Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - VÀI KỶ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG PETRUS KÝ

28 Tháng Chín 202012:47 SA(Xem: 11744)
GS. Lê Quý Thể - VÀI KỶ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG PETRUS KÝ
Vài kỷ niệm dưới mái trường Pétrus Ký

 

 

image001

 “Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt (phải);

Tây Âu khoa học yếu minh tâm (trái)”

 (tạm dịch nghĩa: (Tam) cương (ngũ) thường Khổng Mạnh nên khắc cốt - Khoa học Tây Âu ghi tạc trong lòng).


Là một người suốt đời thích đi đó đi đây mà phải bó gối ngồi nhà trong suốt hơn nửa năm qua, thật là một cực hình đối với tôi. Với tình trạng hiện nay không biết bao giờ lại được lang thang trên các nẻo đường của thế giới. Có lẽ không còn cơ hội nữa, một phần vì tình trạng sức khỏe không cho phép mạo hiểm, phần khác tuổi già sức yếu nên đi lại chắc chắn có phần khó khăn hơn nhiều. Là một người thích làm việc nhưng để tránh tiếp xúc ở chỗ đông người, tôi đã quyết định về hưu. Để giết thì giờ tôi đã tìm đủ mọi cách để sửa sang mọi thứ trong nhà cũng như ngoài vườn nhưng vẫn còn quá nhiều thì giờ rảnh rỗi không biết phải làm gì. Một cái khó nữa là tôi cố gắng nhắm mắt bịt tai để không thấy không nghe những chuyện thời sự xẩy ra hàng ngày. Điều tối thiểu cần thiết của tôi hiện nay là phải giữ tâm trí không bị khủng hoảng, không làm những chuyện điên rồ. Nhớ lại quá khứ, ước gì tôi được sống lại những ngày hồn nhiên, vô tư không lo nghĩ của tuổi học trò dưới mái trường Pétrus Ký hay Quốc Học. 

***

Tôi được cha mẹ cho đi học trường làng rất sớm. Một trường làng hẻo lánh mà thầy dạy được vài hôm thì có thầy bị Pháp bắt, có thầy bị Nhật bắt, có thầy phải chạy trốn nên việc học hành của tôi bữa có bữa không. Rồi theo anh theo chị vào Saigòn và được học trường tỉnh với giờ giấc đầy đủ và nay tôi bước vào trường trung học Pétrus Ký với một niềm tự hào.

Niềm tự hào của một cậu bé mười ba tuổi chỉ hoàn toàn dựa vào khả năng của chính mình để được vào học một trường lớn nhất và nổi tiếng nhất miền Nam. Trường quá lớn, quá đẹp. Chỉ nhìn cổng trường với tấm bảng ghi tên trường và hai câu đối bằng chữ Hán ghi trên hai cột cổng cũng đủ thấy trường uy nghiêm thư thế nào. Tôi nhớ không lầm thì trong suốt ba năm học tại trường tôi chưa bao giờ dám bước vào trường bằng cổng chính nầy.

Trong ba niên học từ năm 1952 đến năm 1955 tôi học các lớp đệ thất, đệ lục và đệ ngũ. Lúc này trường Pétrus Ký có hai chương trình, chương trình Việt dần dần thay thế cho chương trình Pháp. Các môn học thì quá nhiều: Việt, Anh, Pháp, Hán văn, công dân, sử địa, toán, lý hóa... Tôi thích nhất là môn hóa học vì được vào giảng đường để xem thầy làm thí nghiệm.

Tình hình chính trị thời này không được ổn định lại cộng thêm những cuộc biểu tình đẩm máu của học sinh và sinh viên toàn quốc. Tôi nhớ ông hiệu trưởng Phạm Văn Còn hay xuống thăm các lớp, luôn luôn có hai người đi theo ông, đó là hai người cận vệ trong mình có súng lục.

 

Trong suốt ba năm học tôi có rất nhiều thầy giáo, cô giáo, nhưng hai thầy giáo mà tôi nhớ nhất là hai thầy năm đệ thất. Thầy Ưng Thiều người Huế dạy Hán văn và cũng là người viết hai câu đối ghi trước cổng trường và thầy Nguyễn Văn Ba người Nam dạy Pháp văn. Giờ học của hai thầy thì hoàn toàn trái ngược, giờ của thầy Hán văn thì cả lớp im lặng, không ai dám nhúc nhích, giờ của thầy Pháp văn thì cả lớp ồn ào, vui cười suốt giờ. Nhưng không phải đó là lý do tôi nhớ hai thầy mà là chuyện khác. Mỗi lần có chỉ dụ của Vua Bảo Đại, thầy người Huế bắt cả lớp đứng dậy, mọi người phải vòng tay và đứng im lặng. Thầy trừng mắt nhìn mọi người rồi mới đọc chỉ dụ. Về sau có đứa thắc mắc hỏi thầy tại sao phải làm vậy, thầy nói như vậy là đã quá châm chước, đáng lẽ mọi người phải quỳ để nhận chỉ dụ của Vua. Tôi nhớ thầy người Nam vì thầy hay kể chuyện và đọc thơ trong lớp. Một hôm thầy dùng viết Bic gỏ vào bàn để mọi người chú ý rồi từ từ ngâm thơ: “Đêm trăng em dạo vườn chè, ...”. Tay vừa gỏ nhịp, miệng vừa ngâm tiếp ba câu thơ kế. Khi thầy chấm dứt, tụi nhỏ chúng tôi cười ngả, cười nghiêng, vừa đập bàn, đập ghế lâu sau mới chấm dứt. Bài thơ gồm bốn câu lục bát lời thanh nhưng ý rất tục. Đó là thầy chuyên kể chuyện và ngâm thơ tục cùa tôi.

 

***

 

Niên học 1954-1955 là thời  kỳ di cư, tình hình chính trị rất là sôi động. Tôi nhớ năm đó tôi học lớp đệ ngũ. Lớp học của tôi ở tầng trệt cuối dãy sát với đường đi từ cổng phụ vào. Vào khoảng 11 giờ trưa ngày 28/4/1955 tiếng súng nổ chát tai, cả thầy lẫn trò không ai bảo ai đều chun xuống gầm bàn. Đó là tiếng súng giao tranh đầu tiên giữa quân đội Cộng Hòa và quân đội Bình Xuyên tại trạm gác ở cổng phụ của trường, đây là trạm gác của nhóm Bình Xuyên đóng sau trường Pétrus Ký và nhóm Bình Xuyên này chống trả rất mãnh liệt. Cuộc giao tranh này kéo dài cả giờ. Gần 1 giờ trưa thì tiếng súng im bặt, có lẽ ngưng chiến. Thầy trò chúng tôi được lệnh chạy ra khỏi trường càng nhanh càng tốt. Sau đó có tin cuộc chiến tiếp tục và tối đó nhóm Bình Xuyên bị đánh bật ra khỏi nhiều sào huyệt và rút khỏi Saigòn. Nói thêm Bình Xuyên đứng đầu là Bảy Viễn là nhóm được Pháp bảo trợ, họ tổ chức sòng bài Kim Chung và nhiều ổ mại dâm công khai ở Saigòn, gọi là bình khang.

 

Các dãy nhà phía sau trường Pétrus Ký cũng là những lớp học tạm thởi của trường di cư Chu Văn An. Nhiều trận chiến khác cũng đổ nhiều máu xẩy ra hàng ngày tại công viên xe lửa cạnh trường giữa học sinh trường Pétrus Ký và học sinh trường Chu Văn An.

 

***

 

Sau đó thành phố Saigòn trở lại ổn định và tôi học hết năm đệ ngũ. Nếu nói riêng về nam sinh thì trường trung học Chasseloup Laubat (trường Lê Quí Đôn sau nầy) là trường của con em những người vai vế trong xã hội thực dân còn trường trung học Pétrus Ký là trường của con em những người bản xứ thấp cổ bé miệng. Nhưng điều đó không có nghĩa học sinh trường Pétrus Ky thua kém học sinh trường Chasseloup Laubat. Thật vậy, tôi xin kể câu chuyện sau để thấy trình độ học vấn của học sinh trường Pétrus Ký thời nầy giỏi như thế nào.

 

Nếu kể về thứ hạng năm nay cũng như hai năm trước tôi cũng chỉ đứng trên trung bình một chút, trong lớp có quá nhiều bạn học giỏi hơn tôi. Tuy vậy tôi đã đạt được một kết quả làm tôi luôn cảm thấy hãnh diện.

 

Thằng bạn hồi tiểu học và tôi học khác lớp nhưng chúng tôi thường gặp nhau. Gia đình nó có một cái sạp bán tạp hóa ở chợ Nancy, ngay ngả tư Nancy và Galliéni (ngả tư đường Nguyễn Văn Cừ và Trần Hưng Đạo ngày nay). Tôi hay đến sạp này ngồi chơi với nó, tôi thấy gia đình nó nghèo, em út quá đông. Một hôm nó nói với tôi nó muốn học nhảy lớp để mau xong chương trình trung học đệ nhất cấp để đi làm. Muốn được vậy cuối niên học nầy nó phải thi đậu bằng brevet của chương trình Pháp (bằng brevet du premier cycle du second degré chương trình Pháp tương đương với bằng trung học đệ nhất cấp chương trình Việt, phải đậu bằng nầy mới được học tiếp lớp 1ère année secondaire chương trình Pháp hay lớp đệ tam - lớp mười - chương trình Việt) . Nó nhớ chuyện ngày trước nên nó rủ tôi đi học lớp luyện thi với nó. Hai đứa ghi tên học lớp luyện thi và tôi lấy học bổng để đóng tiền học mà không cho chị Năm tôi biết. Thầy dạy là thầy Pháp văn ở trường Pétrus Ký. Thế là ba tháng cuối niên học này sáng học lớp đệ ngũ trường Pétrus Ký, chiều học chương trình luyện thi tương đương với chương trình lớp đệ tứ. Thầy chỉ dạy hai môn Pháp văn và toán, các môn khác phải tự học lấy.

 

Hai đứa chúng tôi cùng đi nạp đơn, cùng đi thi bên trường Chasseloup Laubat chung với học sinh các trường Chasseloup Laubat, Marie Curie... của chương trình Pháp. Bài thi gồm thi viết và thi vấn đáp, phải đậu thi viết mới vào thi vấn đáp, cố nhiên tất cả các phần thi đều bằng tiếng Pháp. Sáng ngày đầu thi dictée (chính tả) và luận văn, chiều thi toán. Tôi vẫn còn nhớ tựa bài dictée là "Le Paysage Laotien"  do một bà đầm người Pháp đọc. Bài dictée này nếu quá sáu lỗi thì bị loại. Vì sợ chị Năm tôi biết nên tôi lén mua báo để xem kết quả. Dò bài dictée tôi thấy sao tôi phạm nhiều lỗi thế, chắc không có hy vọng. Đến ngày tuyên bố kết quả hai đứa chúng tôi cùng đi xem. Một ông thầy người Pháp đứng giữa sân trường đọc kết quả (có anh chị nào được hưởng cái cảm giác hồi hộp khi lắng nghe người đứng giữa sân trường đọc kết quả một kỳ thi không?). Tôi không biết có bao nhiêu thí sinh đậu thi viết nhưng tôi nhớ ông thầy người Pháp chỉ cầm trong tay một mảnh giấy. Hình như tôi có nghe tên tôi. Rồi ông dán mảnh giấy lên một tấm bảng đen. Sau một lúc chen lấn đến gần tấm bảng, nhìn kỹ mảnh giấy một lúc lâu tôi mới chắc tôi đã đậu thi viết. Hôm sau vào thi vấn đáp, nhưng tôi không học một chữ nào cho những bài vấn đáp nên tôi thi hỏng. Bạn tôi thì đậu ngay khóa đầu, còn tôi mãi hai tháng sau mới thi đậu bằng brevet khóa hai.

 

Qua câu chuyện trên cho thấy không phải riêng hai chúng tôi mà rất nhiều học sinh lớp đệ ngũ của trường Pétrus Ký có đủ trình độ học giỏi để thi đậu bằng brevet của chương trình Pháp như những học sinh học trường Pháp. Theo tôi biết thì trường không ngăn cấm chuyện thi cử đó, vì khi chúng tôi xin nghỉ học để đi thi thì trường đều cho phép, nhưng trường công không cho phép nhảy lớp như vậy sau khi đậu bằng brevet và muốn học nhảy lớp thì phải ra trường tư học tiếp và tôi biết có nhiều bạn trong lớp đã làm như vậy.

 

 

Lê Quý Thể

9/2020

09 Tháng Ba 2024(Xem: 563)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 565)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 647)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 439)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 599)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 567)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 703)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 706)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 950)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1067)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1000)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 850)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 986)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 804)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1679)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 760)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 700)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1696)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 963)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri