Hàng xóm ở Mỹ
Sáng
nay dậy sớm, tôi ra phòng khách uống ly nước lọc ấm. Nhìn ra ngoài cửa sổ. Một chú chim con tập chuyền nhảy từ cành này sang cành khác. Đôi cánh nhỏ đập mạnh và chao đảo. Thương lắm.
Ngoài
sidewalk một ông già trong xóm đi bộ ngang qua. Ngày nào cũng vậy. Từ khi tôi về ở nơi này, ông ta mỗi sớm đều đi bộ, hai tay cầm hai cái tạ nho nhỏ. Ông bước những bước dài vững chắc, tự tin.
Cái
xóm này không có những nét nhớ đời như cái xóm của Cầu Ông Trữ nơi tôi
ở trước khi đi qua Mỹ. Nhưng vẫn có tình người và những cái thân quen.
Có ông Bob đối diện trước nhà. Ông rắn chắc, to con, hàm râu thật dầy. Mỗi khi bước ra gặp tôi đều giơ tay lên vẫy vẫy. Ông Bob hiện ở với bà vợ sau. Bà trước sau khi ly dị đã dẫn con theo. Nên ông coi hai thằng nhóc nhà tôi như những đứa con đã đi xa.
Có ông Bob đối diện trước nhà. Ông rắn chắc, to con, hàm râu thật dầy. Mỗi khi bước ra gặp tôi đều giơ tay lên vẫy vẫy. Ông Bob hiện ở với bà vợ sau. Bà trước sau khi ly dị đã dẫn con theo. Nên ông coi hai thằng nhóc nhà tôi như những đứa con đã đi xa.
Hồi hai thằng nhóc tôi còn nhỏ, ông kêu tới nhà chơi rồi chỉ cho coi nào gà, vịt, chim và những chậu cây ông trồng tiếp nối. Ông kêu thằng lớn của tôi, mỗi sáng hay chiều sau giờ học qua đây tưới cây cho mấy chậu bông, hoặc kiểng ông ương. Thằng anh được trả tiền ăn quà. Thằng em cũng mon men theo. Ông lại giao cho thằng em cái cào và cái thùng rác, bảo có rác thì cào rồi bỏ vào thùng. Thế là hai thằng nhóc có việc vừa làm vừa chơi vừa có tiền tiêu vặt. Sau tôi thấy không nên lợi dụng lòng tốt của ông nên kêu các cháu ngưng làm.
Ông làm thầu cho một toán thợ cắt cỏ. Mỗi sáng là xe rời cổng đem theo đồ nghề, xế chiều xe về lại. Những người thợ cắt cỏ lại lái xe riêng về nhà họ. Vườn nhà ông
rất rộng, trồng rất nhiều cây trái sai oằn. Ông không ăn nên thấy rụng đầy đất. Sân cỏ nhà ông thì khỏi nói cắt tém gọn gàng, xanh mướt.
Có
một dạo khá lâu nhà ông bị cháy. Xe cứu hỏa vào dập lửa mà vợ chồng ông
không có ai ở nhà. Con chó cưng của ông bị chết cháy rất tội. Con chó thật to, giống như một con bê. Có lần ông đã dẫn nó đi tranh tài về chó.
Hai vợ chồng ông khóc lóc thảm thiết và hai thằng con tôi cũng khóc
hết mấy ngày.
Bây
giờ nhà ông đã xây lại to hơn, rộng hơn và có chỗ để chơi văn nghệ. Cứ cuối tuần là xe tiếp nối xe đậu kín hai bên đường. Những cặp vợ chồng Mỹ
đem theo cả ghế dựa, những thanh niên mang theo nhạc cụ . Từng nhóm lần
lượt tới nhà và âm nhạc rền vang tới 11 giờ khuya. Không ai phàn nàn về
âm thanh ồn ào. Mọi người trong xóm cũng xề xòa để cho ông Bob vui ca hát.
Đối
diện bên mặt nhà tôi là hai vợ chồng ông Lee & Lorrain. Ông Lee thương hai thằng nhóc tôi như con của họ. Bởi ông Lee có một thằng con bằng tuổi Duy ở bên vợ cũ của ông ta. Ông nhìn hai nhóc nhà tôi từ lúc học mẫu giáo đến bây giờ có vợ có con. Mỗi Giáng sinh ông đều gửi cho nhà tôi một hộp bánh và tấm thiệp. Hộp bánh ngọt lừ chả ai ăn nổi, nhưng
không dám từ chối vì sợ ông buồn.
Ông
Lee hư một trái thận. Lúc tôi mới dọn đến ông gầy nhom, xanh dờn vì trong thời gian chờ người hiến tặng. Sau khi được thay thận, ông thay đổi hoàn toàn. Khỏe mạnh, hoạt bát và tích cực làm những gì ông chưa thực hiện.
Nhà
ông chỉ có hai vợ chồng già, nhưng ông mua hai chiếc mô tô phân khối lớn rất đắc tiền. Cứ cuối tuần là xe nổ ầm ầm đưa hai ông bà phóng ra xa
lộ.
Ông tâm tình với con tôi:
-Từ nhỏ tao ao ước được phóng mô tô. Nhưng không có. Bây giờ kể như Chúa cho sống thêm, nên phải sống hết mình.
Ông
Lee thích đi dạo mua đồ Garage sale. Ông kể có khi ông trúng được mấy món đồ cổ có giá trị. Ông tặng cho thằng lớn của tôi khi thì ông Phật, khi thì những đồng tiền VNCH xưa. Khi thì mấy đồng xu
tiền cũ trên thế giới. Có cái gì ông nghĩ rằng liên hệ đến văn hóa VN ông lại mua và đem biếu.
Mỗi
khi sum họp gia đình tôi hay mời vợ chồng ông Lee. Ông rất mê thức ăn VN. Quà Giáng Sinh đôi khi tôi cuốn biếu ông một hộp chả giò. Ông rất thích. Hoặc giã ông nấu được món gì lạ. Ông kêu thằng con tôi khoe. Thế là hôm sau cậu cả nhà tôi cũng loay hoay xuống bếp.
Hôm
đám cưới cháu Duy, ông cứ suýt xoa chiếc áo dài tôi mặc khen là rất đẹp. Đám cưới cháu Đạt, tôi cũng mời hai vợ chồng ông. Ông rất thích thú và ngạc nhiên về một đám cưới vui vẻ, lịch sự, thân tình. Thức ăn vừa ngon vừa nhiều, so với đám cưới Âu Mỹ chỉ có một dĩa với khúc cá, miếng thịt bò hay một lát thịt
gà.
Những
người bạn láng diềng của tôi gần 20 năm gần gũi. Mặc dù bận rộn ít giao
tiếp, chuyện trò nhưng rất thân tình. Mỗi khi có việc gì thì họ đều chạy sang hỏi thăm và tỏ ý muốn giúp đỡ.
Vây
mà tôi sắp từ giã họ, từ giã cái sân nho nhỏ trước nhà, hàng cây ăn trái phía sau tôi trồng và chăm chút. Giã từ cái park với những dãy ghế
râm mát, những kỷ niệm vui đùa với con và cháu. Từ giả đường vòng xóm sạch sẽ thân thiện. Những buổi sáng dẫn ông chồng đi bộ. Hay khúc đường tôi hay chạy bộ khi ông xã tôi còn khỏe. Cái xóm nhỏ yên ắng hiền lành. Mấy chục năm không hề có một tiếng cãi nhau hay tranh luận to tiếng.
Dường như đã thành người nhà dù màu da có khác, tiếng nói có khác, phong tục có khác mà sao thật quyến luyến vô cùng.
Thì ra: "Bà con xa không bằng láng giềng gần" ông bà ta nói hay thật, chí lý thật.
Nguyễn thị Thêm