Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 35 - THẦY NGUYỄN HỮU TIẾN

22 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 13524)
MGTT 35 - THẦY NGUYỄN HỮU TIẾN

 

 MGTT 35 - THẦY NGUYỄN HỮU TIẾN


Năm 2012, Thầy Nguyễn Hữu Tiến từ trần ở Australia nhưng mới đây, Hội chs NQ mới biết là đã có thêm một ông lái đò ngày nào ở bến Ngô Quyền mãi mãi nằm xuống.

Anh Huỳnh Văn Huê- K8 xin được thay mặt cho Hội chs Ngô Quyền nhắc lại vài kỷ niệm thuở sinh tiền của Cố Giáo sư Việt Văn, Nguyễn Hữu Tiến xem như một nén hương lòng thành kính thắp lên nhân dịp giỗ đầu của Thầy. 

Thầy đã về cõi vĩnh hằng, trường xưa không còn, và học trò của Thầy cũng đã hai màu tóc nhưng lòng kính thương Thầy vẫn còn đó trong lòng các anh chị chsNQ khóa 6, 7, 8, 9.

Xin cùng đọc lại hồi ức của anh Huỳnh Văn Huê để thấy lại hình ảnh của một trong những Thầy Cô kính mến của chúng ta ngày nào.


 

NGƯỜI THẦY NĂM XƯA


thay_nguyen_huu_tien-large


 Quay trở về quãng thời gian làm người học trò, chúng ta ai ai cũng có biết bao kỷ niệm khó phai mờ nơi lớp cũ trường xưa. Rồi chính nơi ngôi trường thân thương nào đấy trong ký ức sẽ còn có hình ảnh những thầy cô yêu kính mà trọn suốt cuộc đời chúng ta không làm sao quên được. 

 Năm 1963, sau khi vượt qua thi cử vào lớp đệ thất, rốt cuộc tôi cũng được vinh hạnh là một học sinh Ngô Quyền, ngôi trường trung học duy nhất và lớn nhất của tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ. Qua năm sau, sang năm đệ lục có lẽ tôi đã phần nào lấy lại được quân bình. Vào năm ấy tôi có được lảnh thưởng cuối năm học - tuy không phải là học sinh đứng đầu lớp - và điều này đã góp phần không nhỏ giúp cho công việc học tập của tôi về sau được tiến bộ hơn lúc mới vào trường.

 Hồi ấy, các lớp khác thế nào tôi không dám chắc, riêng đám con trai lớp chúng tôi (trong đó đương nhiên là có... tôi ) hầu hết đều kém môn Văn! Vậy thầy cô nào đã phụ trách môn này ở lớp chúng tôi ? Xin thưa đó là thầy Nguyễn Hữu Tiến. Chúng tôi kém môn Văn là do "định kiến" sai lầm: con trai giỏi Văn là... yếu đuối (!?). Nam sinh phải là người giỏi các môn Toán, Lý, Hóa mới là đáng mặt nam nhi (!?). Chính vì vậy kém môn Văn là do chính chúng tôi không cố gắng chuyên cần học môn Văn chớ không phải do môn Văn hay do thầy (cô) dạy Văn.

Thầy Tiến là người miền Bắc, dáng người hơi thấp nhỏ, nhưng bước đi nhanh nhẹn và gương mặt thầy lúc nào cũng vui tươi, rạng ngời vẻ nhân hậu. Lúc thầy say sưa với bài giảng, gương mặt thầy xuất thần, tôi có cảm giác như chính thầy là tác giả của bài thơ hay bài văn mà thầy đang giảng vậy. Đối với học sinh không thuộc bài, thầy cư xử đúng như là một bậc... "văn nhân". Thầy chỉ nhắc nhở bằng những lời nghiêm khắc nhưng nhẹ nhàng, sâu sắc và ý vị khiến cho người học trò phải... "mang" nặng trong... đầu, theo về đến nhà, đến tận... bàn học (!). Không biết có phải chính vì vậy mà từ đó về sau và cho đến tận sau này, môn Văn đã "cảm hóa" được một số đông chúng tôi.

 Ngày đó, thầy-cô dạy Quốc Văn thường kiêm luôn môn Hán Văn. Đến môn này của thầy, trong khi các bạn đa số gồng mình, căng mấy ngón tay để tập viết từng nét chữ một. Riêng tôi nào phải giỏi giang gì, nhờ có chút hoa tay nên thay gì viết, tôi cố gắng... "vẽ" từng nét sổ, nét mác... .Miễn sao chữ thì giống như thầy viết trên bảng, còn nét thì giống nét của chữ trên mấy cái nhản... nhang ( mẹ tôi hay mua để thắp trên bàn thờ ). Nhờ vậy tôi là một trong số ít học sinh được thầy khen là viết khá chữ Hán.

Nhớ về thầy, tôi cũng không sao quên một kỷ niệm của thời đi học. Hôm đó như thường ngày, sau khi chấm dứt những lời giảng văn hoa - bóng bẩy, tiếp theo thầy cho cả lớp làm bài. Bỗng nhiên thầy gọi đúng tên tôi và bảo xuống văn phòng có việc. Tôi như rụng rời hết chân tay, hốt hoảng nhớ lại xem thời gian vừa qua mình có phạm lỗi gì đến nỗi bị gọi lên Văn phòng nhà trường. Tuy trong lòng bấn loạn như vậy tôi vẫn riu ríu đi theo thầy. Tràn đầy lo lắng, tôi kín đáo nhìn thầy, gương mặt thầy vẫn tươi vui, hiền hòa như khi khen chữ viết của tôi kia mà ?! Cùng xuống thang lầu, thấy thầy còn... vui vẻ hơn ngày thường nên tôi có phần yên lòng. Đến văn phòng rồi tôi mới biết mình xuống đây chỉ để ký tên nhận tiền học bổng ! Tôi còn nhớ số tiền tôi nhận được lúc ấy bằng cả tháng lương của ba tôi lúc sinh tiền. Đối với một đứa học trò nghèo, sớm mồ côi cha như tôi, số học bổng bằng hiện kim này đã giúp ích tôi rất nhiều. Khi về đến lớp, thầy một lần nữa lại thể hiện cái phong cách... "văn nhân" của mình khi ý tứ và tế nhị nói cho cả lớp biết vừa rồi tôi đi xuống văn phòng chỉ để... lảnh học bổng.

Cách đây mấy ngày, nhờ một người bạn học giới thiệu, tôi đến nhà một ái nữ của thầy hiện đang sinh sống tại thành phố Biên Hòa để biết thêm tin tức về thầy. Thông tin có được đã quá muộn màng và quá đau buồn! Thầy đã mãn phần năm rồi (2012) tại Úc, nơi thầy sống định cư đã được nhiều năm, hưởng thọ 89 tuổi.

 Thầy ơi ! Trên cõi đời này ai cũng biết " Nhân sinh tự cổ thùy vô tử... ". Tử sinh là lẽ thường tình, thế nhưng chuyện ngàn thu vĩnh biệt muôn đời vẫn là việc đau đớn khôn nguôi !... . Hôm nay, đứa học trò nhỏ ngày trước xin được viết lên mấy dòng đơn sơ để thành kính tưởng nhớ đến thầy. Đây cũng là ước nguyện để học trò cũ được tri ân công lao năm xưa thầy đã tận tụy giáo huấn về chữ - nghĩa của tiếng Việt muôn đời mến yêu...

 Huỳnh Văn Huê

Tháng 11 - 2013

(Xin được cám ơn bạn Hoàng Minh Chiếu, học cùng lớp NQ, đã tận tình hướng dẫn và giới thiệu tôi đến nhà Thuận- ái nữ thầy Tiến- để có thêm những thông tin cần thiết.)


Từ Australia chs K8 Nguyễn Huy Tiển cũng là thứ nam của Thầy Nguyễn Hữu Tiến đã chuyển tâm tình cũa mình đến bạn bè thân, sau khi đọc bài viết" NGƯỜI THẦY NĂM XƯA"  

Tôi đã đọc được bài viết của Huỳnh Văn Huê về ông cụ nhà tôi. Đọc xong bài viết tôi thật xúc đông. Xúc động về tình cảm cha con thì ít, nhưng xúc động về tấm chân tình của bạn Huỳnh Văn Huê trong tình cảm thầy trò thì nhiều.
Cũng trong cảm xúc đó, tôi không khỏi không nghĩ đến các bạn…

Cám ơn các bạn, cùng tất cả các anh chị em Ngô Quyền cũ, những người tuy cuộc sống bận rộn xứ người, nhưng vẫn một lòng nặng tình bạn cũ trường xưa, thầy trò một thuở. Các bạn đã bỏ bao công sức để gầy dựng một mái trường CHSNQ, để mọi học sinh Ngô Quyền cũ đang tam phương tứ hướng có nơi tụ họp. Ở đó những thầy trò bạn hữu bao ngày xa cách có cơ hội gặp lại nhau. Kẻ mất người còn sau một thời gian dài với bao biến đổi dâu bể thăng trầm, những mừng vui trào dâng trên khuôn mặt, nhưng cũng không thiếu những xót xa đau quặn đáy lòng.
Cũng nơi chốn này, công sức đó bao kỷ niệm thuở học trò được sống lại nhắc nhớ. Rồi thầy cô này ra sao? bạn hữu kia cuộc sống thế nào? Ôi quí biết bao và đẹp biết là dường nào, để giờ đây dưới mái đầu sương điểm chợt nghe lòng mình nặng trĩu những ân tình XIN CÁM ƠN ĐẾN TẤT CẢ CÁC THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN.

Nguyễn Huy Tiển


22 Tháng Năm 2010(Xem: 63856)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32287)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38871)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
21 Tháng Mười 2009(Xem: 17030)
Ngay cả những lớp CHS NQ vào trường sau này, chỉ được gặp Thầy ở Mỹ những năm gần đây cũng có nhiều ấn tượng rất tốt đẹp về Thầy và “… cứ tưởng tượng cái dáng cao cao của Thầy đi bách bộ thong dong trong trưa hè nắng chói của đường Bolsa, giữa đời sống bon chen, tất bật ở Mỹ giống như cái dáng của các tiên ông hiền từ đi dạo ở cõi trần tục trong truyện cổ tích đã đọc thời còn nhỏ…”
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34645)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
09 Tháng Mười 2009(Xem: 15183)
Một Góc Thầy Trò - Thầy Mai Kiến Phúc. Một đ i ều đặc biệt về Thầy Mai Kiến Phúc là Thầy rất yêu nghề đi dạy, và dù chỉ được đứng trên bục giảng 14 năm (1965-1979) nhưng suốt thời gian đó, Thầy liên tục ..."gõ đầu trẻ" ở Trung học Ngô Quyền với môn Vật Lý.
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34488)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37550)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37398)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58550)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81823)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37078)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18077)
Các em thân mến, Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái " các em ". Các em hôm nay đã ở vào địa vị " ông nội ", hay " bà ngoại ", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi.