Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Trần Minh Đức - THƯƠNG NGÔ QUYỀN, NHỚ BIÊN HÒA

23 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 6817)
GS Trần Minh Đức - THƯƠNG NGÔ QUYỀN, NHỚ BIÊN HÒA


THƯƠNG NGÔ QUYỀN, NHỚ BIÊN HÒA.

 


thaytranminhduc-content

GS. Trần Minh Đức

 

Tôi được vinh dự có mặt trong ban giảng huấn đầu tiên của Trường Trung Học Ngô Quyền, bắt đầu khai giảng với ba lớp Đệ Thất vào cuối tháng Tám năm 1956, tính đến nay đã đưọc 55 năm, hơn nửa đời người. Tôi chỉ dạy được 2 năm, thì được Nha Học Chánh cải ngạch sang làm Giáo Sư Đệ Nhị Cấp tại trường Petrus Ký ở Sàigòn, vì đã hoàn tất chương trình Cử Nhân Giáo Khoa Pháp Văn tại Đại Học Văn Khoa Sàigòn.

Đến năm 1960, tôi được học bổng của Phái Bộ Văn Hóa Pháp, cho phép du học, soạn thảo bằng Tiến Sĩ Văn Chương Pháp, tại Đại học Sorbonne ở Paris. Đồng thời tôi cũng thành công trong cuộc thi tuyển vào Viện Nghiên Cứu Khoa Chính Trị Học Paris và tốt nghiệp tại Viện nầy vào năm 1964. Tôi bắt đầu lại nghể dạy học, mà tôi rất yêu mến, tại Đại Học Pạris giảng dạy về môn Chính Trị Học.

Đến năm 1965, tôi được Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyển dụng đưa sang Hoa Kỳ làm việc. Tôi được biệt phái sang làm bình luận gia cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Nhưng cái say mê của tôi vẫn là Nghề Dạy học, nên tôi dạy buổi tối tại trường Đại Học Georgetown, ở thủ đô Washington, cũng về Khoa Chính Trị Học.

Đồng thời, vì nhận thấy Ngành Luật Học rất đa dạng trong Xã Hội Mỹ, và liên hệ mật thiết với ngành Chính Trị học nên tôi bổ túc cho nền tảng giáo dục của mình bằng cách theo học Chương Trình Tiến Sĩ Luật Học trong bốn năm, với kết quả là bằng Tiến Sĩ Luật Khoa Hoa Kỳ. Bước tiến kế tiếp là dự thi vào Luật Sư Đoàn Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Tôi thành công trong nổ lực nầy và bắt đầu hành nghề Luật Sư, sau khi nộp đơn hồi hưu Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, vì đã phục vụ tại đây hơn 30 năm.

Nay khi đã đi được quá nửa đời người, mặc dầu đã làm nhiều công việc khác nhau, nhưng trong cơ bản, tôi vẫn là một giáo chức, xem việc dạy học là nỗi đam mê và thiên chức của mình.

Nghề Dạy học rất cao quý mặc dầu sự tưởng thưởng của nghề nầy không phải là tiền bạc. Tại Việt Nam cũng như tại Pháp và Hoa Kỳ, nghề Dạy học không mang lại nhiều lợi lộc về mặt vật chất. Nhưng tất cả sự đền bù cho các giáo chức là sự tin tưởng và kính trọng; sự yêu mến mà học sinh và phụ huynh học sinh dành cho người Thầy.

Trong suốt cuộc đời, khi lên tiếng Bình Luận trước máy Vi Âm của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ, hay khi tranh luận với các Luật sư khác trước Pháp đình, tôi cũng không thấy say mê bằng những lúc giảng dạy trên bục gổ của nhà trường.

Và những năm mang lại nhiều ký ức cho tôi nhất là hai năm làm Giáo Sư Anh văn cho các lớp Đệ Thất của trường Ngô Quyền. Đó là những năm tôi bắt đầu vào nghề Sư Phạm, với những học sinh ngây thơ thiếu thốn của một Tỉnh Biên Hòa nhỏ bé. Các em nầy, mà nay đã gần 70 tuổi, đã dành cho tôi sự kính yêu người Thầy Trẻ mới bắt đầu sự nghiệp giảng dạy đầu đời. Xã hội Việt Nam, hiểu được cuộc sống thanh đạm của các vị Thầy Giáo. Tại miền Nam của chúng ta có câu nói ví:

“Dưa leo chấm với cá Kèo

Làm con nhà nghèo đi học Normal”

Trường Normal là trường Sư Phạm, thời Pháp thuộc. Con cháu những nhà khá giả, có vốn liếng, cho các con học Y Khoa, Luật Khoa, Dược Khoa, Kỹ Sư v.v… Con nhà nghèo thì đi học Sư Phạm, vì trường Sư Phạm cấp học bổng, và khi ra trường thì làm Thầy Giáo, Cô Giáo, với nếp sống thanh đạm, nhưng với nhiều mến yêu của các em học sinh.

3_1_ban_giang_huan_ngay_khai_giang_thang_8__1956-large

Ban Giảng Huấn Ngày Khai Giảng tháng 8, 1956

Những ngày tôi đi dạy, cuộc sống tại miền Nam còn dễ dãi, sung túc. Lương Giáo sư còn có thể sống được. Một tô mì hai vắt còn giá 5 đồng. Một tô hủ tíu có giá 3 đồng.

Ngày nay, sau cuộc đổi đời, lương Thầy giáo không sống nổi. Mấy ông trong rừng ra, không biết đi học hồi nào, mà bất cứ ai cũng Phó Tiến Sĩ, hoặc Tiến Sĩ.

Mà con cá Kèo ngày nay cũng không còn rẻ nữa. Nó đã lên hàng đặc sản. Ở Sài gòn, nó được bán tại các nhà hàng đặc sản, chiêu đãi các cán bộ cao cấp, các ông tư bản đỏ. Làm Thầy giáo ngày nay cũng không còn dưa leo để chấm với nước kho cá Kèo nữa.

 

Tôi thương nhớ Trường Ngô Quyền, vì tôi là người sinh trưởng tại Biên Hòa. Biên Hòa gốc gác rất hiền hòa, từng mở vòng tay đón nhận tất cả những người xa lạ đến làm ăn, định cư. Từ Triều Nguyễn, Biên Hòa đã đón nhận nhóm người Trung Hoa chống chế độ Mãn Thanh đến trú ngụ tại Nông Nại, Đại Phố tức Cù Lao Phố. Con cháu những người nầy sau đã trở thành Việt Nam và rất đông cư ngụ tại Biên Hòa. Những người bạn trẻ của tôi thường là gốc người Hoa. Các bạn thời trẻ của tôi là anh Tê, anh Tứ, anh Sảng, anh Hồng Ly thủ môn đội bóng tròn Biên Hòa.

Đến năm 1954, Biên Hòa lại mở vòng tay đón nhận một số đông những người di cư từ miền Bắc, vào định cư tại Hố Nai, Gia Kiệm v. v…

Và vào năm 1975, một số đông người dân Biên Hòa đã đổ xô ra biển, chạy lánh nạn đàn áp tàn nhẫn của lớp lãnh đạo mới. Họ đã đến Hoa Kỳ bằng nhiều cách khác nhau, nhưng nay đã an cư lạc nghiệp tại quê hương mới sống tự do và độc lập. Nhưng có một điều mà họ không thể nào truất hữu xung công được, đó là Niềm Nhớ Khôn Nguôi về dĩ vãng của mình tại tỉnh Biên Hòa. Chúng ta sống hết cuộc đời tại quê hương mới, nhưng mọi người trong chúng ta vẫn giữ hình ảnh cũ của một Biên Hòa thân thương. Đó là lý do khiến chúng ta hội họp lại ngày nay, tất cả đều về nơi nầy để tưởng nhớ đến ngày khai giảng trường học thân thương và tỉnh Biên Hòa thân thương của chúng ta.

Như nhà văn Cao Tần đã viết “Chúng ta đã mất tất cả chỉ còn có nhau”

Và còn những kỷ niệm cũ của Trường Ngô Quyền.

Và ngày hôm nay, chúng ta tụ họp lại đây, để có nhau trong ngày thương nhớ quê hương cũ nầy.


GS TRẦN MINH ĐỨC



07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 47798)
Mưa trường xưa, mưa hẹn hò, mưa áo trắng… Vương vấn bước chân, ướt át mộng ban đầu. Bên sông Đồng Nai, hoa sầu đông biếng nở, Nơi góc sân trường, bóng nắng chợt ngã nghiêng …
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 74784)
Để hôm nay ngồi đọc lại những giòng thư T. đã viết ngày xưa, cho em thầm mơ có một ngày thấy T. ôm đàn hát giữa bạn bè những Bài Không Tên… nồng nàn, thiết tha như những ngày vui năm cũ.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10298)
Tôi muốn nói với Thầy Cô cũ Lời cám ơn bao lớp Ngô Quyền Niềm tự hào thiên chức thiêng liêng Tình cảm cũ lưng tròng ngấn lệ (*)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9142)
Thế là được tin nhau. Cô đang rất bình yên và hạnh phúc. Đó là điều anh mong ước vô cùng. Anh mỉm cười sung sướng vì anh vừa tìm lại được một chút vấn vương của màu ”Nắng Hạ” ngày xưa.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9752)
Mỗi lần nghe tiếng ve râm ran, nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. Vội vàng gọi hai tiếng "Hạ Ơi!".
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9657)
Vai trò của biên tập là không thể thiếu ở bất cứ tòa soạn báo nào. Thế mà, như đã nói từ đầu, họ chỉ là những con người thầm lặng và vô danh.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8673)
Hãy cất giữ ấm nồng_tình mẫu tử trong con. Đẹp tựa hình con thương, Giữa mặn nồng tim mẹ Mẹ thương con nhiều lắm hỡi con yêu!
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27156)
Chúng ta hãy hãnh diện và may mắn có được những người bạn đồng hành, hơn cả người bạn đời, mà là “bạn đời đời”, những người “bạn bình phương” nầy sẽ cùng theo ta trong suốt cuộc đời
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 26828)
Nhưng dù sao, tôi vẫn tìm được chút hạnh phúc, hãnh diện khi thấy tên Trường Trung Học Ngô Quyền vẫn kiêu hãnh giữa trời… gió bụi, nhất là mình cũng là một Trung Học Sĩ ở ngôi trường thân yêu nầy.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25410)
những áo trắng học trò ngày xưa giờ kẻ ở phương Đông người ở phương Đoài, dù chưa thể gặp lại nhau nhưng tình cảm giữa những ai đã từng gắn bó với Trường xưa, Lớp cũ bao giờ cũng như thế vẫn chẳng đổi thay …
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 28441)
Mưa thưa ơi xin ngừng rơi đi nhé! Để tâm hồn lắng đọng giữa đêm khuya Anh và tôi xa rồi thời áo trắng Kỷ niệm đầu xin giữ mãi trong tim
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25531)
Bạn cũ giờ đây khắp muôn phương Theo dấu thời gian tóc điểm sương Ước gì gặp lại ôn chuyện cũ Chia sẻ tâm tình còn vấn vương...
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22645)
Năm học Niên khóa 1965-1966, tôi và một số học sinh thuộc trường Trung học quận Long Thành được tuyển lên trường Trung Học Ngô Quyền, trường công lập duy nhất của tỉnh Biên Hòa để tiếp tục theo học bậc Trung Học Đệ Nhị cấp.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24146)
Không thể ngờ trong thành phố mà lại có khoảng không gian khoáng đãng và bát ngát xanh đến nao lòng thế này. Tôi đi trên đường đê lộng gió.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24679)
Gần 4 thập niên trôi qua, những kỷ niệm của thời cắp sách đến trường, của lớp 12A1 vẫn còn hiện hữu trong tôi. Thế nhưng có những người thân yêu của tôi giờ không còn nữa như giáo sư Toàn