tiếng cười reo vui của các nữ sinh ái dài trắng với guốc cao dép thấp đủ màu. Tôi một mình trong quán cóc ven đường với ly chanh nhỏ như chờ ai đó mà không bao giờ có ai đến. Có một cái gì đó rất riêng trong mơ ước. Trong cái nắng hanh hao đầu Hạ hay cái lanh eo sèo cuối Đông, tôi vẫn nghe từng hình ảnh cũ chụm nhau, trộn lẫn, hoà quyện và đan xen trong từng nỗi nhớ dai dẳng và như không bao giờ dứt.

 

Tôi lại dắt xe vào cổng trường Ngô Quyền, lách qua khung cửa hẹp một bên cổng lớn mà nghe lao xao những tiếng học trò. Đó là một âm thanh kỳ lạ, không có ở đâu, ồn ào mà lắng dịu, sôi nổi mà ngọt êm, xôn xao mà yên ắng như chỉ thấy được trong cổ tích của cuộc đời. Trong âm nhạc, trong đời thường, tôi cũng chưa bao giờ biết hay nghe được những âm thanh thân quen ấy. Tiếng guốc cũng lạ lùng khi khoan khi nhặt, như đưa như đẩy làm hồn ai cũng rung động mong chờ như ngàn năm còn nợ những âm thanh. Không nợ sao được khi bỗng dưng nghe từ góc lớp sau cơn mưa vội vàng: “Thôi! Để em về nheng!” Rồi tà áo lướt qua êm đềm mà vội vã. Hình như tay ai đó cầm quyển sách Pháp Văn mong mỏng. Tiếng “nheng” dài ra như có G, là đặc trưng của Biên Hòa, là hương của bưởi xanh, là mùi của dòng Đồng Nai mát rượi, không như những “nhen” không G của gần hết những địa phương khác của Miền Nam mình. Ơi! Những cô bé Đệ Tứ, Đệ Tam trường tôi sao mà “nheng” dễ thương như vậy!

 

Vào trường, vào lớp mỗi ngày, tôi nghe lời Thầy Cô giảng dạy. Những âm thanh và hình ảnh như gần gũi và thân thiết hơn. Lời giảng dạy đôi lúc êm đềm, thong thả, có khi nhấn mạnh quyết liệt và dứt khoát làm đám học sinh ghi nhớ mãi. Những viên phấn nhỏ qua nét vẽ, nét viết tài hoa của Thầy Cô trở nên quý báu mang giá trị cao quý đến suốt đời học trò. Đâu ai quên được nụ cười của Cô Oanh Sử Địa qua áo dài màu vàng anh, răng phía trước không đều lắm, như là khểnh, làm Cô thêm duyên dáng lạ lùng. Thầy Phúc Lý Hóa giữ hai màu trắng đen làm chính (kính trắng gọng đen và luôn nghiêm chỉnh trong sơ mi trắng quần tây đen). Thầy Lang dạy Triết lúc nào cũng quần sáng màu và không xếp “ly” phía trước rất hợp thời. (Mốt thời đó là không “ly”, lưng nối, túi xéo, ống túm). Hay cái miệng mom móm luôn tươi cười của Thầy Lâm Tấn Văn gợi nhớ cái miệng hô hô không kém vui của Thầy Nguyễn Việt Chước qua môn Anh Văn. Và Thầy Đinh Hữu Quyến Pháp Văn, Thầy Trần Phiên dạy Toán luôn là tấm gương sáng, nghiêm túc hết lòng trong từng giờ dạy… . Trong trường lại có hai hình ảnh đối nghịch mà ai cũng nhận rõ là Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo “đô”con, mình đầy cơ bắp, trái ngược với hình ảnh gầy guộc, độc quyền lâu dài “phọt” mỏng, thân ván ép của Thầy Hà Tường Cát. Khi nghĩ về trường lớp cũ, tôi vẫn lan man, thờ thẫn trong vòng hình ảnh và âm thanh đặc biệt đáng nhớ, nhiều không kể hết đó.

 

Tôi lại men theo chiều dài ký ức, nghe trong lòng dậy lên nỗi nhớ mà bấy lâu treo trong góc khuất tâm hồn. Những khuôn mặt bạn bè đã đi xa không trở lại cùng những bạn khác còn mang nợ với đời vẫn trong trí nhớ mỗi ngày một cằn cỗi nầy! Còn đâu Huỳnh Kim Quang và Võ Bá Vạn đã chấm dứt đời quân ngũ khi tuổi đời còn quá trẻ? Hay chỉ còn Hà Thị Nhung, Cao Thị Tốt và Liêng Tuấn Tài, ba nữ lưu giỏi Toán của lớp Đệ Nhất B2?

Và vẫn còn Ninh Ngọc Phan, người đẹp trai nhất lớp, đang sống lặng lẽ trên Miền Bắc Cali nầy. Vẫn còn đây Nguyễn Ngọc Ẩn E, học sinh xuất sắc và một Đỗ Hữu Phương luôn ồn ào, linh hoạt, một chút lém lỉnh, có đôi mắt biết cười, ngay cả khi ăn cũng như ăn bằng đôi mắt trước! Những bạn tài hoa của lớp như Khương Văn Mười, Đỗ Thiện Tâm nghe vẫn còn hăng say trong công việc. Và những Vũ Văn Hợi, Tiêu Em Thành, Mai Minh Tuất, Bùi Văn Sàng cùng Nguyễn Thanh Vân… vẫn như đang mùa lúa ngát xanh trong cuộc sống. Đâu đó vẫn thấy lại các bạn ngày xưa, trẻ trung và bạo dạn, sôi nổi và quyết liệt trong mọi tình huống, nhưng không bao giờ không dễ thương và kém lãng mạn với những mối tình học trò thường ít đơm hoa kết trái như mong đợi.

 

 17__2_hlctx_-tran_ngoc_danh-do_huu_phuong-ninh_ngocphan-large

Trần Ngọc Danh, Đỗ Hữu Phương, Ninh Ngọc Phan

 

Những kỷ niệm cũ đơn lẻ được tập hợp và kết tinh lại trong một cõi vô hình mà tôi gọi là Hồn Lớp Cũ Trường Xưa. Đó là cái hồn mà tất cả học trò trong lớp của chúng tôi đều ôm ấp trong suốt đời mình! Mà khi đã nói tới hồn thì không bao giờ hết. Thể xác hay vật chất có thể mất đi, còn hồn thì tồn tại mãi, loanh quanh trong cuộc sống, lãng đãng trong đời thường, xôn xao trong trí nhớ, và luôn đeo đẳng hoài theo mỗi bước chân. Đi qua, nhìn lại là thấy kỷ niệm trên dấu giày; sờ soạng quanh mình là thấy kỷ niệm chất đầy trong túi áo; ngay cả đêm ngủ, kỷ niệm cũng theo mình len lỏi vào trong chăn!

Tôi lại loay hoay trong khoảng hồn thơ mộng chất đầy kỷ niệm ấy. Kỷ niệm luôn là nỗi đau xót. Kỷ niệm không bén nhọn như dao mà cắt lòng đến khổ, không khói cay mà làm mắt đỏ ướt hoài. Nghĩ về Thầy Cô và bạn bè xưa, tôi thấy còn y nguyên nhóm hình ảnh xưa và chùm âm thanh cũ bởi kỷ niệm vẫn luôn đậm nét, vẫn bát ngát tin yêu, hun hoài không thành khói và đốt mãi chẳng thành tro.

 

Tôi xa trường xưa lớp cũ kể không lâu lắm so với chiều dài thân phận của một con người, nhưng bây giờ nhìn lại không còn thấy gì rõ nét hay nói đúng hơn là vẫn thấy mơ hồ như nhìn xuyên qua màn kính đục. Tất cả đã qua đi, qua đi, xa khuất và xa khuất. May ra, chỉ còn trong tâm tưởng mong manh những tháng ngày trong trường lớp thân thương cũ mà ngày xưa mình lơ đãng, thờ ơ, không thấy quý trọng, để bây giờ khi nhớ lại chỉ còn là sự tiếc nhớ không nguôi trong tâm tưởng!

Lại nhớ câu thơ đầy tình nghĩa của thi sĩ Chế Lan Viên:

 

Khi ta ở, đất chỉ là đất ở

Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn.

 

TRẦN NGỌC DANH

(Lớp Đệ Nhất B Pháp Văn trường TH Ngô Quyền ngày xưa)

 

 

24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25119)
Thôi thì tạm dừng ở chỗ cần phải dừng, để kỷ niệm tự nó sống dậy trôi chảy vào dòng máu và ẩn hiện bồng bềnh mông mênh trong tâm khảm,
10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24299)
vớt vầng trăng chết trên hồ cũ mai táng cùng ta-với-nỗi-buồn? Em vất vả trôi theo đời huyên náo Còn nhớ gì… thuở tháng bảy mưa ngâu.
10 Tháng Mười Một 2012(Xem: 29782)
Và như một thói quen không bỏ được, những hàng cây phượng vĩ trong ký ức luôn hiện hữu trong các câu chuyện tôi kể, vẫn rực rỡ như bao giờ.
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10047)
Chuyện tình cảm thời đi học tuy lãng mạn nhưng nhẹ nhàng, có thể chấp nhận được, chứ những chuyện tình nho nhỏ thời đi lính nếu dại dột kể ra, chắc chắn không yên thân đâu.
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 11430)
Tôi về dẫn theo hồn tôi lạc phong phanh như thể chiếc áo nhầu tóc xưa đã trở màu - thiên lý hỏi người còn có nhận ra nhau?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8842)
Bao nhiêu nước mắt-nụ cười Bao nhiêu tiếc nuối - ngậm ngùi chưa vơi Ngô Quyền ơi… Ngô Quyền ơi... Làm sao em giữ một thời đã qua?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 7937)
Điều sau cùng, tôi muốn nói là chúng ta nên cảm ơn Thượng Đế đã tạo ra quả đất tròn. Nhờ đó, chúng ta mới có dịp gặp lại nhau sau một thời gian dài xa cách để sống lại những kỷ niệm mà suốt đời chúng ta không thể nào quên.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27007)
vì Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
06 Tháng Mười Một 2012(Xem: 113529)
Tôi xa người, buồn như tiếng ve Nỉ non vang trong gió trưa hè Tóc thôi bay, bờ vai nắng gội Nghiêng xuống đời, một bóng đơn côi!
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 28155)
Chung quanh tôi còn biết bao tình thương ràng buộc vây quanh mà ngẫu nhiên, người đầu tiên nhắc nhở cho tôi điều ấy khi tôi từ đường ranh sống-chết trở về chính là thầy Sái.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 7844)
Ngày nay cả Thầy và trò cùng nghỉ hưu trên đất người, cách xa quê hương nửa quả địa cầu; và nhớ, viết bằng khung cảnh ngôi Trường Ngô Quyền chỉ còn trong ký ức.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8316)
Xa nhau mang nỗi nhớ mong Ngô Quyền hình ảnh phượng hồng còn vương Biên Hòa phố nhỏ giọt buồn Mái đầu trắng điểm cầu sương mây ngàn
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 26174)
Nghĩ về một thời tuổi trẻ băn khoăn Là thấy lại phía Tây ngôi trường cũ In dấu chân ai xanh bìa vạt cỏ Hạt cát dãi dầu đau gót guốc cao
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24298)
Thầy Cô ơi! Bạn bè ơi! Xin giữ cho tôi những kỷ niệm vàng son mà tôi đang giữ dù mai nầy dòng đời tiếp tục chia xa!
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25203)
Hôm nay chợt nhớ thương người Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh (Trần Dạ Từ)