Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 3)

13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18235)
GS. Nguyễn Văn Lục - Sử học, đọc vài cuốn (phần 3)

Sử học, đọc vài cuốn (phần 3)


sudia26Thứ nhất, số lượng tài liệu do gs Nguyễn Thế Anh để lại tương đối nhiều hơn điều tôi dự tưởng. Có lẽ cũng đã đến lúc cần phải làm sưu tập đầy đủ.

Sử học, đọc vài cuốn của giáo sư Nguyễn Thế Anh

Thứ hai, cũng cần nêu bật những chủ đề chính mà ông Nguyễn Thế Anh từng quan tâm và biên soạn.

Dựa vào một tác phẩm của một sử gia người Pháp, chúng tôi xin tóm lược một cách khái quát hành trình viết của gs Nguyễn Thế Anh trong chừng mực có thể.

Nguồn:  Les Indes savantes (2008)

Nguồn: Les Indes savantes (2008)

Cuốn sách của sử gia Philippe Papin biên soạn nhan đề “Parcours d’un historien du Viêt Nam: recueil des articles écrits par Nguyễn Thế Anh. Les Indes savantes 2008.” (Hành trình của một sử gia Việt Nam, Tuyển tập những bài viết của Nguyễn Thế Anh. NXB Les Indes savantes phát hành năm 2008 )

Sách dày hơn 1000 trang. Tôi nghĩ nó tạm đầy đủ. Cuốn sách đã giúp cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về các bài biên khảo Sử của gs Nguyễn Thế Anh. Nhờ cuốn sách này, người đọc có thể nắm được khá chính xác các chủ đề chính của Nguyễn Thế Anh.

Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp. Cái lợi thế ấy đã làm nên sự nghiệp nghiên cứu của ông mà người khác muốn cũng không có được

Nhiều cuốn sách nghiên cứu Sử, nếu chỉ viết bằng tiếng Việt, sẽ khó được người ngoại quốc lưu tâm cho đủ, nhất là vào các năm 1960, 70, 80. Chúng đã không được người nước ngoài biết tới vì viết bằng tiếng Việt. Vì viết bằng tiếng Pháp nên ông Nguyễn Thế Anh được người ngoại quốc đọc và biết đến ông ngay từ lúc khởi nghiệp. Và ông lại được Cựu giám đốc Trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) tại Hà Nội, thông thạo tiếng Việt, biên tập cho quyển “Tuyển tập những bài viết của Nguyễn Thế Anh”.

Philippe Papin (bìa phải) giới thiệu cuốn sách mới nhất của ông với sự hiện diện của ông Nguyễn Thế Anh. Nguồn: http://alasweb.free.fr/

Philippe Papin (bìa phải) giới thiệu cuốn sách mới nhất của ông với sự hiện diện của ông Nguyễn Thế Anh. Nguồn: http://alasweb.free.fr/

Trong khi ngược lại, chính người Việt Nam, nhất là một số sử gia trong nước, hầu như thiếu có cơ hội [và khả năng?] tiếp cận với dòng sử Việt viết bằng tiếng Pháp của ông, nên hầu như it ai quan tâm và biết đến Nguyễn Thế Anh.

Nhưng ngoài ra, người Tây Phương cũng quên một điều, một điều không kém quan trọng, là cái phần bất lợi về phía Nguyễn Thế Anh về ngôn ngữ cũng không phải là không có.

Ông thiếu khả năng đọc các tài liệu bằng tiếng Tàu nên thiếu hẳn một mảng tài liệu quan trọng về tài liệu của nhà Thanh có liên quan đến thời kỳ Tây Sơn cũng như triều đình nhà Nguyễn.

Điều này, người ta chỉ thực sự nhận thức được một cách rõ ràng khi một số tài liệu nguyên bản gốc bằng chữ Hán được bạch hóa. Và sau đó, cần đánh giá lại toàn bộ các bài viết của một số tác gia viết sử Việt liên quan đến nhà Thanh.

Không biết chữ Hán cổ, không đọc được tài liệu của sử nhà Thanh, người đọc sử chỉ biết được một phần mà phần đó chưa chắc đã là thật.

Các bài khảo cứu của ông Nguyễn Thế Anh hẳn là chưa đầy đủ về bốn mặt sau đây:

  1. Không xử dụng sử liệu của Tàu đời nhà Thanh.
  2. Không xử dựng đúng mức các châu bản triều Nguyễn đã được dịch ra tiếng Việt từ năm 1959 do Đại Học Huế thực hiện, qua các đời Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
  3. Hoàn toàn không xử dựng các ‘Lá thư Thừa sai Ba Lê’ vốn là một bộ mặt khác với thực dân Pháp, một thứ nhân chứng tại chỗ, cũng cần được lưu tâm.
  4. Về mặt học thuật, tôi không nhận được một cách minh nhiên hay tiềm ẩn về sử quan hay quan điểm của tác giả. Và đây là điều làm tôi thất vọng nhiều nhất.

Chúng tôi hiểu hoàn cảnh của tác giả, và nhiều người viết sử không biết chữ Hán cổ.

Hầu hết các sử gia Tây Phương, chính yếu là người Pháp, thì cũng chẳng ông nào biết chữ Hán. Thậm chí, sống ở Việt Nam, tiếp cận văn hóa Việt Nam, nhưng chữ Việt chỉ biết nói dăm ba câu. Những bài nghiên cứa của họ có thể có giá trị ở thế kỷ trước khi Sử học chưa phát triển ở Việt Nam? Nay nhìn lại, tôi không muốn đọc lại các tác giả Pháp đã một thời viết về Việt Nam những năm 1945, 1960.

Cũ, nghèo nàn, thiếu cập nhật tư liệu là những yếu tố làm cho các tác phẩm về sử bị bỏ qua. Đọc Nguyễn Thế Anh đôi lúc cũng không tránh khỏi sự so sánh xa gần đến các sử gia Pháp cùng thời. Ông viết như Tây viết. Trong khi ngày nay, các sử giả Mỹ khi nghiên cứu sử Việt Nam thì trước hết họ học chữ Việt, chữ Hán cổ cho vững trước khi bước vào nghiên cứu.

Nghiên cứu Phật giáo thì phải học Phạn Ngữ trước đã.

Mặc dầu như vậy, một sử gia có uy tín của Mỹ, Ông Keith W. Taylor cùng Frederic Mantienne đã biên tập một số luận văn vinh danh ông Nguyễn Thế Anh qua cuốn “Monde du Viet Nam – Vietnam World, a book of essays to honor Professor Nguyen The Anh”, Editors: Frederic Mantienne và Keith Taylor (Paris: Les Indes Savantes, 2008).

© INDES SAVANTES 2008

© INDES SAVANTES 2008

Đây là một cuốn sách vinh danh gs Nguyễn Thế Anh có nhiều người góp mặt. Hẳn là một vinh dự cho cá nhân ông Nguyễn Thế Anh.

Trong lời giới thiệu tác phẩm, sử gia Keith W. Taylor, cũng là một tên tuổi lớn, đã nhận định các công trình khảo cứu dòng Sử Việt của Nguyễn Thế Anh sẽ góp phần cho các sử giả Việt Nam một nguồn tài liệu vừa phong phú, vừa có tính cách mới mẻ (modern), vừa có tư tưởng hàn lâm (academic thoughts), trải rộng ra nhiều loại đề tài mà không mang tính cách giáo điều (form of dogma).

Nhưng cả cuốc sách chỉ có một bài duy nhất của giáo sư Trịnh Văn Thảo đi sát và giới thiệu tới những tác phẩm của gs Nguyễn Thế Anh như một cách giới thiệu trong bài của ông, “Lire Nguyen The Anh. À la recherche d,une monarchie perdue.”(5) (Đọc Nguyễn Thế Anh. Đi tìm một đế chế đã mất.)

Chẳng hạn một trong những đề tài nghiên cứu chính của Nguyễn Thế Anh là việc tìm hiểu nhà Nguyễn, Gia Long. Quan điểm của ông không phải là chủ trương bài ngoại bằng cách đề cao những anh hùng chống đối bằng bạo lực. Nhưng ông đã chọn lựa một thái độ tích cực mở ra thế giới bên ngoài bằng một thái độ ôn hòa chờ đợi những giải pháp thương lượng và cải tiến. Có lẽ đây là quan điêm tôi thấy được khi đọc Nguyễn Thế Anh.

Quan điểm này cũng được Bruce M. Lockhart viết một bài nhan đềVue d’ensemble sur l’étude des Nguyen depuis 1954.(6)

Ông cho rằng triều đình Gia Long và những người kế nhiệm đã chịu nhiều sự phê phán nặng nề nhưng lại thiếu những nghiên cứu nghiêm chỉnh. Và ngay cả các tác giả Tây Phương thì cũng có khuynh hướng đề cao việc chống Pháp như một giải pháp như không có giải pháp nào khác.

Quan điểm chính trị ấy trong việc nhìn lại triều Nguyễn của ông hẳn là đối lập hoàn toàn với cái nhìn của người viết sử thuộc chế độ Cộng sản Việt Nam. Họ bài xích triều đình nhà Nguyễn là bán nước, đề cao Tây Sơn là anh hùng và vì thế nhà Nguyễn bị loại trừ ra khỏi mọi loại bài viết,

Nhận xét về tác phẩm của Nguyễn Thế Anh, trong loạt bài “Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long”, ở Chương I, Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc, Thuỵ Khuê viết,

“Nguyễn Thế Anh trong Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ (Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1970), dùng phương pháp nghiên cứu khoa học hơn, đã đưa ra những khám phá mới, tuy nhiên trong cuốn sách này, ông vẫn chỉ dựa vào tài liệu Pháp. Đến cuốn Monarchie et fait colonial au Việt nam (1875-1925) Le crépuscule d’un ordre traditionnel [Nền quân chủ và vấn đề thuộc địa ở Việt Nam (1875-1925) Ngày tàn của trật tự truyền thống] (L’Harmattan, Paris 1992), ông đã có một thái độ quân bình hơn.”

Riêng về sử gia Keith W. Taylor đã có những dòng trân trọng đối với một sử gia Việt Nam. Ông viết(7):

“He pioneered the study of the Nguyen dynasty long before it became fashionable to do so. This was the only major Vietnamese dynasty not based in Hanoi; it was a ‘southern’ dynasty that could not be accommodated in a Hanoi centric historiography except as a type of disloyalty to the nation, and, thusly categorized, it was considered unworthy of study. By researching this dynasty, Nguyen The Anh did not simply indicate resistance to the romanticized xenophobic heroics of revolutionary nationalism, and he did not merely open intellectual space for other ways of conceptualizing a Vietnamese historiography, but he offered a positive content to this option, a Vietnam engaged with outside world rather than reactive and embattled, a Vietnam that had the intellectual confidence to accept and work through the inevitable confusion of rapid change and negotiated reform rather than giving in to the revolutionary temptation to set everything right with great spasms of violence.”

Hoặc nói như tác giả Trịnh Xuân Thảo nói về trường hợp Nguyễn Thế Anh trong một bài viết nhan đềÀ la recherche d’une monarchie perdue. (Đi tìm một thể chế quân chủ đã mất).

Về trường hợp ông Keith Taylor, phải nhìn nhận là ông đã có một ‘quan điểm nhìn lại’ việc biên khảo của mình về sử học. Chẳng những thế, ông có một thái độ thay đổi về lối viết sử ở Hà Nội.  K.W. Taylor không dùng loại sử như đã dùng cách đây hơn 30 năm khi ông còn là một sinh viên.

Trong phần giới thiệu cuốn “Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967–1975)” do Keith. W. Taylor biên tập, Southeast Asia Program, Cornell University. Itheca. Newyork, phát hành năm 2014, trang web của Cornell viết

Nguồn:  www.cornellpress.cornell.edu

Nguồn: www.cornellpress.cornell.edu

“Việt Nam Cộng hòa (Miền Nam Việt Nam) thường được xem như là một thực thể thống nhất trong suốt hai mươi năm (1955-1975) với Hoa Kỳ là đồng minh chính. Tuy nhiên, chính trị trong nước trong thời gian đó theo một quỹ đạo năng động từ chủ nghĩa độc đoán sang hỗn loạn đến một thử nghiệm tương đối ổn định nền dân chủ đại nghị. Những ấn tượng rập khuôn về miền Nam Việt Nam xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, trong giới hàn lâm lẫn đại chúng, thường tập trung vào hai giai đoạn đầu, vẽ nên một bức biếm họa của sự tham nhũng, nền chuyên chính không ổn định và bỏ qua những gì đã đạt được trong suốt tám năm cuối.

Các bài viết trong cuốn “Tiếng nói của nền Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1967-1975) là của những người đã chiến đấu để xây dựng một cấu trúc hiến định của một chính phủ đại diện cho dân trong cuộc chiến sinh tồn với một nhà nước độc tài toàn trị. Những người đã cam kết thực hiện một Việt Nam tương lai không Cộng sản Việt đặt hy vọng của họ vào nền Đệ Nhị Cộng hòa, chiến đấu vì nó, và làm việc cho sự thành công của nó. Cuốn sách này là một bước trong việc làm sáng tỏ những câu chuyện của họ.”

Khi đã coi miền Nam như một thực thể chính trị thống nhất, pháp định, thì việc cộng sản miền Bắc đánh chiếm miền Việt Nam Cộng hoà đương nhiên được các tác giả coi là một cuộc xâm lăng.

Keith W. Taylor đã có những tiếp xúc với những nhân vật chính trị miền Nam trước 1975 như một trao đổi, tham khảo. Riêng về lãnh vực sử học, ông có những đánh giá cao về những sử gia miền Nam như Nguyễn Phương, Tạ Chí Đại Trường. Cho nên, tôi không lấy làm ngạc nhiên lắm khi ông đứng ra đồng biên tập một cuốn sách vinh danh một sử gia miền Nam là gs Nguyễn Thế Anh.

Tuy nhiên trong cuốn sách “Monde du Viet Nam – Vietnam World, a book of essays to honor Professor Nguyen The Anh” này, các sử gia không nhất thiết là viết lại hoặc đề cao các công trình của Nguyễn Thế Anh. Có thể viết cùng đề tài với Nguyễn Thế Anh, nhưng họ khai triển theo cách nhìn của họ.

Như trường hợp Geoff Wade cũng viết về dân tộc Chàm, nhưng lại chuyên khảo về một khía cạnh, như trong bài của ông, tựa đề “The Ming Shi Account of Champa”(8) Một bài viết chuyên đề sâu sắc, phong phú và không dễ để đọc.

Một bài viết khác làcủa Frederic Mantienne, người đồng biên tập cuốn sách Monde du Viet Nam, nhan đề, “Les sources imprimées sur le Dai Viet en France au XVIII siècle” (Những nguồn tài liệu đã được in tại Pháp về Đại Việt vào thế kỷ 18).

Tôi rất thích bài biên khảo này, ví nó giúp hướng dẫn, giới thiệu các tài liệu vào thế kỷ 18 do người Pháp biên soạn, nhờ đó hiểu được xã hội Đại Việt như thế nào. Chẳng hạn các tác giả như Samuel Baron, Richard (abbé), Alexandre De Rhodes, Jean Baptiste Tavernier, Turpin, Pierre Poivre, John Barrow, Chapman, v.v. không kể các thư của thừa sai Ba Lê.

Thật là thích thú và mở tầm mắt khi đọc những cuốn hồi ký như của Piere Poivre (Voyages d’un philosophe ou observations sur les moeurs et les arts des peuples de l’Afrique, de l’Asie et de l’Amérique), John Barrow (A Voyage to Cochinchina, in the Years 1792 and 1793), Alexandre De Rhodes, Samuel Baron vì đây mới là đất nước con người mình, tổ tiên gần gũi đích thực của mình.

Nguồn: Cambridge University Press

Nguồn: Cambridge University Press

Thay vì chiêng trống lễ bái trước bàn thờ tổ Hùng Vương, xì xụp lạy một hình tượng vốn chỉ là một thứ bái vật được dựng nên như một thứ thần tượng ảo,phục vụ mục đích chính trị. Lịch sử một dân tộc, với đất nước và con người, đã gọi là dân tộc là toàn dân, thì việc lễ bái một vài thần tượng ảo, phải chăng là toàn dân?

Đất nước chúng ta, tổ tiên ông bà chúng ta là những hình tượng sống động do các nhà thám hiểm thế kỷ 18 đã viết lại. Đó mới là đất nước con người Việt Nam thật.

Đi xa hơn nữa, đã gọi là lịch sử một dân tộc nhưng  không thấy dân tộc đâu cả; chỉ cho tôi dân tộc ở chỗ nào. Chỉ thấy lịch sử các triều đại, chỉ thấy vua chúa tranh dành nhau hết đời này sang đời khác – lịch sử các triều vua có phải là lịch sử dân tộc không?

Và ngày hôm nay, Tổ quốc bỗng dưng mọc cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” và lịch sử đất nước là lịch sử của Nguyễn Xuân Phúc, của em Nguyễn Thị Ngân, một sinh viên văn khoa học môn sử địa vào thập niên 1970.

Vì thế, hãy đi tìm đọc các tác giả thế kỷ 18 để biết sông núi, rừng biển của chúng ta như thế nào. Và nhất là hiểu biết đời sống của cha ông chúng ta chưa ra khỏi đời sống ăn lông ở lỗ, ngu dốt và lạc hậu ra sao.

Và đấy mới thực sự là lịch sử đất nước con người Việt Nam.

Cũng quan trọng không kém bài viết của giáo sư Philippe Langlet, nguyên giáo sư đại học sư phạm Saigon, nhan đề, “Lecture de deux rapports dans les archives du règne Tu Duc (1866)”.

Tài liệu này được các chuyên viên lưu trữ tài liệu từ Paul Boudet, đến Ngô Đình Nhu thay thế đã phân loại và xếp loại tài liệu.

Nhưng phải đợi đến năm 1959, Đại Học Huế được lệnh tiếp tục công việc Khi đó Châu bản triều nguyễn chỉ còn hơn 600 tập so với 735 tập có trướn năm 1959. Đại Học Huế đã thành lập một Ban dịch thuật với sự hợp tác của Ủy Ban Nghiên cứu Đông Phương của Đài Loan, đại học Harvard Yenching và sự chỉ đạo trực tiếp của giáo sư Chen Chin Ho (tên tiếng Việt là Trần Kình Hòa), đại học Hong Kong. Các tài liệu này sau đó, ông Nhu cho chuyển hết về Đà Lạt vi khí hậu thich hợp cho việc bảo trì tài liệu.

Nhờ công trình dịch thuật này của Đại Học Huế mà ngày nay còn có được các Châu Bản Triều Gia Long, 1802, 1819, Minh Mạng, triều Tự Đức.

Đây là một công trình văn hóa đáng trân trọng mà không thể đi vào chi tiết hơn nữa.

Quả thực, triều Nguyễn trở thành trung tâm điểm cho nhưng bài biên khảo của Nguyễn Thế Anh. Xin tóm tắt một số đề tài đã được ông biên soạn như sau:

  • Về mối liên hệ với Trung Hoa về biên giới từ đầu thế kỷ 19 đến năm 1874.
  • Về mối liên hệ giữa người Xiêm La từ giữa thế kỷ 19 theo tài liệu chính thức của Việt Nam như Đại Nam Thực lục chính biên.
  • Về mối liên hệ giữa nước Anh với Việt Nam vào năm 1805 qua phái bộ Anh J. W. Roberts.
  • Về chính sách ngoại giao của triều đình vào những năm đầu thế kỷ 19.
  • Các vấn đề kinh tế và xã hội tại Việt Nam vào giữa thế kỷ 19.
  • Quan niệm về thể chế quân chủ có tính cách linh thiêng theo quan niệm cổ truyền của người Việt Nam.(9)
  • Về sự kháng cự của người Việt Nam chống lại sự bành trướng của Trung Hoa.
  • Về người Trung Hoa di cư sang sống tại đồng bằng sông Cửu Long và chính sách của triều đình Huế với cộng đồng người Hoa.
  • Về công việc Nam tiến như việc đồng hóa người Chàm (Assimilation du Champa) trong suốt nhiều thế kỷ.

Đề tài này cũng đã có nhiều tác giả viết, như: Sự thôn thuộc và khai thác đất Tầm Phong Long của Nguyễn Văn Hầu. Nam tiến Việt Nam của Nguyễn Đăng Thục. Lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam của Phù Lang Trương Tấn Phát. Đây là một tập tài liệu khá dài và công phu.(10) Sau này, Sơn Nam dù không phải sử gia cũng tiếp nối viết: “Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam”, xuất bản năm 1973.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

09 Tháng Ba 2024(Xem: 564)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 568)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 655)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 448)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 602)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 572)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 708)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 754)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 962)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1072)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1000)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 852)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 990)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 810)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1689)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 765)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 708)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1704)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 966)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri