Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - CẢI LƯƠNG, BỘ MÔN VĂN NGHÊ ĐỘC QUYỀN CỦA MIỀN NAM

Sunday, November 19, 20232:46 AM(View: 296)
GS. Huỳnh Công Ân - CẢI LƯƠNG, BỘ MÔN VĂN NGHÊ ĐỘC QUYỀN CỦA MIỀN NAM

CẢI LƯƠNG, BỘ MÔN VĂN NGHÊ ĐỘC QUYỀN CỦA MIỀN NAM


 

Tin ông vua cải lương Thành Được qua đời sáng ngày 16/11 vừa qua tại thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ làm những người miền Nam không khỏi tiếc nuối một trong những biểu tượng của bộ môn cải lương miền Nam.

 

image002

Nhân đây cũng nên nhắc qua tiểu sử của người nghệ sĩ tài danh của bộ môn cải lương này. Thành Được (8 tháng 9 năm 1934 - 16 tháng 11 năm 2023) là nghệ sĩ cải lương nổi tiếng thành danh cùng thế hệ nghệ sĩ Út Trà Ôn, Út Bạch Lan, Thanh Nga... Ông từng được mệnh danh là "Ông vua không ngai" hay "Kép hát thượng thặng" trong làng sân khấu cải lương miền Nam.
 
Thành Được tên thật là Châu Văn Được, sinh năm 1934, tại An Mỹ, Kế Sách, Sóc Trăng, trong gia đình phú nông.
Sau khi học xong tiểu học, ông theo cậu ruột là bầu gánh hát cải lương Thanh Cần, để học hát và lên sân khấu diễn lần đầu tiên vào năm 1954 trong gánh hát của người cậu. Sau đó 2 năm, ông đã nổi bật trong vai Tô Điền Sơn (tuồng Khi hoa anh đào nở). Năm 1958, Thành Được về Đoàn Kim Chưởng, sau đó tới Đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, rồi trở lại Kim Chưởng.
Năm 1961, ông kết hôn với nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan. Hai người cũng trở thành đôi giọng ca vàng qua các vở Con gái chị Hằng, Tấm lòng của biển, Bọt biển, Chuyện tình 17, Tình Xuân muôn tuổi nhưng đặc biệt hơn cả là vở Nửa đời hương phấn. Đến năm 1964, hôn nhân của họ tan vỡ.
 

Năm 1966, Thành Được đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai diễn tướng cướp Thi Đằng (tuồng Tiếng hạc trong trăng).

Năm 1984, Thành Được đi lưu diễn tại Đức, nhân đó xin tị nạn chính trị tại đây. Thành Được sống bằng nghề nhà hàng tại Đức và năm 1995 di dân đến Hoa Kỳ mở nhà hàng Thành Được tại Milpitas, California, một thành phố nhỏ sát San Jose, California và sống ở đây tới ngày mất.



image003Thanh Nga

Nếu bên những nữ nghệ sĩ tài danh có Thanh Hương, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu… và nhứt là Thanh Nga thì bên cạnh những nam nghệ sĩ nổi tiếng như Út Trà Ôn, Hữu Phước, Tấn Tài, Thanh Sang, Minh Cảnh….thì phải nói đến Thành Được, một nghệ sĩ đẹp trai, hát hay và diễn giỏi.


image006

Út Trà Ôn

Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón. Tiền “chuộc” đào kép chánh lên đến bạc triệu nên các tài danh cải lương rất giàu có. Thành Được nổi tiếng là tay sưu tập xe hơi. “Vua vọng cỗ” Út Trà Ôn đánh bi -da cá độ mỗi bàn hàng chục ngàn đồng (tiền thời đó).

 

Nếu bài vọng cỗ “Tình anh bán chiếu” không ai ca qua mặt được đệ nhứt danh ca Út Trà Ôn thì bản ”Đêm lạnh trong tù” mang dấu ấn của kép đẹp Thành Được.

 

Nói về lịch sử bộ môn cải lương xin trích lại ý của nhà khảo cổ Vương Hồng Sển: "có người cho rằng cải lương đã manh nha từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn, thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách... nên cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ.”

 

Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản, nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản. Ở đây là đã cải lương (cải cách, đổi mới) nghệ thuật hát bội. Từ 1 động từ theo nghĩa thông thường đã trở thành 1 danh từ riêng. Sau khi cải lương thì nghệ thuật Cải Lương đã khác hẳn với nghệ thuật hát bội cả về nội dung và hình thức.

Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài Gòn, có diễn tuồng Pháp – Việt nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.

Sau đêm này, André Thận trước và Năm Tú sau, đã đưa cải lương lên sân khấu thiệt thọ. Năm 1922, tuồng Trang Tử thử vợ và tuồng Kim Vân Kiều diễn tại rạp Mỹ Tho rồi lên diễn tại rạp Chợ Lớn và rạp Moderne Sài Gòn... lúc này hát cải lương mới thành hình thật sự

Theo Tự điển bách khoa Việt Nam:

Những năm 1920 – 1930 là thời kỳ phát triển rực rỡ, nhiều gánh hát ra đời, nổi tiếng nhất là hai gánh Phước Cương và Trần Đắc có dàn kịch gồm ba loại: các tuồng tích ủa Trung Hoa loại xã hội và loại phóng tác (như "Tơ vương đến thác", "Giá trị và danh dự").

Trong thời kỳ 1930 – 1934, nghệ thuật cải lương lan truyền ra ngoài Bắc và nhiều nghệ sĩ xuất sắc xuất hiện như Năm Phỉ, Phùng Há, Bảy Nhiêu, Năm Châu... Thời kỳ kinh tế khủng hoảng, nhiều gánh hát tan rã. Dựa vào tâm lý của dân chúng ngả về tôn giáo, các gánh hát đua nhau diễn các tích về Phật, tiên, đi đầu là gánh hát Tân Thịnh.

Từ 1934, xuất hiện phong trào "kiếm hiệp", đi đầu là gánh Nhạn Trắng và soạn giả Mộng Vân người Bạc Liêu vói những vở tuồng nổi tiếng: "Chiếc lá vàng", "Bích Liên vương nữ", "Bảo Nguyệt Nương".

 

Tại Việt Nam Cộng hòa, thập niên 1960 là thời kỳ hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả tân nhạc. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công như Hùng Cường. Riêng tại vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đã có trên 39 rạp hát cải lương và 20 nơi luyện cổ nhạc (gọi là "lò"), trong đó có những "lò" nổi tiếng như của Út Trong (từng là trưởng dàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện Thanh Nga từ lúc còn thơ ấu), Văn Vĩ, Duy Trì, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo,...trong những giải thưởng của ngành Cải lương thời đó, nổi tiếng và uy tín có Giải Thanh Tâm, do ông ký giả Thanh Tâm (tên thật là Trần Tấn Quốc) thành lập, hoạt động từ năm 1958 đến năm 1968, mà người nhận giải đầu tiên là nữ nghệ sĩ Thanh Nga .

Những soạn giả tuồng nổi tiếng trong thời này có Năm Châu, Điêu Huyền, Hà Triều, Hoa Phượng, Bảy Cao, Thế Châu, Thiếu Linh, Yên Lang, Nguyên Thảo, Mộc Linh, Yên Bình, Nguyễn Phương, Kiên Giang, Thu An, Viễn Châu (sáng tạo hình thức tân cổ giao duyên, tức là hát cải lương chung với tân nhạc),... Những gánh hát cải lương nổi tiếng thời này có đoàn Hoa Sen, Thanh Minh – Thanh Nga, Kim Chưởng, Thống Nhứt, Kim Chung, Dạ Lý Hương.

 

Một điều cần nhấn mạnh ở đây, cải lương là sản phẩm của người miền Nam nên dù ông bà bầu Long là người miền Bắc và là chủ của công ty cải lương Kim Chung gồm đến 6 đoàn hát đánh số từ 1 tới 6 nhưng đào kép đều là người miền Nam. Ban đầu khi mới di cư vào Nam, đoàn Kim Chung còn dựa vào các đào kép người Bắc như Huỳnh Thái, Kim Chung, Bích Thuận, Bích Sơn… nhưng cũng như khi hát tân nhạc người ta phải sử dụng giọng Bắc, hát vọng cỗ phải dùng tiếng Nam, những nghệ sĩ nói trên dù diễn xuất rất hay nhưng giọng ca vẫn không đủ chinh phục khán giả. Như vậy có thể nói nghệ thuật cải lương là độc quyền của các nghệ sĩ miền Nam.

 

Sau ngày 30/1975 các gánh cải lương giải tán, chánh quyền CS cho lập những đoàn hát quốc doanh như Trần Hữu Trang, Sài Gòn 1, Sài Gòn 2... Tuồng tích được soạn theo định hướng tuyên truyền của chế độ nên không được khán giả tán thưởng, đào kép được trả lương như công nhân không đủ sống nên bộ môn cải lương càng ngày càng lụn bại và ngày nay chỉ còn là một hoài niệm về quá khứ.

 

Nhưng thiển nghĩ, cũng như nhạc vàng, những gì có giá trị dù hiện bị mai một nhưng một ngày nào đó cải lương sẽ sống lại vì nó đã nằm trong tâm hồn chất phác, thiện lương nhưng không thiếu tình cảm của người miền Nam.

 

(Viết nhân tin nghệ sĩ Thành Được qua đời)

Huỳnh Công Ân

18/11/2023

* Tài liệu tham khảo :

- Wikipedia tiếng Việt

- Vương Hồng Sển

- Trần Văn Khê

- Tự điển Bách Khoa Việt Nam

 

Wednesday, November 22, 2023(View: 187)
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau
Wednesday, November 22, 2023(View: 217)
chị đã thấy đã nghe có những người Mỹ làm ra tiền mà vẫn quanh năm túng thiếu, mua cái gì cũng phải trả góp, từ cái ti vi, tủ lạnh, tấm nệm giường,
Friday, November 17, 2023(View: 2176)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
Monday, November 13, 2023(View: 2679)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
Sunday, November 12, 2023(View: 653)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
Saturday, November 4, 2023(View: 1865)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
Saturday, November 4, 2023(View: 1844)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
Saturday, November 4, 2023(View: 1006)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
Saturday, November 4, 2023(View: 819)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
Monday, October 23, 2023(View: 1134)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
Saturday, October 21, 2023(View: 1023)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
Saturday, October 21, 2023(View: 1260)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
Friday, October 6, 2023(View: 1244)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
Saturday, September 23, 2023(View: 1476)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
Saturday, September 23, 2023(View: 1789)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
Saturday, September 23, 2023(View: 1605)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
Saturday, September 23, 2023(View: 1414)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
Tuesday, September 12, 2023(View: 1666)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
Tuesday, September 12, 2023(View: 1546)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
Sunday, September 10, 2023(View: 1563)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?