Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Một Góc Thầy Trò 7 - Thầy Mai Kiến Phúc

09 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 15143)
Một Góc Thầy Trò 7 - Thầy Mai Kiến Phúc


thaymkphuc-content

 


Một điều đặc biệt về Thầy Mai Kiến Phúc là Thầy rất yêu nghề đi dạy, và dù chỉ được đứng trên bục giảng 14 năm (1965-1979) nhưng suốt thời gian đó, Thầy liên tục ..."gõ đầu trẻ" ở Trung học Ngô Quyền với môn Vật Lý.

 

Thời đó, trong số những học sinh "ngưỡng mộ" Thầy vì Thầy còn trẻ lại dạy các lớp đệ nhị cấp một môn học cần phải "động não" nhiều, có những học sinh còn "ái mộ" Thầy như CHS Trần Ngọc Danh chẳng hạn. Bao nhiêu năm trôi qua, phong cách một nhà mô phạm của Thầy Phúc vẫn còn trong ý nghĩ của anh Danh cũng như rất nhiều học sinh cũ của Thầy.

 

Hình ảnh Thầy Phúc nghiêm khắc với kiến thức Lý Hóa uyên thâm cũng đã trở thành một hình ảnh không phai mờ trong lòng anh Lữ Công Tâm.

 

Đầu thập niên 70, một vài học sinh cũ của Thầy Phúc (Thầy Diệp Cẩm Thụ, Cô Hà Thị Nhung, Cô Liêng Tuấn Tài) đã trở thành đồng nghiệp của Thầy ngay trên bục giảng Ngô Quyền nhưng quan hệ Thầy Trò vẫn như ngày nào. Trong lòng các nhà giáo trẻ vừa mói ra trường, hình ảnh Thầy Phúc "đi qua đi lại trên bục giảng, thao thao bất tuyệt về các định luật Vật lý" vẫn còn nguyên, không nhòa. 

 

Và cứ mỗi lần họp mặt CHS NQ ở Calỉonia, Thầy Phúc được rất nhiều học sinh cũ đến xin được chụp hình chung với Thầy. Mặc dù ngày xưa, trong giờ của Thầy Phúc, "các cô cậu Tú tương lai" thường tránh ánh mắt của Thầy bằng cách cúi xuống "ngắm" giày dép của mình, vì sợ bị Thầy kêu lên bảng giải các bài tập Vật lý.

 

Lớn lên vào đời, không còn phải "ngắm giày dép" mỗi lần gặp Thầy Phúc, nhưng lòng  ngưỡng mộ vẩn còn nguyên, nên tuy không nói ra nhưng một sồ anh chị đã viết ra để các đàn em, không được hân hạnh học với Thầy, có dịp "ngưỡng mộ…ké”.

 

 

 

 

blankNếu gặp lại Thầy Mai Kiến Phúc, tôi sẽ chạy lại Thầy ngay, không cần suy nghĩ, tôi sẽ ôm Thầy như một người thân xa nhau lâu ngày nay mới được gặp. Có thể tôi sẽ khóc vì xúc động hay có lẽ tôi khóc vì thấy tóc Thầy vẫn dày mà tóc tôi đã di tản nhiều hơn Thầy sau nhiều năm xa cách! Tôi mong thấy Thầy không đổi khác, vẫn kính trắng gọng đen (như lúc đó), vẫn sơ mi trắng và quần sẫm màu. Đó là model mà hồi còn trong lớp tôi vẫn ái mộ. Không nói quá, cái hình ảnh Thầy đứng trước bảng đen, say sưa với từng công thức Vật Lý làm tôi cũng như say. Thú thật, tôi mê Thầy và ao ước một ngày nào đó tôi trở thành đồng nghiệp đáng tin cậy của Thầy trước đám học sinh! Sau nầy khi đọc bài viết của Thầy ở Đặc San Ngô Quyền 2004, tôi càng cảm phục Thầy hơn qua ý tưởng sắt đá với nghề dạy học. Xin trích dẫn "Có đến thì có đi. Ngày vĩnh viễn ra đi có thể là ngày mai, tháng tới, năm tới, hay ngay cả đôi ba chục năm nữa thì cũng phải tới. Lúc đó tôi chỉ cầu xin Thượng Đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quảng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian nầy với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình..."

Thử hỏi còn giá trị nào cao hơn với nghề dạy học mà Thầy gắn bó?

 

Tôi sẽ không bao giờ quên tư cách của Thầy trong lớp là nghiêm túc mà gần gũi học sinh cho nên không đứa nào xa cách hay sợ Thầy quá đáng. Có một thói quen của Thầy là trước khi chấm dứt giờ học, Thầy cầm viên phấn nhỏ ném xuống đất. Là hết giờ! Bởi vậy khi gần cuối giờ Vật Lý, khi thấy mấy cô bạn học Ban B là Hà Thị Nhung, Cao Thị Tốt, và Liêng Tuấn Tài vén vén tà áo dài, loay hoay với cặp sách và trước bảng đen, Thầy Phúc bẻ bẻ viên phấn cho nhỏ nhỏ, chuẩn bị, không biết cố ý hay vô tình, ném xuống đất, là tôi biết hết giờ học. Tôi ngẩn ngơ với bài học chưa hiểu hết hay ngẩn ngơ trước một phong cách thường nhật quá dễ thương của Thầy? Bây giờ tôi cũng chưa biết

 

 Trần Ngọc Danh - Đệ Nhất B1 (12B1)

 

 

blankThầy Mai Kiến Phúc là người đỗ thủ khoa từ Đại học Sư pham. Thời ấy (cuối thập niên 60 ), giờ học của Thầy Phúc rất là khuôn khổ học sinh nào đi trễ chừng năm phút thì sách vở sẽ bay ra cửa.

 

Thầy là người Thầy dạy Lý Hóa ở đệ nhị cấp mà chúng tôi rất khâm phục, vì khi Thầy bước vào lớp, chúng tôi chưa bao giờ thấy Thầy mang theo sách để giảng bài, kể cả những lúc Thầy đọc các bài toán Lý Hóa, dường như cũng nằm sẵn trong óc Thầy mà ra…

 

 Lữ Công Tâm - Đệ Nhất A2 (12A2)

30 Tháng Chín 2012(Xem: 20684)
Nhìn đám học trò cứ như từ cung trăng mới xuống, Thầy bảo “Thôi, cứ nhớ ít thôi, bốn chữ là đủ, Tu Tề Trị Bình, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Eo ôi! Thầy dạy học trò đệ tứ nuôi mộng lớn “trị quốc, bình thiên hạ“.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 17043)
Cả học trò anh (chị) lẫn học trò em đều nhớ đến quý Thầy cũng như tất cả Thầy Cô đã dạy bảo chúng tôi thời mới lớn. Ngày xưa, chúng tôi học Toán từ quý Thầy; bây giờ, chúng tôi học được những kinh nghiệm sống quý báu từ Thầy.
20 Tháng Tư 2012(Xem: 23064)
MGTT số 24 được thực hiện không những với tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" mà còn bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu, sự quý mến, trân trọng của ChsNQ dành cho Thầy Hiệu Trưởng,
08 Tháng Ba 2012(Xem: 15724)
Chưa có dịp gặp lại Cô Hòa, học trò của Cô thuộc rất nhiều niên khóa xin mượn "Một góc Thầy trò" để cùng bạn bè xưa nhớ lại một thời êm đềm trong các giờ Pháp văn năm lớp 7.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20793)
Xin tạ ơn các đấng sinh thành đã nuôi dạy chúng ta nên người. Xin tạ ơn Thầy Cô đã giảng dạy cho chúng ta những kiến thức đầu đời suốt một thời thơ dại.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 53187)
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ TOÀN THỂ CHS NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA MỘT NGÀY LỄ TẠ ƠN THẬT HẠNH PHÚC, ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN.
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17663)
Những bài học sơ khai về thân phận con người, về thế giới quan và nhân sinh quan thầy dạy chúng tôi còn dang dở, thì cơn lốc dữ đã xô dạt thầy trò chúng tôi tan tác muôn nơi…
26 Tháng Chín 2011(Xem: 16727)
Cô yêu văn chương Việt Nam, đặc biệt là Cổ văn, nên dạy học trò không chỉ bằng sách giáo khoa mà còn bằng trái tim. Vì vậy, Cô đã góp phần lớn đào tạo được nhiều thi sĩ học trò.
22 Tháng Ba 2011(Xem: 19188)
Cụ Dương quảng Hàm là một nhà giáo có công dựng nền tảng cho văn học Việt Nam, một người uyên bác, tài hoa đã bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nên đã lìa đời lúc chưa đến 48 tuổi...
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62424)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 31178)
Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn ờ Mỹ, chs NQ nhắc nhau cùng bày tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành, quý Thầy Cô đúng như tinh thần lễ giáo Đông phương...
04 Tháng Mười 2010(Xem: 39636)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
30 Tháng Chín 2010(Xem: 19146)
các cô bé học trò đệ nhất cấp nâm xưa vẫn nhớ rõ ràng trái tim và hệ thống tuần hoàn trong giờ Vạn vật của Cô Phạm Thị Khang như vừa mới xảy ra hôm qua.
08 Tháng Chín 2010(Xem: 37630)
môn Triết được giảng dạy ở Ngô Quyền lần lượt bởi quý Thầy: Nguyễn Xuân Hoàng, Lưu Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lan, Vũ Khánh Thành, Nguyễn Minh Lý, Trương Hữu Chí, và Nguyễn Văn Lục.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35313)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.