Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Kim Loan - THANKSGIVING CANADA

Friday, October 18, 20243:48 AM(View: 548)
Kim Loan - THANKSGIVING CANADA


THANKSGIVING CANADA


Canada có nhiều ngày Lễ giống như người bạn láng giềng Hoa Kỳ, nào là Christmas, New Year, Halloween, Mothers Day, Fathers Day… nhưng cũng có hai ngày Lễ không trùng ngày. Thứ nhất, đó là ngày Quốc Khánh (dĩ nhiên rồi, không lẽ cũng lấy ngày July 4th, ngoại trừ Canada muốn là tiểu bang thứ 51 của Mỹ! Vì thế mà Canada dời lên chút xíu, mừng Quốc Khánh vào ngày July 1st)), và ngày khác nữa là Thanksgiving. Nếu xứ Mỹ mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, thì Canada lại mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng 10. (Còn nếu muốn biết tại sao khác nhau, thì xin hỏi nhà thông thái Googles, chớ tôi mà viết ra thì sợ bị lạc đề.)

Tuy nhiên, ý nghĩa và nguồn gốc Thanksgiving của hai đất nước Bắc Mỹ này khá giống nhau, cũng như cách thức ăn mừng truyền thống với con Gà Tây, tạ ơn mùa màng tươi tốt. Hàng năm, tới mùa Thanksgiving, chúng ta, những người Việt tha phương, cũng đều có những tâm tình tạ ơn giống nhau. Cám ơn xứ sở mới đã giang rộng vòng tay đón chào chúng ta. Cám ơn những người xung quanh, cám ơn gia đình, bè bạn khắp nơi.

Với tôi năm nay, xin được có vài lời tri ân đặc biệt đến thành tựu rực rỡ của nền khoa học công nghệ hiện đại, đã cống hiến cho cuộc sống nhân loại biết bao điều mới mẻ, thuận lợi, và vô cùng hữu ích.

Với Facebook, mạng xã hội toàn cầu đã nối kết mọi người rất mau chóng, diệu kỳ. Bạn bè cũ, hàng xóm xưa, ân nhân thất lạc, “người dưng khác họ mà thương” thuở ấy… được tìm thấy nhau. Người ta trao đổi thông tin, chia sẻ tin tức nóng hổi “chỉ trong vòng một nốt nhạc”. Nhiều sự thật được phơi bày mà những chính quyền độc tài (trong đó có Việt Nam) rất đau đầu, khổ sở tìm cách đối phó.

Mạng Googles thì khỏi nói rồi he! Đó là cuốn từ điển bách khoa bao la cho nhiều người. Dù là mấy bà nội trợ, ngồi ở nhà cũng có thể tìm đọc về mọi thứ trên cõi đời này. Từ những kiến thức lớn lao thuộc lĩnh vực văn hoá, chính trị, lịch sử, địa lý, xã hội, sức khỏe, cho đến những mẹo vặt linh tinh trong nhà ngoài phố, kể sao cho hết!

Tôi vốn là “tiểu thư con nhà nghèo”. Gia đình thuộc loại thường thường bậc trung, nhưng được cái… đông con, tôi lại thuộc nhóm út ít, nên mọi việc trong nhà đều có các anh chị lớn đảm đương. Từ bé cho đến lúc học xong cấp ba, rồi ra trường đi dạy học, hầu như tôi chỉ biết học và chơi, không phải động tay động chân vào các việc nhà. Vì vậy, chuyện bếp núc may vá đối với tôi là chuyện… xa vời, chỉ là con số không. Thực ra, cũng có đôi lần tôi được giao việc canh bếp củi nấu nồi cơm, nhưng hình như “chẳng nên cơm cháo gì”. Một thời gian sau, nhà có nồi cơm điện thì thỉnh thoảng tôi mới được giao lại nhiệm vụ… cắm nồi cơm.

Đến khi vượt biên qua trại tỵ nạn Thailand, tôi lại may mắn (hay xui xẻo không biết nữa!) ở chung một nhóm 4 cô gái, trong đó có 2 cô thích nấu ăn, giành luôn phần cơm nước để cho tôi thoải mái đi làm thiện nguyện.

Bởi vậy khi qua Canada định cư rồi lấy chồng, ngày cưới tôi, nhóm bạn thân bên Việt Nam đã gửi tặng món quà “đầy ý nghĩa”, là hai cuốn sách dạy nấu ăn của tác giả Triệu Thị Chơi. Tôi mừng húm mở sách ra bắt đầu áp dụng, nhưng chẳng có các món cơm canh thông thường như rau luộc, thịt kho, trứng chiên mà toàn là những món nem công chả phượng, bánh trái dành cho tiệc tùng. Còn những món cuối tuần như cà ri, bò kho thì cách trình bày công thức sơ sài, khó hiểu, chưa kể nguyên vật liệu không phù hợp hoặc khó kiếm tìm nơi hải ngoại, nên tôi đành xếp hai cuốn sách đó vào tủ để ngắm chơi.

Tôi bắt đầu học hỏi từ thực tế, từ những lần đến nhà bạn bè, người quen xung quanh, thấy món nào ngon là hỏi ngay bí kíp rồi ghi chép vào cuốn sổ tay, dần dần cũng đầy những món cần thiết. Tôi đã có những ngày cuối tuần cặm cụi làm bánh bao cho chồng con mang đi làm, đi học. Những ngày tuyết đổ tôi nổi hứng “làm siêng” nướng bánh đậu xanh để uống trà, làm món lẩu Thái ăn cho ấm bụng và những bữa cơm gia đình cũng khá đầy đủ các món căn bản của ba miền, canh rau, đồ mặn, đồ xào…

Nhưng chỉ đến khi có kênh Youtube thì khả năng nấu nướng của tôi đã bắt đầu có tiến bộ, vượt trội. Chỉ cần “nhấp con chuột” là có biết bao công thức các món, được tận mắt trông thấy phần hướng dẫn thực hành, rồi áp dụng làm theo là có ngay thành phẩm. Lần đầu chưa vừa ý, thì vài lần sau sẽ gần “như ý”. Chồng con tôi cũng quen dần với những lần “bị” bất ngờ khi bữa cơm chiều xuất hiện các món “mới và lạ” trên bàn ăn: Cơm Gà Hải Nam, Bún Hến, Bánh Bột Lọc, Mì Xào Lobsters, Bánh Tôm Tây Hồ, Bún Chả Obama (không phải chả làm từ… thịt ông Obama, mà là bún chả cựu Tổng Thống Mỹ đã ăn khi thăm Việt Nam).

Đến mùa Thanksgiving hay Giáng Sinh, tôi cũng ngang nhiên rộn ràng làm món Roasted Turkey đúng kiểu truyền thống với đầy đủ stuffing, mashed potato, salad, cranberry sauce như mọi người bản xứ. Và chẳng nhớ đã từ bao lâu, hai cuốn sách của bà Triệu Chơi đã bị lãng quên trên tủ sách trong phòng, giờ chỉ còn là kỷ niệm của mấy đứa bạn biết rõ khả năng nấu nướng của tôi.

Dĩ nhiên, với một người vụng về, không có khiếu nấu ăn, thì dù có cây đũa thần hay đôi hia bảy dặm như trong truyện thần thoại cổ tích, thì tôi cũng không thể biến hoá trở thành một đầu bếp nhà nghề, đảm đang. (Những người có năng khiếu bẩm sinh thì chỉ cần phẩy tay là có ngay dĩa gỏi đẹp mắt, nồi soup thơm lừng đúng khẩu vị, hay chén nước mắm pha không chê vào đâu được). Nhưng ít ra, tôi cũng có thể tự hào, (với sự trợ giúp của Youtube), là tôi không “ngán” nấu bất cứ món gì khi chồng con yêu cầu. Có thể là chưa được xuất sắc, chưa được gọi là “tuyệt vời” nhưng bảo đảm rất “chất lượng” và so với thời “ tôi, chính tôi ngày xưa đó” khi còn trẻ và chưa có Youtube thì đã khá hơn rất nhiều. Thậm chí mới đây chồng tôi còn tuyên bố, kể từ khi tôi biết nấu Phở và Bún Bò Huế thì anh ấy không cần ra nhà hàng ăn hai món này nữa.

Như thế cũng đủ để Tạ Ơn chưa quý vị?!

KIM LOAN


canada

Friday, October 18, 2024(View: 617)
Hiện giờ thì trẻ lạc đã sung sướng tung cánh gà tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đầm ấm. Còn con gái thì mừng rỡ cảm ơn mẹ rối rít! Thôi thì đầu năm mất của mà tìm lại được cũng là điềm tốt,
Wednesday, October 16, 2024(View: 906)
“Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.
Saturday, October 5, 2024(View: 708)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 2024(View: 1610)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 2024(View: 820)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Friday, October 4, 2024(View: 949)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…
Friday, October 4, 2024(View: 806)
Ngày đó, tôi chưa biết tiếc nuối những kỷ niệm thời nhỏ dại. Bây giờ, trên nửa thế kỷ sau, ngồi nhớ lại mới thấy hụt hẫng. Những con đom đóm lập lòe của tuổi thơ tôi đã tuyệt chủng ngay từ những ngày xa xưa đó.
Sunday, September 22, 2024(View: 1091)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 2024(View: 2420)
Nhìn vào tấm lịch treo trên tường, tôi thấy ngày Thứ Ba 17 Tháng 9 năm 2024 lại là ngày Tết Trung Thu năm 2024.
Friday, September 20, 2024(View: 2865)
Tháng chín Cali đón thầy cô Huỳnh Công Ân đến thăm. Thầy bây giờ cũng không khác học trò là bao, nhiều khi còn trẻ hơn là khác.
Friday, September 20, 2024(View: 1960)
Lần lượt từng cuốn album được lật qua, nâng niu, từng kỷ niệm sống lại, bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, để rồi ngẩn ngơ chép miệng, mới ngày nào!
Sunday, September 8, 2024(View: 2291)
Nghe nói cơn bão Yagi đang tiến vào Trung Quốc và VN. Xin cho cơn bão mau qua và đừng gây thiệt hại cho người dân tội nghiệp nước tôi. Cầu nguyện. Cầu nguyện.
Sunday, September 8, 2024(View: 7562)
BĐH Website NQBH xin chuyển lại nguyên văn bài viết của em Linh Vũ, là thứ nữ của Thầy Vũ Khánh Thành. Nội dung bài viết tựa lời ly biệt, như tiếng lòng của em Linh Vũ đối với người cha quá cố em yêu thương.
Sunday, September 8, 2024(View: 1983)
Chiều nay cũng như những buổi chiều hôm trước, những cơn mưa cứ rả rích liên miên bất tận. Mưa không lớn, mang theo gió lạnh buốt, hình như từ bên phía đồi cù tràn qua.“Mưa nhè nhẹ cho vừa nhớ thương”,
Saturday, September 7, 2024(View: 2575)
các quán cà phê nhạc được phổ biến những dòng nhạc thịnh hành ở hải ngoại lúc bấy giờ, qua phần trình diễn bởi các ban nhạc nổi tiếng như: ABBA, Boney M, Modern Talking, Bee Gees..
Friday, September 6, 2024(View: 3051)
Nó có khiếu kể chuyện vui. Câu chuyện tầm thường mà qua cách kể chuyện của nó, thiên hạ lắng nghe và cười. Nó là ngôi sao sáng, là trung tâm của bạn bè.
Wednesday, September 4, 2024(View: 1467)
Trong thời gian tôi học ở bậc trung học và đại học, đa số các ông thầy của tôi đều là “Bắc Kỳ”. Có lẽ vì ở miền Bắc, đời sống khó khăn hơn, thời tiết khắc nghiệt hơn, ...
Wednesday, September 4, 2024(View: 1960)
Tôi không biết anh Nhật Tiến có sinh hoạt Hướng Đạo cho đến khi gặp Anh tại trại họp bạn Hướng Đạo Giữ Vững 1970 tại Suối Tiên Thủ Đức và được sinh hoạt chung với Anh từ năm 1971
Wednesday, September 4, 2024(View: 1162)
Cám ơn người đã dừng chân ghé bến Bến yêu thương, bến quí trọng, thân tình Nếu ta cùng chung một kiếp nhân sinh Thì ta hãy thương yêu trong cuộc sống
Monday, August 26, 2024(View: 4015)
Và thế tôi xin mượn âm điệu bài hát 'NGÀN THU ÁO TÍM" của nhạc sĩ Vĩnh Phúc và Hoàng Trọng để diễn tả cuộc tình thật đẹp của những đôi tình nhân cùng học trường Ngô Quyền Biên Hòa.