Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Đặng Thị Trí - NGÔ QUYỀN, NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI

24 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 8696)
GS Đặng Thị Trí - NGÔ QUYỀN, NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI

NGÔ QUYỀN, NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI


11__co_dangthitri-content

 

 

“Tại sao cô Trí vẫn thường hiện diện trong các buổi họp mặt Ngô Quyền?”

Một học sinh Ngô Quyền đã hỏi thầy Phố như vậy. Tôi đã không trả lời Thầy Phố khi thầy nói với tôi điều này. Làm sao các em biết được, các đồng nghiệp từng dạy Ngô Quyền hầu như không ai biết. Các học sinh có em biết nhưng số đó không nhiều.

Tôi về trường NQ khi mới tốt nghiệp trường Sư Phạm và dạy ở đó 12 năm. Trường công lập thứ nhì tôi dạy là trường Nữ Trung Học Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ.

Sau 75, các trường tôi dạy đều là trường tư công lập hóa và môn dạy của tôi lúc nầy không còn là môn Văn mà là môn Địa Lý. Chuyện kể dài dòng…

Trở lại, các em thắc mắc sao tôi gắn bó với cựu học sinh NQ mà không là Đoàn Thị Điểm, trường mà khi tôi mới đến Mỹ, một em đã nhìn ra tôi và mời tôi đến họp mặt Cần Thơ. Hôm ấy, tôi thẳng thắn từ chối vì tôi còn nhớ những ngày ở đó: Các học sinh đều ngoan và thân thiện nhưng những người khác mà tôi có dịp tiếp xúc thì không làm cho tôi lưu luyến.

Tôi gặp lại một số các cựu học sinh NQ trong những lần buồn cũng như vui …- tình cảm lâu nay hầu như bị thời gian và những biến động đổi đời làm mình không còn muốn nhìn lại -, quá khứ như sống lại.

 

 co_tri_va_phan_ba_thinh_nguyen_van_tan-large

Cô Trí, Phan Bá Thịnh, Nguyễn Văn Tấn

Quên sao được 12 năm dưới mái trường này và còn nữa, quên sao được đây là quê hương của hai đấng sinh thành của tôi (điều này là điều các em không biết).

Ba má tôi không có một dĩ vãng vẻ vang như những người khác, chỉ là dân sống trong những vùng quê hẻo lánh ở Biên Hòa. Tôi sinh trưởng ở Sài Gòn, và khi dạy học ở Biên Hòa, tôi chỉ ở lại vài hôm và trở lại Sài Gòn khi hết giờ để có thể tiếp tục việc học. Nhưng tình cảm với quê hương Biên Hòa thì lúc nào cũng đầm ấm.

Sau 75, tôi có trở về quê để tạm giữ ruộng vườn chờ ngày về của người đi… Tôi chỉ gặp thân nhân gần trong khoảng thời gian ấy tại Tân Uyên. Còn ở Công Thanh, thì thật chỉ còn nghe mà không bao giờ gặp lại, dù là bà con gần.

Mười hai năm dạy học ở Biên Hòa, các học sinh của tôi ngoan có, nghịch phá có, đôi khi bướng bỉnh và hỗn hào nhưng chưa có lần nào tôi vì thế mà “đì” các em. Tất cả những phạt vạ chỉ xảy ra khi các em tái phạm nhiều lần và một khi đã phạt thì nhất định các em phải thi hành hoặc các em tỏ ra biết lỗi. Không học bài: một, hai, ba lần thì chép bài phạt, không phải chỉ chép câu: “Tôi phải học bài” mà còn chép lại chính bài mà các em không học. Đại loại là như thế. Đó là cách mà tôi và các bạn đồng nghiệp cùng trọ đều làm. Chủ yếu là giúp các em cố gắng hơn.

 

 11_1_nq__nhung_ngay___co_loan__co_tri__chi_uyen-large

Từ trái sang phải: 1 học sinh không nhớ tên, Cô Hà Bích Loan, Cô Trí, Uyên

 

Dạy lâu như vậy tôi có dịp tiếp xúc với một số phụ huynh và thấy rằng các phụ huynh cũng rất hỗ trợ chúng tôi trong việc giáo dục con em họ. Điều này, tôi không cảm nhận được từ các học sinh và phụ huynh sau 75. Tôi không trách… vì họ, kể cả học sinh phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Nhưng phải nói tôi đến với các em NQ vì các em khơi dậy trong tôi tình thầy trò, tình đồng hương và cho tôi sống lại những kỷ niệmđẹp của một thời quá khứ. Các em yêu tuổi học trò bao nhiêu thì tôi cũng yêu thuở bước chân vào nghề giáo với bao nhiêu hoài bão xây dựng bấy nhiêu.

Hy vọng vài điều tâm tình này đã giải thích được “vì sao tôi thường góp mặt trong các cuộc hội họp với NQ và vì sao tôi lên tiếng khi có những sự kiện mà theo tôi là “không công bằng”, vì tôi tiếc cho những ngày xưa thân ái đã bị làm hoen ố.

Chúc các em thành công và xây dựng được tình thân ái với nhau mãi mãi để các thầy cô còn thấy vui vẻ, ấm lòng khi đến với các em.

GS Đặng Thị Trí
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22872)
Tôi xa Ngô Quyền đã từ lâu Tóc xanh giờ cũng đã phai mầu Nhớ cô tôi bước đi trong nắng Thấy áo lam che mát mái đầu.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 49781)
Tùy bút “Học Trò Già”, được viết vào đầu năm 1973, là một trong những bài văn chưa từng đăng báo...
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25111)
Tuy sống và trưởng thành ở đô thành Sài Gòn chỉ cách Biên Hòa có 30 cây số, nhưng mãi đến năm 1969, tôi mới làm quen với thành phố này nhân được thuyên chuyển về trường Ngô Quyền dạy học.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25350)
Viết phác họa lại một vài nét của nhà giáo cầm phấn trên bục giảng và rồi cầm bút viết văn, người viết bài này thấy rằng đó vẫn là những vai trò cao quý nhất mà một xã hội cần phải có ở thời điểm 20 năm miền Nam và cả bây giờ.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22919)
Bao năm qua, bao mùa Phượng vĩ Người xưa đây, cảnh cũ giờ đâu? Phượng bay bay, xác Phượng héo sầu Và mơ mãi về chân trời cũ…
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 21832)
Ngô Quyền trường cũ còn nguyên đó Bè bạn ngày xưa lạc chốn nào? Tiếng ve nức nở sầu nhung nhớ Cánh phượng mưa chiều đọng giọt đau!
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 7560)
... có tài chỉ là một trong số hằng hà sa số mà các CHSNQ đã đạt được ở khắp mọi nơi trên thế giới về mọi lãnh vực và tôi tự nghĩ các CHSNQ giỏi quá rồi, còn nhắn nhủ gì nữa...
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 20705)
Ngô Quyền, xứ Bưởi mến thương ơi, Thế nước xa xôi cách trở rồi Ta vẫn tâm tâm, ta vẫn nguyện Nhà nhà vang tiếng trẻ ca vui.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 19392)
Ở đó có bạn trai quần xanh áo trắng Bạn gái dịu dàng tóc thả bay bay Có hàng thùy dương vươn cành che nắng Có lá vàng bay rụng giữa chiều phai.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 9105)
Tôi rời thành phố Đà Lạt thơ mộng của những năm 40, với bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có, tất cả đều được gìn giữ như những bảo vật mà tôi tiếp nhận được trong những năm tháng thơ ngây của tuổi học trò.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8135)
Bước chân chim đưa ta về thơ dại, Em có mơ những ngày tháng Ngô Quyền? Mộng trắng trong và áo trắng trinh nguyên, Chiều tan học nắng vàng say Quốc Lộ.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8496)
Công cha, nghĩa mẹ ơn thày, Ghi tâm khắc cốt sau này chớ quên. Du Xuân hái lộc cầu hên, Người người hạnh phúc, dưới trên an hòa.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8515)
Những ký ức đầu tiên của tôi vào cái năm lên bảy ấy đã theo tôi trong suốt cuộc hành trình “ba chìm bảy nổi”… cho đến tận hôm nay, vào cái tuổi “cổ lai hi”, gần đất xa trời.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 10884)
Những kỷ niệm cũ đơn lẻ được tập hợp và kết tinh lại trong một cõi vô hình mà tôi gọi là Hồn Lớp Cũ Trường Xưa. Đó là cái hồn mà tất cả học trò trong lớp của chúng tôi đều ôm ấp trong suốt đời mình!
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8232)
Bài thơ dưới đây trích trong lá thư của Cô đã gửi tặng cho một học trò cũ, chỉ 1 tháng trước khi Cô qua đời mà chắc rằng Cô và người học trò cũng không ngờ đây là bài thơ cuối cùng của Cô