Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Chí Phúc - GIÃ BIỆT THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG - THƠ TÌNH THƠ TÙ ĐẸP THẤM

16 Tháng Mười 202212:39 SA(Xem: 4601)
Trần Chí Phúc - GIÃ BIỆT THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG - THƠ TÌNH THƠ TÙ ĐẸP THẤM

GIÃ BIỆT THI SĨ CUNG TRẦM TƯỞNG- THƠ TÌNH THƠ TÙ ĐẸP THẤM

cungtramtuong

Trần Chí Phúc

Cali Today News – Chiều chủ nhật 9 tháng 10 năm 2022, tại tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, thi sĩ Cung Trầm Tưởng vẫy tay giã từ giới yêu thơ ông sau 90 năm rong chơi cõi đời ( 1932- 2022 ); để lại những câu thơ đặc biệt trong vườn thơ Việt Nam. Tên thật của ông Cung Thúc Cần, họ Cung là họ hiếm thấy ở quê hương và bút hiệu là Cung Trầm Tưởng nghe hay hay.

Danh tiếng ông vang xa khi 2 bài hát Tiễn Em và Mùa Thu Paris do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ thơ Cung Trầm Tưởng do một số ca sĩ hát đầu thập niên 1960 được giới yêu thơ nhạc Miền Nam thời đó yêu thích. Năm 1952, lúc đó 20 tuổi, thanh niên họ Cung du học nước Pháp ở Paris và có tình với người con gái bản xứ. Những cảm xúc thời sinh viên đó trải vào bài thơ Mùa Thu Paris và Chưa Bao Giờ Buồn Thế ( Phạm Duy đổi thành Tiễn Em khi phổ nhạc ).


blank


Cũng là thơ tình chia ly nhưng bối cảnh là kinh đô hoa lệ Paris và người yêu là cô gái Pháp tóc vàng mắt nâu là nét mới mẻ trong dòng thi ca của Sài Gòn đầu thập niên 1960. Cho nên khi 2 nhạc phẩm này xuất hiện được nhiều người yêu thích, nhờ tài phổ nhạc của Phạm Duy và những ca sĩ nổi tiếng thời đó trình diễn. Thử nghe và đọc lại mấy vần thơ “ Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế, trời mùa đông Paris suốt đời làm chia ly”; “ Mùa thu Paris, trời buốt ra đi, hẹn em quán nhỏ, rưng rưng rượu đỏ tràn ly… Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu, tóc vàng sợi nhỏ, mong em chín đỏ trái sầu.”

Mùa thu lá vàng Paris đẹp, mùa đông tuyết phủ ga tàu Lyon ở ngoại quốc nhưng qua dòng thơ Cung Trầm Tưởng, câu nhạc Phạm Duy và những tiếng hát ngọt ngào thủ đô Sài Gòn thì trở thành bài hát rất tình tự, gần gũi với người nghe ở quê nhà. Sau gần 70 năm, 2 ca khúc này vẫn còn rung động thính giả.

Nhạc sĩ Phạm Duy không phổ nguyên bài thơ, ông sửa đổi, cắt xén và đôi lúc đặt thêm ca từ cho thích hợp với câu nhạc của bài hát. Bài hát phổ thơ phải có giai điệu, phải có câu nhạc ( melody ) để dễ nhớ dễ hát. Nó khác với Hát Thơ mà thời hiện đại có người khi làm công việc phổ thơ, đã gắn những nốt nhạc vào từng chữ thơ một cách phi nghệ thuật, khiến bài hát trở nên khô cứng, giai điệu kém quyến rũ và tầm thường hóa công việc phổ nhạc từ thơ.

Nhắc tới bài hát Tiễn Em thì cách đây nhiều năm, người viết hỏi nhạc sĩ Phạm Duy rằng trong nhạc phẩm Tiễn Em có câu “Nơi em có trăng soi, anh một mình ở lại…”  nếu hát câu nhạc giống như “ Lên xe tiễn em đi, chưa bao giờ buồn thế..” thì chữ “ lại “ trở thành chữ “ lái”. Cho nên nhiều ca sĩ đã phải sửa chữ “ ở lại” thành “thương nhớ”, “rét giá”. Và Phạm Duy trả lời rằng, đúng ra chữ “ lại” thay vì hát nốt Đố thì phải luyến láy gồm 3 nốt Mi Sol Đố, diễn tả giống như tiếng nấc nghẹn ngào của chàng trai tiễn biệt người yêu.

Vì 2 bài hát phổ thơ Cung Trầm Tưởng là Tiễn Em và Mùa Thu Paris quá nổi tiếng cho nên nhiều người không chú ý đến những bài thơ lục bát đặc sắc của ông trong tập thơ Tình Ca xuất bản năm 1959 như Kiếp Sau : “ Bù em một thoáng trời gần. Đơm hoa kết mộng cũng ngần ấy thôi. Bù em góp núi chung đồi. Thiêu nương đốt lá cũng rồi hoang sơ….Non sông bóng mẹ sầu u. Mòn trông ngưỡng cửa chiều lu mái sầu.” Chữ “ ”, “sầu u”, “chiều lu” nghe lạ mà hay.

Sau khi Sài Gòn thất thủ tháng 4 năm 1975, thi sĩ Cung Trầm Tưởng bị tù Cộng sản 10 năm và năm 1993 ông mới đến được Hoa Kỳ. Trong thời gian ở tù, không có giấy bút nhưng ông làm nhiều bài thơ, đọc cho bạn tù nghe và nhờ họ ghi nhớ trong đầu để mai này ra tù mà phổ biến cho đời.

Hai tập thơ Níu Lấy Quan Tài và Lời Viết Hai Tay được coi là Tù Sử Thi, ghi lại một quãng đời gian khổ ngục tù của ông ở Hoàng Liên Sơn năm 1977. Mời đọc mấy dòng thơ trong bài Vạn Vạn Lý: “ Chấn song đan u ám. Sần sùi nhớp nhúa đen. Ran ran nhạc dế mèn. Nhởn nhơ cười chẫu chuộc… Vỗ vỗ rơi tàn thuốc. Phà khói vào hơi sương. Xa xưa trống lên đường. Tiếng quân hô hào sảng…Mưa về gióng lê thê. Nai kêu nguồn đâu đó. Xưa nay tù ngục đỏ. Mấy ai đã trở về?”

Hoặc mấy dòng lục bát “ Áo tù thẫm máu đôi vai. Hai chân chém nứa vành tai gió lùa. Ngó tay bỗng thấy già nua. Cứa em thân xác mấy mùa thu qua. Môi cằn má hóp thịt da. Ngô vơi miệng chén canh pha nước bùn. Đêm nằm rỗng ruột vai run. Đầu kề tiếng súng chân đùn bóng đêm…”

Từ một chàng thanh niên đến nước Pháp du học văn minh Tây phương, làm thơ tình yêu nồng nàn; rồi trở về nước làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, rồi sau 30 tháng 4 năm 1975, vận nước đổi thay, thi sĩ Cung Trầm Tưởng tiếp tục làm thơ trong ngục tù Cộng Sản.

Dòng thơ ông sau này đổi khác như ông đã từng nói rằng cám ơn lịch sử đã giăng cái bẫy bắt ông mười năm ở tù để thơ ông mở ra, có hệ lụy và có trách nhiệm; rằng khi dân tộc rướm máu thì thi sĩ phải đổ máu, phải đảm nhận sự đau khổ của dân tộc, tạo ra ngôn ngữ- ngôn ngữ của đau khổ…

Những dòng thơ tù của Cung Trầm Tưởng là nét rất riêng như cuộc đời thăng trầm của ông, tả nỗi đau của dân tộc trong một quãng lịch sử trầm luân, nỗi đau của những gia đình ly tán vì thời thế đổi thay trong đó có gia đình ông. Dòng thơ tình và dòng thơ tù và tạo nên một hành trình thơ 60 năm, đẹp, thấm, của thi sĩ Cung Trầm Tưởng, nét chất ngất tình yêu cùng nét đớn đau lịch sử.

Giã biệt thi sĩ Cung Trầm Tưởng, 90 năm cõi nhân sinh cũng đủ cho ông suy gẫm vận nước. Mỗi người chúng ta sống trong một khoảng năm tháng ngắn so với dòng sinh mệnh của dân tộc. Vườn thi ca Việt Nam có đóa hoa đẹp mang tên ông. Giã biệt ông, xin hát câu “ Lên xe tiễn em đi chưa bao giờ buồn thế ”!

Trần Chí Phúc

Nguồn: Cali Today News

Phụ Đính:

(Nguồn chuyenxua.vn)

Bấm vào link bên dưới để tham khảo:

Thi sĩ Cung Trầm Tưởng và hoàn cảnh sáng tác những bài thơ được phổ thành ca khúc nổi tiếng: Tiễn Em, Kiếp Sau, Mùa Thu Paris…




 

09 Tháng Ba 2024(Xem: 572)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 574)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 665)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 457)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 610)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 582)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 775)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 765)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 997)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1080)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1005)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 862)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 996)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 816)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1709)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 778)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 719)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1719)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 974)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri