Lời Tác Giả:
Bài dưới đây, muốn được chia sẻ với những người bạn cùng trường. Tôi, Lý khánh Hồng cùng chung một ngôi trường một thời với những người bạn của tôi. Ngôi trường này, có ngày tôi trở về với nó trong bơ vơ trơ trọi. Không thấy trường cũ là trường của mình. Có cái thời, tôi, đứa học trò cũ về lại trương như một nơi chốn êm đềm khi tìm lại hướng trở về để dưỡng cái bầm dập cuộc đời mình, đã cùng phải xa trường, phải ra đời và gánh chịu. Chịu cái nợ chung như bất cứ người trai nào trong thời chiến. Không gặp được những êm đềm của ngôi trường cũ thân quen. Bù lại, là những cái nhìn đầy ắp nghi ngờ của những người làm chủ ngôi trường. Bạn có biết! Trường thân yêu của ta bị họ làm chủ. Ta không còn được ai khác coi là đứa học trò trở về. Đứa học trò mà mãi đến những năm Ngô Quyền họp mặt ở hải ngoại, khi thầy Phạm đức Bảo từ Tây Đức qua San Jose thăm học trò của thầy, thoáng thấy bóng tôi, thầy tôi không giấu sự mừng rỡ. Thầy như với niềm tự hào vốn sẵn có với bất kỳ đứa học trò nào, có vẻ như thế lắm. Còn phải nói! Không vậy, liệu với trí nhớ của ông làm sao chịu nổi bao nhiêu " tên, thằng,...thằng, " học trò quỷ quái chúng tôi, như Nguyễn phi Hùng đứa học trò (ngoan) của thầy khi thầy còn là ông giáo dạy Sử ở mãi cái xứ Bắc của thầy. Dạo ấy, thầy Hùng chưa bám gấu (áo, váy) sư phụ thì làm sao biết có ngày làm thầy dạy toán cho cái đám hậu sinh, Lý khánh Hồng, Trầm hữu Tình ở Ngô Quyền. Còn một lô một lốc quý thầy Tôn thất, hoàng phái, Tôn thất Long, Tôn thất Bình,...chỉ vài năm ông "võ sĩ, " ở Huế. Nói gì mười ba năm ông ngự trị trong lòng chúng tôi như một người thầy. Bất kể dạy gì. Hay chỉ là ông Hiệu Trưởng Phạm đức Bảo. Lòng ông thế nào để mỗi đứa đều có chỗ của mình trong ông. Không sao. Làm sao được vị thầy nổi tiếng nhớ tới. Mình thì lại loại "Xoàng." Cậu xoàng. Xoàng cỡ nào trong lòng thầy vẫn có chỗ cho học trò thầy. Nhất là một chỗ dạy. Không phải để chỉ kiếm sống. Mà còn nối tiếp cái tin tưởng của những người tin vào thầy. Thấy không! Từ thầy Nguyễn phi Hùng. Ông đặt số mệnh của bao nhiêu học trò của vùng đất đỏ Long Khánh dưới cái tánh cần mẫn, đằm tính của thầy chúng tôi khi ông bỏ lại chúng tôi cho thầy Tôn thất Long. Thì cũng học trò thầy, khi Lý khánh Hồng đứng trên bục giảng, học trò khác của thầy. Thế thôi. Vậy mà! Tưởng tượng dùm tôi. Vật đổi sao dời. Lại thêm bảy năm trở về trường, để học lại mà chẳng biết bao giờ mới tốt nghiệp cái lối thầy tôi đùa với cuộc đời của mình khi ông bị giam vào nhà tù, những người CS giam giữ ông. Nhưng cái chỗ mỗi đứa tôi trong tim thầy tôi không vì thế mà suy suyển. Đứa nào cũng bị thầy lừa như khi ra sân bị Bồn lừa, lừa đến chạy chí tử vẫn Sướng rên mé đìu hiu. Đứa nào cũng mê tơi khi khoe với đứa khác. Cái ông Phạm phú Hòa lúc thầy đã... vẫn cứ Phạm phú Hòa, phải không. Nói gì khi ở Tây Đức qua thấy học trò mình. Lý khánh Hồng. Hồng phải không? Vâng thưa thầy em là Carnot đây. có ai không muốn được thầy thương. Khi bên cạnh mình, người vợ hiền mình muốn hãnh diện để trình cùng thầy. Nơi có thầy tôi. Trường tôi ở đó.
Lý Khánh Hồng
Trong thế giới của tôi,
Chuyện bị ăn hiếp, bị bắt nạt, chỉ xảy ra cho đám nhóc tỳ,
Có thật vậy không ?
Lâu lắm rồi, tôi có xem một phim. Trong phim có nhiều điều để một người xem phim chỉ để giải trí cũng sẽ thấy ra nhiều cái ngộ nghĩnh xảy ra cho một cậu bé.
Muốn biết bị bắt nạt là thế nào, xem phim này sẽ thấy.
Một truyện phim của Hollywood, về bè đảng, bắt ne bắt nét nhau. Tuổi trung học. Cái vụ mấy cô cậu Teen, (Teenager !) của Mỹ, họ đánh nhau, đánh đấm ra trò.
Một đám bốn tên, rượt đuổi một cậu. Cậu chân ướt chân ráo vừa theo mẹ dọn đến cái city này. Vào học ở trường chưa được bao lâu. Đã gặp chuyện.
Của đáng tội. Em có làm gì đâu. Chả là em dễ mến. Có người mến
Người ta mến tui. Lỗi tại tui sao ?
Mà người đó, mến tui. Tui cấm được sao ?
Bạn gái anh, anh giữ chớ,... sao bắt tui chịu???
Chỉ vậy thôi. Đủ để bốn chàng, trên bốn chiếc xe gắn máy. Tiếng gầm rú của máy thay cho tiếng gầm của loài dã thú săn mồi. Tiếng vòng quay bánh xe cọ xát trên đường, át hẳn tiếng thở hồng hộc của nạn nhân đang gồng mình đạp xe đạp với hết sức mình. Mong vượt thoát.
Thoát được thì làm gì có chuyện. Lại chuyện hấp dẫn. Karate Kid !
Sau một trận quần nhau. Một chống bốn.
Te tua, dĩ nhiên là phần số của chàng “đi sớm về khuya một mình.”
Còn sống được là nhờ ông hàng xóm, già, gốc Nhật, người neighbor tốt bụng, nhảy qua cái hàng rào chắn ngang đường, đối đầu với những người cố không cho cậu bé về. Để cứu cậu, ông cũng phải ra mấy chiêu karate lạ lẫm, ít ai thấy mới cứu được, chuyện còn dài với bao nhiêu tình tiết hấp dẩn.
Chỉ là chuyện trẻ con… bắt nạt nhau.
...Bắt đầu của chuyện bắt nạt, ăn hiếp. Bao giờ cũng như nhau. Khi,
Một người hay một nhóm người, dựa trên sức mạnh. Áp chế người khác. Đặt để lên người kia những điều mà họ không bao giờ muốn. Bắt người kia phải làm những việc họ không muốn làm.
Cái định nghĩa sơ khởi của Bullying, (nó, là bắt nạt, trong tiếng Việt chúng ta,) tôi vì muốn bàn bạc với quý vị đã dịch ra như bên trên. Ý nghĩa của nó cho thấy những sự kiện như được mô tả, cũng thường xảy ra trong xã hội Mỹ, một vấn đề nhức nhối cho họ.
Meaning of bullying in English
the behavior of a person who hurts or frightens someone smaller or less powerful, often forcing that person to do something they do not want to do: Bullying is a problem in many schools.
Physical bullying is any bullying that hurts someone's body or damages their possessions. Stealing, shoving, hitting, fighting, and intentionally destroying someone's property are types of physical bullying.
Vẫn hay xảy ra. Lại là một điều tệ hại, không chấp nhận được. Nên ở Mỹ, Hoa kỳ, người ta chú trọng nhiều đến “ Bullying Prevention.” Ngăn ngừa.
Ngăn ngừa cái cảnh bắt nạt, ăn hiếp nhau.
Cả thế giới, Người ta lên tiếng, kêu gọi nhau, tránh cho con trẻ nước họ không bị lâm vào cảnh khó chịu và khó coi này. Họ thành lập tổ chức nghiên cứu sự việc, lập hội để ngăn ngừa, ra báo tung tài liệu,.. Nhiều lắm lắm.
Cảnh trí này khó thấy ở Việt Nam, nước mình.
Cái khó thấy là cái lối kêu gọi nhau tránh cho trẻ những điều mình không muốn con cháu mình bị như vậy. Chưa hề thấy người nào trong chúng ta kêu gọi nhau.
Bây giờ, sao cô giáo,... mình có nên làm gì không.
Chứ bị bắt nạt thì con trẻ xứ nào chịu bằng con trẻ VN. Cái dễ thấy nhất của xứ chúng ta với cái tệ nạn này. Nhất xứ!
Xứ người, trẻ con chỉ như là bị bắt nạt từ những trẻ con khác. Hậu quả những gì trẻ con làm, nó gây ra nhiều bực bội cho người có thẩm quyền hơn là những tác động to lớn xã hội phải chịu về sau.
Thế nhưng người ta, những người ở Mỹ đã lo sốt vó.
Thấy người ta lo cho tuổi thơ. Cũng muốn về thưa lại với bà con trong nước. Có khi nào bị cho, như là Rách việc. Rách việc !
Tôi có hiểu đúng chữ người nước tôi mô tả cảm nghĩ của họ về chuyện làm của một người nào, không phải là họ, đã ngu xuẩn làm một việc chả ai cần, chả ai người ta nghĩ đến. Làm thế là RÁCH VIỆC!
Sao lại rách việc.
Các em cháu chúng ta chúng còn bị bắt ne bắt nét từ bao nhiêu tầng lớp khác, nhiều tầng lắm, chả chơi đâu. Cứ có một tầng, một lớp nào trên cái lớp đứa bé của ta đang ở vào chỗ đó là đương nhiên có một tầng áp bức có sẵn cho các em, các cháu.
Nào là từ anh chị ở gia đình. Bạn học ở trường. Tổ chức ban bệ của cái không khí tổ chức nhà trường ở xứ ta. Những khác biệt về đoàn viên (thường) so với cấp trưởng. Một trời một vực, cái trời vực xa nhau này làm cái lực đè lên các em nó nặng, nặng vô phương né tránh. Trên nữa, thầy cô, ban giám hiệu, những chức vụ mà quyền của họ có trời mới biết nó tới đâu. Các em, nạn nhân của những sắp xếp này. Đã bao nhiêu bận báo chí, phụ huynh kêu gào cho con em mình mỗi khi có những lạm dụng xảy ra. Trong nước. Còn biết bao người có quyền, họ về hưu, quyền họ lớn, trùm đời. Hiếp đáp trẻ con, bị bắt gặp, họ mang thẻ đảng của họ ra và họ hỏi:
Được, các anh bắt tội tôi, Tôi nhận, tất tật những gì các anh tìm thấy, là tôi đã làm, tôi không chối. Bắt nhốt tù tôi, thế cái thẻ này để làm gì.
Trong nước.
Ngoài nước. Xin nghe qua ý kiến một vị thức giả ở Úc, ngoài nước.
Tại sao tình trạng ngược đãi trẻ em ở Việt Nam quá cao? Tôi nghĩ ngoài nguyên nhân văn hoá và nhận thức, còn có nguyên nhân liên quan đến luật pháp. Thật vậy, các chuyên gia quốc tế nhận định rằng Việt Nam thiếu một khung pháp lí để bảo vệ trẻ em từ những ngược đãi và hành hung, đặc biệt là lạm dụng sex. Việt Nam cũng không có hệ thống chăm sóc và yểm trợ nạn nhân [3].
Và, vai trò của cộng đồng và tổ chức dân sự. Ở Việt Nam, người ta được/bị gieo vào tư tưởng "Đèn nhà ai nấy rạng" hay "Chuyện nhà ai thì người ấy tự lo". Và, xuất phát từ suy nghĩ đó, người ta không mấy quan tâm đến những gì xảy ra chung quanh mà không ảnh hưởng đến họ. Điều này thể hiện rõ qua sự việc liên quan đến bé Vân An, mặc dù được cảnh báo nhiều lần, nhưng người có trách nhiệm an ninh khu chung cư vẫn thờ ơ theo kiểu 'Chuyện nhà ai thì người ấy tự lo'. Việt Nam có nhiều hội đoàn phụ nữ, bảo vệ trẻ em ở mọi cấp địa phương, nhưng công bằng mà nói vai trò của họ rất mờ nhạt. Phụ nữ và trẻ con bị bạo hành rất thường xuyên, nhưng chẳng có tiếng nói của các hội đoàn này. Người ta phải hỏi các hội đoàn này tồn tại để làm gì.
Bài viết, tưởng chỉ liên quan đến những gì tình trạng bảo vệ để các em không bị bắt nạt tệ hại đến thế nào; lại là nhà nước không làm hết bổn phận, một số tổ chức không làm đủ những bổn phận của họ.
Bài viết của ông Nguyễn Tuấn mở cho chúng ta những nẻo đường để mình có thể cùng... bàn thảo cho chuyện chống bắt nạt này.
Nhưng .
- Cô giáo, mình ký kết với nhau. Không chống chính quyền nhà nước. Để bảo toàn những anh chị em mình. Tránh không cho họ bắt mình vào tù
- Nhưng vẫn phải thực hiện cho được điều chúng tôi (cô và các bạn cô ) muốn.
- Vâng tôi nhớ. Tôi làm người Tư vấn (Consultant ) cho cô, bổn phận tôi. Tôi đâu quên.
Miễn, cô phải giữ điều kiện không làm hành động nào khiến cô phải vào tù của họ. (Vâng, tôi nào quên họ muốn bắt ai cũng được. Họ bắt, chả cần có lý do gì.) Chỉ xin cô và các bạn cô trong việc này chớ làm cho họ, những người có quyền bắt bất cứ ai này, lại nhìn cô và các bạn, thấy nhan nhãn trước mắt họ, toàn là thủ lãnh, hoặc giã để họ thấy việc chúng ta theo đuổi nhìn như là một phong trào nhân dân chống đối họ) Làm vậy, sẽ bị bắt thôi.
Xin cô và các bạn, hứa với tôi; nhớ dùm (tôi) mục đích của chúng ta lần này nào có phải… kêu gọi lật đổ,... hay làm việc phi pháp,... gì đâu. Chỉ là,
Ở Mỹ, Consultant làm việc với businessman, thường dân. Tuân theo luật lệ, làm ăn. Nhưng làm ăn phải có ăn, thu lợi.
Quyền chính đáng thôi, nhà nước ta có khi cũng phải nhận những quyền chính đáng, họ cũng mong dân làm ăn, làm lợi cho họ chứ, nhất là quyền đó không đe dọa họ. Được vậy, tha hồ.
Cô giáo. Cái chuyện trẻ con bị hiếp đáp, cớ gì tôi viết cho cô trong Thơ gửi cô giáo Lam, của tôi, một người con cưng của đất nước,với bài thơ cô làm và hơn thế, của những tài danh ở lãnh vực nào khác khi họ nhắc đến cô, bài thơ cô viết, lời lời khen ngợi.
Tôi không thiếu, tấm lòng ngưỡng mộ cô.
Bàn chuyện có vẻ trẻ con với cô tôi không hề có ý xem thường cô. Mà chính là vì công việc
Chỉ vì như trong thư trước, tôi thưa chuyện cùng cô về: Làm sao có được con em chúng ta, từ những em ù lỳ và chỉ biết chạy theo đuôi thành những người ta có thể có .
Mục đích . Có thể phải thay đổi do ưu tiên công tác.
Giả sử cô và các bạn chọn mục tiêu thực hiện” Chiến dịch giành lại con em, “ tôi đã mời gọi mọi người trong thư trước gửi cô.
Cô nhớ không. Để tôi nhắc lại đoạn này.
Cô giáo có cái ước mơ như tôi không ? Làm sao có những người em, người học trò như thế ?
Là nhà giáo. Cô sẽ nghĩ ra biện pháp thực hiện ước mơ của mình.
Tôi mong nên hỏi,
Từ lúc cô cất cao giọng hỏi,
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…
Có ai? Vâng. Có AI, làm một cái gì không?
Không một người nào động đậy. Đất nước làm sao cục cựa được. Làm sao có khác hay không!
Còn chờ ai đó trả lời dùm!
Còn chờ ai đó… là cái chúng ta phải nói cho nhau nghe. Nó là cội rễ của mọi thất bại của chúng ta.
Cô giáo, ngay cô, người nói lên cái trái khoáy đất nước mình đang có, với một chân tình tha thiết, nữa đau xót, nữa mỉa mai. Ấy vậy mà,
Cô không cho thấy cô chủ động thử giải quyết vấn đề. Cái vấn đề cô quan tâm.
Xin cùng tôi, chúng ta sống với một ít “lãng mạn cách mạng,” cần phải có cho những người “chuyển lửa.”
Người chuyển lửa, tôi mượn cái tên trên từ ông Nguyễn hưng Quốc. Trong phần Thơ và nhà thơ, trong cuốn “Tìm hiểu nghệ thuật Thơ VN.”
Ông cho rằng: “để đồng bào ta hết lớp này đến lớp khác dũng cảm lao vào đấu tranh (trước đây,) giành độc lập, có phần đóng góp của những người có trái tim bằng lửa, thơ văn của họ bằng lửa. Và,
Lửa nhen lửa. Lửa dậy trùng trùng khi người chuyển lửa mà cũng là nhà thơ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...”
Cô, xin cô nhen lửa, để, lửa dậy trùng trùng,...
Tưởng tượng. Cô, con sói đơn độc của mạng, trong giấc Đông miên của nó vẫn hoạt động hữu hiệu. Công khai luyện con em mình .Hợp pháp. Giành lại. Những con người Việt nam, tổ quốc rất cần !
Trùng trùng lửa dậy! Một cô giáo Lam.
Hai, ba,... cô giáo Lam. Bốn, năm,...
Sao có thể không? Một phụ huynh, hai phụ huynh,...
Cả nước! Trùng trùng lửa dậy!
Cô nhớ không?
Sao lại có thể quên khi nhớ đến những bậc tiền nhân hào khí ngất trời, một lòng với đất nước. Lòng trong sáng, chỉ mong hết lòng hy sinh vì dân vì nước của các cụ, phải được chúng ta noi theo. Và để các em học trò của cô noi theo.
Bắt đầu từ đâu.
Vẫn cứ nói cho đồng bào tôi nghe những người cai trị này, họ xấu lắm, là mình sẽ có những em mình cần ư ?
TÔI E RẰNG không dễ vậy đâu
Sẽ phải là từ cô, một mình cô thôi , cô giáo của các em giành lại các em ngay bằng dạy cho các em ,lần này, những căn bản phải cần có để các em hiểu ra khi nào mình bị bắt nạt, và các em có thể tránh được không.
Cũng cả những khi nào mình bắt nạt bạn mình. Và cả phải biết là không nên.
Không để bị ăn hiếp. Mà cũng chẳng nên ăn hiếp ai. Cô giành lại con em bằng những điều mình gợi ý. Gieo vào đầu các em những điều trước giờ vì cái sinh hoạt chỉ có họ người cầm quyền mới có điều kiện nhồi nhét vào đầu các em. Có những thích thú nếu các em xem phim Karate Kid này với chủ đề tránh bị bắt nạt.
Không dễ đâu. Vô số là khó khăn.
Cái khó đầu tiên. Mục đích của chúng ta “ Để các em hiểu ra khi nào mình bị bắt nạt, và nhất là, các em có thể tránh được không.
Chúng ta làm cái việc đặt viên đá đầu tiên vào cái NÃO người trẻ ở Việt Nam ngày nay, những người tôi dám xác nhận, tôi nói không sai tí nào về họ, phần lớn trong số họ, hoặc do lười biếng hoặc do bị ngăn chặn, họ tự cho họ buông thả theo cái quen thuộc “ vô tư “ với việc họ có dính vào rõ ràng mà không hề có cái ý nào của chính họ về chuyện đó. HỌ LÀM NGƯỜI MÀ ĐỂ NGƯỜI kHÁC NGHĨ CHO MÌNH, THAY VÌ, MÌNH NGHĨ CHO MÌNH.
Những “tự nhiên thôi ,”khi phải kết luận về việc của bất cứ cái gì xảy ra dù là tốt hay chỉ là những cái Xấu mình không muốn, Tốt, cũng là tự nhiên, xấu cũng là tự nhiên, trong đời của những người con người em chúng ta do đó mà có.
Chúng ta đi vào, GIÀNH lại con em. Như hiệp sĩ Don quixote, chúng ta huơ giáo đánh vào các cái cối xay gió. Chả việc gì coi cho ra trò.
Để cho ra trò.
Xin chia nhau cái khó khăn cần phải GẮN VÀO NÃO BỘ người trẻ Việt Nam con CHIP để còn nhìn, còn thấy sự việc xảy ra bằng chính mắt của mình. Và trên hết thảy những điều chúng ta muốn, chúng ta mong sẽ có ,những người con người em nhìn bằng cái nhìn của mình Rồi họ phải có những ngạc nhiên nếu thấy điều gì lạ lùng . Ngạc nhiên, rồi phải tới mức , phải tự hỏi, ít ra phải có những CÂU HỎI cho mình, cho .. cho ,..và cho người có trách nhiệm .. v,v..
Việc đầu tiên chúng ta phải làm để bắt đầu tập cho con trẻ chúng ta thành một người có ý thức, cây sậy có tư tưởng.
Phải có bước được cái bước đầu tiên này,
Đệ nghị tôi gửi cô và những bạn hữu của cô những người đứng đầu sóng ngọn gió cho công cuộc làm mới đất nước. Phải có bước được cái bước đầu tiên này.
Vâng cái này, chúng ta luôn coi nó nhỏ không đáng để ý đến. Nên chúng ta luôn dậm chân tại chỗ. Không bước qua cái bước tiếp cận trẻ và để trẻ làm quen với những gì ta muốn trẻ phải có cho họ, là chúng ta chưa bắt đầu, không hề bắt đầu !
Không đi, sao mà tới ? Tới đâu ?
Phải tập cho các em những gì các em cần cho mẫu người không còn ù lỳ, tiêu cực mà thành năng động…v,v..
Sao cô giáo được chọn để đề nghị
Vì mục tiêu chúng ta chọn chung nhau làm cái bước tiên khởi, mở CÕI như ông cha đi về miền đất mới, khác và khác nhiều với vùng đất cũ rất có thể đã chai cằn, chật chội trong cuộc Nam tiến mà có miền đất phương Nam. Chúng ta cũng tương tự, gắng sức khai phá tìm một nơi có môi trường tốt, thủy thổ thích hợp để sau này có chỗ cho Còng cọc, Chằng bè, rùa rắn có nơi chúng sống. Mới tới thằng Xiêm..con Xíu đám con cháu sau.
Công việc đó phải người chịu khổ quen mà còn phải biết thủy hệ, thổ ngơi.
Bước đầu tập cho các em một cái gì ngoài việc giảng dạy do trường ấn định. xin nhìn dưới lăng kính của người tuân thủ luật lệ. Nhà trường với chế độ cai trị là , nơi họ thi hành và ứng dụng những độc quyền họ tự cho họ. Dĩ nhiên khi mình dạy các em những gì mình chọn để thoát ra cái mu rùa nặng và không thích hợp trong lối sống như hiện nay của các em. Mình làm điều tốt, nhưng họ sẽ qui mình tội gây rối, hay gây mất trật tự,..
Họ sẽ ngăn chúng ta. Chúng ta để họ ngăn, việc chúng ta cũng cứ để họ ngăn mình thì có gì là lạ. Chúng ta bị và để họ ngăn chúng ta lâu lắm rồi.
Chúng ta qua cách sống như hiện nay, dân ta là dân tộc kỳ lạ nhất trên cõi đời. Chấp nhận bất cứ gì mà người có quyền như nhà nước chẳng hạn họ đưa ra và giải thích.
Chúng ta sống với lũ, câu kết luận nghe hoài . Nghe hoài rồi quen tai, hổng thấy kỳ.
Người dân Sè gòn mỗi lần bị lũ nhận chìm hết mọi thứ, kể cả nhận chìm luôn cái phán đoán của mình, lũ mà bất biết vì trời mưa hay không ; chúng ta sống với cái chúng ta không thể nào giải quyết nó. Thì đành phải sống với nó. Những ông cán bộ nhà nước giảng giải cho dân.
Dân chỉ biết vậy, còn biết làm sao. Biết sao ? ( ! )
Nghe như người xót xa thân phận bọt bèo. Số mình thì mình phải chịu
Có điều,
- phải số mình vậy hông, anh Hai. Ai nói với anh, hay tự anh ngẫm nghĩ, cái hẩm hiu đời mình. Nó nằm phải chỗ!
- Phải vậy thôi !
- Thật sao.
Những bè bạn anh người Sè gòn cũ họ có cùng quan điểm (tôi nói theo chính sách nhà nước, nói rõ ràng) với những ai hô hào kêu gọi đồng bào cùng chấp nhận thái độ Sống với lũ vì ta đã hết cách sau khi đã vận dụng toàn sức mạnh của nhân dân, của các Cấp ủy Đảng cả đời theo gương…đóng góp tài năng trí tuệ phục vụ hết lòng nhân dân ta mà qua bao nhiêu thử thách đều đưa đến thành công rực rỡ để ngày nay cái rực rỡ thành cái rực rỡ của thành phố mang tên Bác. Có gì thuyết phục để họ tin như anh.
Tôi nghĩ với cái bộc trực, giản dị nhưng thật thẳng tính, nhiều người sẽ có cái thái độ,
- Đừng giỡn cha, tui ở hồi nào giờ, có bị vậy đâu. Mấy ổng phải coi lại…
Coi lại coi.
Còn cái gì để chúng ta phải chấp nhận những quyết định mà nhà trường XHCN đưa ra ngăn chặn chuyện chúng ta mong làm với nhau này.
So với đời sống trong tương lai, đất nước sẽ ra sao.
Chúng ta có nên xét lại, phải coi trọng những giá trị nào. Cái nào cho cuộc sống nào
Phải chọn cho mình một lối sống có tương lai mình mơ ước không. Có mong con cháu mình sống với những ước mơ của chúng và chúng sẽ phải sống khá hơn mình không. Có chớ, có chớ sao không.
Cha mẹ ông bà chúng tôi, trước giờ vẫn vậy.
Sao bây giờ đồng bào tôi trong nước không ai , có thể nói không một ai, là không lo con cháu họ với tương lai thật bất định , sống sẽ chẳng ra làm sao . Ngay đời sống các cháu hiện tại cha mẹ các em đã lo. Cái lo chánh đáng,khi con họ chịu khó học hành, tốt nghiệp, tương lai vẫn như không.
- Có lo thì phải có tính chớ thầy.
- Tính mẹ gì , ai cho mình tính. Họ tính cho mình hết trơn rồi.
- Vậy nên thằng con anh tốt nghiệp Đại học mà đi phụ hồ là phải thế.
Tui sợ anh còn mừng vì nó về nói với ở nhà , may mà chú thợ chánh là ba của thằng bạn con. Hổng có quan hệ biệt có vô được.
Xã hội anh và tôi đang sống cần có mối Quan hệ để sống.
Con họ con mình đều như nhau cùng tiến bước với những quan hệ có trong tay. Nhưng rõ ràng không như mình nghĩ. Con họ, con mình, rất khác nhau. Khác xa.
Cái khác xa này, có lẽ phải được dẹp bỏ hầu tạo được sự cân bằng xã hội .
Thực hiện điều này, xin tuyệt đối không bao giờ nên dựa vào cái khác nhau xa, nhất là khi cái khác xa đó làm cho khoảng cách Giàu Nghèo của xã hội tăng đến mức chóng mặt xin đừng dùng như một lý cớ để rồi dễ bị lôi vào ghen ghét, thù hận đấu tranh . Cái khuynh hướng đó chúng ta ngán ngẩm quá lắm rồi, phải không.
Vì thế chúng ta tìm con đường của chúng ta. Không nhờ ai NGHĨ thay cho ta. Ta NGHĨ cho cách sống của ta, con cháu ta,...
Muốn vậy,
Tôi đề nghị cô và các bạn cô chọn con đường khi đi gặp cái rủi nhiều hơn điều may này. Chúng ta lách né những vi phạm luật để thi hành cho được việc tiếp cận các em tập cho các em thành người có suy nghĩ riêng.
Việc này xảy ra nơi có vẻ như lớp học . Lớp học, ai qua cô giáo.
Vả lại chẳng phải chúng ta đang làm công việc của thử nghiệm một đề nghị tôi gửi cho cô giáo. Thì cô là người toàn quyền . Kể cả cô không thèm làm.
Một thí điểm cho một vấn đề. Không ai muốn không phát triển. Lúc cần sẽ có kinh nghiệm từ cái thí điểm lan ra như vết dầu loang ; cũng như mới có người để thực hiện phát triển. Cái tối thiểu. Phải có người bắt đầu, để có đi. Lúc đó mới tính đến…chuyện khác.
Chỉ sợ vào việc, lại không ai thích được coi như là người chỉ giủ đuôi lân, tôi e rằng không ai.
Nhìn xem, các con lân ngày tết quê ta, quê người, chả con nào còn đuôi.
Chúng là cái con gì khác rồi. Khỏi giủ đuôi.
Con lân đuôi dài ngoằn chẳng giống con giáp nào tuổi thơ tôi nó lẳng lặng tuyệt chủng lúc nào tôi chẳng hay.
Cùng lúc những người tham gia làm việc chung không còn mối lo chỉ được giao cho việc nhỏ nhặt. Chỉ như giủ đuôi lân.
Việc ấy phải làm, tìm kiếm người thích làm . Dụng nhân như dụng mộc, đã hoạch định kế hoạch sao lại lẫn lộn lẻ trời đất.
Liệu ai cũng chỉ muốn làm nên tiếng anh hùng đây đó tỏ, để tỏ ra được cái, Chí những toan xẽ núi lấp sông của riêng họ, thì cái bước đầu tiên không ai thèm bước bước nhỏ này, rồi dân tôi có tuyệt chủng như các con lân không.
Tôi lo, vì vậy mà tôi còn cứ phải lải nhải, lạy ông đi qua, lạy bà đi lại,.. vẫn còn mối lo. Lo dân tôi tuyệt chủng nếu chúng ta không làm gì.
Nghe thử với tôi, Bức xúc. Rách việc. Vô tư . Cứ thoải mái. Chả việc gì phải MÁU.
Với thủ trưởng chỉ cần…”thảo mai,” rồi sẽ chu. Sẽ đúng quy trình !
Với, Đất nước ta chưa bao giờ …( ái quỷ quái gì ,) ông TBT nói như nói với trẻ nít, con em chúng ta. Chẳng là người ta vốn vẫn tin trẻ nhỏ dễ tin.
Mà nào chỉ con em chúng ta, ông ấy nói cho toàn dân nghe đấy chứ, có chúng ta nghe không ? Sao Chỉ cứ trách trẻ !
Cứ thế ta tiến lên..một nơi ta chưa biết là nơi XHCN nào
Ôi, tôi là người Việt, tôi trôi lạc vào xứ nào , đồng bào tôi nói những gì tôi không hiểu. Họ nghĩ gì, cách họ hành xữ với nhau tôi không biết.
Sẽ còn người Việt để tôi sống với cách như trước đây bố mẹ tôi sống, như sau này con và cháu tôi sống.
Lớp người Việt tuyệt chủng sẽ là ai. Chúng tôi ngoài này ít hơn. Chúng tôi mới là cái giống người Việt tuyệt chủng chăng. Sao cho được, chúng tôi mới là lớp người giữ lề thói ông bà
Cô giáo, cô cũng lâm cảnh chúng tôi ngoài này.
Làm gì còn có người Việt nào lo cái lo Đất Nước mình rồi sẽ ra sao, như cô. Formosa gì, chả ai nói cho nghe. Mà nghe thì có lợi gì. Lo cái hại cho mai sau. Lại Rách việc,..
Họ khác cô.
Họ với (cô) ông hai cảnh đời,...xa lạ, lời ca ai oán ông lái đò của người viết nhạc yêu dân yêu nước thời chúng tôi mới lớn, nhạc sĩ Hiếu Nghĩa viết cho ông hát lên khi người dân cùng nhau chống giặc Pháp xâm chiếm nước ta vẫn vang vọng tiếng từ ngàn xưa , vọng lại bên tai. Nỗi buồn của người lẻ loi đi trên con đường mà đám đông bỏ mặc, nó ra sao thì ra…
Chúng ta không bỏ mặc được.
Để bước vào bước sơ khởi của đoạn đường chông gai,
Sẽ phải là từ cô, cô giáo của các em bằng dạy cho các em những căn bản phải cần có để các em hiểu ra khi nào mình bị bắt nạt, và các em có thể tránh được không.
Cũng cả những khi nào mình bắt nạt bạn mình. Và cả phải biết là không nên.
Không dễ đâu.
Dù cũng có những thích thú khi biết chắc qua những gì chúng ta , cô, gieo vào đầu ( hơn là chỉ có dạy ) các em, các bạn hữu cô, các cha mẹ các em có dịp liếc qua những gì cô dạy không ít người phải nhận ra chính họ cũng nên học.
Cô giáo nào đó nổi tiếng ở Việt Nam, bị nhà trường ép phải quỳ gối xin lỗi cha mẹ đứa học trò quỷ quái mà cô phạt trong lớp. Cô xin lỗi mà có biết mình đã bị bắt nạt hay không ? Nếu nhận ra biết mình bị bắt nạt cô giáo làm cái gương này cho lũ con cháu tôi học cô để chúng theo sao !?
Lần này, cùng cô, Đất nước mình rồi sẽ,..là đất nước của những người trẻ có ý thức. Những người mà nếu cô, các ban cô, với tới họ cũng như với tới mọi người cha người mẹ còn phải sống ở trong nước bằng những tiếp cận này.
Chỉ sau tiếp cận bằng mọi cách phải đặt được nền móng này. Đất nước…đi lên từ các bậc thang , thấp nhất, lên cao dần, với con người càng ngày càng sống và hành xữ trong văn hóa, cả trong thăng hoa hợp với tính người, tình người như những công dân gắn bó với đất nước họ, khắp địa cầu.
Từng bậc. Đất nước đi lên.
Bài tham khảo:
Nguyễn Tuấn – Việt Nam: Thất bại của xã hội đối với trẻ em
Quỹ Nhi đồng LHQ lên tiếng vụ bé 8 tuổi bị người tình của cha đánh đến chết/RFA