Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 44 - TẠ ƠN THẦY CÔ - THANKSGIVING 2016

24 Tháng Mười Một 20161:29 SA(Xem: 13231)
MGTT 44 - TẠ ƠN THẦY CÔ - THANKSGIVING 2016

 

MGTT 44 - TẠ ƠN THẦY CÔ - THANKSGIVING 2016

 tri ân

Xin được mở đầu cho MGTT Tạ Ơn Thầy Cô 2016 bằng một trích đoạn cảm nghĩ của hai nhà giáo, nhà ở cạnh nhau, một đã về hưu, một mới vào nghề:

 

Mỗi lần có dịp sang nhà ông, ông tỉnh táo thường hay kể cho cô nghe những thế hệ học trò mà ông đã dạy. Những ai thành đạt, những ai có tài… dường như ông nắm được từng nét tính cách của học trò mình và khi đó ông rất tự hào khoe với cô những món quà kỷ niệm mà các học sinh cũ đã tặng cho ông. Ông tâm sự: “Cuộc đời nhà giáo không có gì vui bằng đào tạo được những thế hệ học sinh có cả tài và đức”. Cô gật đầu đồng ý với ông vì hơn ai hết cô là người hiểu điều đó. Nó vừa là cái khó, vừa là trách nhiệm cao cả của nghề mà cô đang theo đuổi.”

(trích "Ông giáo già" của Đạm Yên Tử)

 

 

Anh, chị, bạn, và em nghĩ gì khi đọc nỗi lòng của một “ông giáo già”như bên trên?

 

@@@

 

 Tôi thì cứ nao lòng nghĩ đến một chs NQ rất thành đạt, và cũng là một nhà giáo, lang thang suốt ngày dài trong khu bán đồ lưu niệm của chợ Bến Thành để tìm ra bức tranh sơn mài "ông đồ già" mang qua Mỹ làm quà cho thầy giáo dạy Toán năm đệ tứ. Bức tranh đó được Thầy treo ở một góc trang trọng nhất trong phòng để nhớ những năm tháng dài "đưa đò" của mình ở bến Ngô Quyền.

 ThgayPho

 

Rồi một chs NQ khác, ở thời học trò, chị không có tiền đi học thêm ở một cours dạy Lý Hóa của một giáo sư NQ dạy giỏi có tiếng ở Biên Hòa. Chị nghe bạn rủ rê:

 

- Cứ vô ngồi đại đi, Thầy không la đâu, lớp đông lắm, thêm một học sinh đâu có sao !

 

Chị nghe "bùi tai", vô ngồi "học đại" (sau này là sinh viên Đại học, chị vẫn nhớ hoài những ngày "học đại" đó). Một tuần lặng lẽ trôi qua, đúng là không có gì xảy ra. Chị chăm chú lắng nghe những lời giảng của Thầy cho đến ngày người phụ trách thu học phí nhắc ngày mai là ngày đóng học phí tháng tới. Cô nữ sinh  lớp 12 Ngô Quyền ra về hôm đó, và vĩnh viễn chẳng dám quay trở lại vì không có tiền đóng học phí cho cours dạy luyện thi.

Sau đó, chị đậu tú tài, và học hành thông suốt ở Đại học Khoa học, rồi các lớp Chemistry, Physics ở Mỹ. Chị cứ nghĩ là những lời giảng của Thầy năm lớp 12 ở trong lớp và trong cours Lý Hóa (mà chị đã "học đại" có một tuần) đã góp phần trong thành đạt của chị hôm nay. Chị hiểu mình còn nợ Thầy nhiều, từ những bài giảng ờ lớp 12 Ngô Quyền, đến một tuần học không đóng tiền ờ cours luyện thi. Những hộp thuốc bổ chị gởi cho ông thầy cũ hàng năm, chị nghĩ chẳng bao giờ có thể đền đáp trọn vẹn  công Thầy.

 ThayPhuc

 

 

Hồi đó nhà anh không khá giả như nhiều nam sinh cùng lớp , anh đứng lặng lẽ ở một góc nhìn các cô bạn gái theo lời anh toàn là "tiểu thư con gái nhà giàu". Chỉ có mỗi giáo sư hướng dẫn nhận ra điểu đó, Cô cũng là một giáo sư Toán, cô tận tình chỉ dạy cho người học trò thông minh, hiếu học. Nhớ ơn Cô, hàng năm ở mỗi lần họp mặt Ngô Quyền có Cô từ miền Đông bay về miền Tây tham dự, anh thu xếp công việc, từ Canada bay về miền Tây Nam nước Mỹ , đưa đón Cô giáo dạy Toán năm xưa đi khắp nơi ở Orange County. Là một Bác sĩ, không được ở cạnh Thầy dạy Pháp văn, cũng là giáo sư hướng dẫn lớp anh 3 năm liên tiếp, anh săn sóc sức khỏe cho Thầy bằng cách gởi thuốc suyễn, thuốc bổ cho Thầy đều đặn mỗi năm. Thầy khỏe hơn không chỉ vì thuốc mà còn vì tình nghĩa thầy trò.

 

co-nguyet-thuThayBinh

 

Những ngày khốn khó, cơ cực trong trại cải tạo của chính quyền miền Bắc dành cho quân nhân, công chức miền Nam, tôi gặp lại một số Thầy dạy tôi ở Ngô Quyền. Trong tủi cực của người thua cuộc, hình ảnh của các Thầy vẫn còn nguyên trong tôi, như Thầy vẫn còn đứng trên bục giảng trắng màu bụi phấn, như tôi vẫn còn được mặc áo thư sinh. Trong hoàn cảnh "tù không tội" đó, tôi đã làm hết sức mình để  giúp các Thầy. Đó cũng là bổn phận học trò, chúng tôi đã được học từ những bài Đức dục, Công dân giáo dục thủa đầu đời.

 

.Thầy HPVõ
 
Thầy dạy Ngô Quyền chỉ có hai năm, nhưng Thầy dạy Toán các lớp Đệ Nhất B bằng nhiệt tình và kiến thức của một nhà giáo trẻ, mỗi tuần đến 4 hoặc 5 giờ, nên học trò cũ quý Thầy vô cùng. Ở họp mặt Ngô Quyền toàn thế giới lần 2, năm 2011 , anh từ Nhật về, lưu trú ở Mỹ lâu hơn, để được làm tài xế đưa đón Thầy những ngày Thầy ở California. Ở Nhật, anh quen lái xe bên tay trái, qua Mỹ, anh phải lái xe bên tay phải. Đường xá, xa lộ ở Mỹ lại rộng thênh thang, nhưng tấm lòng với Thầy giúp anh đưa đón Thầy an toàn, đúng giờ . Điều đó chưa bằng một phần nhỏ công Thầy đã đào tạo cho anh , cho các bạn cùng lớp thành những nhân tài cho nhiều quốc gia.

ThayPhien
quy Thay Co

 

 

Cả đời Thầy gắn với bục giảng, nên đến lúc hoàng hôn của đời người, Thầy được học trò cũ chăm sóc sức khỏe. Thầy bao giờ cũng là thân chủ danh dự ở phòng khám bệnh của học trò cũ ở San Jose. Cũng là những viên thuốc thông thường cho những người ngấp nghé ngưỡng cửa 80, nhưng Thầy thấy khỏe và an tâm hơn vì trong những viên thuốc có tình nghĩa Thầy trò mang theo từ bên kia bờ đại dương. Là học trò của Thầy, anh khám bệnh cho Thầy dạy Toán năm xưa không chỉ bằng kiến thức của một bác sĩ y khoa, mà còn bằng tấm lòng của một người học trò luôn nhớ ơn Thầy.

 

thay-nguyenthathiep

Gần hai mươi năm trước, Cô còn đi làm, lúc đó tôi mới ra trường, làm cách chỗ Cô chỉ khoảng hơn 2km. Mỗi tuần Cô và trò đều đi ăn trưa với nhau ít nhất là hai lần. Người nhân viên an ninh ở chỗ Cô làm, quen mặt tôi, và rất ngưỡng mộ tình nghĩa Thầy trò của những người Mỹ gốc Việt. Trong mắt tôi, Cô mãi mãi là người chuyển kiến thức Sử Địa và cả chuyển lửa vào tim chúng tôi khi Cô kể lại lời dạy của tiền nhân "Tay dơ rửa bằng nước, "Nước" dơ rửa bằng máu"

 Cô Minh Tâm

 

 

Có nhiều cách để trả ơn Thầy Cô, và có lẽ sẽ chẳng bao giờ trả được "ân sâu nghĩa nặng tình dài" mà học trò đã nhận được từ quý Thầy Cô năm xưa

                                                                              

Nhân lễ Tạ ơn 2016 ở Mỹ, xin được một lần nữa, tri ân quý Thầy Cô đã khai tâm cho chúng ta, đã ít nhiều góp phần cho ta có được ngày hôm nay.

 

Cũng xin kính tạ ơn các đấng sinh thành đã có công sinh dưỡng. Công ơn sinh thành dưỡng dục luôn nằm ở một góc trang trọng nhất của tâm hồn.

 

 

Xin được chân thành thắp nén tâm hương tưởng niệm cho các Thầy Cô đã đi hết vòng tròn sinh tử. Nhiều trong số học trò xưa vẫn thành tâm cầu nguyện cho quý Thầy Cô được an lạc ở thế giới bên kia .

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

(xin được viết thay cho một số chs NQ các khóa 4,5,6,7,10, và 15)

Cuối tháng 11/ 2016

 

 

 

*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức

ƠN THẦY - Tiếng hát Quỳnh Lan

 

 

22 Tháng Năm 2010(Xem: 63869)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32288)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38871)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
21 Tháng Mười 2009(Xem: 17030)
Ngay cả những lớp CHS NQ vào trường sau này, chỉ được gặp Thầy ở Mỹ những năm gần đây cũng có nhiều ấn tượng rất tốt đẹp về Thầy và “… cứ tưởng tượng cái dáng cao cao của Thầy đi bách bộ thong dong trong trưa hè nắng chói của đường Bolsa, giữa đời sống bon chen, tất bật ở Mỹ giống như cái dáng của các tiên ông hiền từ đi dạo ở cõi trần tục trong truyện cổ tích đã đọc thời còn nhỏ…”
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34653)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
09 Tháng Mười 2009(Xem: 15183)
Một Góc Thầy Trò - Thầy Mai Kiến Phúc. Một đ i ều đặc biệt về Thầy Mai Kiến Phúc là Thầy rất yêu nghề đi dạy, và dù chỉ được đứng trên bục giảng 14 năm (1965-1979) nhưng suốt thời gian đó, Thầy liên tục ..."gõ đầu trẻ" ở Trung học Ngô Quyền với môn Vật Lý.
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34495)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37561)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37400)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58557)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81830)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37080)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18079)
Các em thân mến, Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái " các em ". Các em hôm nay đã ở vào địa vị " ông nội ", hay " bà ngoại ", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi.