Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 41 - THẦY DƯƠNG THANH TÙNG

17 Tháng Giêng 201512:12 SA(Xem: 62026)
MGTT 41 - THẦY DƯƠNG THANH TÙNG


MGTT 41 - THẦY DƯƠNG THANH TÙNG

Thay Dương Thanh Tung

Phải chạy đường vòng từ Tây sang Đông của nước Mỹ, từ North Carolina về Saigon, với sự giúp sức của Thầy Phạm Tấn Bình (Pháp văn), cuối cùng chúng tôi được "gặp" lại Thầy Dương Thanh Tùng, giáo sư Sử ngày xưa ở Ngô Quyền sau gần 40 năm.

Hình Thầy chụp ở chợ Tết Saigon Tết Giáp Ngọ 2014 gợi cho chúng tôi ý tưởng gởi đến Thầy MGTT 41 như một món quà Tết tinh thần của học trò lớp tám ngày xưa ở Ngô Quyền.

 

Thời đó chúng tôi có đồng phục áo dài trắng cho nữ sinh, quần xanh áo trắng cho nam sinh, Thầy Tùng cũng có "đồng phục" của riêng Thầy. Từ đầu đến cuối niên khóa, lúc nào Thầy Tùng cũng đứng trên bục giảng với áo chemise ngắn tay màu beige (giống như hình Thầy chụp mới đây Tết Giáp Ngọ 2014 ở Saigon). Đến nỗi chúng tôi đã tự hỏi là tại sao Thầy Tùng chỉ mặc có mỗi một màu áo?  Mấy chục năm sau, hơn nửa đời người, chúng tôi mới có câu trả lời tương đối: là một cựu Sĩ quan của QLVNCH, từ quân phục chuyển sang thường phục, Thầy luôn trung thành với loại áo chemise ngắn tay màu beige. Sau "mùa hè đỏ lửa" năm 1972, thời chúng tôi mới đậu vào Ngô Quyền, Bộ Giáo dục VNCH có dạy mỗi tuần một giờ "Quân sự học đường" (QSHĐ) cho các nam sinh , giống như giờ "nữ công" cho các nữ sinh. Và cũng từ niên khóa 1972-1973 cho đến cuối năm học 1974-1975, ngoài phù hiệu Ngô Quyền hình chữ nhật nền trắng chữ đỏ xanh trên ngực áo, học trò NQ (cả nam lẫn nữ) còn đeo thêm phù hiệu Quân sự học đường (hình 5 cạnh như một cái khiêng người lính cầm khi ra trận để chống tên bay ngày xưa) nền xanh dương chữ trắng (như đồng phục của nam sinh) bên cánh tay trái, ngang hàng với phù hiệu NQ. Dù là nữ sinh không học môn QSHĐ nhưng thỉnh thoảng trong giờ Sử, chúng tôi được nghe Thầy Tùng nói về nội dung của môn Quân Sự. Đó là một môn học nhiệm ý cung cấp cho các nam sinh khái niệm về nếp sống kỷ luật và ngăn nắp của một người lính, binh thư và quân pháp các trận đánh quân Tàu giữ vững non sông của tiền nhân. Các nam sinh lớp 9, 10 và 11 còn được học về tổ chức "nhân dân tự vệ" và cách sử dụng các loại vũ khí cơ bản, phổ thông thời đó. Đất nước đang chiến tranh, các anh lớp lớn phải học quân sự cơ bản bên cạnh văn hóa.

 

Chúng tôi, học trò con gái, không hề biết "mùi vị" của các lớp quân sự học đường. Lâu lâu được nghe Thầy Tùng nói về quân sự học đường khi đang giảng về các trận đánh lẫy lừng của tiền nhân chống ngoại xâm.

Mãi về sau, sau này ở Mỹ, có cơ duyên hạnh ngộ và được nghe quý Thầy: Nguyễn Văn Phố, Phạm Tấn Bình, Nguyễn Phi Long, Nguyễn Văn Phú (cũng là các cựu Sĩ quan QLVNCH) kể về kỷ niệm dạy QSHĐ, chúng tôi mới biết Thầy Dương Thanh Tùng là một trong những người soạn bài vở cho môn học mới mẻ này.

Một GS Sử chuyên giảng về binh thư, quân sự ở các trận đánh hào hùng "nực cười châu chấu đá xe, tưởng là chấu ngã ai ngờ xe nghiêng" mà soạn chương trình quân sự, mà giảng binh thư, quân pháp thì hẳn là các anh nam sinh thời đó đã được dạy "văn võ song toàn".

Thầy Tùng khá nghiêm, Thầy ít  cười, dù Thầy rất yêu nghề, giảng bài bằng cả trái tim. Có một lần duy nhất, Thầy cười bằng cả miệng và mắt khi thấy một bầy nữ sinh lớp tám, tay bám cửa sổ, mắt say sưa nhìn ra lớp học võ (cả nhu đạo và thái cực đạo) phía sau trường, đến nỗi không để ý là chuông chấm dứt giờ chơi đã vang lên, và Thầy đã vào lớp. Trong khi chúng tôi về chỗ ngồi, Thầy nói đùa trước khi mở sổ điểm dò bài:

- Mê võ thuật như vậy, có em nào thích lớn lên gia nhập nữ quân nhân không?

Hồng Mai ngồi bàn đầu lém lỉnh:

- Người ta có nhận mấy đứa nhỏ con như em không Thầy?

Thầy Tùng cười mỉm chi:

- Đâu phải công việc nào cũng cần người cao lớn, mà tụi em mới lớp tám thì ráng ăn nhiều cho chiều cao tăng trưởng.

 Không biết Thầy có nghe hay không, nhưng chúng tôi cười khúc khích khi nghe tiếng của Thiện Tâm từ bàn thứ ba :

- Ráng ăn thì được nhưng chỉ sợ "ra ngang mà không ra dọc" thì nguy to.

Đến đó thì Thầy Tùng nghiêm lại :

- Thôi học trước rồi bàn chuyện khác sau.

Những giờ Sử như vậy vẫn êm đềm trôi, Thầy đưa chúng tôi về với trận Bạch Đằng Giang hào hùng đầu thế kỷ thứ 10 của Ngô Quyền mà tên của ngài đã được chúng tôi tự  hào mang trên ngực áo, hay Tết Kỷ Dậu 1789 , vua Quang Trung đã đuổi quân Tàu (nhà Thanh) chạy dài.

 

Thưa Thầy, nhiều năm trôi qua, dù chưa có cơ duyên gặp lại Thầy, nhưng những lời dạy của Thầy ngày xưa vẫn nằm trong lòng học trò. Khác với ngày xưa sợ trả bài, nhất là những hôm mê ăn mê ngủ quên học bài, bây giờ  tụi em mong gặp lại Thầy để Thầy vui khi thấy học trò vẫn còn lưu lại được những lời giảng của Thầy dù cả trường xưa lẫn tuổi trẻ của Thầy trò mình đã là quá khứ, một quá khứ êm đẹp bình yên.
Mong vô cùng Thầy luôn an vui để Thầy trò mình còn thấy lại được Ngô Quyền trong mắt nhau ở mỗi dịp họp mặt của chs NQ. Tụi em chưa và sẽ không bao giờ quên câu "trọng Thầy mới được làm thầy".

Nguyễn Trần Diệu Hương

Tháng giêng 2015

 

 

 

 

 

 

22 Tháng Năm 2010(Xem: 63813)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32260)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38859)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
21 Tháng Mười 2009(Xem: 17026)
Ngay cả những lớp CHS NQ vào trường sau này, chỉ được gặp Thầy ở Mỹ những năm gần đây cũng có nhiều ấn tượng rất tốt đẹp về Thầy và “… cứ tưởng tượng cái dáng cao cao của Thầy đi bách bộ thong dong trong trưa hè nắng chói của đường Bolsa, giữa đời sống bon chen, tất bật ở Mỹ giống như cái dáng của các tiên ông hiền từ đi dạo ở cõi trần tục trong truyện cổ tích đã đọc thời còn nhỏ…”
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34603)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
09 Tháng Mười 2009(Xem: 15178)
Một Góc Thầy Trò - Thầy Mai Kiến Phúc. Một đ i ều đặc biệt về Thầy Mai Kiến Phúc là Thầy rất yêu nghề đi dạy, và dù chỉ được đứng trên bục giảng 14 năm (1965-1979) nhưng suốt thời gian đó, Thầy liên tục ..."gõ đầu trẻ" ở Trung học Ngô Quyền với môn Vật Lý.
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34440)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37532)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37356)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58514)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81731)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37016)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18072)
Các em thân mến, Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái " các em ". Các em hôm nay đã ở vào địa vị " ông nội ", hay " bà ngoại ", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi.