Vấn đề không phải là ưu tiên hoạc tách biệt vấn đề quân sự và dân sự.
Sự đóng góp tích cực của những người Hồi Chánh
Trong cuốn Hồi ký viết chung với Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm trấn thủ Củ Chi” (gồm 7 quyển, 2250 trang) Đây cũng là một hình thức khác của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Củ Chi gồm 15 xã,sát nách Sài Gòn, chỉ cách 20 km. Với các địa danh nổi tiếng do các cuộc giao tranh xảy ra như Hố Bò, căn cứ Đồng Dù, Xóm Chùa, đồn điền Sinna.
Theo Dương Đình Lôi (Trung đoàn phó) cuối cùng thì Khu Ủy Khu IV đã phải chạy tuột lên tận Preyveng để lánh nạn. Còn chính Củ Chi chỉ còn lại một bãi tha ma không một bóng người, không còn đến một gốc cây đứng vững, không một tiếng chó sủa, gà gáy. Tất cả xã ủy đều chết, bị bắt hay phải hồi chánh. Hoặc ngưng hoạt động.
Nhưng để tránh các cuộc ruồng bắt ngày đêm cộng với bom đạn trút xuống. Cộng sản đã phải đào các địa đạo để trốn lánh tạm thời. Nhưng địa đạo nào chịu nổi sức ép của B.52? Địa đạo trung bình dài 200 mét, chỉ có một cái dài nhất đến 500 mét. Và không có chuyện hệ thống địa đạo dài đến 100 dặm, có cả nhà thương, phòng mổ.
Đây là sự bịa đặt trắng trợn vì không có thể ở lâu dưới địa đạo vì thiếu dưỡng khí sẽ chết ngộp.
Quân y viện dã chiến trong lòng địa đạo Vịnh Mốc, Quảng Trị (ảnh tư liệu, Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam)
Sơ đồ cấu trúc Là Địa đạo Vịnh Mốc. Nguồn: Pen war – Own work, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=9505259
Đó chỉ là những hang chuột mà con người không thể ở lâu quá vài tiếng đồng hồ.
Ngay từ năm 1970, khi về Hồi Chánh, tác giả Dương Đình Lôi đã trình bày về sự bịp bợm của cộng sản về địa đạo Củ Chi, tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III ngay từ năm 1970. Không biết bao nhiêu chi tiết, không biết bao nhiêu sự bịp bợp gian đối được tác giả phơi bày ra. Vậy mà sau 1975, cộng sản tiếp tục tạo dựng lại địa đạo Củ Chi để bịp toàn thể thế giới.
(Xuân Vũ & Dương Đình Lôi, “Hai ngàn ngày đêm. Trấn thủ Củ Chi”. Nxb Trời Nam xuất bản lần đầu tiên tại Hoa Kỳ, năm 199I. Xuân Thu tái bản năm 1998)
Các Hồi chánh Viên như Xuân Vũ, hồi chánh năm 1968, là vốn quý cho phía Quốc Gia. Qua sự đánh giá ấy, người ta cần đánh giá lại công hay tội của chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa cũng như cá nhân ông Ngô Đình Cẩn.
Người ta còn nhớ rằng chính ông Ngô Đình Cẩn đã dùng chính sách chiêu mời anh em cựu kháng chiến trở về với Quốc Gia dân tộc, để xây dựng một xã hội thực sự tự do, dân chủ. Ông Cẩn đánh giá rất cao những thành phần cựu kháng chiến. Nói thẳng ra ông tôn trọng họ hơn những người Quốc gia mà ông cho là họ thiếu lý tưởng.
(Trích bài Nói chuyện của ông Ngô Đình Cẩn trong dịp tết, trong tập photocopy của Nguyễn Văn Trung)
Trường hợp đại tá Nguyễn Bé
Ở đây người viết đặc biệt giới thiệu ông Nguyễn Bé. Một sĩ quan từng phục vụ phía bên kia và sau đó trở thành sĩ quan VNCH. Một vị sĩ quan của quân đội VNCH mà theo một vài người từng làm việc với ông coi ông là gương mẫu về mọi mặt. Tư cách cũng như con người ông có cuộc sống thanh bạch, không hề tham nhũng, lạm quyền, là tấm gương cho các sĩ quan khác trong quân đội VNCH. Theo một người bạn khá thân với ông từng được ông mời đến thuyết giảng tại trung tâm Vũng Tầu cho biết, bà vợ ông phải buôn bán lẻ thêm như thuốc lá, vé số dể có đủ tiền trợ. Trước 1975, tôi chưa từng được nghe về tư cách và phẩm chất không dễ mấy ai có được nhu vậy.
Theo tài liệu quân sử Việt Nam:
“Ông Nguyễn Bé sinh vào tháng 9 năm 1929, tỉnh Thừa Thiên (có chỗ ghi sinh ở Quảng Trị). Số quân 49201.458. Nhập ngũ ngày 1-7-52. Xuất thấn trường Võ bị Địa phương Huế. Cấp bậc và chức vụ sau cùng: đại tá chỉ huy trưởng Trung Tâm xây dựng nông thôn Vũng Tàu. Không bị đi tù cộng sản. Hiện định cư tại Nam California. Và đã từ trần cũng tại nơi đây.”
(Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân và Lê Đình Thụy, Lược sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nxb Hương Quê, 2011, trang 505)
Tiểu sử quân vụ chỉ nói tóm tắt có thế. Nhưng Frank Scotton, nhân viên của Phòng Thông tin Hoa Kỳ có một thời gian dài làm việc tại Việt Nam trong vai trò vừa dân sự vừa quân sự đã có nhiều dịp làm việc chung với Thiếu tá Bé. Scotton đi nhiều, chịu khó xông sáo nên có nhiều nguồn thông tin và cung cấp các dữ liệu thông tin ấy cho Phái bộ Quân viện MACV, cho Sở tình báo hoặc cho tòa đại sứ Hoa Kỳ.
Ông là tác giả cuốn Uphill Battle. Ông đã hai lấn bị sốt xuất huyết và cả viêm gan. Ông cũng đã thoát chết nhiều lần khi chạm súng với địch va chết hụt khi trực thằn rớt. Và mỗi chuyến đi, mỗi tiếp súc lại giúp ông thêm một bài học. Nhưng ông cho rằng những nguy hiểm mà ông phải đối đầu không thể so với nỗi tiếp cận thường trực lâu dài với nguy hiểm và những sự hy sinh nơi những người mà ông đã gặp.
Ông ghi nhận trong lời nói đầu như sau:
“Rất nhiều ghi chú trong nhiều chương đầu là về tình trạng của một ấp nằm sâu trong các tỉnh Bình Định, Long An, Quảng Ngãi, Châu Đốc hoặc các tỉnh khác, đô khi tôi cũng có nhìn lên, nhưng đa dố ghi chú đều là những gì ngay bên cạnh đời sông của tôi lúc đó.”
(Frank Scotton, bản dịch Cuộc chiến leo dốc, của Phan Lê Dũng, trang 22-23)
Ngày nay nhìn lại cuộc chiến tại miền Nam cho tôi hiểu rằng cuộc chiến ấy thắng thua không hẳn từ cái nhìn từ các đô thị mà từ những chốn thôn quê, hẻo lánh của dân nghèo.
Dĩ nhiên, không thể nào có một cái nhìn đầy đủ, trung thực, bao quát trọn vẹn cuộc chiến vừa qua. Nhưng mỗi yếu tố đều có thể là những nhân tố đưa đến sự thua trận.
Phần tác giả, khi viết cuốn sách này chỉ muốn bày tỏ sự trân trọng tất cả những người Mỹ hay người Việt mà tác giả đã gặp và không thể nào quên được họ. Trong số ấy có Nguyễn Bé
Theo dịch giả Phan Lê Dũng, dịch giả cuốn Uphill Battle ra tiếng Việt nhan đề <i>Việt Nam. Cuộc chiến leo dốc</i>.
Cũng chính nhờ những chuyến đi ấy, ông có thêm những người bạn thân tín như Nguyễn Tùy, John Paul Vann, Nguyễn Bé, Phil Werbiski, Nguyễn Duy Bé, Trần Ngọc Châu, Nguyễn Thị Kim Vui, v.v.
(Frank Scotton, Việt Nam, ibid.)
Nhờ Frank Scotton mà người ta được biết thêm về con người của Nguyễn Bé.
Được biết ông Nguyễn Bé lúc còn thanh niên, lúc 20 tuổi, từng là cấp chỉ huy một đơn vị quân đội trong hàng ngũ Việt Minh chống Pháp. Nhưng đến năm 1965, ông đã là Thiếu tá Phó tỉnh trưởng, tỉnh Bình Định, phụ trách các hoạt động bình định nông thôn.
Chính trong thời gian này, ông đã có cơ hội làm việc chung với F.Scotton. Và F.Scotton cũng là người hết lòng yểm trợ cho Nguyễn Bé.
Lúc bấy giờ, đại tá Đào Trọng Tường là Tỉnh trưởng theo thói quen khi gặp người Mỹ đã nêu những khó khăn với cố vấn Mỹ thuộc cơ quan Juspao khi họ tới thăm như trường hợp ông Carl.
(Đại Tá Đào Trọng Tường, sinh 1935 tại Thái Bình. Xuất thân trường Võ bị Đà Lạt. Chức vụ cuối cùng là Đại tá đặc trách ĐPQ và NQ, quân khu I. Bị tù cộng sản 13 năm. Định tại Hoa Kỳ San Diego. Qua đời 26-1-2011.
(Trích trong Lược sử Quân lực VNCH, ibid., trang 536)
“ Đại tá than phiền tình hình an ninh ngày một suy giảm..
Ông Carl đã nhẹ nhàng khước từ ý kiến của của đại tá và trả lời: “Tôi không hề đến đây để liều mạng. Ông Tường ngạc nhiên không rõ ý ông Carl và nói ông cần trở về văn phòng.” (Frank Scotton, Uphill Battle. Bản tiếng Việt, ibid., trang 280)
“Khi đại tá Tường đi khỏi, Thiếu tá Nguyễn Bé đã dẫn ông Carl tới thăm một đơn vị pháo binh, sau đó đưa ông Carl tới thăm một đội giảng viên đang huấn luyện một đội thông tin lưu động ở một ấp không xa, cách trụ sở quận Tuy Phước một cây số, đồng thời trình bầy cho ông Carl một buổi tập kích về ban đêm ở chung quanh ấp.”
“Khi ông Bé làm việc ở Bình Định, ông còn phải đụng đầu với vấn đề tham nhũng công khai ngay tại cảng Quy Nhơn như sau. Các quân cụ của của Sư đoàn I không kỵ cũng như của sư đoàn Đại Hàn sau khi cập bến cảng thì nhiệm vụ chuyển vẩn theo hợp đồng chỉ đến cảng là xong nhiệm vụ. Sau đó là có những thất thoát mà hãng chuyển vận như Han Jin không còn còn có trách nhiệm nữa.
Việc tham nhũng thứ hai là khi xây cất căn cứ không lực ở Phù Cát, các viên chức của Đại Tá Tường đã cho vào danh sách nhiều tên gia đình thêm vào danh sách để nhận tiền bối thường khi họ được chuyển đi nơi khác. Và người ta không khỏi ngạc nhiên là các xã này có số dân số đông dân cư nhất trên toàn cõi Việt Nam.”
(Frank Scotton, Việt Nam cuộc chiến leo dốc, ibid.,, trang 298)
Đoạn văn này cho thấy, Thiếu tá Bé là người chủ xướng các lớp huấn luyện cho cán bộ nông thôn về thông tin, một việc mà các ông Phó tỉnh khác thường không mấy lưu tâm. Có thể chỉ những người như thiếu tá Nguyễn Bé mới hiểu tầm mức và vai trò của cán bộ nông thôn. Nhưng vì không có sự yểm trợ từ chính quyền, ông phải tự lo và tổ chức các lớp huấn luyện cho các các bộ nông thôn. Trường hợp này cũng giống trường hợp ông Nguyễn Liệu, ngoài Quảng Ngãi. Ông Nguyễn Liệu đã tự đề xướng ra một chương trinh huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn và gọi đó là Chương trình Về Làng.
Ngoài công việc xây dựng cán bộ nông thôn thiếu thốn đủ mọi phương tiện, thiếu tá Bé còn phải đối đầu với tệ nạn tham nhũng trong tỉnh. Nhưng vì ông là người cực Kỳ liêm chính (Chữ dùng của Trung Tá Nam, trưởng khối hành chánh tài chánh sau này làm việc dưới quyền đại tá Bé tại Vũng Tàu nói với tác giả bài này) nên ông gặp rất nhiều khó khăn phải đối đầu với tệ nạn tham nhũng tại Bình Định. Nhưng rất may cho Thiếu tá Nguyễn Bé là ông được người Mỹ thấy được công việc làm của ông nên hỗ trợ, trong đó có việc bảo vệ ôn g khỏi bị ám hại bởi cánh tham nhũng trong tỉnh.
“Sau này, khi tướng Nguyễn Đức Thắng, Tổng Trưởng Bộ Xây Dựng nông thôn, một vị tướng sạch, chủ trương diệt tham nhũng đã có lần can thiệp yêu cầu các tướng Toàn, tướng Lãm, tư lệnh Quân Đoàn I hoãn không bao vây Quãng Ngãi để bắt gọn nhóm Xây Dựng nông thôn của Nguyễn Liệu.”
(Nguyễn Liệu, ibid., trang 374)
Nhưng một mình vị tướng sạch Nguyễn Đức Thắng thì làm được gì? Chính ông cũng cảm thấy xấu hổ vì bất lực. Người ta không thể nào xây dựng nông thôn đồng thời để cho nạn tham nhũng hoành hành.
Giấy thông hành cho cán binh cộng sản hồi chánh có chữ ký của Th. Tướng Nguyễn Đức Thắng, Tư lệnh vùng 4 Chiến thuật. Nguồn: OntheNet
Cuối cùng có tin cho biết Nguyễn Bé sẽ bị ám hại. Người Mỹ lo sợ cho tính mạng của ông đã đưa ra kế hoạch là dùng trực thăng chở Nguyễn Bé lên Pleiku, bản doanh Quân Đoàn II của tướng Vĩnh Lộc. Và họ cũng thừa hiểu rằng, Vĩnh Lộc cũng nằm trong đường giây tham nhũng ấy. Nhưng chắc chắn khi gặp Nguyễn Bé thì tướng Vĩnh Lộc bề ngoài phải ra mặt bảo vệ Thiếu tá Nguyễn Bé hơn là để lộ ra ông cũng dự một phần trong vụ ám sát Thiếu tá Bé.
(TrungTướng Vĩnh Lộc (1923-2009). Tốt nghiệp trường Võ bị của Pháp. Thiếu úy sĩ quan cận vệ của Bảo Đại. Ngày 29-4 được Dương Văn Minh cử giữ chức vụ Tổng Tham Mưu trưởng Quân lực thay thế tướng Đổng Văn Khuyên. Nhưng chỉ một ngày sau, sáng 30-4, ông rời bỏ Việt Nam trên Tuần Dương Hạm Tây Sa HQ-615. Ông định cư tại Houston, Texas.) (Trích Lược sử Quân lực. ibid., trang 172)
F. Scotton tường thuật tiếp:
“Thiếu tá Charles, chỉ huy trưởng không quân đồng ý cấp một chuyến bay đặc biệt đến Pleiku. Tôi đưa ông Bé ra sân bay, để ông ẩn mình dưới tấm Poncho sau xe jeep và chúng tôi lái thẳng đến máy bay, nơi thiếu tá Francis đang đợi.
Hôm sau, tôi đến Pleiku và xin gặp tướng Vĩnh Lộc. Sự khinh miệt của ông đối với các bộ lạc ở cao nguyên, và hẹn hò của ông với một ca sĩ Sài Gòn là điều đa số mọi người đều biết. Tôi nói trực tiếp với ông ngắn gọn, nhưng không có ý tố cáo, rằng bất cứ cuộc thanh tra nào cũng sẽ cho thấy mức hối lộ ở Bình Định đang làm hại Quốc gia bằng cách cho phép cộng sản tuyên bố họ thanh liêm. Cuộc thanh tra cũng sẽ cho thấy sự tham nhũng của Tư Lệnh Sư đoàn 22 và Tỉnh Trưởng.
Vị Tư lệnh Quân Đoàn có thể chứng minh sự thanh liêm của ông bằng cách bảo vệ Thiếu tá Bé và chỉ định một Tư lệnh mới cho Sư đoàn 22. Tôi xác định với ông Vĩnh Lộc rằng lo lắng của tôi hoàn toàn vì danh tiếng của ông.”
(Frank Scotton, Bản dịch của Phan Lê Dũng, ibid., 303-304)
Sau đó thì tướng Sang Bị đổi và tướng Nguyễn Văn Hiếu, một vị tướng được coi là vị tướng có kỷ luật và nổi tiếng liêm khiết nhất trong hàng ngũ tướng lãnh đến thay thế. Rất tiếc sau này tướng Hiếu bị giết hay tự tử vào ngày 8-4-1975 tại Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III ở Biên Hòa.
(Còn tiếp)
Nguyễn Văn Lục
Nguồn: DCVOnline