Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Người Xứ Bưởi - ... từ Ngô Quyền đến Thế Vận Hội London 2012.

10 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 88619)
Người Xứ Bưởi - ... từ Ngô Quyền đến Thế Vận Hội London 2012.


Phiếm Luận... Trong Tuần


Người Xứ Bưởi



 ... từ Ngô Quyền đến Thế Vận Hội London 2012



london2012-logo-large-content

london2012-marcelnguyen-tranhgiai-large-content

 

Dòng máu VN Nguyễn Văn Minh Phúc Long Marcel đoạt 2 huy chương TVH 2012

 

London 2012: bất ngờ... ly kỳ... khó lường

 

Mà quả thực vậy, hàng tỷ khán giả khắp nơi trên thế giới "thấy tận mắt"

 

 london2012-nuhoang_amp-content

anh chàng điệp viên lừng danh James Bond 007 vào tận hoàng cung Vương Quốc Anh để "hộ tống" Nữ Hoàng Elizabeth lên trực thăng

 

london2012-nuhoangnhaydu-content


 rồi cùng nhau bung dù nhảy xuống vận động trường.

 

london2012-nuhoang_amp007-nhaydu-content

 

Sau cú "nhảy dù" độc đáo đó, mặc dù đã "tròm trẻm" 86 tuổi, Nữ Hoàng vẫn đủ sức bước ra chính thức khai mạc Thế Vận Hội London 2012. "Hoạt cảnh" hoang đường này tợ như chỉ có trong chuyện thần thoại 1001 đêm. Đúng vậy, khó có thể tưởng tượng nổi những nguyên thủ quốc gia như cở Stalin, Hitler, Mussolini, De Gaulle, Roosevelt... lại dám chấp nhận đóng phim như Nữ Hoàng Elizabeth đã thủ vai trong lễ khai mạc Thế Vận Hội London 2012. Nói đâu xa, ngay dân Ngô Quyền chúng ta cũng chưa hề dám mơ ước có một vị Hiệu Trưởng đứng đầu trường bước ra sân cỏ để đá trái banh khai mạc cho một trận giao hữu với trường bạn. Vậy mà Nữ Hoàng Elizabeth và Ban Tổ Chức đã nghĩ ra và dám làm. Đó chính là điểm bất ngờ... ly kỳ nhứt chưa hề xảy ra trong dòng lịch sử Thế Vận Hội từ xưa đến nay.

Mặc dù thế vận hội chưa chấm dứt, nhưng dân Việt chúng ta khắp nơi từ trong ra ngoài nước đều hãnh diện thấy có một dòng máu VN ở xứ Đức đã "anh dũng" đoạt được 2 huy chương bạc tại Thế Vận Hội kỳ này.

 

 london2012-marcelnguyen--huychuongbac-content

 Nguyễn Văn Minh Phúc Long Marcel

 london2012-marcelnguyen--huychuongbac_2-content

 

Được vang dội biết dưới tên Marcel Nguyen, nhưng thực ra tên cúng cơm VN đầy đủ "toàn bộ" là Nguyễn Văn Minh Phúc Long Marcel, con trai trưởng của cựu sinh viên du học Nguyễn Văn Lạc và bà Hedy Nguyễn (gốc Đức). Ngay từ lúc 4 tuổi cậu bé Phúc Long Marcel đã tỏ ra có khiếu về bộ môn "nhào lộn" làm ngạc nhiên cô giáo và được "tiên đoán" sau này có thể sẽ thành công với môn thể dục (với dụng cụ). Chính vì vậy gia đình đã chọn hướng đi này cho người con trai duy nhứt và được giới thẩm quyền chú ý hổ trợ từ tài chánh lẫn tinh thần. Phúc Long Marcel đã tỏ ra vô cùng xuất sắc đoạt được 3 huy chương vàng trong giải vô địch Âu Châu trong 3 năm liên tiếp từ 2010 đến 2012. Kỳ này người lực sĩ tài hoa đó lại tạo thành tích ly kỳ là đoạt trong một Thế Vận Hội đến 2 huy chương bạc.

 

 london2012-marcelnguyen-bieutuongtvh

 

Huy chương bạc đầu tiên cho thể dục toàn năng bao gồm 6 bộ môn với dụng cụ thể thao khác nhau. Điều này đòi hỏi người lực sĩ tham dự phải giỏi toàn bộ. Cách nay lần chót đúng 76 năm trong Thế Vận Hội Berlin 1936 (dưới thời Hitler) xứ Đức đoạt được loại huy chương này.

 

 london2012-marcelnguyen---tranhgiai-content


Huy chương bạc thứ nhì cho môn thể dục xà kép. Đây là "nghề của chàng" với lối tung mình ngược ra sau xoay lộn 2 vòng đáp xuống đất (với tên gọi là Tsukuhara). Hiện nay trên thế giới chỉ có anh chàng xứ Việt này "bay lộn" được cú đáp cực kỳ nguy hiểm này. Cựu vô địch Ronnie Ziesmer của xứ Đức trước đây tập luyện chiêu thức Tsukuhara bị rớt gãy xương sống khiến bị bán thân bất toại.

Tại sao Phúc Long Marcel lại thành công ly kỳ như vậy?

Xét cho cùng, người lực sĩ này có "công lực thâm hậu" phối hợp của 2 dòng máu Việt & Đức. Trong đó có cái dẻo dai nhẹ nhàng của cây trúc VN (lại có mặt mũi sáng sủa mịn màng làm phái nữ xứ Đức mê quá trời!) bên cạnh thêm cái sức khỏe ghê gớm của xe tăng Đức. Cho nên chơi môn thể dục thì thắng thế thấy rõ. Loại "đầu gà... đuôi vịt" thường quy tụ được những "đặc tính" của 2 nền văn hóa nếu được giáo dục tốt thì thành công vượt xa hơn loại "cây nhà lá vườn".

Hiện nay lực sĩ Nguyễn Văn Minh Phúc Long Marcel cư ngụ và hoạt động thể thao tại thành phố Stuttgart. Cũng từ thành phố này, VN chúng ta có thêm nữ lực sĩ Bùi Kim Ngân trong bộ môn thể dục (với dụng cụ) của phái đoàn Đức tham dự Thế vận Hội London 2012. Cô này từng đoạt huy chương đồng trong giải vô địch Âu Châu 2011, nhưng kỳ này tại London 2012 không được may mắn, nhứt là sau khi bị chấn thương nặng ở chân trái.

 

 london2012-buikimngan-duoidat-content

 Bùi Kim Ngân

 

Không huy chương cũng đâu có sao. Há chẳng phải ông tổ Olympic từng chủ trương rằng tham dự & hiện diện mới đáng quý, mới tỏa sáng được ý nghĩa phụng sự cho nhân loại. Vì vậy cần tranh đua thành thực: Không chơi trò ma giáo doping, không hành hạ ép con nít ba bốn tuổi luyện tập một cách dã man như xứ Tàu đang làm.

london2012-china_train_hard1-content

 

 Đó không phải là tinh thần Olympic! Có đoạt huy chương thì cũng chả có gì đáng vinh quang!

 

Người Xứ Bưởi

 8/8/2012



 

Phụ đính 


Click xem Youtube "ngoạn mục" về tài năng của lực sĩ Nguyễn Phúc Long Marcel:

 

http://www.youtube.com/watch?v=5bxxeInK7OY

 

http://www.youtube.com/watch?v=Vrv3apbcu2k&feature=related

 

http://www.youtube.com/watch?v=PJ_qdhiSXBc

 

 

Trung Quốc - "nhà máy" sản xuất huy chương khổng lồ


 london2012-china_train_hard3-content

Tham vọng đoạt huy chương vàng bằng mọi giá đã được nâng tầm thành chiến lược quốc gia. Trên thực tế, Trung Quốc đã đạt được bước tiến thần kỳ trong 3 kỳ Olympic gần đây. Song, cái gì cũng có mặt trái của nó.

Kể từ Olympic 2004 được tổ chức tại Athen (Hy Lạp), Trung Quốc nổi lên như một thế lực đáng gờm trong làng thể thao đỉnh cao khi giành được 32 huy chương vàng, vượt qua cường quốc Nga và đạt vị trí thứ hai trong danh sách các đoàn thể thao đoạt nhiều huy chương vàng nhất, sau Mỹ.

Với tư cách là chủ nhà của Olympic 2008, Trung Quốc đã qua mặt Mỹ và chễm chệ ở vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp về số huy chương vàng (51 so với 36). Và rồi khi Olympic 2012 đang diễn ra trên đất Anh, thể thao Trung Quốc đang dẫn đầu về số huy chương vàng trong suốt 4 ngày thi đấu đầu tiên.

Quả bom tấn trên các phương tiện truyền thông trong những ngày này là sự kiện nữ vận động viên bơi lội Ye Shiwen giành huy chương vàng và phá kỷ lục thế giới ở nội dung 400m hỗn hợp dành cho nữ với thành tích 4 phút 28 giây 43.

Thành tích này hơn 1 giây so với kỷ lục thế giới cũ do Stephanie Rice (Úc) lập cách đây 4 năm và hơn thành tích cá nhân tốt nhất của chính Ye Shiwen 5 giây.

Ở 50m cuối cùng trong lượt bơi chung kết, Ye Shiwen chỉ mất 28 giây 93 để về đích, nhanh hơn cả kình ngư người Mỹ Ryan Lochte, người giành huy chương vàng nội dung 400m bơi hỗn hợp dành cho nam.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong làng thể thao thế giới đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Truyền thông quốc tế đua nhau nhận định, mổ xẻ. Và rồi, người ta thấy những hình ảnh gây sốc về quá trình tập luyện thể thao tại quốc gia có tiếng là kín k này.

london2012-china_train_hard2-content

 

Ở đó, những đứa trẻ phải căng mình, thét lên trong nước mắt với chế độ tập luyện hà khắc. Nếu chúng quên hay có dấu hiệu nản chí, trước mắt chúng đã có dòng chữ nhắc nhở đến những tấm huy chương trong tương lai.

Báo chí quốc tế gọi Trung Quốc là "nhà máy" sản xuất huy chương khổng lồ. "Nguyên liệu" đầu vào là những con người còn rất trẻ, được tuyển chọn từ nhiều nơi, khi người ta phát hiện chúng có tố chất thể thao.

Theo thông tin mà báo chí thu thập được, Trung Quốc có khoảng 3.000 lò "luyện gà", hầu hết hoạt động nhờ nguồn kinh phí của chính phủ. Tại đây, những niềm hy vọng huy chương tập luyện không ngừng nghỉ. Chúng phải chịu đựng những bài tập về sức chịu đựng, sức bền, căng cơ đôi khi vượt quá giới hạn chịu đựng ở độ tuổi của chúng trong nhiều giờ. Ở ký túc xá vận động viên, 10 giờ đêm, đèn phải được tắt.

Kình ngư Ye Shiwen là sản phẩm ra đời từ 1 trong những lò đào tạo như thế. Người ta phát hiện Ye Shiwen khi cô bé mới được 7 tuổi, qua bàn tay to, tứ chi dài khác thường. Với hình thể này, người ta nghĩ cô là tiềm năng ở môn điền kinh. Ở tuổi lên 7, Ye Shiwen có thể hoàn thành tốt 20 lần hít xà, bài tập khó đối với người khoẻ mạnh.

Và rồi, cô bé được đưa vào trường thể thao Chen Jingluin và sau đó được định hướng rèn luyện tập trung vào môn bơi. Khi 11 tuổi, Ye Shiwen có được chức vô địch ở giải trẻ. Chen Jingluin cũng là nơi đào tạo kình ngư Sun Yang, người chiến thắng ở nội dung bơi 400 m tự do tại Olympic 2012.

Năm 2008, một bài báo trên USA Today đã tiết lộ một số thông tin về phương pháp "luyện gà" của thể thao Trung Quốc. Trong bài báo này, Liu Fengyan, giám đốc bộ môn bóng bàn và cầu lông của Ủy ban Thể dục thể thao nước này cho biết: "Khả năng tập trung các vận động viên vào một chỗ là lợi thế của Trung Quốc. Điều đó giúp dễ quản lý các vận động viên khi họ sống và tập luyện cùng nhau".

Sau nhiều năm rèn mình trong các trường thể thao chuyên môn trên toàn quốc, các niềm hy vọng đến Bắc Kinh khi 16 tuổi và tiếp tục gồng mình tại Trung tâm huấn luyện Quốc gia. Theo lời Liu, mỗi năm các vận động viên được về nhà một lần, tối đa là hai lần, mỗi lần từ 1-2 ngày vì phải bận tập luyện và thi đấu.

Một số vận động viên lớn tuổi hơn đã kết hôn nhưng cũng không được về nhà nhiều vì còn phải "phụng sự quốc gia". Và cũng vì quá bận rộn tập luyện nên Wu Minxia, người giành huy chương vàng môn nhảy cầu tại Olympic 2012 không biết mẹ bị ung thư vú đã 8 năm và người bà đã qua đời.

Trên tờ Shanghai Morning News, cha của Wu Minxia nói con ông gọi điện về nhà thăm hỏi tình hình đúng lúc mẹ ông mới mất. Nhưng ông phải nghiến răng nói dối là mọi chuyện vẫn ổn để con tập trung rèn luyện vì cho đó là cần thiết. Cha Wu Minxia thừa nhận, từ lâu con gái ông không còn thuộc về gia đình. Dường như, họ được lập trình tư tưởng và phải chấp nhận hy sinh để phục vụ quốc gia.

 

Quốc Huy

 

 

 

01 Tháng Giêng 2024(Xem: 842)
Ngày 10 tháng 3 năm 2024 Hội Ngộ Ngô Quyền Mừng Tân Niên Giáp Thìn tại Houston, Texas.
27 Tháng Tư 2023(Xem: 2066)
Nhưng lần họp mặt năm nay và những năm sau nầy…chị Thanh Vân Anderson không còn về với chúng ta nữa !!!
23 Tháng Hai 2023(Xem: 3709)
Sự hiện diện đông đảo của Quý Thầy Cô và Quý anh chị Đồng Môn nói lên tình đoàn kết keo sơn giữa tình đồng hương nơi xứ lạ quê người.
03 Tháng Tư 2022(Xem: 6555)
Đây là hồi ký của Tiến Sĩ Thanh Vân Anderson. Nội dung nói về ba giai đoạn trong cuộc hành trình gian khổ,