Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

TTNQ 2011 - THƯA VỚI THẦY CÔ CŨ

23 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 8830)
TTNQ 2011 - THƯA VỚI THẦY CÔ CŨ


THƯA VỚI THẦY CÔ CŨ

 

 

8_hinh_hanh-content

Nguyễn Hữu Hạnh


Nhận được email cô bạn Ngô Quyền từ Italy chuyển một cảm nghĩ ngắn cũng của một người bạn Ngô Quyền từ Việt Nam. Từ Việt Nam qua Ý rồi sang Hoa Kỳ những dòng chữ trên email chỉ gói ghém tình cảm người học trò muốn biết tin cô giáo cũ của một thời tiểu học, bằng sự kính mến của từng người, chỉ tiếc rằng cả hai người bạn của tôi không một ai biết cô giáo đang ở đâu hay không còn nữa trên thế gian nầy. Tôi chợt nhận ra mình không thể đánh mất diễm phúc là còn được dịp viết lên những lời “Thưa với Thầy Cô cũ”.

 Qua những email từ Việt Nam, tôi có dịp nhìn lại hình ảnh của quý Thầy Cô cũ. Thầy Lâm Tấn Văn hơn 40 năm rồi còn gì, tôi luôn nhớ đến Thầy với sự kính trọng nhất, hy vọng còn dịp gặp lại Thầy với những điều muốn nói. Bên cạnh Thầy Lâm Tấn Văn còn có Thầy Đinh Hữu Quyến, tôi luôn nhớ vì Thầy không bao giờ nghiêm khắc với đứa học trò luôn bỏ lớp để đi công tác báo chí cho trường, xin Thầy giữ lại sự kính mến của đứa học trò không ngoan. Cô Hà Bích Loan, Thầy Đoàn Viết Biên xin được nói lời cám ơn Cô, cám ơn Thầy, không quên cô Bùi thị Ngọc Lan đang ở Hoa Kỳ và Thầy Phạm Ngọc Quýnh đang ở Canada, tôi đã mang theo những lời giảng dạy của Thầy Cô, tô điểm cho mình và cho người môt chút hương đời. 

Nhìn lại hình ảnh cô Đào Thị Nga và cô Võ Thị Thu Thủy, nếu có được một điều ước, ước gì thời gian trả tôi về tuổi học trò bỡ ngỡ, học lại bài vỡ lòng “Let’s learn English” với cô Phan Thị Tốt, tôi vẫn muốn là đứa học trò đi lạc để nhớ về cô và xin được giữ lại những mẫu chuyên ví von của Thầy Phạm Văn Dật. Tôi đã theo học Thầy Nguyễn Thất Hiệp và đã gặp lại Thầy khi ra hải ngoại, nhưng chưa bao giờ tìm thấy ở Thầy một nụ cười, có chăng là sự nghiêm khắc như kẻ một đường MN thẳng góc với PQ để học trò biết được nơi đi và chốn đến. Phải chi tôi vẫn là đứa học trò dốt của Thẩy Tôn Thất Để để được nhìn thấy những đường vẽ điên cái đầu và nghe lời Thầy khiển trách “Tụi bây dốt quá, vì nể Thầy Bảo mới lên Biên Hòa dạy tụi bây”. Nghe sao tự ái chi lạ? Nhưng cũng nhờ Thầy Tôn Thất Để, tôi đã vượt qua sự ngu dốt để lên lớp 12 hiên ngang vào lớp ban B, vì là ban B nên không thể không nhớ đến hai vị Thầy đã được sự kính mến của học trò thời bấy giờ Thầy Lê Văn Túy và Thầy Lê Quí Thể, riêng thầy Lê Quí Thề ước mơ duy nhất của tôi là được tìm lại đôi dép của Thầy.

Một vị thầy dạy Toán tôi chưa từng theo học. Thầy Trần Phiên cũng để lại trong tâm một sự tôn kính không hẳn riêng tôi, luôn cả những ai từng học Ngô Quyền. Thầy Trần Phiên là người miền Trung nhưng được sự kính mến của học trò xứ bưởi là điều rất hiếm và còn lại càng quý hiếm hơn khi cùng sống trong điều kiện nghiệt ngả tù đày và đói khát. Thầy Nguyễn Văn Phố dạy cùng thời với thầy Trần Phiên, cũng nụ cười đó, giọng nói đó không hề thay đổi trước gió bụi thời gian. Thầy Nguyễn văn Phố thân thương của tôi, như một định mệnh thầy đã dạy tôi biết những con số có dấu cộng dấu trừ, ví như cuộc đời vinh nhục, nhưng con số chân phương luôn được chúng tôi gìn giữ. Vì Thầy Phố và tôi là NGƯỜI LÍNH.

Còn biết bao Thầy Cô cũ, nhưng không còn tin tức trước thời gian và sự đổi thay của đất nước. Như một ước mơ nho nhỏ, một diễm phúc được có lần “THƯA VỚI THẦY CÔ CŨ”.

Nguyễn Hữu Hạnh - chsNQ khóa 8 (1963-1970)

 

 

 

nguyen_thi_ngoc1-content

Nguyễn Thị Ngọc

 Sáng nay một người bạn học cùng lớp gọi sang thăm, chúng tôi nói với nhau về lần Hội Ngộ Ngô Quyền 2011 sắp tới. Từ khi biết tin Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền sẽ thực hiện Đặc San “NGÔ QUYỀN, MỘT THỜI ĐỂ THƯƠNG ĐỂ NHỚ” tôi đã muốn viết lên những kỷ niệm về Thầy Cô, bè bạn mà hãy còn ngần ngại vì tôi cũng chưa từng viết văn bao giờ. Thế nhưng cuộc nói chuyện sáng nay khiến tôi cảm thấy có gì đó xôn xao trong lòng thôi thúc tôi hãy viết và đừng ngần ngại nữa. Cũng may là hạn gửi bài đã được dời lại thêm một thời gian.

 Đã hơn 40 năm từ khi tôi rời xa mái trường Ngô Quyền thân yêu, bạn bè mỗi người mỗi ngã. Cuộc sống như dòng nước cuốn trôi chúng ta đi mãi, đi mãi. Nếu có ai đó trong chúng ta đã từng ấy năm chưa một lần trở về hội ngộ, xin các bạn đừng trách họ vì tôi tin rằng dù ở nơi chân trời góc bể nào thì trong một góc của trái tim mỗi học sinh Ngô Quyền vẫn lưu lại hình ảnh trường xưa, lớp cũ có Thầy Cô kính yêu, bạn bè thân thiết. Đó là những ngày tháng đẹp nhất của một thời tuổi trẻ không thể nào quên...

 Mới tuần trước đây thôi, mấy người quen nhờ tôi chỉ dùm bài toán, trong lúc nhắc lại một số kiến thức về toán học bỗng dưng tôi lại thấy nhớ những Thầy Cô dạy toán của mình… Tôi vốn dỡ toán, cho đến bây giờ tôi hãy còn nhớ như in những bài làm môn toán bị Thầy Nguyễn Thất Hiệp phê chữ “dốt” . Tôi có thể nhớ lại rất rõ một chữ “dốt” đỏ chói bên lề tờ giấy học trò, nét chữ nghiêm nghị… cũng nghiêm nghị giống như Thầy khi đứng trước những đứa học trò dỡ toán như tôi. Nhưng thưa Thầy, nhờ chữ “dốt” Thầy phê mà chúng em mắc cỡ với bạn bè nên càng ráng học cho giỏi hơn .

 Thầy Cô của chúng ta ngày xưa vốn dĩ rất nghiêm khắc với học trò nhưng trong sự nghiêm khắc đó còn chứa đựng cả trách nhiệm và tình thương. Thầy Cô đã dạy dỗ chúng ta bằng tất cả tâm huyết nhờ vậy chúng ta mới có đủ vốn kiến thức cần thiết khi đối mặt với cuộc sống có rất nhiều khó khăn từ bấy lâu nay. Cho nên, ngày hôm nay nếu có một đứa học trò nào đến trước Thầy Cô và thưa rằng Thầy (hoặc Cô) là người thầy giỏi nhất mà em đã từng biết thì xin Thầy (hoặc Cô) hãy tin rằng đó là lời nói thật lòng cùng với sự tri ân muốn bày tỏ cùng Thầy Cô.

Cho dù ngày nay chúng em đã đi qua gần hết một đời người nhưng mỗi lần được nói với nhau về các Thầy Cô chúng em vẫn một niềm yêu kính và biết ơn… Những kỷ niệm về tình thầy trò tôi viết ra ở đây chắc chẳn chỉ là một phần rất nhỏ nhưng mong sao sẽ là chỗ khơi nguồn để cho dòng hồi ức về Trường xưa, lớp cũ về Thầy Cô, bè bạn được tuôn trào trong mỗi chúng ta. Bạn sẽ kể về Cô Hà Bích Loan với những bài giảng Truyện Kiều rất hay làm cho chúng ta thêm yêu tiếng Việt trong sáng và trữ tình phải không? Bạn sẽ kể về giờ Sử Địa của Thầy Dương Hòa Huân đã từng làm cho chúng ta yêu mến biết bao mảnh đất Tổ Quốc Việt Nam với trang sử hơn 4000 năm dòng giống Lạc Hồng? Bạn sẽ kể về giờ Anh văn rất là sư phạm của Cô Phan Thị Tốt không để cho lũ học trò ngồi chống cằm mơ mộng mà phải chú ý tròn môi, cong lưỡi đọc Tiếng Anh cho đúng. Bây giờ sống trên đất Mỹ học nói Tiếng Anh càng khó thì lại càng nhớ đến Cô. Hay bạn sẽ kể về Cô Tiêu Quý Huê trong giờ Vạn Vật vì đám học trò lười biếng không chịu học bài lại còn bướng bỉnh khiến Cô đành phải trừng trị cả lớp con số “0” để nhớ đời? Và bạn sẽ còn kể về nhiều Thầy Cô khác nữa phải không? Rồi từng mảnh ký ức của chúng ta đem ghép lại, kết nối những yêu thương hướng về Trường xưa để nhớ mãi công ơn của Thầy Cô, nhớ mãi những năm tháng tươi đẹp của tuổi học trò, những năm tháng không thể nào quên…

Nguyễn Thị Ngọc - Chs NQ khóa 7 (1962-1969)

 

 

 8_tvtcc-ha_thinhung6-content

 Hà Thị Nhung


Thầy cô của tôi, các giáo sư Ngô Quyền của thập niên sáu mươi, những người THẦY không những đã dạy cho chúng tôi về kiến thức văn hóa mà còn dạy cho chúng tôi những căn bản về đạo đức và tác phong Sư phạm của người thầy qua các phong cách riêng cúa mỗi thầy cô mà chúng tôi được học. Riêng tôi, nhìn thầy cô mình ngay trong những ngày còn cắp sách đến trường, ở tuổi niên thiếu cũng đã sớm nhận ra được những bài học không thành văn quý giá mà các thầy cô tôi đã gởi gấm cho các học sinh

Tôi mong các Thầy Cô của chúng tôi, những giáo sư NQ đã có công trong việc giáo dục và đào tạo chúng tôi thành những người công dân tốt và thành công trong xã hôị, luôn được mạnh khỏe để chúng tôi có cơ hội gặp gỡ và nói lên lời cám ơn của mình trong các lần hội ngộ của hội CHS Ngô Quyền.

Hà Thị Nhung - chs NQ Đệ Nhất B2 (1966-1967)

 

 

62__natuan-large-content

Nguyễn Anh Tuấn


…Nhớ thầy Quyến dạy Pháp Văn, thầy Kỷ dạy Toán Lượng Giác năm đệ nhất, thầy Lan dạy Anh Văn. Thầy Lan người dong dõng cao, lúc nào cũng trầm lặng, thoảng như có một nỗi buồn man mác. Còn thầy Hiệp rất nghiêm nghị. Tôi chưa bao giờ có dịp nói chuyện cùng thầy trong những ngày mài đũng quần ở Ngô Quyền. Mãi đến mấy chục năm sau gặp lại thầy ở San Jose, tôi mới có dịp nói chuyện và thấy thầy thật cởi mở sau cái dáng dấp nghiêm nghị năm xưa. Tôi cũng nhớ đến thầy Lưu Ngọc Bích dạy Luận Lý Học và Tâm Lý Học . Tôi không biết thầy qua đời đến khi đọc được qua "Một Góc Thầy Trò". Lối dạy dễ hiểu và giọng Bắc kỳ nhỏ nhẹ của thầy đã làm tôi đam mê môn học đầy tưởng tượng nầy. Ôi tình thầy trò ngày xưa sao nó êm đềm như mây trắng bay qua thành phố…

Nguyễn Anh Tuấn – chsNQ khóa 6 (1961-1968)

 

 

8_diep_hoang_mai-large-content

 Diệp Hoàng Mai

Sau năm 1975, khá nhiều học trò chán nản bỏ thi bỏ học. Thầy Đào Đức Thiện khuyên nhủ từng đứa rằng: “Thời nào cũng rất cần tri thức, các em chớ để dở dang chuyện học hành …” Rất yêu nghề, nhưng thầy Thiện đành bỏ môn Toán,rời xa ngôi trường trung học Ngô Quyền, định cư ở Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình. Rồi mỗi dịp hiếm hoi thăm quê, thầy luôn dành thời gian chia sẻ những ưu tư và kinh nghiệm sống với học trò năm cũ của mình.

Vẫn là dáng dấp mảnh mai dịu dàng bốn mươi năm trước, nhưng thời gian nhuốm khá nhiều màu tuyết trên mái tóc cô giáo dạy Toán lớp sáu của tôi. Câu chuyện của Cô Khương Thị Bàng với học trò bây giờ thường là “ Bài toán năm xưa cô dạy, có lẽ bây giờ không chính xác khi vận vào bài toán cuộc đời của các em …” Cô và trò cùng cười, nhưng trong ánh mắt của cô lẫn trò đều pha ngấn nước…

Chúng em tri ân thầy cô, một đời gian nan cõng chữ gieo trồng tương lai cho từng thế hệ nhiều lớp học trò. Ngoài vốn liếng chữ nghĩa, thầy cô còn trao tặng chúng em sự trải nghiệm và những bài học giá trị nhân văn làm hành trang dấn bước vào đời. Bây giờ cho dù sinh sống ở phương trời nào, thì trong trái tim của từng đứa học trò cũ trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, tình nghĩa thầy trò vẫn là điều thiêng liêng nhất…

Diệp Hoàng Mai chsNQkhóa 13 (1968-1975)

 

15 Tháng Tám 2013(Xem: 61467)
… Và tôi chợt nghĩ ra các bạn tôi rồi một hôm cũng sẽ chợt khám phá ra chiếc ghế dành cho tôi trong buổi hẹn bên ly rượu ở một nơi nào đó sẽ không có tôi…
18 Tháng Ba 2013(Xem: 147898)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99404)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 55983)
Áo trắng xưa bây giờ sao gợi nhớ! Kỷ niệm êm, tình bạn lẫn tình yêu Áo trắng Trường Xưa, Thầy yêu kính Một góc trời thương nhớ bỗng trong ta.
17 Tháng Ba 2013(Xem: 81172)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65580)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
28 Tháng Hai 2013(Xem: 10421)
một bức thư nhà trọn niềm thương nhắn người viễn xứ sống tha hương gửi chút hương lòng cho mây gió góp lại tâm tình của bốn phương
28 Tháng Hai 2013(Xem: 10742)
Anh từ xứ Huế đến Biên Hòa Chờ em tan học bước ngang qua Bài thơ anh gửi tình tha thiết Em giấu thương trong áo trắng tà
28 Tháng Hai 2013(Xem: 13666)
Thật hạnh phúc cho những đứa học trò trường Ngô năm nào, khi có dịp gặp lại thầy cô giáo một đời vất vả vì những thế hệ học sinh thân yêu…
28 Tháng Hai 2013(Xem: 11428)
Kể lại bạn nghe, không phải để nhắc đi nhắc lại chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” của người làm báo online mà để thỉnh thoảng bạn cùng góp tay vào vác ngà voi với BBT để web nhà phong phú hơn.
28 Tháng Hai 2013(Xem: 13669)
Nếu ai hỏi tôi khoảng thời gian nào đẹp nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: khoảng thời gian cắp sách đến trường. Đó là những năm hạnh phúc nhất. Tuổi học trò thật vô tư, thật yêu đời và thật ngổ ngáo dễ thương.
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12208)
Xin chút nắng tưới hồn hoang cỏ úa Ký ức xanh trong trái tim hồng Nghìn sau nữa, giữa cuộc đời dâu bể Nước xa nguồn vẫn đổ về sông.
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 11978)
xe chạy ngang Trường Ngô Quyền, tôi nhìn bâng quơ không chút ý niệm gì, tôi củng không bao giờ nghĩ đến ngày mình phải vào học ở ngôi trường to lớn và xa lạ kia.
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 10618)
Thế là phải đành nhìn ngôi trường thân thương của thời đi học trở thành những đống gạch ngổn ngang, còn chăng chỉ là ký ức về bảy năm sách-đèn-hoa-mộng với những ngày xanh cùng biết bao kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò…
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 10436)
Áo trắng giờ đã xa Trường Ngô Quyền Biên Hòa Nhớ mãi màu phượng đỏ Ký ức tháng ngày qua