Tháng 3 và tháng 4, nơi đây (quê hương thứ 2 của Tôi) là mùa Xuân,vạn vật chim muôn hồi sinh ca hót, ngàn hoa nở rộ kheo sắc thắm, phơi bày vẽ đẹp thiên nhiên sống động rực rỡ.
Ghi nhận trên, Tôi thấy mỗi ngày qua chương trình bách bộ 2 giờ từ 5 tới 7 dặm quanh nơi Tôi sống.
Cái vẽ đẹp “CỦA TRỜI TRĂNG GIÓ kho vô tận. Cầm hạc tiêu dao đất nước này ”rất là rõ rệt, mà Tôi có thể dùng phương tiện khoa học thời 5G thu giữ vào kho hình ảnh “thế giới trong lòng bàn tay” giành riêng cho Tôi.
Vì chinaviruscovid19 mộng “Giang Hồ không bờ không bến đẹp như kiếp Bohemian” vỡ toang như bong bóng... Giờ đây, thu hẹp lại giữa mùa Xuân “trăm hoa đua nở trên đất Mỹ”, thay vì trên đất bắc, Tôi không cảm thấy vui trọn vẹn, tròn trĩnh lắm vì trong một góc khuất nào đó của bộ não hình ảnh tang tóc, chết chóc tức tưởi lúc kết thúc VNWar 1975, cứ hiện về như phim quay chậm!
Cuộc đời trai trẻ của Tôi với vai trò “Phóng Viên Chiến-Trường THVN9”, lấy hình ảnh làm nòng cốt phần tin tức lẫn phóng sự, cho nên khoảng cách đòi hỏi tiếp cận thu hình rõ nét, chắc chắn nằm trong tầm bắn của các loại súng tối tân do nga+tàu tiếp tế cho vc.
Suốt gần thập niên dài từ 1966-1975, công tác trên 4 vùng chiến thuật, qua nhiều mặt trận kinh hoàng, nhưng tựu trung lại hai tháng cuối cùng của cuộc chiến Tôi quá may mắn vượt qua “địa ngục trần gian” nhờ “hên”.
“Hay không bằng May!”
Giữa tháng 3-75, Tôi và Thu Hình Viên LCĐ suýt vong mạng trên trực thăng, vì phòng không vc bắn như mưa trên bầu trời Phụng-Dực, và may mắn được bạn Pilot đồng khoá 6/68SQTĐ bay ra khỏi tuyến đầu tại quận đường Phước An,nơi đặt bộ chỉ huy nhẹ của CT/LTTường TLSĐ23BB lúc 8 giờ tối,trong công tác “Tái-Chiếm (MA) Ban-Mê-Thuộc”!
Thời khoản Tôi với Đức theo trực thăng vận đỗ quân vào trận địa BMT, cũng là lúc “đầu não BTLQĐ2 Pleime cấp tốc“ di tản chiến thuật "từ Cù-Hanh bay về Nha-Trang,” thực đúng nghĩa thành ngữ “bỏ của chạy lấy người”! (Tôi đã thấy và hiểu rõ hoàn cảnh làm Tướng không quân, sĩ quan chỉ huy bất lực trước binh sĩ thuộc quyền hoảng loạn, hối hả túa ra tìm gia đình vợ con, cùng thân nhân ở vòng đai thị xã BMT, khi mới nhảy khỏi lòng tàu UH1B.) Còn tại vùng điạ đầu hỏa tuyến Trị-Thiên, Tôi và Nguyễn Văn Đông (Paris) nhận sự vụ lịnh công tác làm phóng sự “Giữ-Huế”, nhưng khi ra tới nơi mới ngã ngửa vì lịnh “Bỏ-Huế”!
Do một tình cờ lịch sử hi hữu “tham dự buổi tối cháo gà” với TLTPTTLQThi (RIP), TLSĐ1BB CTNVĐiềm(RIP), ĐT Tỉnh Thị Trưởng Thừa-Thiên Huế NH Duệ(RIP) TT Tùng Tiểu Khu Phó (RIP) do ĐT Duệ đại tại tư dinh trên đường Lê Lợi cạnh bên toà hành chánh. Nhờ đó, chứng kiến lịnh “Bỏ-Huế” đã được chỉ thị bởi cấp chỉ huy của TTThi, mà Ông này đã đứng bật dậy thẳng người quơ hai tay trên đầu ra dấu “không có ở đây” để tránh nói chuyện điện thoại, khi ĐT Duệ quắc Ông lại và đưa ống nghe trình có TLQK1TTNQT gọi.
Và, CT Điềm cũng làm y chang TTThi biểu hiệu “không có đây”, thành ra gia chủ Duệ lảnh đủ “trực tiếp nghe và nhận lệnh “Huế di tản chiến thuật”!
Sáng hôm sau, bị ĐT Duệ không cho tháp tùng về biển Thuận-An, nhờ đó “có-giang” trực thăng “cia” vớt nhân viên trung tâm văn hoá Mỹ ở Huế vào Đà Nẳng. (Xuống Thuận-An chắc chắn tiêu tùng như lữ đoàn tinh nhuệ 147TQLC).
Và từ Đà-Nẳng cùng nhiều VIP Dân-Vận chen lấn, đạp bừa nhau lên chuyến Air VN quá tãi cuối cùng lúc 4 giờ chiều 28-3-1975 về đáp Sài Gòn gần 7 giờ tối vì bay chậm.
Sáng sớm hôm sau bbc loan tin vc đã chiếm Đà-Nẳng, mà Tôi đã có bài viết riêng khá dài. Rồi tới chuyến bay “quái ác khó quên Qui-Nhơn”, đáp Nha-Trang lấy xăng đồng thời rước gia đình VIP thứ dữ về Sài Gòn. Chuyến chót, Tôi và Võ Văn Cát (RIP), Phạm Văn Tần (RIP?) và anh em điện ảnh tham gia trận chiến cuối cùng, phỏng vấn CT Lê-Minh-Đảo, TLSĐ18BB tại hầm hành quân tiểu khu Long-Khánh. Bị kẹt một “đêm dài không ngủ” ở ngã ba Long-Giao, nằm võng nhìn phòng không vc bắn hoả long C119 yễm trợ soi sáng chiến trường như mưa. Có cảm tưởng mình nằm trong cái nôm đơm cá!
Mờ sáng, Đ/u Bảo(VTX hiện sống Washington State), SQ Báo Chí thúc giục chạy vắt giò lên cổ ra bãi đáp chinooks đỗ Lử Đoàn 1 Dù tăng viện để ra Trảng-Bom. Tôi nhận một “bốt-đờ-sô” đích đáng từ phi hành đoàn vào ngay ngực, khi cố bám bững Chinook leo lên tàu. Nhưng nhờ lanh miệng hét át tiếng động cơ “Báo-Chí... Báo-Chí”, không thì lảnh tiếp cú đá khác! Đó là “kỹ niệm cuối cùng” đánh dấu kết thúc sự nghiệp “Phóng-Viên Chiến-Trường VN WAR” của Tôi!
Ngày mất Sài-Gòn, 30-4-1975, Tôi đang lênh đênh với chiếc Radio FM mỡ liên tục ngày đêm đeo trước ngực, chung xà lan với gia đình ca sĩ Khánh Ly giữa Thái-Bình-Dương, mà oái ăm thay lại nghe trịnh-công-sơn hát solo “nối vòng tay lớn”, thật là giận tím người, nghẹn lời!
MÃI MÃI VNCH TRONG TÔI ĐÁNH DẤU 30 THÁNG TƯ NĂM THỨ 47-2022
CHU MAI
Tháng 4 này nhớ tháng 4 xưa Đau thương uất hận mấy cho vừa
Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về...Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.
Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.
. Khác với người phương Tây, Việt Nam chúng tôi có rất ít các viện dưỡng lão. Khi Cha Mẹ tới tuổi già, con cái luôn muốn được sống kề cận để chăm sóc..
Thì ra bao nhiêu năm qua, cuộc sống và tuổi gìa đã vô tình che khuất đi hình bóng cũ, chỉ những dịp như hôm nay hình bóng anh Xuân lại trở về trong lòng cô Hoa
Món ăn hàng ngày vẫn luôn là cá thịt, rau cải trại cấp phát. Vì ăn uống kham khổ quen rồi nên gia đình tôi không mấy khó khăn khi hội nhập cuộc sống ở trại Bataan.
...dân tộc Ukraine đã khiến cả thế giới ngưỡng mộ khi có những cô gái trẻ, những phụ nữ lớn tuổi cũng cầm súng bên cạnh nam nhân cùng chiến đấu chống quân thù.
Trả lời như thế nào cho một cô bé bảy tuổi, đôi mắt long lanh ngấn lệ, đang phải đối mặt với nỗi lo sợ về sự ra đi, sự chia ly, không thể tránh được, và vĩnh viễn đây?
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.