Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Thùy An - CHA CỦA NGƯỜI TA, LÀ BA CỦA TÔI

11 Tháng Tư 20231:12 SA(Xem: 4884)
Trần Thùy An - CHA CỦA NGƯỜI TA, LÀ BA CỦA TÔI


CHA CỦA NGƯỜI TA, LÀ BA CỦA TÔI


TranThuyAn
    Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”. Một Phút mà Ông Ta đã đưa ra quyết định tương lai cho một đời người thì thật đúng là dân nhà binh nhiều năm quân ngủ; dứt khoát nhanh chóng mặc dù không phải là việc đánh nhau trên chiến trường gần kề giữa cái sống và chết trong gang tấc nhưng đây lại là Tình Người cao cả. Con Bé mới sinh mang cái tội Lai Mỹ nên người mang nặng đẻ đau sau 9 tháng 10 ngày đã nhẫn tâm cho người khác và nếu không có được có người có tình người cao cả thì Tôi phải vào Viện Mồ Côi. Vợ của Ông ta sinh con gái cho Ông ta chỉ trước Tôi có 4 tiếng và Tôi thì bị Mẹ rao “Cho Con”; chỉ nhìn Tôi một phút rồi trở về phòng của Vợ nói lên quyết định xin con nuôi và Vợ không thuận nhưng cũng không phản đối; thế là thủ tục cho Con của mẹ Tôi và xin con của Cha Tôi được thỏa thuận trên giấy trắng mực đen được đưa cho Bà Mụ và cũng là Chủ phòng sinh quân đội Tỉnh Khánh Hòa. Thủ tục chưa kịp hoàn tất; Mẹ của Tôi đã bỏ Tôi ra đi. Tôi còn say ngủ Tôi nào có biết gì; đến cả mắt của Tôi còn chưa mở. Tôi được Cô Mụ bồng sang giao cho Bà Mẹ thứ Hai. Khi Tôi mở mắt được để nhìn đời thì nét mặt cương nghị đó đã in sâu vào tâm não Tôi từ ngày đó và có lẽ là mãi mãi không bao giờ phai nhạt trong Tôi. Ba của Tôi.

    Tôi và Chị của Tôi sống những ngày êm đềm nhứt ở miền Thùy Dương cát trắng Nha Trang. Ba và Mẹ của Tôi đều đi làm, hai chị Em tôi được giao cho người giúp việc mà người giúp việc lại là Cháu của Mẹ Tôi, nên rất cưng chìu chúng tôi. Ba Tôi kể lại Tôi rất dễ chẵng mấy khi Tôi khóc. Sáng Mẹ cho Hai đứa bú xong Ba chỡ Mẹ đến sở làm rồi Ba mới từ thành phố lái Honda về gần Chutt là Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân. Ba Mẹ rời nhà thì Tôi ngủ mãi đến khi Ba Mẹ về nhà ăn Cơm Trưa, thì như đánh hơi được mùi của Mẹ Tôi, nên thức dậy Bú xong, Ba Tôi tắm cho hai Chị Em của Tôi, vì Mẹ sợ tắm chúng Tôi sẽ bị lọt tay rớt xuống đất, nên gần cả năm chúng tôi đều được Ba tắm. Ba Mẹ cơm xong thì phải đi làm lại tới 5 giờ chiều mới về. Ba Mẹ thường đi tắm Biển đến 6 giờ rưỡi mới về ăn cơm. Gần nửa năm đầu Chị của Tôi và Tôi đều được Ba đem sang giường ngủ với ba vì báo thời đó có đăng tin một đứa trẻ mới sinh bị Mẹ đè chết mà không hay; nên ba sợ Mẹ đè chúng tôi. Đêm nào Ba cũng phải thức dậy khuấy sữa cho Tôi; vì uống sữa bột guigoz của Pháp quen nên Tôi thích sữa hộp hơn sữa mẹ; còn Chị của Tôi thì Ba đem cho Mẹ của Tôi cho bú.

    Mỗi năm Ba và Mẹ của Tôi cùng Chị giúp việc về thăm Nội Ngoại một lần nhưng Mẹ tôi có cái bệnh say xe, say sóng nên say cả đi máy bay chong chóng. Vé Beoing 727 thời đó đắt gấp 3 hay 4 lần vé máy bay chong chóng; nhưng Ba Mẹ của Tôi đều đi làm nên mỗi lần về thăm Nội Ngoại mất hết hơn 2 cây vàng thời đầu thập niên 70. Ba lúc nào cũng không sợ tốn hao nên về Miền Đông thăm Ngoại cũng như về Miền Tây thăm Nội đều đi xe Lô và Mẹ được mua nguyên băng để nằm.

    Thế rồi Đại nạn tháng 4 Đen; may mắn chúng Tôi về Sài Gòn trước mấy tháng, nếu không thì dù Ba có là Hải Quân nhưng trên đường di tản tháo chạy chưa chằc gì Tôi và Chị Tôi còn mạng! Sau 30 tháng 4 năm 1975 Ba Tôi đem cả gia đình về nhà Bà Nội ở Mỹ Tho, nhưng 2 ngày sau Cô Tôi vẫn còn làm lại ở ngân hàng quận 8 về bảo Ba Tôi phải rời nhà Bà Nội của Tôi chứ không sẽ bị truy tìm bắt lại vì bỏ cây xăng ở Biên hòa. Ba Tôi đem gia đình về Chợ Gạo Quê của Ông Cố Tôi và mãi đến hơn nửa tháng sau Ba Tôi mới trình diện và 2 tháng sau bị đi tù Cải tạo. Mẹ của Tôi về thăm Bà Ngoại 2 lần, nhưng chỉ đem Chị của Tôi mà không cho Tôi đi và mùa Xuân đầu tiên ngày Ông Bà Táo về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng là ngày Mẹ của Tôi đem Chị của Tôi về giỗ Ông Ngoại của Tôi và không về nữa!!. Mùa Xuân đầu tiên ảm đạm nhứt trong đời của Tôi và của biết bao nhiêu người ở Miền Nam chầm chậm qua đi rồi mùa Xuân nữa lại đến Ba của Tôi vẫn chưa về. Bà Nội vẫn mỗi tháng đi thăm ba tôi được 15 phút; Tôi xin bà Nội đi thăm Ba nhưng Bà Nội nói Con đi thì Bà làm sao trả lời với Ba của Con về Mẹ và Chị của Con. Con chắc còn có ngày gặp lại được Ba của Con. 3 năm sau, Tôi còn nhớ là một buổi chiều Mưa tầm tã, một người vừa ốm lại vừa đen dầm mưa đi vào nhà Tôi; Tôi hết hồn định chạy vào kêu Nội; nhưng có lẽ Phụ Tử tình thâm hay sao mà Tôi rút hết can đảm nhìn người khách lạ và nhận được Ông Ốm Đen gần như là người khác lạ đó là Ba của Tôi.

Tôi gần như nhào tới ôm chầm lấy Ba và Ba của Tôi cũng ôm Tôi mà miệng thì nói:
    - Ứớt hết Con! 
    Tôi mặc kệ và miệng thì gọi: 
    - Nội ơi Ba về; Nội ơi Ba Con về.

    Chính Tôi kể cho Ba biết tin Mẹ dẫn Chị bỏ đi đã 3 năm rồi. Ba Tôi buồn hay không Tôi cũng không biết được; mọi việc hình như Ông dửng dưng; có lẽ tận cùng của đau thương làm con người chai đá! Ba Tôi bị quản chế 1 năm và sau khi ra dân, thì vẫn thế cứ vài ngày thì gọi đi đào Kinh, vác lúa thuế, bít Rạch, bít Kinh, rồi nước động nước thúi cây trái, ruộng lúa úng nước, ngập chết; lại phải đi phá đập. Một năm Ba của Tôi phải đi làm khoảng 3 tháng rưỡi đến 4 tháng không công.

    Tôi đã học lên lớp 5. Ở Xóm,  ở Làng, ở Trường, Tôi không giống bất cứ ai. Dang nắng lao động ở Trường; Da Tôi không rám đen mà lại trắng hồng rồi Trắng đỏ ra, nhiều khi bị phồng lột da rồi trắng vẫn hoàn trắng. Tôi dẻo dai, gan lì giống Ba Tôi. Tôi không bị kỳ thị vì Tôi học giỏi; đó là nhờ công của bà Nội đã dạy Tôi biết đọc biết viết và thuộc làu cửu chương cũng như làm được 4 phép tính trước khi đến trường. Các Cô gần như đều thương và hay cho thức ăn, trái cây cho Tôi. Bà Nội Tôi nói: “Con nhờ Cha Con mà hưởng lợi vì Cha của Con coi như độc thân” ngày đó Tôi chẳng biết ý nghĩa là gì?.

    Lệnh mới ban ra: “Con của Ngụy không được lên lớp 10”. có nghĩa là Tôi chỉ học đến lớp 9 mà thôi. Lý do chắc là vì Con Ngụy có di truyền của Ông Cha nên học giỏi hơn con của cán bộ.

    Cô của Tôi từ Sài Gòn về thăm Bà Nội của Tôi thường hơn và Tôi nghe được Cô bàn tính rủ Ba Tôi vượt biên. Tôi ôm Ba tôi và vừa khóc vừa nói:
    - Ba đừng bỏ Con nhen ba!
    Ba tôi mắt rướm lệ nói.
    - Nguy hiểm lắm Con.
    - Con không sợ; Con chỉ sợ Ba bỏ Con mà thôi!.
    - Ừ! Ba chết thì Con mới chết.

    Ba của Tôi lái tàu đưa Tôi và Cô của Tôi với 26 người đến bến bờ Tự Do. Đảo KuKu, Indonesia, sau đó được đưa sang Trại Tỵ nạn Galang; 10 tháng sau sang Singapore 2 tuần khám sức khỏe trước khi đi định cư.

    Ba Tôi đi làm. Tôi đi học. Hai năm sau ba Tôi mua nhà nhưng phải mất 5 năm mới trả hết nợ nhà thì Tôi vào Đại học. 4 năm sau Tôi trong Bộ đồng phục Tốt nghiệp và cái ống màu đỏ đựng cấp bằng cấp tốt nghiệp; Tôi ôm ba Tôi và khóc:
    - Con cám ơn Daddy.
    - Daddy cũng cám ơn Con; nhờ có Con mà Daddy vui sống bấy lâu.

    Lần đầu tiên Tôi thấy Ba của Tôi thật sự rơi nước mắt; có lẽ bao năm rồi xứ Tự Do tình cảm của Ba Tôi đã phục hồi lại được trở lại sau bao năm dài sống trong chinh chiến khổ đau rồi tan thương làm kẻ chiến bại nhọc nhằn cơ cực tuyệt vọng làm chai đá tình cảm mà chỉ có an bình ấm no biết mình sẽ làm gì và sẽ có kết quả ra sau nên Ba của Tôi biết khóc.

    Tôi đi làm được 2 năm, tiền lương đưa hết cho Ba; nhưng lương của Ba cũng xài đủ cho 2 Cha Con nên Ba của Tôi mở sổ Bank riêng cho Tôi và bỏ hềt tiền của Tôi vào đó. Cô của Tôi bán 2 cái nhà để mua 1 cái lớn hơn ở vùng sát thành phố, Ba của Tôi bảo tôi mua cả hai; Lương của Tôi không thể mượn gần nửa triệu bạc nên ba của Tôi dùng cái nhà của ba để thế chấp cho Tôi vay mua 2 cái nhà cho mướn. Bảy năm sau Tôi trả gần hết thì Ba của Tôi lại xúi Tôi mua thêm cái khác. Ba nói Con cần có 3 cái nhà cho mướn và nhà của ba thì để ở thì sau nầy Con không đi làm vẫn có cuộc sống an toàn tự do không lệ thuộc vào tiền thất nghiệp hay tiền già. Tôi thì nghĩ khác Ba của Tôi. Tôi cần có 3 cái nhà cho mướn để khi Ba của Tôi cần đến người chăm sóc Tôi sẽ nghĩ việc để lo cho Ba của Tôi. Tôi cũng chuẩn bị và học lấy bằng thông dịch tiếng Việt cấp 1 và học luôn cả cấp 2 và bằng cấp 3 thì Tôi tự nghĩ là không sau lấy được mặc dù rời Vn Tôi học lớp 5 và mỗi tuần dù mỏi mệt cần nghỉ ngơi Ba của Tôi cũng chở Tôi vượt 25km để học tiếng Việt cuối tuần. Nếu vạn bất đắc dĩ Ba tôi phải vào Viện Dượng lão thì Tôi cũng sẽ xin vào làm thiện nguyện cũng được để chăm sóc cho ba; nhưng chắc không có đâu, Tôi đi tập Gym mỗi ngày để đủ sức nâng đỡ cho Ba của Tôi khi cần. Chồng của Tôi sắp cưới là người Đức nhưng sinh tại đây. Anh ta phải học hết chương trình 1 năm tiếng Việt thì chúng Tôi mới làm đám cưới. Tôi cao 1 mét 70 nhưng Anh ta cao gần 1 mét 80 và Anh ta đồng ý khi Ba của Tôi già phải chấp nhận chăm sóc cho Ba của Tôi. Anh Ta cũng biết thà bỏ Chồng chứ không bao giờ Tôi bỏ Ba của Tôi.

    Tôi cố gắng để viết đáp lại bài “Con Gái của người ta” của ba Tôi muốn đánh động lương tâm của Người và Người phải có Tình Người như Tình Người của Ba Tôi. Nếu Ba của Tôi không có tình người thì có lẽ Tôi nằm trong số gần 4 ngàn trẻ mồ côi trong chiến dịch “Operation Babylift” của Mỹ trong tháng 4 năm 1975. Số trẻ mồ côi nầy phải dùng chữ “Rải” ra khắp thế giới mà nhiều nhứt ở Mỹ rồi đến Canada Pháp Úc…. nhưng biết đâu Tôi không có cái may mắn còn sống vì gần 80 đứa bị tai nạn máy bay tan xác. 4 ngàn trẻ là gần 8000 Cha và Mẹ VN sở dĩ tôi nói gần là vì có những trẻ như Tôi thì Cha không phải là người Việt mà lại là một người Mỹ. Gần trăm trẻ tan xác gần 4 ngàn trẻ rải ra trên nhiều nước. Có Cha Mẹ nào nhỏ 1 giọt lệ xót thương; có người Việt Nam nào trào nước mắt khóc cho những trẻ bạc phần? Bản nhạc Lòng mẹ của Y Vân làm biết bao người nghe rung cảm nhớ tới Mẹ cũng như bao nhiêu bản nhạc bài thơ ca tụng về Mẹ. Tôi gần như Vô Cảm chẵng những vô cảm mà còn không muốn nghe và những bài ca ca tụng về tình Cha Tôi cũng không muốn nghe mà Tôi chỉ thích nghe Ba Tôi nói hay rầy la Tôi, Tôi còn thích nghe hơn Thơ nhạc Tình Phụ Mẫu Tử Vn; trong khi thời bình cũng như thời chiến có hàng triệu hay mấy triệu trẻ Mồ Côi; Chùa nuôi, Nhà Thờ nuôi, Tư nhân cũng mở trung tâm nuôi trẻ mồ côi; Trẻ mồ côi nhiều như thế thì có phải Tình Phụ Tử Mẫu Tử Thiêng Liêng nay đã cạn kiệt? Tình người đã cạn thì Dân Tộc làm sau tồn tại!!!!

    Cha Tôi đã viết:
     “Con Gái của người ta”
    thì Tôi xin đáp lại:
    “Cha của Người ta, là Ba của Tôi”. I love you Forever. Daddy. Trần Thiện Phi Hùng 


Nguồn: VanDanViet.Net


31 Tháng Ba 2024(Xem: 991)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 694)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 626)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 640)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1253)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 924)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1027)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1071)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 819)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 972)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1292)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1013)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1134)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 725)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 955)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1040)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1276)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1222)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1617)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.