Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Nguyên Thắng - VŨ HÁN VÀ HOÀNG HẠC LÂU

Sunday, January 10, 202112:25 AM(View: 2827)
Trần Nguyên Thắng - VŨ HÁN VÀ HOÀNG HẠC LÂU


Vũ Hán và Hoàng Hạc Lâu - Trần Nguyên Thắng


Vũ Hán và Hoàng Hạc Lâu - Trần Nguyên Thắng
 
Vũ Hán và Hoàng Hạc Lâu

~~~

 

Bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu ra đời tại thành Vũ Xương vào thế kỷ 8, thời thịnh Đường, với tám câu:


“Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu
Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tĩnh xuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị

Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
Ngày xưa lầu Hoàng Hạc đẹp như thế nào thì ngày nay khó mà có ai có thể hình dung ra được, nhưng “Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu” thì quả là một hình ảnh thật đẹp. Đẹp đến nỗi mà dù đã trải qua hơn 1250 năm rồi mà Hoàng Hạc lâu vẫn là một hình ảnh thần tiên dịu ngọt kèm theo một nỗi buồn man mác trong lòng những người đọc thơ của Thôi Hiệu, nhất là đọc qua bài thơ dịch tuyệt vời của nhà thơ núi Tản sông Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay
Hán Dương sông tạnh, cây bày
Bãi xa Anh Vũ xanh dày cỏ non
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”


Con sông dài Trường Giang là con sông dài nhất (6,300 km) của Trung Hoa. Nguồn sông phát xuất từ cao nguyên Thanh Tạng, chảy qua các bình nguyên Tứ Xuyên, xuyên qua hẻm vực Tam Giáp rồi chảy vào bình nguyên Giang Hán. Cũng tại nơi đây, một chi lưu sông Hán Thủy từ hướng Bắc cũng tuôn chảy nhập vào con sông lớn Trường Giang tạo thành ngã ba sông Trường Giang – Hán Thủy.

Đây chính là khu vực địa danh lịch sử nổi tiếng của hơn ngàn năm trước của Trung Hoa như Hạ Khẩu, Hán Dương, Di Lăng… (những ai đã từng thích thú với bộ truyện Tam Quốc Chí đều nghe biết đến các địa danh trên). Đây cũng chính là khúc sông đã cho người đời sau những điểm di tích, những câu chuyện thần tiên và các sự tích lưu truyền mà người dân Trung Hoa (và ngay cả những quốc gia nào bị ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa) cũng đều biết đến. Nào là Động Đình Hồ, trận thủy chiến Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốc của Chu Du – Khổng Minh – Tào Tháo, Lầu Hoàng Hạc, Nhạc Dương Lầu, câu chuyện tri âm tri kỷ… có ai mà không nghe đến.

Một trong những điểm văn hóa nổi bật ở ngã ba sông này, phải nói đến Lầu Hoàng Hạc. Thử tìm hiểu đôi chút về “thân thế” của Hoàng Hạc Lâu như thế nào! Thời cuối Đông Hán thế kỷ thứ 3, vua nhà Đông Hán nhu nhược bị các lộng thần chèn ép. Tào Tháo lợi dụng danh nghĩa phò vua Hán chiếm giữ phía Bắc (sau là Tào Ngụy), Lưu Bị xưng là tôn thất nhà Hán, lập ra nhà Thục Hán chiếm giữ miền Tây Nam. Tôn Quyền lui về Giang Đông lập ra Đông Ngô, xưng đế hiệu Ngô Hoàng Vũ.

Thế Tam Quốc phân chia từ đó, thành Kinh Châu thuộc về Đông Ngô nhưng “được” Lưu Bị mượn và giao cho Quan Vân Trường (Quan Vũ). Vì ỷ y và khinh thường quân tướng Đông Ngô nên Quan Vũ thiệt mạng và để mất Kinh Châu về tay Đông Ngô. Năm 223, Tôn Quyền ra lệnh xây thành Giang Hạ (Hạ Khẩu) bên ngã ba sông Trường Giang và Hán Thủy để đóng quân. Trong cái thế Tam Quốc thời đó, Hạ Khẩu là một thành trì chiến lược rất quan trọng vì cả ba nước Ngụy – Thục Hán – Đông Ngô đều cho rằng phe nào chiếm được Hạ Khẩu thì phe đó sẽ chiến thắng cuộc chiến.

Nhằm để theo dõi binh tình, Tôn Quyền cho xây trên góc một ngọn đồi nhỏ cạnh sông Trường Giang một tháp quan sát bên phía tây nam của thành Giang Hạ để theo dõi binh tình. Đứng trên tháp, người ta có thể quan sát được thuyền bè di chuyển trên sông Hán Thủy và phía Tây của Trường Giang. Tháp quan sát này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Cho đến ngày nay, không ai hiểu vì sao tháp lại có tên là Hoàng Hạc Lâu, một cái tên có vẻ trong câu chuyện thần tiên hơn là một cái tên dùng trong giới quân binh.

Dân tộc Trung Hoa thường có quan niệm triết lý “Thiên Nhân hợp nhất” nên họ thường hay tạo ra những câu chuyện thần tiên trong bất cứ các câu chuyện lịch sử, đền đài hay bảo tháp. Vì vậy, câu chuyện về ngọn tháp quan sát của Đông Ngô thời Tam Quốc cũng đã được thiên hạ ít nhiều khoác vào tháp canh những câu chuyện thần tiên cho tháp.

 

blank
Hoàng Hạc Lâu ngày nay tại Vũ Hán. (Hình: ATNT Tours & Travel)
 


Một trong những câu chuyện thần tiên của ngọn tháp quan sát thời Đông Ngô, có lẽ phát xuất từ thời Nam Bắc Triều, một thời đại loạn lạc liên miên khiến con người không còn tin tưởng nhiều về đời sống, giữa cái bình yên và chiến tranh, giữa cái sống và cái chết, giữa cái giàu sang và nghèo đói khốn cùng. Con người thời đó có khuynh hướng nghiêng về các câu chuyện thần tiên để quên đi những thực tại đau khổ (thời đại Cộng Sản ngày nay thì người ta dùng chiêu bài dân tộc chủ nghĩa để “mị dân,” toàn quyền thống trị người dân vì sự tự ti của người Trung Hoa bị đô hộ, thất trận, thua kém thế giới trong suốt thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20). Từ tâm lý đó, người ta dễ dàng lui về tìm một nơi chốn ẩn náu bình yên để thêu dệt, tưởng tượng ra những điều mơ ước. Hoàng Hạc Sơn là một ngọn đồi cao tại vùng Hạ Khẩu, gần bên thành Giang Hạ, vì vậy ngọn đồi này trở thành một điểm lý tưởng cho con người thời Tam Quốc tìm về ẩn dật, lánh xa những chuyện đời thường.

Trong thời Nam Bắc triều Trung Hoa, người ta lại nói về câu chuyện tiên ông Vương Tử An cỡi hạc vàng bay trên ghềnh đá Hoàng Hạc của Hạ Khẩu. Ngồi trên lưng hạc nhìn từ cao xuống, Tiên ông Tử An đã thấy được sự hiểm nghèo và hùng vĩ của con sông Trường Giang, thấy được cái cao của ngọn tháp Đông Ngô, thấy được cái mênh mông của bình nguyên Giang Hạ.

Đến đời nhà Đường, thì câu chuyện tiên ông cỡi hạc vàng Vương Tử An được biến đổi thành câu chuyện khác. Một vị thừa tướng của Thục Hán Lưu Bị tên Phí Vĩ bị ám sát chết. Sau khi chết, Phí Vĩ được lên cõi tiên, ông cỡi hạc vàng và đã dừng chân nghỉ trên ngọn tháp quan sát của Đông Ngô. Vì sự tích này mà tháp này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

Một số các câu chuyện thần tiên khác về Phí Vĩ nhưng được thêm thắt nhiều hơn. Có truyện kể rằng sau khi lên tiên, Phí Vĩ hay thơ thẩn đi chu du đây đó, nhất là hay thả bộ dọc theo bờ sông Trường Giang. Ông thường hay ghé vào một tửu lầu ở cuối đồi Hoàng Hạc Sơn uống rượu nhưng ông không có tiền nên uống rượu “ghi sổ.” Tuy nhiên, chủ quán vẫn luôn vui vẻ cho ông thiếu tiền rượu mà không hề đòi.

Nhiều năm trôi qua như thế, bỗng một ngày Phí Vĩ gọi chủ nhân họ Tân lại nói: “Tôi nợ ông tiền rượu quá nhiều rồi. Bây giờ là lúc tôi xin trả cho ông.” Nói xong, Phí Vĩ một tay cầm vỏ cam, và gọi hạc vàng đến. Phí Vĩ leo cỡi hạc vàng bay dọc theo bờ tường của tửu lầu nói vọng theo: “Mỗi khi có khách đến uống ruợu thì ông hãy vỗ tay và hát lên thì ngay lập tức hạc vàng sẽ từ tường đá hiện ra và múa theo điệu ông hát.” Nói xong Phí Vĩ bay mất!

Người chủ quán tuy nghi ngờ về những điều Phí Vĩ nói nhưng rồi thì vì tò mò ông ta cũng làm theo những gì mà Phí Vĩ đã dặn. Và đúng như thế, mỗi lần họ Tân vỗ tay và hát thì chim hạc luôn luôn hiện ra nhảy theo nhịp hát của ông. Cứ như thế, mười năm trôi qua, chủ quán trở nên giàu có, nhưng lòng lúc nào cũng nhớ đến Phí Vĩ. Chợt một hôm Phí Vĩ trở lại gặp họ Tân và hỏi rằng: “Chim hạc của tôi đã trả nợ đủ tiền rượu cho tôi chưa?” Để cám ơn, chủ quán đã mời Phí Vĩ dùng cơm tối, nhưng Phí Vĩ không nói gì, ông lấy ra một ống sáo bằng ngọc và và thổi lên một tấu khúc. Chỉ trong chốc lát, một cụm mây trắng từ trời sa xuống, hạc vàng bay đến chỗ ông. Phí Vĩ cỡi chim hạc và bay theo vầng mây trắng mất hút vào trời không. Sau đó, người chủ quán đóng cửa tiệm rượu và dùng hết số tiền mình có để xây Hoàng Hạc Lâu, để nhớ đến Phí Vĩ và hạc vàng. Người đời sau dùng câu “bạch vân hoàng hạc/ mây trắng hạc vàng” để ám chỉ về sự tích này.

Đến đời nhà Minh nhà Thanh, người ta còn có thêm thắt các câu chuyện thần tiên khác vào với sự tích đời nhà Đường. Nhưng có lẽ chúng ta cũng không cần biết đến ở đây vì dù sao thì nhà thơ Thôi Hiệu đã viết bài “Hoàng Hạc Lâu” ở trong không gian và thời gian đời nhà Đường mất rồi!

Trải qua bao nhiêu thăng trầm với thời gian và lịch sử, Hoàng Hạc Lâu đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần. Triều đại nào của Trung Hoa cũng cho xây lại Hoàng Hạc Lâu, không hiểu có phải vì bài thơ của Thôi Hiệu hay không? Nhưng rõ ràng là dân gian Giang Hạ, người của đất Sở ngày xưa sống không thể thiếu được Hoàng Hạc Lâu. Không ai muốn cho Hạc vàng bay đi mất cả!

Đời nhà Đường, Hoàng Hạc Lâu đã được xem như là nơi đàn hát, tiêu khiển và thưởng ngoạn phong cảnh của tao nhân mặc khách. Chẳng vì thế mà Thôi Hiệu, Lý Bạch, Mạnh Hạo Nhiên, Đỗ Phủ… và không biết là bao nhiêu thi tài đã dừng gót tại Hoàng Hạc Lâu, ngắm cảnh “bạch vân hoàng hạc” và để lại cho đời sau những thi ca bất tử. Một câu chuyện kể lại rằng khi Lý Bạch đến Hoàng Hạc Lâu ngắm cảnh. Thấy cảnh sinh tình, nhà thơ muốn phóng tay viết về Hoàng Hạc Lâu nhưng ông chợt thấy đã có bài thơ Hoàng Hạc Lâu của Biện Châu Thôi Hiệu treo ở đấy. Đọc bài thơ của Thôi Hiệu, Lý Bạch đành bái phục mà viết rằng “nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu” (trước mắt có cảnh mà đành chịu, vì thơ Thôi Hiệu viết trên đầu).

Nhà Đường suy tàn để nước Trung Hoa hỗn loạn với thời kỳ Ngũ Đại và Hoàng Hạc Lâu cũng bị tàn phá vì chiến tranh và thời gian. Thế nhưng “Hoàng Hạc Lâu” đã là một nét văn hóa, một cái điều gì đó mà người đời sau cảm thấy không thể thiếu được khi nhắc đến Hán Dương, Giang Hạ. Chẳng vì thế, khi nhà Tống thống nhất Trung Hoa thì Hoàng Hạc Lâu lại được kiến trúc lại, nhưng theo phong thái đời Tống. Thế nhưng sau khi nhà Tống sụp đổ thì Hoàng Hạc Lâu một lần nữa lại bị phá hủy.

Nhà Nguyên Mông Cổ chiếm trọn và cai trị Trung Hoa gần 100 năm. Chu Nguyên Chương khởi nghĩa thu phục Trung Hoa trở lại cho Hán tộc, lập ra triều đại nhà Minh kéo dài gần 300 năm. Rồi thì nhà Minh suy tàn để nhà Thanh thay thế và cũng trị vì gần 300 năm. Bốn Mùa Xuân Hạ Thu Đông luân phiên thay nhau có cả hơn ngàn lần, Hoàng Hạc Lâu tan nát vì chiến tranh và hỏa hoạn tất cả 12 lần và cả 12 lần đều được cho xây dựng kiến thiết lại (không kể các lần trùng tu) cho dù dưới bất cứ triều đại nào, vua nào. Vì thế, Hoàng Hạc Lâu có hơn 12 kiểu kiến trúc khác nhau, từ một tháp quan sát thời Đông Ngô trở thành Hoàng Hạc Lâu đời Đường, Hoàng Hạc Lâu đời Tống, đời Minh, đời Thanh, cho đến bây giờ thời Cộng Sản. Thế mới biết có những điểm văn hóa người ta muốn quên cũng không quên được, muốn dẹp bỏ đi cũng không dẹp bỏ được.

Từ năm 1957, dân Vũ Hán đã có chương trình phục hồi lại Hoàng Hạc Lâu nhưng mãi cho đến năm 1985 thì Hoàng Hạc Lâu hiện đại mới được hoàn thành. “Lầu” bây giờ cao hơn 50 mét, có năm tầng lầu và được xây lại theo vóc dáng Lầu cũ của đời nhà Thanh Đồng Trị. Để tránh rủi ro về hỏa hoạn, sườn của Lầu mới được xây bằng sắt thép và xi măng chứ không còn bằng gỗ như ngày xưa nữa.

Đứng ở trên tầng cao nhất của Hoàng Hạc Lâu, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bát ngát, của hai sông Trường Giang và Hán Thủy. Phong cảnh quả là hữu tình! Bước qua ranh giới của hai chữ quốc gia, văn hóa Trung Hoa quả thực cho người ta nhiều cảm khái về suy tư, về tâm hồn thi vị. Không có được cái cảm khái đó thì có lẽ Tản Đà chúng ta đã không dịch ra được một bài thơ tuyệt hảo về Hoàng Hạc Lâu.

Tản Đà không những vẫn giữ nguyên được cái ý nghĩa nguyên thủy Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu mà còn vượt qua nổi cái thâm trầm ngôn ngữ của nguyên tác để đưa vào lòng người đọc thơ những điều nhẹ nhàng tinh túy nhất của ngôn ngữ Việt Nam (giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu của Bùi Giáng).

“Nhật mộ hương quan hà xứ thị/ Yên ba giang thượng sử nhân sầu” nghĩa là “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/ Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.”

Vũ Hán là tên ghép của Vũ Xương – Hán Thủy có một thời văn hóa lộng lẫy như thế!

Ngày nay “văn hóa Cộng Sản” thay thế, từ nghèo-đói tiến đến bần-cố-nông cộng với sự cao ngạo trong lãnh vực Đông y, Trung Cộng phát triển ra một thứ văn hóa ẩm thực quái gỡ, người ta ăn tất cả mọi loài thú vật, động vật, côn trùng thảo mộc để ngày nay phát triển ra dịch bệnh Corona ngay tại Vũ Hán. Tất cả chỉ vì đồng tiền và quyền lực, giấu giếm đi sự an toàn sinh mạng của người dân Vũ Hán nói riêng.

Cơn dịch bệnh đang vô hình trung nhốt người dân Vũ Hán “ở trong một trại tập trung khổng lồ nhất thế giới qua bao thế kỷ.” Hỡi tiên ông Phí Vĩ, liệu Hạc Vàng của ông có đem thuốc tiên xuống cứu dân Vũ Hán được không?



Trần Nguyên Thắng

 
Saturday, December 2, 2023
(View: 49)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
Saturday, July 29, 2023
(View: 541)
Tham dự, đóng góp cho đời sống cộng đồng là một cách, ít hay nhiều, đóng góp cho việc bảo tồn văn hoá Việt. Ta cần có nhau. Và cũng may, ta còn có nhau.
Monday, May 8, 2023
(View: 1750)
Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp đẽ nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động
Thursday, April 27, 2023
(View: 867)
Cách đây hơn hai tuần, tôi nhận được tin chị Trương Gia Vy ra đi. Chị là hiền thê của nhà giáo/nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Anh cũng đã ra đi, trước chị gần chín năm.
Thursday, April 27, 2023
(View: 734)
Bài thơ này Trương Gia Vy viết cho người bạn đời (nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng) và gửi đăng trên Blog Phạm Cao Hoàng vào ngày 15.7.2014 – hai tháng trước khi Nguyễn Xuân Hoàng qua đời.
Thursday, April 20, 2023
(View: 1735)
Bài này xin điểm lại mười cái chết oan khiên của văn nghệ sĩ trong khoảng thập niên đầu sau 75 như nén hương lòng tưởng niệm những người vị quốc vong thân
Tuesday, April 11, 2023
(View: 2982)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
Tuesday, April 11, 2023
(View: 2908)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
Saturday, March 18, 2023
(View: 788)
Sunday, February 19, 2023
(View: 1034)
Sunday, January 22, 2023
(View: 1260)
Sunday, January 1, 2023
(View: 1019)
Dùng rổ đựng nước, mới nghe có vẻ vô dụng nhưng hành động này lại ẩn chứa nhiều bài học nhân sinh sâu xa. Chỉ cần trong lòng luôn mong cầu, thì nhìn đâu ta cũng có thể thu được đạo lý.
Friday, December 30, 2022
(View: 999)
Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như ngài cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua.
Tuesday, December 20, 2022
(View: 1037)
Bộ mặt Sài Gòn, hồi năm 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh sát được gọi là "mã tà", đứng huýt còi các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu sau, tên gọi "mã tà" đã biến mất.
Monday, December 19, 2022
(View: 996)
Cám ơn Hoàng tử bé Lionel Messi, đội bóng Argentina và cả đội bóng áo xanh lam của Kylian Mbappé.
Sunday, December 4, 2022
(View: 999)
Thật là khôn quá hóa dại. Ngày xưa kẻ cắp gặp các bà già Việt nam phải bái phục. Ngày nay kẻ cắp gặp bà già ở Mỹ thì bà già… thua đậm!
Saturday, December 3, 2022
(View: 1487)
Mấy chục năm trời trôi qua, bây giờ qua Mỹ ở tuổi 90, mẹ tôi rất tự tin bảo rằng, tiếng Mỹ dễ học, không khó như tiếng Pháp bà học ngày xưa
Thursday, December 1, 2022
(View: 1075)
Gừng được biết có tác dụng giúp giảm cảm giác buồn nôn. Nó đã được sử dụng hiệu quả để điều trị chứng ốm nghén và buồn nôn do hóa trị.
Monday, November 14, 2022
(View: 1318)
“Nè! Tôi sửa theo ý của chị rồi đó ! Đi ra đường, người ta tưởng chị là đàn ông, thây kệ chị à !”
Monday, November 14, 2022
(View: 1494)
bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.
Sunday, October 30, 2022
(View: 1120)
Trước kia 2 vạch... thì may. Nhà mình phúc lớn... ơn dày tổ tiên. Giờ đây 2 vạch... thấy phiền. Mọi người tránh né... tốn tiền mua que.
Saturday, October 22, 2022
(View: 1105)
Người đàn ông hiền lành đã hiểu ra điều vợ mình muốn bày tỏ, ông ôm chặt lấy bà, và rồi cả hai người để cho nước mắt tuôn trào,
Monday, October 17, 2022
(View: 1088)
Gặp hỏa hoạn và cơ thể đã bị bắt lửa thì chúng ta nên xử lý tính huống đó như thế nào, đây không phải là điểu ai cũng biết.
Monday, October 17, 2022
(View: 1207)
Hồi tháng 11 năm trước, Preston Nguyễn đã qua mặt một đầu bếp đầy kinh nghiệm trong vòng thi cuối cùng để giành được ngôi vị World Chef Champion
Sunday, October 16, 2022
(View: 1290)
Nếu thuộc tính đầu tiên của nhà thơ là mơ mộng, thì ông Lư là số một. Sống đẹp như thơ, đẹp hơn thơ, ở nước ta xưa nay chỉ có Lưu Trọng Lư!
Saturday, August 20, 2022
(View: 2604)
Nếu để ý nhắm mắt lắng nghe sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng chuông chùa và nhà thờ
Saturday, August 20, 2022
(View: 1499)
Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Saturday, August 20, 2022
(View: 1522)
Con γêu! Con có thấγ ɾằng, tɾên đời nàγ có ít nhất 3 con cá khiến chúng tα ρhải cảm động?
Wednesday, July 13, 2022
(View: 1531)
“Bệnh nhân mãi mãi là bệnh nhân. Móc túi họ là nghề của chúng ta “
Wednesday, July 13, 2022
(View: 1852)
Wednesday, July 13, 2022
(View: 1757)
Thursday, July 7, 2022
(View: 1838)
Cả 14 câu nói này chính là để giúp bạn có thể nhìn thấu sự đời, học cách buông xả, nuôi dưỡng thiện tâm, sống đời an lạc.
Thursday, June 30, 2022
(View: 1574)
Đào Triết Hiên có IQ cao ngất ngưỡng, nằm trong khoảng 220 - 230. ...cao hơn các nhà khoa học lớn như Stephen Hawking (160) hay Albert Einstein (khoảng 160 - 190)...
Wednesday, June 29, 2022
(View: 1501)
Ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo ra các khối u. Ung thư đại tràng cũng không ngoại lệ.
Monday, June 27, 2022
(View: 1503)
Có một câu nói lý thú của Lâm Ngữ Đường đại khái hạnh phúc đến từ ruột già, ruột già mà sinh hoạt điều hòa, tốt đẹp thì ta hạnh phúc, còn trục trặc thì ta mất hạnh phúc,
Sunday, June 19, 2022
(View: 1672)
Vừa rồi đặt mua quyển sách 'Cách Lừa Đảo qua mạng xã hội" về tham khảo. Chuyển tiền cho nó xong...
Sunday, June 19, 2022
(View: 1543)
và rồi nói đến ông thì họ cũng biết ông ta là một người cha không thể chê vào đâu được, một người cha mà ai cũng đều rất hãnh diện được làm con của ông.
Saturday, June 11, 2022
(View: 2032)
Và khi ta già đi, ta muốn chẳng nợ nần gì nhau trong cuộc đời này, chỉ cần được an yên, bởi ta nghĩ bất cứ ai, cho dù một thời trẻ hoài bão...
Thursday, June 9, 2022
(View: 1579)
Bà chưa hề đếm thử vợ chồng bà có bao nhiêu chỗ lệch. Ui, trăm hay biết đâu cả ngàn chứ chẳng chơi. Nhưng chả ngại! Miễn là hai ông bà phải cố gắng đáp ứng điều kiện ắt có và đủ: Yêu nhau.
Saturday, June 4, 2022
(View: 1745)
Nếu bà không tin tôi thì thôi, bà hãy để cho tôi đi. - Nhưng tôi rất tin cô. Tôi còn giao cả chìa khoá hòm đựng đồ trang sức cho cô giữ cơ mà.
Saturday, June 4, 2022
(View: 1849)
ở trong cái tuổi “không còn trẻ nữa như hiện tại, người viết chỉ mong cầu: thân không tật bịnh, tâm không phiền não, có trí huệ sáng suốt là có phúc quá rồi.
Tuesday, May 24, 2022
(View: 1945)
Các cụ xưa hay dùng sâm, xem sâm là quý lắm. Ngày nay còn nghi ngại... phải thử lại. Có trường hợp... Suy thận bị tụt huyết áp.... uống sâm làm khoè người lại thông đờm dãi.
Tuesday, May 24, 2022
(View: 2218)
Bí kíp giúp người Nhật sống khỏe, sống thọ nhất thế giới là chỉ nhờ… 5 ngón tay! một nghệ thuật dưởng sinh đã 5.000 năm
Tuesday, May 10, 2022
(View: 1660)
Đến một tuổi nào đó, người ta mới hiểu được rằng lắng nghe mới là điều cần thiết. Biết lắng nghe là biết thu thập cả thế giới cho riêng mình.
Sunday, May 8, 2022
(View: 1594)
Xin bấm vào giữa hình để xem video "Đây là cách thức các Bác Sĩ dùng để lấy Sỏi Thận ra"
Saturday, May 7, 2022
(View: 2415)
Cuộc sống không bán vé khứ hồi – mất đi vĩnh viễn không có lại được! Chúng ta đều già quá nhanh – nhưng sự thông minh lại đến quá muộn…
Saturday, May 7, 2022
(View: 2265)
Đứt mạch máu đầu là một trong những nguyên nhân chính gây ra chết hoặc bị liệt ở người lớn tuổi tuy một số người tuổi còn trẻ cũng có thể bị bệnh này.
Sunday, April 24, 2022
(View: 2002)
Đột quỵ xảy ra rất phổ biến, tuy nhiên không phải tất cả các thông tin đồn đại về đột quỵ đều là sự thật. Có khá nhiều hiểu lầm còn tồn tại về tình trạng này.
Saturday, April 23, 2022
(View: 1718)
Mayer Musk sinh ngày 19/4/1948, người Canada gốc Nam Phi, là mẹ của ba người con nổi tiếng Elon Musk là tỷ phú công nghệ, ...
Saturday, April 23, 2022
(View: 1825)
Ba đồng xu thật nhỏ nhưng nó lại tượng trưng cho tình bạn và tình yêu cao cả của 3 con người cao đẹp. Tại sao lại có 3 đồng xu nhỉ.
Monday, April 4, 2022
(View: 2790)
Khi chán nản, hãy nghĩ xem mình còn lại bao nhiêu ngày để dằn vặt, còn bao nhiêu thời gian để phung phí?
Sunday, April 3, 2022
(View: 1635)
Như thế, MRI và sonogram có lẽ an toàn nhất vì chẳng dính dáng gì tới phóng xạ, radiation cả.
Sunday, April 3, 2022
(View: 1831)
Chứng trầm cảm không phải là một nỗi buồn thoáng qua và cũng không phải là sự "yếu đuối" của tinh thần hay do "thiếu" bản lãnh
Monday, March 28, 2022
(View: 1775)
bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
Sunday, March 27, 2022
(View: 2137)
Bìa sách là do cha mẹ cho, không thể thay đổi nó được, chúng ta chỉ có thể viết thế nào để nội dung cuốn hay thật hay và hấp dẫn mà thôi.
Sunday, March 27, 2022
(View: 1960)
Xứ Đàng Trong, chữ “Dạ” đệm đầu câu cho câu nói thêm dịu dàng, khiêm tốn, và để thể hiện con nhà có giáo dục, lễ nghi, phép tắc.
Wednesday, March 16, 2022
(View: 1946)
Cầu nguyện cho đất nước Ukraine mau thoát khỏi tai kiếp này để dân tộc và người dân vô tội Ukraine được sống lại những ngày thanh bình xưa cũ.
Saturday, March 5, 2022
(View: 1842)
Cả tuần nay thế giới sôi động về tin tức quân đội Nga tấn công Ukraine khiến cho ai dù bận đến đâu cũng phải theo dõi tình hình chiến sự xảy ra ở Ukraine.
Thursday, March 3, 2022
(View: 2304)
Tôi ở gần mà anh không thấy, không biết và chẳng yêu, tìm chi mãi xóm nào ở Ông Tạ quen cô gái kia để phải dò sông dò biển lòng người nông sâu, để rồi người ta cũng phụ bạc.
Saturday, February 26, 2022
(View: 4313)
Đọc hồi ức "Tháng Ngày Qua" để biết được một bậc nữ lưu, đã thực sự gian truân từ tuổi thiếu niên, qua thực trạng khốn khó sau thế chiến thứ hai, khi người cha đã mất, nhà văn THẠCH LAM.
Thursday, February 24, 2022
(View: 3140)
Giả như bây giờ tôi có nhắm mằt xuôi tay mà về chầu ông bà đi chăng nữa thì cái câu “Tứ Hành Xung” của quý vị thày bói cũng là sai rồi!…
Monday, February 7, 2022
(View: 2104)
Nhìn chung, còn khá nhiều giọng cười và kiểu cười khác nhau, nhưng trên đây là những tham khảo cơ bản nhất. Năm mới chúc tất cả quí bạn biết cười!!!
Monday, February 7, 2022
(View: 1916)
Trong “Phiếm Luận Về Chữ Đồ” của cụ Đồ Gàn, theo cụ, trong tiếng Việt không có chữ nào có nhiều nghĩa và nhiều ứng dụng bằng chữ “đồ”.
Sunday, February 6, 2022
(View: 1868)
Xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy Cô, Chs NQ và thân hữu yêu văn nghệ youtube: Chương Trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề "XUÂN HỌP MẶT" của Như Hương và bạn hữu tổ chức tại Herndon
Tuesday, February 1, 2022
(View: 4462)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
Sunday, January 30, 2022
(View: 2161)
Một bài học thật tuyệt về đạo đức cho những người vô thần...
Saturday, January 22, 2022
(View: 2006)
Danh mục các văn nghệ sĩ được lưu trữ trong Trang "Chân dung Văn Nghệ Sỹ VN"
Wednesday, January 12, 2022
(View: 2129)
Cho nên, dù đã nghe hàng ngàn đứa học trò gọi tôi là thầy gần hai mươi năm nay, mà khi tôi nghe em học trò nhỏ của thầy đứng bên này gọi với sang bên kia. “Thầy ơi”, tự nhiên nước mắt tôi rơi.
Monday, January 10, 2022
(View: 1847)
- 1. Chúng nhiễm cổ họng trước, vì vậy bạn sẽ đau cổ họng khoảng 3, 4 ngày. Khi bắt đầu có triệu chứng, hãy lập tức làm test rapide: nếu positif thì cách ly ngay với người xung quanh.
Monday, January 3, 2022
(View: 2205)
Hạn chế căn bệnh tăng xông (Cao huyết áp) Thường xuyên nhớ đến cái ông rau cần. Nhai sống, hoặc uống trà gừng Nôn mửa sẽ hết, bạn đừng có quên.
Saturday, January 1, 2022
(View: 2479)
Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như vậy. Khi bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn được nhân lên niềm vui.
Saturday, January 1, 2022
(View: 2100)
Anh vừa cạo tuyết, từng hạt tuyết bay tới tấp lên mặt nghe lạnh ngắt nhưng anh nhận ra có mấy hạt ấm ấm vừa từ trong khóe mắt lăn ra.
Monday, December 13, 2021
(View: 2254)
+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa. + Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt. + Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.