Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - VĨNH BIỆT HAI ĐÀN ANH NGÔ QUYỀN

Friday, September 15, 20173:41 PM(View: 23725)
Nguyễn Trần Diệu Hương - VĨNH BIỆT HAI ĐÀN ANH NGÔ QUYỀN

Vĩnh Biệt Hai Đàn Anh Ngô Quyền

chia buon

Trong vòng 5 ngày, Hội cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa mất đi hai nam sinh thông minh, đa tài: anh Nguyễn Ngọc Xuân -NQ K7, và anh Phạm Kim Phi Hùng -NQ K14.

Họ cùng quê Tân Ba, một xã nhỏ xíu của tỉnh Biên Hòa ngày trước, lúc nước sông Đồng Nai còn trong vắt, hai bờ sông bên lỡ, bên bồi vẫn là nơi chơi đùa thời thơ dại của cả hai anh, của hầu hết  học sinh Ngô Quyền ngày đó.

Khi anh Xuân đậu Tú tài, chuẩn bị thi vào Quốc gia Hành chánh, thì anh Hùng chuẩn bị thi vào lớp 6, một kỳ thi tuyển không dễ dàng vì cả tỉnh Biên Hòa thời đó có hàng trăm trường Tiểu học nhưng chỉ có một ngôi trường Trung học công lập duy nhất. Họ không biết nhau, nhưng như truyền thống của làng quê Tân Ba, của trường Ngô Quyền, cả hai anh đều chăm học, và đều là học trò giỏi của lớp, của trường Ngô Quyền .

@@@

Chúng tôi biết anh Hùng từ hồi học Tiểu học vì Biên Hòa là một tỉnh lỵ nhỏ "đi dăm ba bước đã về chốn cũ", Ba Mẹ anh quen với Ba Mẹ chúng tôi, thỉnh thoảng chạm mặt anh, nhưng chưa bao giờ nói chuyện. Thế hệ của chúng tôi, cuối thế kỷ 20, không nói chuyện với người khác phái, dù học chung trường, ở gần nhà, biết cả "tông chi họ hàng" của nhau, nhưng ra đường vẫn cứ nhìn thẳng.

Sau tháng 4 năm 1975, vì vận nước, chúng tôi không còn ở cùng thành phố, nhưng hiểu nhau hơn vì cả Ba anh, lẫn Ba chúng tôi đều vướng vào cảnh "tù không tội". Chúng tôi, những đứa học trò mặt mày còn nguyên nét trẻ thơ, bị gạt ra ngoài lề xã hội với "bản án" rất rõ ràng, được công an Phường ghi trên giấy trắng mực đen: “thành phần thứ 14 trong xã hội” (chỉ đứng trên thành phần thứ 15, là thành phần tù hình sự).

Anh Hùng lao vào học, tìm quên trong kiến thức, đặc biệt là môn Lý Hóa. Anh đậu thủ khoa vào Đại học Bách khoa Saigon niên khóa 1976-1977 với số điểm gần như tuyệt đối 29/30 cho 3 môn Toán, Lý, Hóa. Vậy mà Ban Tuyển sinh tỉnh Đồng Nai lúc đó không cho anh đi học vì lý do "cha có nợ máu với nhân dân".

Anh mang chất xám và tuổi 17 đầy sức sống của mình về làm ruộng một thời gian rồi được mẹ cho vượt biển vì không có một chỗ dung thân cho anh trên chính quê hương mình.

 

@@@

 

Lúc anh Xuân xong Trung học, chúng tôi mới bắt đầu đi học. Nên mãi đến về sau, sau này, lúc Hội cựu học sinh Ngô Quyền ở hải ngoại có website, chúng tôi mới biết chs NQ K7 Nguyễn Ngọc Xuân, và biết anh là bạn học của Thầy Thu (thầy dạy Tân Toán học cho chúng tôi thời Trung học.)

Nhờ có website, nơi hội tụ của nhiều thế hệ chs Ngô Quyền, các anh chị chs NQ viết về thời học trò, chúng tôi biết được thành tích học tập lẫy lừng đậu Tú tài ban B ưu hạng của anh Xuân.


Anh Xuân giúp ban biên tập website Ngô Quyền dựng lại trường xưa trên youtube qua những hình ảnh của giai đoạn 1956-1975. Nghĩ đến một số đàn em có công ngày cày bừa trả nợ áo cơm, tối thức khuya "vác ngà voi", anh có làm cho chúng tôi một youtube cá nhân, và có tặng chúng tôi một bài thơ khi chúng tôi về thăm quê nhà ở Nha Trang vào dịp Tết năm 2011, trong đó có hai câu rất hay

 "Biển về trải cát em nằm

Giao thừa sóng vỗ thì thầm ca dao"


@@@


Đầu tháng 9 năm nay, không hẹn mà cả hai anh cùng rời trần gian. Anh Hùng bỏ cuộc đời ngày 5 tháng 9 (ngày lễ Vu Lan năm 2017) ở Toronto, Canada. Nỗi buồn chưa nguôi, chúng tôi được tin anh Xuân xuôi tay ở Đà Nẵng Việt Nam vào ngày 10 tháng 9 năm 2017.

Từ California, xin chân thành thắp nén hương lòng hướng về Toronto và Đà Nẵng, cầu mong hai anh được thanh thản ở thế giới bên kia. Và xin mượn hai câu thơ của Thiền Sư Mãn Giác để thay lời vĩnh biệt chs NQ K7 Nguyễn Ngọc Xuân, và chs NQ K14 Phạm Kim Phi Hùng :

 

          "Ta từ vô lượng về chơi

Ngồi trên đỉnh núi mỉm cười với trăng"

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

California, cuối hè đầu thu 2017

Monday, June 2, 2025(View: 1158)
Bây giờ hai chân còn khỏe tí để tiếp tục những chuyến bay thăm con. Vài năm nữa không biết sức khỏe thế nào. Thôi thì trăm sông đổ về biển, cái gì đến sẽ đến, cứ vui những ngày ta làm - tỷ phú thời gian - tận hưởng những hạnh phúc ấm áp quanh ta.
Friday, May 30, 2025(View: 1258)
Sáng Chủ Nhật 5/25/2025 Nhóm cựu học sinh Ngô Quyền (NQ) bắc Cali đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại nhà hàng Ánh Hồng trong khu Lion plaza của thành phố San Jose.
Thursday, May 29, 2025(View: 917)
Memorial Day không chỉ là ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống. Nó là một khoảnh khắc mở — cho những người còn sống, để không phải giả vờ quên,
Thursday, May 29, 2025(View: 1052)
Nam thẫn thờ chân bước lang thang như một người không hồn. Bây giờ anh chỉ còn biết trở về chu toàn công việc của mình mà Thượng cấp giao phó. Lòng cố quên đi những tình cảm do mình làm đổ vỡ
Monday, May 26, 2025(View: 1132)
“Nguy hiểm của TikTok không phải là làm bạn mất thời gian — mà là làm bạn mất nhịp với sự sống. Mà không có nhịp, thì không còn hơi thở. Mà không còn hơi thở — thì không còn bạn.”
Saturday, May 24, 2025(View: 3305)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Đức Thánh Trần đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4. Và giờ đây, chúng tôi là người cao tuổi, đang vui hưởng cảnh thanh nhàn và hạnh phúc của cuối đời một người.
Friday, May 16, 2025(View: 13646)
Vào Chúa Nhật 18 tháng 5 năm 2025 tới đây, Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV sẽ khai mạc lúc 10 giờ sáng tại tòa Thánh Vatican.
Friday, May 16, 2025(View: 1801)
Chuyện lạ có thật. Ai lên Đà Lạt (Lâm Đồng), đến đồi Mộng Mơ tất sẽ thấy người ta xây hẳn một đoạn Vạn lý trường thành chừng 300m vắt vẻo uốn lượn từ đầu đồi bên này đến cuối đồi bên kia.
Friday, May 16, 2025(View: 1639)
Ông xã, bà xã để chỉ chồng hay vợ là lối nói của người miền Bắc, sau này mới du nhập vào miền Nam, có lẽ từ cuộc di cư năm 1954.
Friday, May 16, 2025(View: 2494)
Tôi tìm lại những mùi vị của phở bò chín, của nước ngọt xá xị, của miếng cơm cháy không vì thèm thuồng háo hức như thuở bé thơ mà chỉ vì tôi nghĩ đến mẹ. -
Sunday, May 11, 2025(View: 1914)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
Sunday, May 11, 2025(View: 1585)
Ngày 6/5/2025, một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.
Sunday, May 11, 2025(View: 1664)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
Friday, May 9, 2025(View: 3439)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
Tuesday, April 29, 2025(View: 4895)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
Monday, April 28, 2025(View: 2165)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
Monday, April 28, 2025(View: 1785)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
Monday, April 28, 2025(View: 3792)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
Sunday, April 27, 2025(View: 3412)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...
Sunday, April 27, 2025(View: 2416)
Tại căn chòi này vào đêm hôm đó Lê Văn Té được đổi tên thành Trần Văn Thế với biệt danh là Ba Thế – cậu Ba Thế. Lê Văn Té cảm thấy vô cùng hãnh diện khi được ba cán bộ lần lượt thay phiên nhau ca tụng cái tên “Ba Thế”