Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - DU TỬ LÊ VÀ NHỮNG CON CHỮ / NHƯ NGƯỜI

Tuesday, December 17, 201912:36 AM(View: 17397)
Tô Đăng Khoa - DU TỬ LÊ VÀ NHỮNG CON CHỮ / NHƯ NGƯỜI

 

TÔ ĐĂNG KHOA


Du Tử Lê Và Những Con Chữ / Như Người



chiều rớt / xanh / lưỡi dao,

tôi khứng! chờ… mưa tới.

 Du Tử Lê


Tôi đọc và yêu thích thơ Du Tử Lê đã lâu, nhưng thực sự có nhân duyên quen biết và trở nên thân cận với ông khoảng 7, 8 năm gần đây. Trong những năm cuối đời thi sĩ Du Tử Lê và tôi có nhiều dịp uống café với nhau vào sáng thứ bảy, chủ nhật hằng tuần tại Tài Bửu Paris hay Hạt Ngò Bistro. Qua những câu chuyện văn học, những mạn đàm về tư tưởng triết học Đông Tây, giữa chúng tôi, một già một trẻ, hai thế hệ đã thiết lập được một mối tương giao thâm quý.

 Tháng 10/2018, tức là khoảng một năm trước khi ông mất, Du Tử Lê sáng tác bài đêm, treo ngược tôi: dấu chấm than! Bài thơ này được đăng trong tập thơ cuối cùng của ông, em cho tôi mãi nhé: ấu thơ mình. Tháng 10 năm ngoái trong một bài viết, tôi có ghi lại vài cảm nhận riêng của mình khi đọc bài thơ này, xin ghi lại trích đoạn nơi đây:

(trích)

Tôi rất cảm phục cách Thi Sĩ đặt tựa đề cho bài thơ, đêm, treo ngược tôi: dấu chấm than! Dấu chấm than (!) nhìn giống như một người bị treo ngược; và hơn thế nữa, trong màn đêm, khi mọi người đều đang an giấc thì Thi Sĩ đang rất “ngược” với thế giới vì ông vẫn còn thao thức không ngủ được. Bên ngoài, đêm mưa vẫn đang nặng hạt:

mưa chưa đi khuất, ngày chưa tới

đêm, treo ngược tôi: dấu chấm than!

mùa hoen đôi mắt, như vừa khóc

gọi hết tàn phai, gõ một lần.

trời đem mây xuống neo chân sóng

gió hú đường bay ngang ngọn cây

tử / sinh vốn dĩ như hình / bóng

linh hồn nào còn quẩn quanh đây?

nến tôi cháy đỏ mùa chia, biệt

người ghé qua rồi, cũng bỏ đi

những con dế sớm khan, khô tiếng:

cũng tự chôn mình theo tiếng ve.

sương nhìn tôi xa dần sớm mai.

 

Con người chúng ta sống trên cõi đời này, bị quy luật vô thường chi phối, luôn luôn thay đổi. “Nến tôi cháy đỏ mùa chia, biệt” là một lối ẩn dụ rất tài tình về thân phận của con người. Chúng ta sinh ra, sống, và tồn tại trên cõi đời này trong một khoảng thời gian nhất định cũng như ngọn nến. Khi hết nhiên liệu, ngọn nến cũng sẽ tự tắt. Đó là lẽ tử / sinh rất đơn giản qua hình ảnh ẩn dụ của ngọn nến. Trong lúc ngọn nến còn sáng lung linh, ánh sáng của nó cho ta những hình / bóng trên tường. Đó là những nhận thức phóng giọi chủ quan của chúng ta về thế giới xung quanh.

tử / sinh vốn dĩ như hình / bóng.

hồn nào còn quẩn quanh đây?

 

Hình ảnh ngọn nến, nhiên liệu của nến, sự tương tục cháy sáng nhưng thực ra là đang thay đổi từng phút từng giây, đang tiến dần một cách chắc chắn đến “sự tắt ngấm” tất nhiên của ngọn nến, tất cả là một hình ảnh hết sức linh động và cụ thể giúp cho độc giả như tôi chiêm nghiệm về thân phận của con người.

Câu hỏi bỏ lửng, linh hồn nào còn quẩn quanh đây? thật độc đáo! Có chăng một linh hồn nào, hay chỉ là ảo giác? Còn nhiên liệu, còn sự cháy đỏ, chỉ còn ngọn nến. Còn ngọn nến thì còn những hình, những bóng soi giọi. Hết nhiên liệu, nến tắt. Hình / bóng cũng khép lại cho trọn vẹn một cuộc tử / sinh. Nào có linh hồn nào quẩn quanh đây, như ta vẫn hay lầm tưởng?!!

nến tôi cháy đỏ mùa chia, biệt

người ghé qua rồi, cũng bỏ đi

những con dế sớm khan, khô tiếng:

cũng tự chôn mình theo tiếng ve.

 

Vậy đó, ngọn nến tôi cháy đỏ mùa chia, biệt. Nhưng người ghé qua rồi nào có mấy ai ở lại. Vạn vật vô thường mà, người cũng vậy, ngọn nến tôi cũng thế. Có gào thét, có gáy vang đến khô tiếng như những con dế sớm, thì cũng vậy thôi. Sẽ có lúc nến tắt, con dế gáy khan đến khô tiếng ngày nào cũng tự chôn mình theo tiếng ve, khi hè qua, thu sang và đông lại về. Chúng ta có nhìn thấu qua màn sương để bắt gặp ánh mắt này không???

sương nhìn tôi xa dần sớm mai.

Thời tiết sang mùa: một cơn mưa đêm, một “ngọn nến tôi” cháy đỏ, những con dế sớm khan, khô tiếng tự chôn mình theo tiếng ve, và sương nhìn tôi xa dần sớm mai. Tất cả là hình ảnh linh động và ẩn dụ rất khéo léo và tài tình về sự hiện hữu của tất cả chúng ta trên cõi đời này: Một sự hiện hữu tiến dần về cái chết, sự tắt ngấm của “ngọn nến tôi cháy đỏ”!

 Sau những đêm mất ngủ, chúng ta có nhận ra như Thi Sĩ hay không sự thật này: Sương đang nhìn tôi xa dần những sớm mai?

 Vì lẽ? Sẽ có một sớm mai nào đó chính chúng ta cũng sẽ không thức giấc nữa!

(ngưng trích)

Ngày 30/9/2019, tức là đúng một năm sau bài đêm, treo ngược tôi: dấu chấm than!, Thi Sĩ Du Tử Lê sáng tác bài thơ chiều rớt / xanh / lưỡi dao với lời đề tặng cho tôi.  Tôi không ngờ rằng bài  này cũng là thi phẩm cuối cùng của Thi Sĩ Du Tử Lê.  Nội dung bài thơ nàycũng bắt đầu bằng hình ảnh của một ngọn nến. Nhưng ngọn nến lần này không còn là “ngọn nến tôi cháy đỏ” nữa, mà lại là ngọn nến “cháy nham thời thiếu máu” tuồng như là một linh cảm về một bất trắc đang rình rập:

cháy nham thời thiếu máu

tôi nhìn tôi nám, thô

đối mặt với hư vô:

-mù, câm kiếp nào vậy?

.

sống những ngày củi mục

tôi nhìn tôi trôi sông

tai họa như bóng đen

chập trùng đêm: ám độc.

. đợi nắng về bầu bạn

cuối đời / tôi ngồi đây /

bằng hữu như sẹo cây:

bị xóa dần dấu vết.

.

ngày tịch liêu tiếng gọi

hỏi khan: - kẻ nào đây?

hồn treo ngược xác dơi!.!

đợi hà hơi cứu rỗi?

.

từng hồi chuông riết róng:

định mệnh: những cơn điên

thân, tâm / khôn an nhiên/

khi một đời mất bóng!?!

.

trong ngôi đền kỷ niệm,

người ảnh, tượng trên cao.

nhưng một thoáng chiêm bao,

người hiện thân… dáng mẹ!.!

.

cảm ơn người: bao dung,

che, ủ tôi khánh kiệt.

.

chiều rớt / xanh / lưỡi dao,

tôi khứng! chờ… mưa tới.

Và quả thực, đúng như Thi Sĩ đã dự cảm:  chiều rớt / xanh / lưỡi dao là thi phẩm cuối cùng của Thi Sĩ tài hoa Du Tử Lê, người mà theo tôi nghĩ, với giác quan Thi Sĩ vô cùng tinh tế và nhạy cảm của ông, đã biết trướcvề sự ra đi của mình. Từ hình ảnh “treo ngược dấu chấm than!” tới hình ảnh “hồn treo ngược xác dơi!.!”, từ hình ảnh một “ngọn nến tôi cháy đỏ” đến ngọn nến “cháy nham thời thiếu máu” là một sự chậm lại để tiến dần tới cái chết.

 Triết gia Heidegger có nói ý nghĩa của sự hiện hữu chỉ được tìm thấy trong cái chết, nói cách khác, hiện hữu tức là hiện hữu dần tới cái chết (being means being towards death.)  Hiện hữu như bức tranh: lấy cái chết làm nền. Du Tử Lê viết “tử/sinh vốn dĩ như hình/bóng” là thế đó! Bóng dáng của thời gian, thấp thoáng trong sự phơi bày của lẽ tử/sinh. Thời gian vô hình, tiềm ẩn nhưng tác dụng thì thần sầu quỷ khốc và chắc nịch, không bao giờ thất bại, chắc nịch như trọng trường của trái đất. Hãy lắng lòng nghe thời gian gõ nhịp tàn phai qua bút pháp tài tình của Thi Sĩ Du Tử Lê:

buổi sáng tôi ra đi,

thấy chiều trong đáy cốc.

buổi trưa tôi trở về,

thấy cây ngồi thở dốc.

chúng ta: những con đường.

xuôi về một nghĩa địa.

đời thâm, bầm nhát dao.

chỉ riêng mình nấn / níu.

(đời thâm, bầm nhát đao)

 

Vậy đó: đời thâm, bầm nhát dao, chỉ riêng mình nấn / níu. Sáng sáng chiều chiều, đi đi về về, những con đường xuôi về một nghĩa địa. Tất cả chỉ vì cái thói quen nấn / níu của chúng ta. Một sự níu kéo vô vọng trước cơn lốc thời gian vô song!

 Thi Sĩ Du Tử Lê là người có cái nhìn rất mới lạ về tác dụng của thời gian lên sự hiện hữu của con người, mà theo tôi, ông là người “dịch” (dời chuyển) được cái hồn, cái tinh túy nhất của triết học bí hiểm của Heidegger (Being and Time) sang Thi Ca Việt Nam một cách rất tài tình qua bài thơ thời gian là vết thương / tìm tôi để chảy máu:

một người hỏi bức tường:

- nhớ gì sau đổ, vỡ?

một người hỏi dòng sông:

- xót xa mùa nước, lũ?

.

bức tường nói: cảm ơn!!!

trần gian là khoảng trống.

dòng sông trả lời: không!

biển khơi hoài dậy sóng.

.

chúng ta là đám đông,

sống trong hình nộm, mới.

thời gian là vết thương,

tìm tôi để chảy máu.

.

đằng sau, mỗi sớm mai,

mặt trời riêng, vẫn mọc.

đằng sau, những nụ cười,

chói chang nghìn thất lạc.

“Bức tường” không hề tiếc nuối hay hờn giận gì sau những “đổ, vỡ.” Vì lẽ? Vì “bức tường” thực ra chỉ là “cái ngăn che!” Sự đổ vỡ của “bức tường” tiết lộ sự thật “trần gian là khoảng trống” –

Sự thật về “tính không” của tất cả hiện tượng. Dòng sông cũng không xót xa gì mùa nước lũ! Vì lẽ? Vì biển khơi vẫn hoài dậy sóng đó thôi, đó là cái lẽ dĩ nhiên từ xưa tới nay.

 Chúng ta nếu không biết học hỏi bài học can trường, không biết chấp nhận thực tại, mà sợ hãi đổ vỡ, cứ than thân trách phận của “bức tường,” của “dòng sông” thì chúng ta sẽ bị biết bao nhiêu vụn vặt của đời sống chi phối, và như thế chúng ta chỉ sống theo đám đông, như một hình nộm, và thời gian tàn phá, nhận chìm chúng ta không thương xót như dòng song mùa nước lũ.

chúng ta là đám đông,

sống trong hình nộm, mới.

thời gian là vết thương,

tìm tôi để chảy máu.

 

Một bài thơ ngắn, đầy nội lực thâm hậu, nói lên trọn vẹn ý nghĩa của hữu thể (being) trong mối tương quan nghịch đảo với thời gian (time) cùng mối nguy hiểm của một lối sống theo tâm ý của đám đông như một hình nộm. Theo tôi nghĩ nếu không phải là một thi sĩ tài hoa, nhạy cảm thì không thể gom về  trọn vẹn cốt lõi sự hiện hữu con người và hệ lụy của nó trong bao nhiêu đó ký tự được.

 Cuối năm 2019, “ngọn nến tôi cháy đỏ” vẫn “cháy nham thời thiếu máu” để cống hiến cho nền văn học Việt Nam những bài thơ trác tuyệt và ý nghĩa thâm sâu, gần gũi. Hai câu cuối của sự nghiệp Thi Ca Thi Sĩ Du Tử Lê là sự chấp nhận sau khi đã làm xong việc cần làm, đã sống một đời sống sáng tác sung mãn với trên 70 tác phẩm văn học, ngọn nến ấy đã chấp nhận yên long chờ cơn mưa tới để được mát lạnh, chấm dứt sự “cháy đỏ mùa chia, biệt” của một đời “thâm bầm vết dao,” vì đã không còn chi nấn/níu. Lời cuối của Thi Sĩ là một lời tri ân tới người thân và bằng hữu, xin nhắc lại nơi đây trong mùa lễ Tạ Ơn 2019, cũng là lễ viếng 49 ngày của Thi Sĩ Du Tử Lê:

cảm ơn người: bao dung,

che, ủ tôi khánh kiệt.

chiều rớt / xanh / lưỡi dao,

tôi khứng! chờ… mưa tới.

 

Với riêng tôi, thơ Du Tử Lê là “những con chữ như người”: nó là những bóng/hình của Du Tử Lê, những con chữ lầm than mà ông đã cưu mang bằng máu và lệ của chính mình.  Đó là cái  mà tôi sẽ giữ mãi, sẽ “cầm tù” những con chữ ấy trong ký ức của tôi về ông.

giọt máu nào cưu mang

lầm than từng con chữ

ai ngồi trên ngạch cửa?

bàn tay nào nhện giăng?

cầm tù nhau / ký ức.

(trích những con chữ như người-Du Tử Lê)

 

T.Đ.K, Garden Grove, 2019


Phụ Đính:

 

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA • vmail: +1-949-981-3978

email: vanhocpress@gmail.com • Facebook: Van Hoc Press

 


PR 12/13/2019

SÁCH MỚI

nguoivenhubui

Trân trọng giới thiệu:

  

người về như bụi

  

tuyển tập tưởng niệm thi sĩ

DU TỬ LÊ [1942-2019]

Văn Học Press xuất bản, 12/2019

 

Thơ, văn, họa của 39 tác giả, 39 dòng cảm nhận cùng hợp lưu về một tâm hồn thi ca trác tuyệt.

 

Cung Tích Biền  Nguyễn Thị Thanh Bình  Lê Phương Châu  Nhật Chiêu  Đinh Trường Chinh  Nguyễn Đức Cường  Võ Chân Cửu  Duyên  Khuất Đẩu  Lê Lạc Giao  Bùi Bích Hà  Lê Minh Hà   Phan Tấn Hải  Trần Yên Hòa  Tô Đăng Khoa  Đặng Mai Lan  Trần Vấn Lệ  Trần Thị Nguyệt Mai  Nguyễn Thị Khánh Minh  Đỗ Hồng Ngọc  Như Quỳnh de Prelle  Đỗ Quyên  Orchid Lâm Quỳnh  Hoàng Xuân Sơn  Phan Ni Tấn  Song Thao  Nguyễn Xuân Thiệp  Trịnh Thanh Thủy  Trịnh Y Thư  Vũ Hoàng Thư  Đỗ Quý Toàn  Xuyên Trà  Lê Giang Trần  Lý Kiến Trúc  Trần Mộng Tú  Nguyễn Đức Tùng  Hạnh Tuyền  Trần Dạ Từ  Nguyễn Lương Vỵ

 

Sách in đợt đầu không bán, chỉ để tặng.

Muốn có sách tặng, xin tham dự đêm tưởng niệm thi sĩ tại:

 

Café Hạt Ngò Bistro

10752 Westminster Ave., Garden Grove, CA 92843
lúc 5:30 chiều ngày 14/1/2020

(Vé vào cửa: $50. Điện thoại l/l: 714-856-8189)

 

 

 

 

Monday, March 17, 2025(View: 383)
Người già trong làng già này sống vui sống khỏe một cách độc lập chứ không bám vào con cháu. Họ “vô tư” ăn chơi! Và cũng không thấy ai đảm nhiệm chuyện “vá dù” cho con cháu
Sunday, March 16, 2025(View: 197)
Gặp chuyện gì không phải. Chớ vội la bai bải. Hay mặt mày hớt hải. Cứ từ từ chậm rãi: Có hai điều phải nói:
Sunday, March 16, 2025(View: 258)
Nhân ngày kỷ niệm 50 năm tháng 3 Ban Mê Thuộc, Tôi “người di tản buồn” rất thấm thía với cụm từ: “DI-TẢN CHIẾN THUẬT” xin lạy tạ “ƠN-TRÊN Trời Phật Chúa” độ trì sống sót đến ngày hôm nay!
Friday, March 14, 2025(View: 174)
Đã nhiều lần Nam có suy nghĩ rằng có phải cuộc đời tình ái của chàng gắn liền với những người con gái xứ Huế. Lạ lùng hơn nữa là hai cái tên, thật ly kỳ khó hiểu. Hồng Nghi… Đông Nghi…
Monday, February 24, 2025(View: 986)
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương…
Wednesday, February 12, 2025(View: 909)
Thưa quí vị, nghe nói đến nhẫn, quí bà liên tưởng ngay đến cái hột xoàn lấp lánh chiếu như ánh sáng cầu vồng đính trên cái vật tròn tròn, nhỏ xíu để đeo vào ngón tay,
Tuesday, February 11, 2025(View: 1693)
Hội Đồng Hương Biên Hòa vừa có buổi họp mặt mừng Tân Niên Ất Tỵ 2025 vào sáng Chủ Nhật, 2 Tháng Hai, nhằm Mùng Năm Tết,
Tuesday, February 11, 2025(View: 3017)
Nước Mỹ vừa có một ngày chủ nhật hạnh phúc bình an, ngoài đường vắng vẻ, không có tai nạn xe cộ, không có đấu đá chính trị. Thể thao đúng là một trong những điều kiện để người ta đoàn kết,
Sunday, February 9, 2025(View: 1456)
Vào thời mà các cụ ta còn mặc áo dài đội khăn đóng thì thế nào vào dịp tết, nhà nào cũng có một hai câu đối tết viết trên giấy đỏ thắm để treo trong nhà.
Monday, January 27, 2025(View: 1628)
Cái Tết thứ hai trong trại cải tạo lặng lẽ trôi qua trong nỗi nhớ thương gia đình quay quắt. Không biết ngày nào tôi sẽ được thả về với vợ con để đón một cái Tết sum họp tràn đầy hạnh phúc.
Monday, January 27, 2025(View: 2758)
hy vọng luôn lấp lánh như vì sao trong lòng đêm sâu thẳm của người thi sĩ… nhưng với sự hiểu biết khoa học, lòng tin tưởng, hy vọng vươn cao, loài người tin rằng một ngày nào đó mình sẽ đến được với vì sao.
Wednesday, January 22, 2025(View: 3137)
Tuổi già xồng xộc đến thì mình đón lấy nó với nụ cười chấp nhận sự thật. Vui hay buồn là do mình, người già nhưng tâm hồn trẻ trung sẽ cảm thấy đời vẫn còn đẹp lắm. CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Sunday, January 19, 2025(View: 2086)
Vào những năm cuối thập niên 90s, trong thời gian còn ở quê nhà, tôi đã từng thưởng thức những món ăn ngon, tuy rất bình dân, đơn giản nhưng đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt,
Tuesday, January 14, 2025(View: 2606)
Giờ đây Trước làn hương khói quyện Chúng tôi cúi đầu thương tiếc Những Anh Hùng nghìn thu bất diệt Hồn hiển linh mong về chứng giám…
Wednesday, January 8, 2025(View: 1824)
Dù kim đồng hồ không thể quay ngược tôi vẫn liên tưởng hình ảnh của chị trước sân trường Ngô Quyền ngày nào
Wednesday, January 1, 2025(View: 2667)
Mùa Christmas gần kề, chúng tôi đều nhận được những lời chúc tốt đẹp của ban lãnh đạo và lúc nào cũng không quên câu phải cẩn thận với người lạ.
Thursday, December 26, 2024(View: 4075)
Sau những câu chuyện vui vẻ chúng tôi bắt đầu vào tiệc. Chồng tôi rót rượu Champagne ra ly mời mọi người khai vị trong tiếng nhạc Giáng Sinh ngân vang rộn rã ...
Thursday, December 26, 2024(View: 2500)
Những buổi tối cuối tuần sau buổi hẹn hò, anh đưa cô về, trong xe của anh vẫn còn vương vấn mùi thơm nhè nhẹ, cho anh một cảm giác nhớ thương thật dễ chịu.
Thursday, December 26, 2024(View: 3642)
Tôi lắng nghe những bài thánh ca đêm Noel với sự trân trọng, tôi thấy lòng mình lắng đọng lại khi ngắm nhìn tuyết trắng rơi rơi vào đêm Giáng Sinh
Tuesday, December 24, 2024(View: 2590)
Gần 50 năm đã trôi qua kể từ ngày 5/1/1975, nỗi ray rứt trong lòng tôi nay chợt đến nhứt là khi nhìn về đất nước thấy cảnh đảo điên của xã hội, băng hoại của văn hoá..