Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 37 - THẦY PHẠM NGỌC QUÝNH

06 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 14526)
MGTT 37 - THẦY PHẠM NGỌC QUÝNH

MGTT 37 - THẦY PHẠM NGỌC QUÝNH

 

mgtt_37-_thayquynh-content

 

Làmột trong ba huynh trưởng lớn của Hướng Đạo Việt Nam ở Biên Hòa trong thập niên60s, Thầy Phạm Ngọc Quýnh mang tinh thần "sắp sẵn" của một hướng đạosinh vào nghề gõ đầu trẻ ở Ngô Quyền. Không những chỉ dạy Quốc văn cho các lớpĐệ Tứ, (thời mà các anh chị còn phải thi Trung học Đệ Nhất Cấp), Thầy còn viếtvà đạo diễn vở kịch ''Công chúa Huyền Trân” cho các anh chị lớp Đệ Nhất trìnhdiễn ở rạp Biên Hùng vào dịp Tết của năm xưa .

Kỷniệm êm đềm với Thầy trải dài với chs Ngô Quyền từ Biên Hòa đến Công Thanh, quaCalifornia.

Dùlà một GS Quốc văn với giọng giảng bài lôi cuốn mà hơn 40 năm sau "Đoạntrường Tân Thanh" vẫn còn đó trong lòng nhiều chs NQ các khóa 6, 7, 8, 9và 10; hay là một ông hiệu trưởng với rất nhiều giáo sư là các chs NQ từ K1 đếnK6 , hình ảnh ân cần, điềm đạm của Thầy Ngọc Quýnh luôn luôn nằm ờ môt góc ký ứccủa các chs NQ.

Cácanh chị Phan Kim Phẩm, Nguyễn Thị Tường Lynh, Đỗ Công Luận, và Bùi Thị Lợi xinđược gởi đến MGTT 37 như một ngọn lửa sưởi ấm mùa Đông ở St. John's ,Newfoundland , Canada cho Thầy Phạm Ngọc Quýnh.

 

thayquynhchiloi-content

Từ lâu tôi cũng có ý định viết một chút về người Thầymà cả lớp Tứ 3 Khóa 9 đều kính yêu nhắc nhở để chia xẻ với bạn bè. Thế nhưng cứlần lựa mãi. Ngày xưa đó tôi chỉ được Thầy dạy 2 năm lớp Đệ Thất và Đệ Lục. Tôilại rời trường Ngô Quyền từ cuối năm lớp Đệ Tứ, nên không được may mắn như cácbạn có cơ hội được gặp Thầy nhiều lần. Ký ức của tôi về Thầy đôi lúc cũng mongmanh. Nhưng có một điều luôn khẳng định thật rõ ràng. Tôi từng nghĩ mình là họctrò cưng của Thầy.

Hồi đó tôilàm Trưởng Lớp mà Thầy là Giáo Sư Hướng Dẫn nên những chuyện sinh hoạt trong lớpThầy thường gọi tôi để dặn dò, nhắc nhở. Nên vô tình tôi cứ tưởng mình được Thầyưu ái hơn, thật ra Thầy thương mến tất cả chúng tôi đều như nhau. Thầy khôngphân biệt đứa nào học giỏi hay dở. Thầy nghiêm nghị nhưng không nghiêm khắc. Thầygiảng bài với giọng nói miền Bắc thật lôi cuốn, lớp tôi nổi tiếng có nhiều bạnnghịch phá nhưng giờ dạy của Thầy lúc nào cũng nghiêm túc. Có thể nói tôi yêuthích học môn Việt văn là nhờ những bài giảng của Thầy. Đầu năm lớp Đệ Ngũ khinghe thông báo Thầy không tiếp tục dạy lớp tôi nữa tôi nhớ lúc đó tôi buồn đếnphát khóc. Đối với một cô học trò nhỏ như tôi Thầy là một thần tượng.

Hồi đó Thầythuê nhà ở gần trường. Một căn phố nhỏ nhưng ấm cúng vì nhờ bàn tay chăm sócgia đình của Cô, tuy không còn được học với Thầy nhưng nhóm bạn Tứ 3 tụi tôi thỉnhthoảng hay ghé qua nhà thăm Thầy, để được nghe Thầy kể chuyện danh nhân lịch sử.Tôi nhớ có lần Cô đãi chúng tôi ăn món chè đích thân Cô nấu, chè ngon quá nhiềuđứa còn rón rén xin thêm chén nữa. Tôi cũng nhớ cái lần Thầy tham gia ứng cử HộiĐồng Nhân Dân Tỉnh Biên Hòa, nhóm bạn nhỏ của tôi cũng hăng hái đi vận động tranhcử giúp Thầy. Lúc ấy chúng tôi đều mong ước Thầy mình sẽ là một nhà lãnh đạotài ba.

Tiếc là ngày xưa tôi không có giữ được một tấm ảnhnào của Thầy, nhưng tôi vẫn nhớ hình dáng gầy gầy của Thầy trên bục giảng. Mãisau hơn 40 năm xa trường xa quê. Khi liên lạc được với nhóm bạn cựu học sinhNgô Quyền, tôi có cơ hội theo dõi sinh hoạt của Hội trên trang ngoquyen.org,tôi rất vui khi được biết tin Thầy đã định cư ở Canada. Tôi cũng được nhìn thấyhình Thầy trên mạng, Thầy khác xưa nhiều nhưng tôi vẩn nhận ra. Tôi thầm mongcó dịp nào được gặp lại Thầy. Và cơ hội đã đến.

Tháng 7 năm2012, tôi hân hạnh tham dự buổi họp mặt Hội Ngô Quyền ở San Jose, biết tin Thầycũng sẽ có mặt nên tôi rất náo nức. Chắc chắn Thầy không nhớ tôi nhưng tôi tinThầy sẽ nhận ra một chút gì đó ở người học trò cũ. Tôi phải chờ thật lâu, chờcác anh chị học sinh thân quen với Thầy lần lượt đến chào Thầy trước, tôi lẳnglặng đứng ngắm Thầy xa xa lòng bồi hồi xúc động. Thầy tôi bây giờ đã là một lãoông phúc hậu. Tôi không có cơ hội được nói chuyện lâu với Thầy, chỉ kịp xinphép được chụp với Thầy một tấm ảnh kỹ niệm. Và đó là tấm ảnh đep nhất của tôitrong chuyến Mỹ du năm 2012. Khi về lại quê nhà tôi hãnh diện và hạnh phúc đemkhoe với bạn bè lớp Tứ 3 khóa 9.

Từ sau năm75, Việt Nam có thêm một ngày lễ trong năm là ngày Nhà Giáo 20 tháng 11 để tônvinh công ơn Thầy Cô Giáo. Nhưng thế hệ học sinh thời chúng ta luôn có 365 ngàytrong năm để tri ân Thầy Cô. Cổ nhân có câu: “Nhất Tự Vi Sư, Bán Tự Vi Sư” vàtruyền thống Tôn Sư Trọng Đạo vẫn là khuôn vàng thước ngọc cho tất cả những aitừng cắp sách đến trường. Riêng với Thầy Phạm Ngọc Quýnh, thay mặt các bạn Tứ 3và cá nhân em xin gởi đến Thầy lòng kính yêu chân thành. Cầu chúc Thầy luôn vuikhỏe bình an. Và ước mong còn có nhiều dịp cho em và các bạn được hội ngộ vớiThầy.

chibtloi-content

Bùi Thị Lợi- Đệ Tứ 3- Khóa 9


 

Lớp Đệ Tứ 1 của chúng tôi do thầy Phạm Ngọc Quýnhlàm giáo sư hướng dẫn, Thầy dạy môn Việt văn. Tôi nhớ rõ, lúc đó thể trạng thầycao, gầy. Thầy đứng trên bục giảng, mặc quần tây dài còn thấy rộng thùng thình,sợi dây nịt bó sát vào lưng. Bù lại, Thầy có đôi mắt sáng tinh anh. Thầy giảngbài rất lôi cuốn học sinh, giọng Bắc chuẩn, tiếng nói rất thanh, cuối lớp cònnghe rõ.

Có lẽ với phong cách giảng bài lôi cuốn của Thầy vàsự cố gắng học tập của tôi, năm đó tôi đứng đầu lớp môn Quốc Văn.

Thầy kính yêucủa con, thầy trò ta đã không gặp lại nhau hơn bốn mươi năm qua. Nhưng quatrang web NQ, con đã gặp lại hình ảnh của Thầy. Không ngờ có sự khác biệt đến lạthường. Thầy rất phong độ và "đẹp lão", khuôn mặt không xương xẩu nhưngày xưa. Cầu xin ơn trên ban phúc cho Thầy, để có sức khỏe tốt và tinh thầnminh mẫn. Con hy vọng cũng sẽ có ngày tương ngộ với Thầy

dcluan-1-content

Đỗ Công Luận - Đệ Tứ 1- Khóa 8

 


mgtt_37-_quythaynq2011-large

Cách đây vài tuần thì DH thư thông báo là sẽ có bài vềthầy Phạm ngọc Quýnh trên mục “Một GócThầy Trò”. Cô ấy còn nói với tôi rằng “thầyQuýnh vừa là thầy của anh vừa là boss nữa nên anh phải viết một bài đặc biệtcho thầy !”

Thông thường thì ít khi có ai viết bài ca tụng bosscủa mình cả nhất là với boss hiện nay của tôi thì 99.99% là tôi chả có gì đểnói về hắn hay nếu có nói thì 99.99% là kể đến những cái xấu, còn lại .1% là tốtmà thôi. Tuy nhiên đối với boss Quýnh thì ngược lại vì tôi có rất nhiều kỷ niệmtốt và những tình cảm thân thiết với boss nầy nên tôi xin chia xẻ cùng với ThầyCô và các bạn.

Như đã trình bày qua những bài viết lúc trước củatôi thì việc dạy học của tôi tại trường trung học Công Thanh cũng là duyên sốvà cơ may tôi có được với thầy Quýnh. Thầy là thầy dạy Việt văn của tôi tronglúc còn học tại trường Ngô Quyền và vào khoảng trung học đệ nhất cấp. Tôi cònnhớ khi dạy học thầy rất nghiêm nghị và đạo mạo. Tính tình ấy đem đến cho họctrò sự sợ hãi vì tính nghiêm túc của thầy nhưng đồng thời cũng mang đến cho họctrò chúng tôi sự kính trọng và ngưỡng mộ. Thầy luôn đến lớp đúng giờ và khi giảngbài thì rất tận tâm và hăng say truyền lại cho học trò những kiến thức của thầycũng như những kỳ vọng của thầy đến với chúng tôi. Tôi chỉ học thầy trong mộtnăm rồi sau đó thì lên lớp và không còn được thầy dạy nữa mà chỉ gặp thầy nơisân trường mà thôi.

Năm 1968, sau khi thi đậu tú tài mà thời đó được gọilà tú tài Mậu Thân thì tôi vào năm dự bị SPCN của trường Đại Học Khoa Học và từđó ít khi trở lại thăm trường cũ cũng như gặp các thầy cô của trường. Đến nămthứ hai ban hóa học thì tôi tình cờ gặp lại thầy Quýnh tại bệnh viện Biên Hòakhi thầy đến thăm một người bạn đang điều trị tại nơi ấy. Khi gặp tôi thì thấyrất vui và hỏi tới tấp về sinh hoạt cũng như dự định tương lai của tôi. Sau đóthì thầy đề nghị muốn tôi về dạy giờ tại trường Công Thanh mà thầy là hiệu trưởng.Môn thầy muốn tôi dạy là hóa học và toán với danh nghĩa là giáo sư dạy giờ củatrường. Mục đích thầy muốn tôi dạy ở trường Công Thanh vì lúc ấy môn “tân hóa học”với orbital, spin sp1, sp2 etc. rất là mới thời bấy giờ mà tôi lại học đúng mônấy tại trường Đại học Khoa học nhưng mục đích chính, theo tôi nghĩ, là thầy muốngiúp tôi một phần về tài chính trong lúc đi học. Gia đình tôi cha mẹ là công chứcvới 9 đứa con kinh tế rất vất vả nên việc tôi vừa đi làm vừa đi học cũng làcách để đỡ gánh nặng trong gia đình cho cha mẹ tôi.

Khi được thầy “offer job” thì tôi mừng như mở cờnhưng lại lo âu vì tôi đâu có học Sư phạm đâu mà biết dạy học đồng thời theo bạnbè phê bình thì tôi có thói ăn nói chả có “uốn lưỡi bảy lần” bây giờ lại dạy họctrò ở lứa tuổi lớp 11-12 mà nói bậy thì chỉ còn nước “chết sướng hơn!” ThầyQuýnh trấn an tôi ngay và bảo là thầy sẽ chỉ dẩn cách dạy học nhưng điều quantrọng, thầy dặn tôi, là phải hiểu mục đích dạy học của mình là gì? Nếu dạy họcthì phải tận tâm truyền hết hiểu biết của mình đến học trò và làm sao để chúngthành người hữu dụng cho đất nước, xã hội. Lời dặn dò của thầy vẫn còn trongtai tôi và vẫn được tôi áp dụng cho đến bây giờ trong việc làm hiện tại củatôi. Để dễ dàng cho tôi trong phương tiện đi lại, thầy và cô Trân còn cho tôiquá giang từ Biên Hòa lên Công Thanh và đưa về. Sau đó để giúp tôi có thêm tàichính giúp gia đình, thầy và cô còn cho tôi thêm một số giờ dạy ở trường trunghọc tư Quốc Tuấn mà cô Trân là hiệu trưởng.

mgtt_37-_thayqanhphscongthanh-content

Trong lúc tôi bắt đầu dạy ở Công Thanh thì thầy cũnggọi Lynh về dạy Anh văn trong thời gian Lynh học ở Đại Học Sư Phạm ban Anh văn. Thầy Quýnh và cô Trân khôngnhững là thầy, là boss của tôi và Lynh mà còn xem chúng tôi như người trong giađình. Lúc đám hỏi của tôi thì thầy và cô cho mượn xe để chở đàn trai đến nhàgái. Vào thời gian ấy thì mấy ai ở Biên Hòa có được xe Opel nên chiếc xe ấy đãtăng thêm phần sang trọng và “oai phong” cho họ nhà trai của gia đình tôi.

Một đặc điểm của thầy Quýnh là thầy có trí nhớ rấtdai dù có qua bao nhiêu năm nhưng khi chúng tôi nhắc đến tên của thầy cô hay họctrò nào thì thầy nhớ vanh vách và đặc điểm thứ hai của thầy là tình thương đốivới đồng nghiệp và học trò. Khi biết tôi về Việt Nam làm việc và được các em họctrò Công Thanh tổ chức đón mừng tôi tại trường Công Thanh thì thầy đã nhanh nhẹnnhờ tôi đem tiền về để làm quà cho các thầy cô hiện còn ở lại Biên Hòa cũng nhưgiúp đỡ các em học sinh cũ hiện gặp khó khăn trong cuộc sống. Tình thương của Thầyđối với các đồng nghiệp cũng như học sinh cũ đã gây nhiều xúc động khi tôi traoquà của Thầy đến người nhận.

Sau khi bắt liên lạc được với thầy cô và học trò NgôQuyền thì Thầy cũng không bỏ lỡ cơ hội để đến tham dự họp mặt Ngô Quyền tại NamCalifornia cũng như những buổi họp mặt tại San Jose.

mgtt_37-_thayqhnqk6-contentmgtt_37-thayqhnqk1_1-content

mgtt37-_thayqvachoctrocusj-large

Lần thầy sang đây cùng lúc anh chị Phạm Phú Hòa,-chs NQ K1- từ Úc du lịch thăm nước Mỹ. Thầy liên lạc với tôi và đề nghị tổ chứctiệc họp mặt với anh Hòa vì theo thầy, anh ấy không những là đàn anh của chúngtôi mà còn là đồng nghiệp ở trường Công Thanh. Thầy ân cần thu xếp ngày giờ họpmặt làm sao để thích hợp với thời khóa biểu quá bận rộn đi chơi của anh chị Hòacũng như giờ giấc thích hợp với anh emchúng tôi, những người còn kéo cày trả nợ nhà bank! Sự tận tình của thầy đã làmcho buổi tiệc họp mặt với anh chị Hòa thành công tốt đẹp với sự tham dự của thầyHiệp cũng như các anh chị em khác tại Bắc California.

Khi nhận tin thầy Hoàng lâm trọng bệnh thì thầy vộivã liên lạc với tôi để xin số phone thầy Hoàng và điện thoại thăm hỏi ngay.

Đối với tôi, thầy Quýnh không những là một vị thầyđáng kính mà còn là một boss luôn chú trọng và quan tâm không những đến cho cácđồng nghiệp mà còn đến tất cả học trò của thầy. Chúng tôi luôn nhận được nhữnglời khuyên bảo cũng như khuyến khích của thầy trong việc làm của chúng tôi. Dù ởxa chúng tôi nhưng thầy luôn đưa ra những lời khen tặng cũng như dặn dò trongnhững chuyến công tác xa và trân trọng với những hình ảnh tôi gửi đến thầy.

Nhân dịp chủ đề “thầy Phạm Ngọc Quýnh” trong “MộtGóc Thầy Trò”, tôi muốn dùng bài viết nầy để ghi nhận những kỷ niệm mà tôi vàLynh có được với thầy và cô. Tình cảm thầy trò cũng như những kỷ niệm với thầyhầu như không bao giờ mất đi trong tôi. Chúng tôi cầu mong thầy có sức khỏe tốtđể thường xuyên về tham dự họp mặt hằng năm của trường Ngô Quyền. Chúng tôi cầunguyện sức khỏe tốt đến Thầy và hẹn gặp lại Thầy trongtương lai gần tại San Jose.

phamlynh-content

Phan Kim Phẩm & NguyễnThị Tường Lynh- Đệ Tứ 2 -Khóa 6

30 Tháng Chín 2012(Xem: 20727)
Nhìn đám học trò cứ như từ cung trăng mới xuống, Thầy bảo “Thôi, cứ nhớ ít thôi, bốn chữ là đủ, Tu Tề Trị Bình, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Eo ôi! Thầy dạy học trò đệ tứ nuôi mộng lớn “trị quốc, bình thiên hạ“.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 17121)
Cả học trò anh (chị) lẫn học trò em đều nhớ đến quý Thầy cũng như tất cả Thầy Cô đã dạy bảo chúng tôi thời mới lớn. Ngày xưa, chúng tôi học Toán từ quý Thầy; bây giờ, chúng tôi học được những kinh nghiệm sống quý báu từ Thầy.
20 Tháng Tư 2012(Xem: 23158)
MGTT số 24 được thực hiện không những với tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" mà còn bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu, sự quý mến, trân trọng của ChsNQ dành cho Thầy Hiệu Trưởng,
08 Tháng Ba 2012(Xem: 15775)
Chưa có dịp gặp lại Cô Hòa, học trò của Cô thuộc rất nhiều niên khóa xin mượn "Một góc Thầy trò" để cùng bạn bè xưa nhớ lại một thời êm đềm trong các giờ Pháp văn năm lớp 7.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20838)
Xin tạ ơn các đấng sinh thành đã nuôi dạy chúng ta nên người. Xin tạ ơn Thầy Cô đã giảng dạy cho chúng ta những kiến thức đầu đời suốt một thời thơ dại.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 53444)
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ TOÀN THỂ CHS NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA MỘT NGÀY LỄ TẠ ƠN THẬT HẠNH PHÚC, ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN.
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17700)
Những bài học sơ khai về thân phận con người, về thế giới quan và nhân sinh quan thầy dạy chúng tôi còn dang dở, thì cơn lốc dữ đã xô dạt thầy trò chúng tôi tan tác muôn nơi…
26 Tháng Chín 2011(Xem: 16758)
Cô yêu văn chương Việt Nam, đặc biệt là Cổ văn, nên dạy học trò không chỉ bằng sách giáo khoa mà còn bằng trái tim. Vì vậy, Cô đã góp phần lớn đào tạo được nhiều thi sĩ học trò.
22 Tháng Ba 2011(Xem: 19238)
Cụ Dương quảng Hàm là một nhà giáo có công dựng nền tảng cho văn học Việt Nam, một người uyên bác, tài hoa đã bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nên đã lìa đời lúc chưa đến 48 tuổi...
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62736)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 31282)
Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn ờ Mỹ, chs NQ nhắc nhau cùng bày tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành, quý Thầy Cô đúng như tinh thần lễ giáo Đông phương...
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40122)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
30 Tháng Chín 2010(Xem: 19174)
các cô bé học trò đệ nhất cấp nâm xưa vẫn nhớ rõ ràng trái tim và hệ thống tuần hoàn trong giờ Vạn vật của Cô Phạm Thị Khang như vừa mới xảy ra hôm qua.
08 Tháng Chín 2010(Xem: 37784)
môn Triết được giảng dạy ở Ngô Quyền lần lượt bởi quý Thầy: Nguyễn Xuân Hoàng, Lưu Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lan, Vũ Khánh Thành, Nguyễn Minh Lý, Trương Hữu Chí, và Nguyễn Văn Lục.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35685)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.