Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Minh Đức - THƯƠNG NGÔ QUYỀN, NHỚ BIÊN HÒA

23 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 6899)
GS Trần Minh Đức - THƯƠNG NGÔ QUYỀN, NHỚ BIÊN HÒA


THƯƠNG NGÔ QUYỀN, NHỚ BIÊN HÒA.

 


thaytranminhduc-content

GS. Trần Minh Đức

 

Tôi được vinh dự có mặt trong ban giảng huấn đầu tiên của Trường Trung Học Ngô Quyền, bắt đầu khai giảng với ba lớp Đệ Thất vào cuối tháng Tám năm 1956, tính đến nay đã đưọc 55 năm, hơn nửa đời người. Tôi chỉ dạy được 2 năm, thì được Nha Học Chánh cải ngạch sang làm Giáo Sư Đệ Nhị Cấp tại trường Petrus Ký ở Sàigòn, vì đã hoàn tất chương trình Cử Nhân Giáo Khoa Pháp Văn tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn.

Đến năm 1960, tôi được học bổng của Phái Bộ Văn Hóa Pháp, cho phép du học, soạn thảo bằng Tiến Sĩ Văn Chương Pháp, tại Đại học Sorbonne ở Paris. Đồng thời tôi cũng thành công trong cuộc thi tuyển vào Viện Nghiên Cứu Khoa Chính Trị Học Paris và tốt nghiệp tại Viện nầy vào năm 1964. Tôi bắt đầu lại nghể dạy học, mà tôi rất yêu mến, tại Đại Học Pạris giảng dạy về môn Chính Trị Học.

Đến năm 1965, tôi được Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyển dụng đưa sang Hoa Kỳ làm việc. Tôi được biệt phái sang làm bình luận gia cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Nhưng cái say mê của tôi vẫn là Nghề Dạy học, nên tôi dạy buổi tối tại trường Đại Học Georgetown, ở thủ đô Washington, cũng về Khoa Chính Trị Học.

Đồng thời, vì nhận thấy Ngành Luật Học rất đa dạng trong Xã Hội Mỹ, và liên hệ mật thiết với ngành Chính Trị học nên tôi bổ túc cho nền tảng giáo dục của mình bằng cách theo học Chương Trình Tiến Sĩ Luật Học trong bốn năm, với kết quả là bằng Tiến Sĩ Luật Khoa Hoa Kỳ. Bước tiến kế tiếp là dự thi vào Luật Sư Đoàn Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Tôi thành công trong nổ lực nầy và bắt đầu hành nghề Luật Sư, sau khi nộp đơn hồi hưu Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, vì đã phục vụ tại đây hơn 30 năm.

Nay khi đã đi được quá nửa đời người, mặc dầu đã làm nhiều công việc khác nhau, nhưng trong cơ bản, tôi vẫn là một giáo chức, xem việc dạy học là nỗi đam mê và thiên chức của mình.

Nghề Dạy học rất cao quý mặc dầu sự tưởng thưởng của nghề nầy không phải là tiền bạc. Tại Việt Nam cũng như tại Pháp và Hoa Kỳ, nghề Dạy học không mang lại nhiều lợi lộc về mặt vật chất. Nhưng tất cả sự đền bù cho các giáo chức là sự tin tưởng và kính trọng; sự yêu mến mà học sinh và phụ huynh học sinh dành cho người Thầy.

Trong suốt cuộc đời, khi lên tiếng Bình Luận trước máy Vi Âm của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, hay khi tranh luận với các Luật sư khác trước Pháp đình, tôi cũng không thấy say mê bằng những lúc giảng dạy trên bục gổ của nhà trường.

Và những năm mang lại nhiều ký ức cho tôi nhất là hai năm làm Giáo Sư Anh văn cho các lớp Đệ Thất của trường Ngô Quyền. Đó là những năm tôi bắt đầu vào nghề Sư Phạm, với những học sinh ngây thơ thiếu thốn của một Tỉnh Biên Hòa nhỏ bé. Các em nầy, mà nay đã gần 70 tuổi, đã dành cho tôi sự kính yêu người Thầy Trẻ mới bắt đầu sự nghiệp giảng dạy đầu đời. Xã hội Việt Nam, hiểu được cuộc sống thanh đạm của các vị Thầy Giáo. Tại miền Nam của chúng ta có câu nói ví:

“Dưa leo chấm với cá Kèo

Làm con nhà nghèo đi học Normal”

Trường Normal là trường Sư Phạm, thời Pháp thuộc. Con cháu những nhà khá giả, có vốn liếng, cho các con học Y Khoa, Luật Khoa, Dược Khoa, Kỹ Sư v.v… Con nhà nghèo thì đi học Sư Phạm, vì trường Sư Phạm cấp học bổng, và khi ra trường thì làm Thầy Giáo, Cô Giáo, với nếp sống thanh đạm, nhưng với nhiều mến yêu của các em học sinh.

3_1_ban_giang_huan_ngay_khai_giang_thang_8__1956-large

Ban Giảng Huấn Ngày Khai Giảng tháng 8, 1956

Những ngày tôi đi dạy, cuộc sống tại miền Nam còn dễ dãi, sung túc. Lương Giáo sư còn có thể sống được. Một tô mì hai vắt còn giá 5 đồng. Một tô hủ tíu có giá 3 đồng.

Ngày nay, sau cuộc đổi đời, lương Thầy giáo không sống nổi. Mấy ông trong rừng ra, không biết đi học hồi nào, mà bất cứ ai cũng Phó Tiến Sĩ, hoặc Tiến Sĩ.

Mà con cá Kèo ngày nay cũng không còn rẻ nữa. Nó đã lên hàng đặc sản. Ở Sài gòn, nó được bán tại các nhà hàng đặc sản, chiêu đãi các cán bộ cao cấp, các ông tư bản đỏ. Làm Thầy giáo ngày nay cũng không còn dưa leo để chấm với nước kho cá Kèo nữa.

 

Tôi thương nhớ Trường Ngô Quyền, vì tôi là người sinh trưởng tại Biên Hòa. Biên Hòa gốc gác rất hiền hòa, từng mở vòng tay đón nhận tất cả những người xa lạ đến làm ăn, định cư. Từ Triều Nguyễn, Biên Hòa đã đón nhận nhóm người Trung Hoa chống chế độ Mãn Thanh đến trú ngụ tại Nông Nại, Đại Phố tức Cù Lao Phố. Con cháu những người nầy sau đã trở thành Việt Nam và rất đông cư ngụ tại Biên Hòa. Những người bạn trẻ của tôi thường là gốc người Hoa. Các bạn thời trẻ của tôi là anh Tê, anh Tứ, anh Sảng, anh Hồng Ly thủ môn đội bóng tròn Biên Hòa.

Đến năm 1954, Biên Hòa lại mở vòng tay đón nhận một số đông những người di cư từ miền Bắc, vào định cư tại Hố Nai, Gia Kiệm v. v…

Và vào năm 1975, một số đông người dân Biên Hòa đã đổ xô ra biển, chạy lánh nạn đàn áp tàn nhẫn của lớp lãnh đạo mới. Họ đã đến Hoa Kỳ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng nay đã an cư lạc nghiệp tại quê hương mới sống tự do và độc lập. Nhưng có một điều mà họ không thể nào truất hữu xung công được, đó là Niềm Nhớ Khôn Nguôi về dĩ vãng của mình tại tỉnh Biên Hòa. Chúng ta sống hết cuộc đời tại quê hương mới, nhưng mọi người trong chúng ta vẫn giữ hình ảnh cũ của một Biên Hòa thân thương. Đó là lý do khiến chúng ta hội họp lại ngày nay, tất cả đều về nơi nầy để tưởng nhớ đến ngày khai giảng trường học thân thương và tỉnh Biên Hòa thân thương của chúng ta.

Như nhà văn Cao Tần đã viết “Chúng ta đã mất tất cả chỉ còn có nhau”

Và còn những kỷ niệm cũ của Trường Ngô Quyền.

Và ngày hôm nay, chúng ta tụ họp lại đây, để có nhau trong ngày thương nhớ quê hương cũ nầy.


GS TRẦN MINH ĐỨC



03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22949)
Tôi xa Ngô Quyền đã từ lâu Tóc xanh giờ cũng đã phai mầu Nhớ cô tôi bước đi trong nắng Thấy áo lam che mát mái đầu.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 49880)
Tùy bút “Học Trò Già”, được viết vào đầu năm 1973, là một trong những bài văn chưa từng đăng báo...
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25217)
Tuy sống và trưởng thành ở đô thành Sài Gòn chỉ cách Biên Hòa có 30 cây số, nhưng mãi đến năm 1969, tôi mới làm quen với thành phố này nhân được thuyên chuyển về trường Ngô Quyền dạy học.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25453)
Viết phác họa lại một vài nét của nhà giáo cầm phấn trên bục giảng và rồi cầm bút viết văn, người viết bài này thấy rằng đó vẫn là những vai trò cao quý nhất mà một xã hội cần phải có ở thời điểm 20 năm miền Nam và cả bây giờ.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 23012)
Bao năm qua, bao mùa Phượng vĩ Người xưa đây, cảnh cũ giờ đâu? Phượng bay bay, xác Phượng héo sầu Và mơ mãi về chân trời cũ…
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 21910)
Ngô Quyền trường cũ còn nguyên đó Bè bạn ngày xưa lạc chốn nào? Tiếng ve nức nở sầu nhung nhớ Cánh phượng mưa chiều đọng giọt đau!
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 7574)
... có tài chỉ là một trong số hằng hà sa số mà các CHSNQ đã đạt được ở khắp mọi nơi trên thế giới về mọi lãnh vực và tôi tự nghĩ các CHSNQ giỏi quá rồi, còn nhắn nhủ gì nữa...
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 20781)
Ngô Quyền, xứ Bưởi mến thương ơi, Thế nước xa xôi cách trở rồi Ta vẫn tâm tâm, ta vẫn nguyện Nhà nhà vang tiếng trẻ ca vui.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 19472)
Ở đó có bạn trai quần xanh áo trắng Bạn gái dịu dàng tóc thả bay bay Có hàng thùy dương vươn cành che nắng Có lá vàng bay rụng giữa chiều phai.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 9118)
Tôi rời thành phố Đà Lạt thơ mộng của những năm 40, với bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có, tất cả đều được gìn giữ như những bảo vật mà tôi tiếp nhận được trong những năm tháng thơ ngây của tuổi học trò.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8156)
Bước chân chim đưa ta về thơ dại, Em có mơ những ngày tháng Ngô Quyền? Mộng trắng trong và áo trắng trinh nguyên, Chiều tan học nắng vàng say Quốc Lộ.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8512)
Công cha, nghĩa mẹ ơn thày, Ghi tâm khắc cốt sau này chớ quên. Du Xuân hái lộc cầu hên, Người người hạnh phúc, dưới trên an hòa.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8528)
Những ký ức đầu tiên của tôi vào cái năm lên bảy ấy đã theo tôi trong suốt cuộc hành trình “ba chìm bảy nổi”… cho đến tận hôm nay, vào cái tuổi “cổ lai hi”, gần đất xa trời.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 10898)
Những kỷ niệm cũ đơn lẻ được tập hợp và kết tinh lại trong một cõi vô hình mà tôi gọi là Hồn Lớp Cũ Trường Xưa. Đó là cái hồn mà tất cả học trò trong lớp của chúng tôi đều ôm ấp trong suốt đời mình!
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8241)
Bài thơ dưới đây trích trong lá thư của Cô đã gửi tặng cho một học trò cũ, chỉ 1 tháng trước khi Cô qua đời mà chắc rằng Cô và người học trò cũng không ngờ đây là bài thơ cuối cùng của Cô