Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lý Khánh Hồng - DỰNG TƯỢNG ĐÀI....VÀ ANH HÙNG?

08 Tháng Tám 202210:26 CH(Xem: 4264)
Lý Khánh Hồng - DỰNG TƯỢNG ĐÀI....VÀ ANH HÙNG?

Dựng Tượng Đài,...và Anh hùng?



Lý Khánh Hồng
image001


Viết như một nén hương gửi Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân ngày 28 tháng 7 thay cho một người đồng môn nay đà quá vãng



Dựng tượng đài, ép dân, được. Chúng ta thấy. Không đếm xuể!

Nhưng bắt dân đen coi mình như Anh hùng. Khó.

Khó? Tại sao?


Anh hùng? Anh hùng nào?

Thử xem. 

Anh hùng dân tộc: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Còn gì phải bàn thảo. Trần hưng Đạo, ai không biết là Anh hùng dân tộc.

Đức Thánh Trần mà dân tộc ta qua bao nhiêu đời, truyền tử lưu tôn, kể đi kể lại. Bao công lao hãn mã, chống xâm lăng phương Bắc. Giữ vững non sông. Bảo vệ dân , nước. Được truyền tụng...

Cái đời sống ấy. Cái gương hy sinh, giúp dân giúp nước đó của Hưng Đạo Đại Vương luôn là gương sáng của dân ta. Nó thành cái cốt lõi của một lối sống .

Trong nền văn hóa dân tộc.



Thế rồi. Cả nước bây giờ. “Quy về một mối.” (Chữ nghĩa của nhà thơ Nguyễn chí Thiện.) Chỉ những gì Bác và những (thằng như thằng) Trần Dân Tiên, ( cái thằng, )“ Vừa đi vừa hỏi chuyện Bác.” (1)  Họ nói gì. Cả nước phải nghe theo.

Cả đến chuyện một  người trong bọn họ,  Bác. Bác của họ. 

Một hôm nhân ghé đền thờ Đức Thánh Trần. Hỗn hào. Bá vai tiền nhân kiểu, tôi, bác; hay anh, tôi.


“Tôi Bác, chung nhau nghiệp kiếm cung.

Bác đưa cả nước (vượt) qua nô lệ.

Tôi dắt năm châu đến Đại đồng…” như Hồ Chí Minh và thơ khẩu khí của ông ta.


Thì Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Giờ đây nếu còn với vai anh hùng cũng chỉ là lây lất ngang với anh hùng Lê văn Tám.(?)

Sợ còn không bằng.


Vì, lại có,... Những anh hùng của một nhà nước.

Anh hùng Lê văn Tám. 

Làm sao anh ta thành anh hùng cho được. Nhất là ở miền Nam.

Ở miền Nam, làm anh hùng không khó mà cũng hông phải dễ.

Người miền Nam, làm gì cũng đều phải có đạo nghĩa.

Vì còn phải qua thước đo Văn hóa. Hợp và vừa vặn những khuôn mẫu đời sống người dân... miền Nam. 


Anh hùng của dân miền Nam. 

Hãy mượn hình ảnh mờ nhạt của các Anh hùng vô danh.


Qua, 

Chuyện kể. Ở.  Đồn Dak Seang, một tiền đồn của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, hẻo lánh ở Vùng rừng núi Pleiku. 

Một lần, vào ngày cuối của một chuyến thi hành công tác biệt phái của phi đoàn. Vì vẫn hay đi thi hành những công tác yểm trợ quân bạn ngoài vùng kiểu này. TSLXN  kể lại. 


“…Giọng nói từ dưới đất bây giờ nghe có vẻ hốt hoảng:

– Bạch ưng, đây Thạnh trị

– Nghe bạn 5

– Bạn cho mấy con chim sắt đánh sát quanh đồn gấp đi bạn. Tụi nó đang “à lát xô” lên.

 

Anh Ngọc la ùm lên trong tần số khu trục. 

Hai chiếc khu trục A-1 còn mấy trái bomb bỏ dở  hối hả trở về đồn nhào xuống đánh sát chung quanh rào. Một ông la to khi kéo tàu lên.

– Tụi nó đông như kiến bạn ơi.

 

…..

– Bạch ưng, đây Thạnh trị.

Giọng nói lúc này không có vẻ hốt hoảng mà bình tĩnh lạ thường.

Anh Ngọc bấm máy:

– Nghe bạn 5, cho biết tình hình đi bạn.

– Tôi yêu cầu Bạch ưng cho đánh ngay vào trong đồn.

Cả hai chúng tôi giật nẩy mình, chỉ hy vọng là mình nghe… lộn. Chúng tôi sững sờ không trả lời được. Người chỉ huy phía dưới đất xác nhận lại:

– Bạch ưng, tôi xác nhận lại, tôi xin bạn đánh xuống đầu tôi.

– Bạn nói bạn xin đánh thẳng vào đồn?

– Đúng 5. Hết hy vọng rồi bạn ơi. Cứ đánh vào đây để tụi nó chết chùm luôn với chúng tôi.

– Bạn suy nghĩ kỹ chưa?

Giọng nói dưới đất lúc này nghe có vẻ hết kiên nhẫn:

– Không còn lựa chọn nào khác bạn ơi. Bạn đánh lẹ giùm. Chúc bạn may mắn. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” mà bạn…

Đó là những tiếng nói cuối cùng tôi nghe được từ đồn Dakseang “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. 

Anh Ngọc hốt hoảng gọi máy về xin chỉ thị …

…..

– Roger! Sir, Did you say…right on it? Over

– Yes sir, it’s all over. I said you salvo right on it. Over.

– Roger, sir, I understood, sir, Over.

Chỉ có vậy thôi, đồn Dakseang biến thành một biển lửa sau hai đợt bomb salvo của mấy chiếc Phantom. Tôi đang chứng kiến một hình ảnh mà có lẽ suốt đời sẽ không bao giờ quên được. Tôi biết nói gì lúc này đây cho những người chiến sĩ Địa Phương Quân QLVNCH? Tất cả những ngôn từ, những ý nghĩ đều trở thành vô nghĩa trước cảnh tượng bi thảm hào hùng này. 

Bay cách đó chừng 5 cây số với cao độ 5 ngàn bộ mà con tàu tôi như rung lên dưới tiếng nổ và sức ép khủng khiếp của mấy chục trái bomb 500 cân Anh nổ một lần. Làm sao còn có ai sống sót sau cơn tàn phá khủng khiếp này?. Những thịt, những xương, những máu của các anh hùng Dakseang đã tung bay khắp nơi rồi rơi xuống lẫn lộn với bụi, với đá, với sắt, để rồi nằm im trên mặt đất. Cũng trên mặt đất nầy của quê hương, ở một nơi nào đó, những người vợ, những đứa con, những bà con thân bằng quyến thuộc của các anh đâu biết người thân của mình vừa anh dũng đền nợ nước, vừa “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi” như lời trăn trối cuối cùng của người đồn trưởng, vừa chết để cho cả dân tộc được sống, được hít thở không khí Tự Do dù chỉ trong một khoảnh khắc… Ngày mai đây, những chiếc khăn tang trắng sẽ được chít vội vã lên đầu những người thiếu phụ nghèo nàn khổ sở kia, những khuôn mặt bầu bĩnh vô tội của trẻ thơ. Nước mắt nào khóc cho hết nỗi bi thương của người vợ lính VNCH đây hỡi ông trời xanh thẳm? Hình ảnh nào có thể thay thế được hình ảnh ngọt ngào của Cha chúng nó, suốt khoảng đời còn lại của những em bé hồn nhiên vô tội kia hỡi ông trời? Dân tộc tôi đã làm gì nên tội, “Tử biệt sinh ly” câu nói nghe được từ thuở học trò bây giờ mới thấy trọn nghĩa ý đau thương. Máu nào chảy mà ruột không mềm, mắt tôi bỗng chan hòa nước mắt. Tôi tống ga bay trở lại đồn. Qua màn lệ nhạt nhòa, tôi chẳng còn thấy gì, ngoài những cụm khói đen bốc lên giữa đồn. 

Trời chiều cao nguyên vốn đã thê lương cô quạnh lại càng trở nên tang tóc sầu thảm hơn. Hai chiếc Phantom Hoa kỳ ráp thành một hợp đoàn tác chiến bay những vòng tròn thấp chung quanh đám đất đá điêu tàn không hiểu để quan sát hay để chào vĩnh biệt những chiến sĩ gan dạ anh hùng của Địa Phương Quân QLVNCH. Dưới trời chiều nắng tắt, trông hợp đoàn Phantom như hai con chim hải âu ủ rũ lượn từng vòng quanh xác chết của đồng loại. Sau khi nhận kết quả oanh kích của anh Ngọc, giọng nói xúc động của người phi tuần trưởng Phantom vang lên:

– Sir, may I reach out across the fires and destruction of today to tell you this: Those people down there have fought like men and have gone in honor.

Giọng anh Ngọc run run nghẹn ngào:

– Yes sir, they have gone in honor. That was an Alamo by all means, sir. An ever greater Alamo than ours, Over.

Tôi thấy hai hàng nước mắt chảy dài trên má anh Ngọc.

– Roger! We have thousands of Alamo like that every day in our country.

– Roger, I believe that, sir, God bless you all. Over.

Hai chiếc Phantom liếc cánh chào vĩnh biệt rồi bốc lên cao, mất hút giữa bầu trời ảm đạm. 

Những Địa Phương Quân Pleiku chiều hôm qua đã bình tĩnh xin “cho nó nổ trên đầu tôi”. “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi bạn ơi” Xin vĩnh biệt và cảm tạ. Cảm tạ các anh đã đem cái quý giá nhất của cuộc đời là mạng sống mình để đổi lấy cho quê hương dù đã rách nát tả tơi còn có được những ngày xanh hy vọng. Cho buổi họp chợ ban mai, dù nghèo nàn thưa thớt vẫn còn được an bình. Cho ngôi trường quận lỵ thấp lè tè những mái tôn cháy nắng còn rộn tiếng trẻ thơ cười. Cho mái chùa cong cong nơi sườn núi còn được ngân lên những hồi chuông tín mộ. Và cho những người ở lại như tôi đây biết rằng mình sống tức còn nợ phải trả…. Các anh chính là những người được mô tả trong một bài học thuộc lòng tôi thuộc làu làu lúc còn là một đứa bé:

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động

Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng

Đã xông vào khói lửa quyết liều thân

Để bảo vệ tự do cho tổ quốc

Trong chiến đấu không nài muôn khó nhọc

Cười hiểm nguy bất chấp nỗi gian nan

Người thất cơ đành thịt nát xương tan

Những kẻ sống lòng son không biến chuyển

Tuy tên họ không ghi trong sử sách

Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên

Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên

Không ai đến khẩn nguyền dâng lễ vật

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất

Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông

Và linh hồn chung với tấm tình trung

Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

Xin thành kính viết lại một phần bài thơ của Đằng Phương để tặng các anh. Các anh chính là những “Anh Hùng Vô Danh”. Tổ Quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam ngàn đời sẽ còn ghi ơn các anh. Xin vĩnh biệt và cảm tạ.

Trường Sơn Lê-Xuân-Nhị

Anh hùng nào là của bạn ?

Không phải chỉ những người bạn Mỹ nhìn các người bạn chiến đấu VN của họ là Anh hùng. Lần này.

Không phải chỉ TSLXN, nhìn ra họ. Những Anh hùng vô danh. 

Mà trong tấm lòng của bao người (miền Nam) còn thuộc làu làu bài thơ  trên. Tôi chắc, ai cũng sẽ như tôi và nhà tôi. Mỗi lần nghe đọc lại chuyện này trên Youtube. (“Những anh hùng vô danh,” Truyện ngắn, Trường Sơn Lê Xuân Nhị, Tivi 5050 đọc.)  Nghe lại đoạn cuối chuyện và câu nói: “Cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi. Bạn ơi.” Như một chấm câu,...

Mười lần như một. Bật khóc. 


Bởi chúng ta sống với những giá trị đó, trong bài thơ cả nước thuộc,  trong văn hóa chúng ta. Những giá trị trong bài thơ. Thành lối sống Cổ lai chinh chiến,..vì đất nước vì gia đình, vì tương lai trẻ thơ. Thì mạng sống có ra gì….Nói gì đến trở lại ! Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi !!!!


Cũng vậy. 

Những người đã chết cho Quê hương. Các chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Năm 1974, chết vì chống giặc Tàu. Cố giữ lấy Hoàng Sa. Những Anh hùng của chúng ta.

Cũng là một Cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi ! Làm sao để họ có thể trở về khi họ đã hy sinh trong trận chiến mà họ biết không cân sức. Họ biết ngay khi lãnh lịnh. Cớ sao họ phải cùng nhau hát lên bài hát Việt Nam Việt Nam ngay trước tầm súng cao xạ, đại bác tàu địch. Họ biết là cái lúc họ cùng nhau trả cái nợ núi sông. Nên còn có ai mà về. 


Có chăng Hạm trưởng Ngụy văn Thà. Ông người có thẩm quyền tuyên bố, lệnh “NHIỆM SỞ ĐÀO THOÁT,” cũng chỉ là cho lệnh để các thuộc cấp dưới quyền rời tàu, rời đơn vị lo cho mạng sống của mình. 

Mạng của ông, ông chỉ  mới bị thương, rời tàu có thể cứu chữa . Đó là một chuyện khác hơn những gì người ngoài binh chủng Hải Quân có thể hiểu được. Ai có thể bỏ tàu. Người Hạm trưởng như Ngụy văn Thà và các chiến hữu đồng cấp của ông trong HQ VN Cộng hòa họ đều có với nhau những tự hào về tư cách của người chỉ huy. Tàu chết, chết theo tàu! 

Các chiến sĩ Hải quân VNCH có truyền thống văn hóa Việt lẫn văn hóa của binh chủng và cách họ theo đuổi được các giá trị cao cả là cái thước đo sự tiến bộ trong xã hội có họ sống.

Nếp sống làm nên con người.


Các anh hùng vô danh đồn Dakseang. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa chết vì cố giữ lấy Hoàng Sa cho VN năm 1974. Họ chỉ là người bình thường.

Nhưng hành động hy sinh, đóng góp, chịu đựng của họ cho một cái gì chung. Cái chung nhau , cả mọi người dân cùng công nhận. Qua thi ca, qua văn hóa,... như bài thơ của Đằng Phương. Một thí dụ. 

Ghi nhận những cái chịu đựng ,.... để. Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông

                                                       Và linh hồn chung với tấm tình trung

                                                       Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

Phải đáp ứng được các điều này. May ra bạn được là anh hùng,.... khi coi nhẹ thân mình cho đất nước.

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi!


Với thời gian. Lối sống đó. Là lối sống của một lớp người. Là cái cốt lõi của lối sống một dân tộc. Dân tộc có những người thời đại chúng ta mà thân vẫn còn như lính thú.

Người lính đi giữ đảo, Hoàng sa, Trường sa! Xa tít mù khơi.

“Bốn trăm hải lý, nhớ không tới “ mà tình cảnh như không lý gì đến thân mình. Chỉ vì cái chung. Người lính trong bài


Trường sa hành


Trường sa! Trường sa! Đảo chuếnh choáng!                Ta ngồi bên đống lửa man rợ

Thâm thẩm sầu vây trắng bốn bề                             Hong tóc râu chờ chín miếng mồi

Lính thú mươi người lạ sóng nước                              Nghe cây dừa ngất gió trùng điệp

Đêm nằm còn tưởng đảo trôi đi.                                  Suốt kiếp đau dài nỗi tả tơi   


Mùa Đông Bắc, gió miên man thổi                               Chú em hãy hát, hát thật lớn

Khiến cả lòng ta cũng rách tưa                                    Những điệu vui, bất kể điệu nào

Ta hỏi bạn bè Hiu Quạnh Lớn                                      Cho ấm bữa cơm chiều viễn xứ

Mà Hiu Quạnh Lớn vẫn làm ngơ                                  Cho mái đầu ta chớ cúi sâu


Đảo hoang vắng cả hồn ma quỷ                                  Ai hét trong lòng ta mỗi lúc

Thảo mộc thời nguyên thủy lạ tên                               Như người bị bức tử canh khuya

Mỗi ngày mỗi đắp xanh rờn lạnh                                 Xé toang từng mảng đời tê điếng

Lên xác thân người mãi đứng yên                               Mà gửi cùng mây , đỏ thảm thê


Bốn trăm hải lý nhớ không tới                                      Ta nói với từng tinh tú một

Ta khóc cười như tự bạo hành                                     Hằng đêm, tất cả chuyện trong lòng

Dập giận,vác khom lưng nhẫn nhục                             Bãi lân tinh thức âm u sáng

Đường thân thế lỡ, cố đi nhanh                                    Ta thấy đầu ta cũng sáng trưng


Sóng thiên cổ khóc, biển tang chế                               Đất liền ta gọi, nghe ta không ?

Hữu hạn nào không tủi nhỏ nhoi ?                               Đập hoãng Vô Biên, tín hiệu trùng

Tiếc ta chẳng được bao nhiêu lệ                                  Mở, mở giùm ta khoảng cách đặc

Nên tưởng trùng dương khóc trắng trời                       Con chim động giấc gào cô đơn


Mùa gió xoay chiều, gió khốc liệt                                  Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa

Bãi Đông lở mất , bài Tây bồi                                       Ánh sáng vang lừng điệu múa điên

Đám cây bật gốc chờ tan xác                                       Mái tóc sầu nung từng sợi đỏ

Có hối ra đời chẳng chọn nơi ?                                    Râu giòn như tiếng nứt hoa niên


Trong làn nước vịnh xanh lơ mộng                               Ôi lũ cây gầy ven bãi sụp

Những cụm rong óng ả bập bềnh                                 Rể bung còn gượng cuộc tồn sinh

Như những tầng buồn lay động mãi                             Gắng tươi cho đến ngày trôi ngã

Dưới hồn ta tịch mịch long lanh                                     Hay đến ngày bờ tái tạo xanh


Mặt trời chiều rã rưng  rưng biển                                  San hô mọc túa thêm cành nhánh

Vầng khói chim đen thảng thốt quần                             Những nỗi niềm kia cũng mãn khai

Kinh động đất trời như cháy đảo                                   Thời gian kết đá mốc u tịch

Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân                          Ta lấy làm bia tưởng niệm người



Bài “Trường sa hành,“ của Tô Thùy Yên. Tôi xin chép lại trọn bài, chép nguyên cả bài như một gửi lại, mà cũng là giữ lại cho mọi người cái gia tài quý báu . Tấm lòng người viết Tô Thùy Yên nghỉ về các đồng đội của ông, và về các cảnh trí đất nước.

Ông rất yêu thương người lính, đồng đội. Chia sẻ với họ những cảnh ngộ thật lạ lùng ;, đời họ, ông có đến thăm và nói lại với tấm lòng của ông  mình mới biết. 

Ông có chăm chút  từng nhánh san hô mọc thêm cành nhánh  hay cùng ngắm được cảnh trời chiều kinh động đất trời như cháy đảo…


Mặt trời chiều rã rưng  rưng biển                                   San hô mọc túa thêm cành nhánh

Vầng khói chim đen thảng thốt quần                             Những nỗi niềm kia cũng mãn khai

Kinh động đất trời như cháy đảo                                   Thời gian kết đá mốc u tịch

Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân                          Ta lấy làm bia tưởng niệm người


bằng tấm lòng của người cùng chia sớt thì cái đất nước có những mặt trời chiều rã…và thời gian kết đá mốc u tịch mới lôi được con người vào với 

Ta nghe chừng phỏng khắp châu thân. Hoặc giả, Ta lấy làm bia tưởng niệm người

Với ông, chúng ta như cũng cảm cái đời sống kỳ lạ của những người lính giữ đảo. Họ chỉ như có bổn phận. Thân mình không hề kể !


Những …Rất khác. Khác xa khi chúng ta có …phải so sánh


RẤT KHÁC.


Rõ ràng. Cũng là người Việt Nam. Cùng thời với chúng ta. Cũng sống với chúng ta trên vùng đất thân yêu Việt Nam. Họ không coi những anh hùng của chúng ta là anh hùng. Họ không cho là. Đáng kính.


Họ đã nhìn các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa vì muốn bảo vệ mảnh đất Tự Do cho đồng bào , cho vợ con,... là kẻ thù. 

Bị họ miệt thị như Ngụy Quân.


Họ nhìn những người vì lợi ích chung của tương lai đất nước, dân tộc. Những người đòi hỏi Dân Chủ cho Việt Nam là kẻ thù. Bắt, nhốt, họ ! Trong tù đày. Nghiệt ngã !


Họ nhìn các quân nhân miền Bắc của họ chiến đấu cho quê hương VN  dưới tay họ. Hy sinh cho đất nước. Không là anh hùng ! 

Mà tệ, đến còn không được tưởng niệm họ, ở nhà, nhà mình, nước mình ! 

Các Chiến sĩ VN ( miền Bắc.)  Họ chết vì Tổ quốc ở đảo Gạc Ma.Ở Trường sa.  Với lệnh cấm, không được bắn trả. Vì những người chiếm  đảo lần này ( 1984 ? ) là người Tàu !...giống người của cái  nước “ sông liền sông, núi liền núi,....” 


Còn các chiến sĩ  “nước “VN, cái nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN, chống lại quân xâm lăng người Tàu. Trận chiến 1979 (phía Tàu coi là “ Dạy cho VN một bài học.”). Họ.  Lăn mình vào trận mạc bảo về quê hương, nhà cửa ruộng vườn,...Bảo vệ vợ con, bảo vệ đồng bào,...lại bị kết cho cái lỗi đã làm phiền lòng nước  đàn anh. 


Những người này họ, người cầm quyền . So với chúng ta, họ thiếu những bài thơ bài hành nặng tình yêu con người như bài hành của Tô Thùy Yên, bài thơ của nhà trí thức yêu dân yêu nước như bài Chiến sĩ vô danh tác giả, Đằng Phương, Nguyễn ngọc Huy


Là vì  cả nước sống với nền văn hóa của họ, những người đang cai trị nước.  Nền văn hóa những người đang cai trị nước hiện nay muốn theo…

Cái nền văn hóa bất cần cái đếch gì. Phịa ! Cũng được. Bịa đặt ! Cũng được. Không là kỳ tích. Cũng cứ là kỳ tích. Nào là,...

“ Giết ! Giết nữa cho thuế thu mau…”  cho “ tiếng đầu lòng con gọi Stalin (?) Lúc, “Yêu biết mấy khi con biết nói.,” ….

Và, khi... “Stalin  ơi hỡi Stalin,...yêu cha yêu một yêu ông yêu mười !!!!”  

 Nền văn hóa  với cái kết tinh của nó. Bất cần cái đếch gì. Miễn là có lợi.  (phải là, Bất kể cái Đé…. gì.mới giống. Vì, “ Bất cần cái Đếch gì,... “ là nói theo lối nói văn hoa Bắc kỳ di cư 54. )


Cần cái đé….gì. Thêm vào chỉ rách việc….Chỉ cần có lợi….

Và  rồi cả nước, dân chúng đói nghèo, để mà cả nước đua nhau xây tượng đài thờ ...Bác,...thờ Fidel Castro,...


Bạn là ai ?

Bạn, giản dị, 

Bộ điên sao lại xây dựng tượng đài thờ người này người kia khi con em mình nó hổng có cái gì lót...vô bụng, vô đầu,...Có điên...

Không điên. Bạn làm gì ?

 …..

Xin ….Hãy cứ thử làm lại, “ làm lại là người Việt.”  Như một lần  Tuấn Khanh rủ rê mọi người.   (3). 


Thì có khác gì chọn lại cái giá trị sống, cha ông vẫn sống .  

Sống lối đó, dễ hơn. Mà chúng ta  cứu  được những anh hùng, chúng ta đang có.  

Họ đã hành động như một trong những anh hùng. Mà chúng ta, không cùng họ sống như cha ông chúng ta đã sống với những anh hùng Trần, Lê, Lý, Nguyễn,...

nên họ…hết đất sống!

Cứu họ bằng lối sống cha ông, từng kể chuyện  cho con cháu, cho người quen, cho bạn bè,...chuyện họ đã xả thân cho tương lai con cái mình, .. thế thôi. 

Kể, kể, thầm thì cũng được. Lớn giọng được , càng hay. Kể , kể với nhau... Bạn hãy cùng tôi,... kể về họ...

Để họ, những anh hùng của chúng ta.  Những người. Vì tương lai dân tộc....


Đòi Dân chủ cho VN. Bị bỏ tù ! 

Họ đang bị tù đày,  vì hành động anh hùng. 

Bạn hãy cùng tôi. Chúng ta,...Hãy sống, hãy kể về họ để họ là anh hùng. Hãy góp sức. Cứu họ. Để họ thành Anh hùng. Họ mới cứu được chúng ta. 

Bằng không...


Và rồi cả nước, dân chúng đói nghèo, để mà cả nước đua nhau xây tượng đài thờ ...Bác,...thờ Fidel Castro,..cùng có chung anh hùng Lê văn Tám.



“ Người Việt phải là người Việt thì mới có thể chọn những thứ khác hơn là máng ăn và thuần phục. Người Việt phải là người Việt mới có thể nhìn vào núi sông, tổ tiên ngàn năm đã đổ máu để gìn giữ sự tự do cho con cháu hôm nay.

Vì sao đó là điều cần nhất?

Vì bởi một tương lai sẽ tới của một dân tộc Việt tự do và trường tồn với lòng kiêu hãnh, không cần những kẻ đã quen làm nô lệ, không cần những kẻ hai vai, hai mặt. Đất nước phát triển lộng lẫy làm gì khi con dân Việt trở thành bầy đàn đớn hèn và chỉ còn biết máng ăn của mình? “

(Một lời khẳng định từ một đứa con Việt Nam. Tuấn Khanh , bài đã dẫn) Xin coi như lời kết của bài. 

Lời kết không giống với của những người: thân họ, nay đà rũ liệt, và sức họ, như cạn kiệt, chỉ còn đủ sức, chỉ  để nêu lại những “vàng son cũ,”  xin đừng lầm lẫn với “quá khứ “ vàng son. Không, phải thấy thiện ý của những người này, họ muốn trao lại hậu thế cái Văn hóa từng đã tạo nên con người họ . Họ có cái hãnh diện với lối sống đó . Cuối đời có lẽ, ai hỏi trong tương lai họ sẽ sống khác không. Tôi nghĩ họ sẽ cho thấy nếu phải chiến đấu lần nữa để bị đưa vào nhóm  “ bên KHÔNG thắng cuộc, “ như hiện nay, họ vẫn thà là như vậy hơn là sống với nền văn hóa “ Bên thắng cuộc.” Và….cùng cái ước vọng vô lý  rằng những người trẻ sẽ làm giúp cho mình chuyện mình đã không làm được trong đời mình ! 


Không thể bất cứ người trẻ nào. Và không mong họ làm riêng rẻ mà được.

Những người trẻ cùng nòi, những người trẻ nói và làm. Những người còn coi chung nấm mồ người chiến sĩ vô danh là nấm mồ mình phải thu vén như tác giả bài thơ “ Chiến sĩ vô danh “ có lòng chăm lo . Và vì vậy mà anh một người TRẺ thành người gần gũi tác giả bài thơ đã dẩn tôi đến bài viết hôm nay. 

Người đồng  môn của tôi, bạn trẻ. Tôi thay anh viết nên lời tưởng niệm vị trí thức cùng anh đã lo nghĩ việc chung

Có niềm tin, (tin được rằng rồi ra đất nước mình sẽ khá,) trong anh, trong tôi, bất kể tuổi tác. Chỉ khi nào chúng ta cùng nhau thực hiện những ước mơ , làm đẹp đất nước.


Anh  người bạn trẻ tôi không thể nào gặp. Tôi đã gặp qua các bạn anh. Nào mình cùng thực hiện ước mơ…


Lý khánh Hồng.




  1. “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,”  tác giả Trần Dân Tiên . Tác giả TDT chính là ông Hồ chí Minh. Bác cũng là, ông Hồ chí Minh.!

  2. Trường Sơn Lê Xuân Nhị, “ Những anh hùng vô danh.” Truyện ngắn. Trích đoạn.   

https://www.youtube.com/watch?v=_GfoUFCTPnA

     (3) Tuấn Khanh, “ Làm người Việt không dễ, “ On-line.

 nhacsituankhanh.wordpress.com/2020/03/15/lam-nguoi-viet-khong-de/

Làm người Việt không dễ – Tuấn Khanh's Blog


 




09 Tháng Ba 2024(Xem: 564)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 567)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 655)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 445)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 602)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 571)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 707)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 744)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 958)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1069)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1000)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 851)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 989)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 808)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1684)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 765)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 708)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1702)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 966)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri