Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 34 - THẦY NGUYỄN THẤT HIỆP

01 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 18219)
MGTT 34 - THẦY NGUYỄN THẤT HIỆP

MGTT 34 - THẦY NGUYỄN THẤT HIỆP

MGTT 34 xin được dành riêng cho Thầy Nguyễn Thất Hiệp, giáo sư Toán Ngô Quyền từ năm 1959 đến năm 1971, một giáo sư trẻ nổi tiếng nghiêm khắc thời đó.

Có lẽ nhờ cách giáo dục cứng rắn có kèm theo tấm lòng của một người Thầy, học trò Thầy Hiệp ở khắp nơi trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Mỹ, đến Châu Úc, và ngay trên quê nhà đều nên người, đặc biệt là các anh chị khóa 6, một trong những khóa rất "khoa bảng" của Ngô Quyền.

Như tinh thần câu ngạn ngữ "nhờ ai ta có ngày này", các anh chị chs NQ là học trò trực tiếp của Thầy Hiệp luôn trân quý Thầy, và nhìn Thầy cũng giống như ngày xưa các anh chị còn ngồi trên ghế Ngô Quyền nhìn Thầy trên bục giảng.

Xin chân thành cảm ơn các chị Nguyễn Thị Tất Ứng, và Bùi Thị Hảo đã giúp chúng tôi "tư liệu" thực hiện MGTT 34.


thay_nguyenthathiep-content

Thầy Nguyễn Thất Hiệp

Có khi nào bạn thấy một người phát biểu với phong cách của nhà mô phạm trước một cử tọa gần 300 người trong ánh sáng đèn màu của một đêm nhạc thính phòng? Chỉ có chưa đến mười người trong số khán giả là học trò của Thầy Nguyễn Thất Hiệp ở Ngô Quyền xưa. Vậy mà Thầy được tất cả mọi người vỗ tay nồng nhiệt nhất trong số các diễn giả. Đêm đó là sinh nhật của chị Bùi Thị Hảo. Chị tổ chức sinh nhật ở một ballroom của Santa Clara Convention Center. Ngoài gia đình, và bạn bè, chị còn mời Thầy Cô Hiệp và một số đàn em Ngô Quyền. Để nhìn lại nhiều chặng đường quan trọng của đời người, Thầy Hiệp được chị Hảo mời phát biểu với tư cách là một trong những thầy cô thời Trung học của chị. Lúc đầu, Thầy không chịu phát biểu vì sân khấu Santa Clara ballroom ở California không phải là bục giảng Ngô Quyền ở Biên Hòa yêu dấu ngày xưa. Nhưng cả Cô và học trò ra sức thuyết phục. Chúng tôi còn phác thảo cả discours/ speech cho Thầy trên mặt sau của tờ menu trên bàn. Không phụ lòng học trò, Thầy lên sân khấu có vài lời ngắn gọn súc tích đầy đủ như năm nào giảng Toán trên bục giảng Ngô Quyền và Lê Quý Đôn. Đêm đó cuối thu đầu đông 2012, dù rực rỡ trong y phục dạ hội của ”bỉthday girl” như chị Hảo, hay áo mũ kín mít vì cái lạnh đầu đông như chúng tôi, tất cả chs NQ có mặt hôm đó đều tưởng như mình đang về lại với thời Trung học có Thầy Hiệp giảng Hình học hay Đại số rõ ràng, dễ hiểu trong khung cửa lớp cùa Ngô Quyền xưa.

thayhiep12-1-large-content

Mỗi lần chs Ngô Quyền Bắc California họp mặt, Thầy Nguyễn Phi Hùng lái xe từ Union City về, lúc nào cũng dừng chân ở Milpitas, nhà Thầy Hiệp để được Thầy Hiệp đưa đến "đoàn tụ ngắn hạn" với đồng nghiệp và học trò ở San Jose. Hai ông đồ già không còn dạy Toán từ vài thập niên qua, đang lưu lạc quê người ,vẫn được học trò Ngô Quyền xưa đón tiếp ân cần, lễ độ như năm xưa.

Khi Thầy Hoàng trở bệnh, Thầy Hiệp cùng học trò đến thăm Thầy Hoàng từ ngày đầu tiên, và đưa Thầy Nguyễn Phi Hùng đến thăm đồng nghiệp vài tuần sau đó. Trong giai đoạn hoàng hôn của cuộc đời, các ông đồ già ngồi bên nhau tìm được niềm vui thời son trẻ, từ một thời xưa cũ đưa nhiều lớp học trò qua khúc sông Trung học.

Thầy Hiệp là vậy, luôn có mặt bên những vui buồn của học trò và đồng nghiệp ở San Jose. Ngày cô Trần Thị Hương mất, Thầy là đồng nghiệp duy nhất của Cô Hương cả ở Ngô Quyền lẫn Lê Quý Đôn có mặt ở tang lễ tiễn biệt Cô, và ân cần thăm hỏi các con của Cô.

thay_hiep-large

Năm 2012, họp mặt truyền thống lần thứ 11 của chs NQ ở San Jose, số khách tham dự nhiều hơn dự tính, thấy Ban Tổ chức không có chỗ ngồi, Thầy Hiệp cũng "đồng cam cộng khổ" với học trò , nhường chỗ ngồi của Thầy cho khách mời của một GS Ngô Quyền đến từ Việt Nam. Thấu hiểu "nỗi niềm mang theo" của những chs NQ ghé lưng cùng "vác ngà voi", hai tuần sau đó Thầy Cô tổ chức một buổi "tiệc bỏ túi" ở nhà mời tất cả thành viên của BTC. Cô Thầy chuẩn bị chu đáo có đủ món Bắc, Trung, Nam cho học trò xưa và các chị "dâu Ngô Quyền". Hôm đó, lần đầu tiên đến nhà Thầy - cùng ở thành phố Milpitas với Thầy Nguyễn Xuân Hoàng - bầy học trò xưa tròn mắt nhận ra óc tổ chức, lý luận của môn Toán hiện rõ ở nhà Thầy từ trong garare đến trong nhà lẫn ngoài vườn. Tất cả mọi thứ đều hệ thống hóa, nên nhà Thầy dù nhỏ nhưng rất ngăn nắp và đâu ra đó như lý luận chặt chẽ của môn Toán. Không phải chỉ ở trong khung cửa lớp của NQ yêu dấu ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, nhiều anh chị đã nên ông nên bà (theo đủ mọi nghĩa) vẫn học được rất nhiều điều từ Thầy Nguyễn Thất Hiệp.

thay_hiep_nha-large

Năm 1959, trường Ngô Quyền còn non trẻ, chỉ mới có đền lớp Đệ Ngũ (lớp tám), thầy trò còn phải "ăn nhờ ở đậu" ở các trường Tiểu học, giáo sư Toán Nguyễn Thất Hiệp là một trong những giáo sư trẻ nhất lúc đó của trường. Hình ảnh ông thầy trẻ nghiêm nghị, luôn đạo mạo trong chemise trắng ngắn tay, quần tây đen là một ám ảnh của các anh chị không học hành nghiêm chỉnh. Thầy kỳ vọng rất cao ở học trò nên rất nghiêm khắc, đôi khi năng lời khiển trách học trò khi các anh chị chểnh mảng trong việc học hành. Những năm đầu thập niên 60s, đội ngũ giáo sư chưa phát triển đồng bộ với tốc độ phát triển của trường, Thầy Hiệp phải dạy môn Toán ở rất nhiều cấp lớp, từ lớp 8 đến lớp 11. Với các lớp nhỏ Thầy đã nghiêm, với các lớp đệ tam, đệ nhị Thầy không bao giờ cười, ngay cả trong giờ tất niên mỗi cuối năm.

thayhiep70-large

Đến cuối niên khóa 70-71, Thầy chuyển về Trung tâm Giáo dục Lê Quý Đôn ở Saigon, mang theo nhiều ấn tượng đẹp về học trò Ngô Quyền, trong đó hai người nổi bật nhất trong suốt 12 năm Thầy Hiệp "gõ đầu trẻ" ở Ngô Quyền là anh Trần Hữu Phúc K8 và chị Trần Thị Hiệp K6 .

Hầu hết chs NQ ở Bắc California đều là học trò trực tiếp của Thầy Hiệp, nên từ bao nhiêu năm qua Thầy vẫn là cố vấn tối cao, là nguồn trợ lực, giúp cho các anh chị chs Ngô Quyền ở San Jose không mỏi mệt trong việc vác ngà voi.

Ở tuổi ngoài 70, Thầy Hiệp vẫn còn khỏe mạnh so với người cùng tuổi. Thầy được một trong những học trò ruột ngày xưa, BS Huỳnh Quan Minh (chs NQ K6) chăm sóc sức khỏe.

Ngày xưa Thầy dạy dỗ cho học trò từng định đề Hình học, bây giờ học trò chăm lo cho Thầy từng viên thuốc, từng dấu hiệu thoái hóa của sức khỏe. Từ định đề Euclide của giờ Hình học năm xưa đến định luật "sinh lão bệnh tử" của cuộc đời đều phảng phất tình nghĩa thầy trò và hình ảnh Ngô Quyền yêu dấu ngày xưa.

Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối tháng 10/ 2013

27 Tháng Hai 2010(Xem: 32128)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38732)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
21 Tháng Mười 2009(Xem: 16986)
Ngay cả những lớp CHS NQ vào trường sau này, chỉ được gặp Thầy ở Mỹ những năm gần đây cũng có nhiều ấn tượng rất tốt đẹp về Thầy và “… cứ tưởng tượng cái dáng cao cao của Thầy đi bách bộ thong dong trong trưa hè nắng chói của đường Bolsa, giữa đời sống bon chen, tất bật ở Mỹ giống như cái dáng của các tiên ông hiền từ đi dạo ở cõi trần tục trong truyện cổ tích đã đọc thời còn nhỏ…”
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34324)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
09 Tháng Mười 2009(Xem: 15144)
Một Góc Thầy Trò - Thầy Mai Kiến Phúc. Một đ i ều đặc biệt về Thầy Mai Kiến Phúc là Thầy rất yêu nghề đi dạy, và dù chỉ được đứng trên bục giảng 14 năm (1965-1979) nhưng suốt thời gian đó, Thầy liên tục ..."gõ đầu trẻ" ở Trung học Ngô Quyền với môn Vật Lý.
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34113)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37295)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37106)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58171)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81216)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 36762)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18013)
Các em thân mến, Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái " các em ". Các em hôm nay đã ở vào địa vị " ông nội ", hay " bà ngoại ", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi.