Điều em muốn nói trước tiên khi viết cho thầy, là đã có một sự diệu kỳ xảy ra để tạo cơ hội cho thầy
trò ta xích lại gần nhau sau 43 năm xa cách.
Thưa
thầy, em đã
về sinh hoạt với đại gia đình
trường ta nay gần 3 năm. Khi biết
được một số thầy cô còn sống và
sinh hoạt với học trò, em rất vui mừng. Một số bạn bè nhận ra em sau thời gian dài xa cách và đã có
gửi thư thăm hỏi. Lần đầu tiên ở nhà bạn Lê Thành Tươi, CHS NQ K7, bạn đã mở cho em xem trang ngo-quyen.org. Em hỏi về tin tức thầy, bạn nói hãy tìm trong mục liên lạc thầy cô. Mở mục nầy ra, chỉ thấy có tấm ảnh của thầy, ngoài ra không có số phone hay địa chỉ email để cần liên lạc. Hỏi thăm một số bạn bè, em chỉ biết thời gian đầu thầy có liên lạc với đại gia đình ta, sau đó không có tin tức. Em hơi hụt hẫng.
Thưa
thầy, ngoài tình nghĩa thầy trò, vì năm em học lớp 12 A1, niên khóa 1969-1970, thầy đã phụ trách môn lý hóa. Quyển thành tích biểu em còn lưu giữ với bút phê
của thầy, "giỏi" cho cả hai lục cá
nguyệt. Cả lớp có 32 học sinh, mà môn lý hóa và vạn vật có hệ số 4. Chữ
ký của thầy là hai vần tê-hát "th" vút cong. Trong sinh hoạt học đường,
thầy là giáo sư hướng dẫn thể thao toàn trường. Năm học 1968-1969, bạn Giang Hưng ở lớp đệ nhị B2 làm trưởng khối thể thao, em là Đỗ Công Luận ở
lớp đệ nhị B3, làm khối phó. Cả hai chúng em rất ăn ý nhau trong việc tổ chức các hoạt động thể thao của trường, nhất là môn bóng đá. Giang Hưng thì có năng khiếu về môn bóng rỗ và bóng chuyền. Trên sân cỏ, em đá
bóng dở, nhưng ở vòng ngoài sân lại rất nhiệt tình săn sóc cho cầu thủ,
và cổ vũ cho tinh thần đội bóng nên được bạn bè trìu mến đặt biệt danh "Ông Bầu Luận". Năm đó đội bóng của trường ta rất mạnh. Hàng tiền đạo có
cặp bài
trùng,
Nguyễn Liễu và Nghiêm Thái Bình, đàn anh học lớp đệ nhất B3 Pháp văn, bạn chung lớp với Diệp Cẩm Thu, Tô Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Sơn
Danh, Mai Quỳnh Lâm... Thủ thành có đàn em Ái, đồng thời cũng đá cặp hậu vệ với Nguyễn Văn Tiên. Bạn học chung lớp với Giang Hưng là Vũ Trung
Hòa, đá vai tiền vệ rất cứng. Cả ba đều có nhà ở xóm ga Biên Hùng. Rồi có Nguyễn Văn Tú, sau em một lớp. Năm đó, thầy đã dẫn dắt chúng em đi dự đại hội thể thao học sinh Đông Nam Bộ ở Vũng Tàu.
Sang
năm học 1969-1970, trong ban đại diện học sinh, em phụ trách khối thể thao, bạn Nguyễn
Mai là em bạn Nguyễn Liễu, là khối phó. Hai anh em Liễu, Mai đang định cư ở Texas. Lớp đàn anh
đã ra trường, một
số đàn em được bổ sung cho đội bóng. Võ Hà Mỹ đá vai tiền đạo với Nguyễn Văn Thoan, học sinh mà thầy đã xin cho chuyển trường từ trường Khiết Tâm về trường ta.
Rồi
Huỳnh Kế Hiếu, Đinh Công Hoàng, Nguyễn Hữu Nghiên, Trần Văn Minh... cùng
Ái, và Tiên củng cố cho đội bóng. Sau nầy Đinh Công Hoàng nổi tiếng là tuyển thủ quốc gia. Thầy đã dẫn dắt đội bóng đi đấu giao hữu với các trường bạn như trường Lasan Mossard (Thủ Đức), trường Trịnh Hoài Đức (Bình Dương)... Các đội bóng trường bạn cũng đã đến sân vận động Biên Hòa thi đấu giao hữu với trường ta. Kinh phí các buổi thi đấu nầy được thầy xin duyệt của CPS (Chương trình Phát triển Sinh hoạt học đường). Thầy trò ta đã hòa đồng với nhau trong những lần sinh hoạt thể thao. Những kỷ niệm đáng nhớ em không thể nào
quên.
Đỗ Công Luận và Đinh
Công Hoàng trong lần họp mặt 26/2/2012.
Vũ Trung Hòa, áo pull vàng kem, trong lần họp mặt bạn
bè.
Cuối tháng 5 vừa qua, bạn bè
báo tin thầy có ghi danh tham dự họp mặt toàn trường ở Nam Cali, lòng em mừng hớn hở. Một bài thơ nhớ về "THẦY
TÔI" ra đời.
THẦY ƠI! - Cảm tác khi nhận tin thầy Lê Quí Thể sẽ tham dự họp mặt trường xưa 4/7/2013-
Đọc bài viết của
bạn bè. Ngỡ rằng nửa tỉnh nửa mê rối đời. Bàng hoàng tin tức thầy tôi. Bao năm sóng gió cuộc đời vùi sâu. Nhớ thương vầng trán hói đầu. Làn da sạm nắng úa màu thời gian. Dép lê không rời đôi chân. Bước đi cao thấp in hằn dấu
xưa. Những ngày đội nắng dầm mưa. Dắt dìu đội bóng thắng thua không màng. Vũng Tàu nắng lửa chói chan. Hàng cây bóng mát La-San trường dòng. Dạy cho chữ nghĩa tinh thông. Cân bằng phản ứng vị nồng mặn
chua. Cõng lưng chữ số chơi đùa. Vươn cao thành tích cuối mùa phượng
say. Nhìn trông chữ ký của
thầy. Hai vần tê-hát (th) cuối ngày vút cong. Bút
phê, học giỏi, hai
vòng. Vũ Môn cá chép hóa rồng bay cao. Trường xưa cánh cổng khép chào. Thầy ơi, có biết ngày nào gặp đây? Tìm trong hơi ấm bàn tay. Ngô Quyền hội ngộ nắng say hương lòng. Nửa vòng trái đất uốn
cong. Chờ nghe tiếng nói theo dòng điện phôn. Bao năm chờ đợi mõi mòn. Nhịp tim vẫn đập, hãy còn gặp nhau. Cho xin kính gửi câu chào. Thầy tôi, bạc trắng tóc màu nắng mưa... Biên Hòa, ngày 29/5/2013. Đỗ Công Luận.
Vài hôm sau, bạn Nghiêm Thái Bình có viết bài văn, "Nhớ về thầy Lê Quí
Thể và một trận cầu". Có lẽ thầy có theo dõi trang ngo-quyen.org, để biết rằng học trò vẫn còn nhớ đến thầy? Ngày
tổ chức họp mặt có trực tiếp truyền hình trên trang web NQ. Buổi trưa ở
Cali là khuya ở Biên Hòa. Em háo hức và chờ đợi để theo dõi, để nhận ra
thầy cùng các thầy cô khác và bè bạn. Em dự định sẽ nối máy điện thoại cầm tay, nhờ bè bạn chuyền tay, để nói chuyện với thầy. Bởi vì bè bạn cũng không biết số phone của thầy. Đến khi hội nghị bắt đầu khai mạc, tin tức cuối cùng, phút thứ 89, thầy không đến
dự được.
Lòng em buồn vời vợi, hi vọng vuột khỏi tầm tay...
Sau đó, chị Ngọc Huệ có gửi mail cho em. - Tôi mới liên lạc được với thầy Thể, thầy có cho địa chỉ email, nên lật đật gửi riêng cho anh... Mừng quá, em viết vài dòng điện thư gửi cho thầy.
Thưa thầy,
Qua
chị Ma thị Ngọc Huệ, em đã có địa chỉ email của thầy. Em là Đỗ Công Luận CHS NQ K.8, 1963-1970. Năm lớp đệ nhất, em là trưởng khối thể thao của trường ta. Năm trước đó, Giang Hưng là trưởng khối. Em có lời hỏi thăm thầy, xin thầy hồi
đáp. Chúc thầy có nhiều sức khỏe.
Học trò Đỗ Công Luận.
Hôm sau, thầy hồi âm cho em.
-Cám ơn anh còn nhớ đến những ngày xưa và đã gửi lời thăm hỏi.
Thể.
Thế là thầy trò ta đã liên lạc được nhau rồi. Trong cuộc đời em, những năm tháng gần đây, khi liên lạc được với bạn bè, người thân, có hai sự kiện em đáng ghi nhớ. Lần
em về miền Tây sông nước Cửu Long, em có về nơi chốn xưa và hỏi thăm tin tức của đơn vị trưởng. Bạn bè nói ông ta còn sống, đã đi H.O và sẽ cố gắng xin số phone để em liên lạc. Em cảm thấy lòng lâng lâng, thanh thản. Khi hai đầu máy điện thoại nối thông, nghe tiếng nói của "ông thầy", lòng mừng vô tả. Con người ta có già theo năm tháng, nhưng giọng nói không thay đổi nhiều. Mấy tháng sau, ông ta về quê thăm mẹ già, bạn bè báo tin. Em và một anh bạn cùng đơn
vị, từ Sài Gòn xuống nhà tìm ông ta. Ba "thầy trò"
gặp nhau, ôm nhau mà nước mắt lăn dài trên má. 37 năm, thuộc cấp và thẩm quyền gặp lại, tưởng đã không còn cơ hội... Sau chiến tranh, xã hội có thay đổi, nhưng tình người thủy chung vẫn còn nguyên vẹn, và biết rằng trái đất tròn nên vẫn còn cơ hội gặp nhau... Đối với thầy em cũng nghĩ vậy. Hi vọng em sẽ có số phone của thầy, để khi nào bạn bè uống cà-phê cùng tâm
sự, em sẽ nối máy để bạn bè cùng vấn an
thầy. Hi vọng ngày nào đó trên quê hương Biên Hòa, học trò chúng em được uống ly hạnh ngộ cùng thầy, sau hơn 40 năm xa cách.
Khi ngồi đọc bài viết và hình ảnh đưa lên trang nhà, kể về buổi tiệc gặp gỡ của bạn bè phương xa với thầy, em cảm động quá. Em vẫn nhận ra dáng thầy, có"da thịt" hơn xưa, và cũng như em, có thêm cặp kính trắng. Thầy trò mình đã già hết
rồi. Thầy đã hơn thất thập? Em cũng quá
lục tuần. Em cũng cầu mong thầy có nhiều sức khỏe để tay bắt mặt mừng với đồng nghiệp, học trò.
Cách
nay vài hôm, qua bạn bè, em nối lại được liên lạc với bạn Nguyễn Mai. Khoảng một năm nay, Mai đã thay đổi hộp thư nên em không thể liên lạc được. Em đã chuyển cho bạn email mà thầy đã trả lời cho em, để bạn biết thêm thông tin về thầy. Sau đó, bạn mail viết thư thăm hỏi thầy, có chuyển tiếp cho em, kèm theo ảnh bạn với chiếc Vespa cổ
trang. Thưa Thầy. Thật vui mừng khi đọc bài viết GẶP LẠI THẦY LÊ QUÝ THỂ của Anh Nguyễn Hữu Hạnh, cảm xúc bồi hồi dâng trào mãi đến ngày hôm nay để thỏa lòng trên trang giấy nầy khi được Anh Đỗ Công Luận cho biết địa chỉ của Thầy, Người Thầy Kính mến của hầu hết CHS NQ Biên Hòa. Bao hình ảnh hiện rõ, những kỷ niệm không bao giờ phai mờ trong ký ức của em
đối với Thầy, Người Thầy thân yêu mà em luôn ngưỡng mộ. Niềm vui được lũy thừa khi biết Thầy vẫn đầy phong độ như ngày
nào. Mong gặp được Thầy. Nguyễn Mai với kỷ vật của Thầy.
Kỷ
vật đây là chiếc Vespa. Ngày xưa thầy dùng chiếc Vespa Standard làm phương tiện di chuyển. Em
gặp lại
Nguyễn Mai, từ khoảng thời gian 1980 đến khi bạn cùng gia đình đi định cư, khoảng 1988. Lúc đó, Mai cũng đi lại với chiếc Vespa Standard. Giờ ở
xứ người, bạn vẫn xử dụng Vespa. Có lẽ thầy trò tương đồng nên Mai mới nói như vậy?
Thời gian trôi qua nhanh quá. Thầy trò mình chia tay khi em đậu tú tài phần hai
để vào giảng đường đại học.
Thời gian chuẩn bị thi tú tài, mỗi tối thứ bảy, bọn em gồm Võ Hà Mỹ, Ngô Hồng Tâm, và em, thường đến xe hủ tiếu cháo tiều của Giang Hưng ở chợ Biên Hòa để ăn tối, rồi đi nghe nhạc ở cà-phê Tuyệt. Chúng em thả hồn theo những bản tình ca hoặc những bài nhạc quê hương chiến tranh.
Rồi hai năm ở đại học, có thời gian em ở trọ chung với Giang Hưng. Xong
hai năm ở cao đẳng điện Phú Thọ, bạn lại chạy đôn, chạy đáo để có tờ giấy hoãn dịch học vấn. Hết lên đại học Cao Đài, xuống đại học Hòa Hảo,
rồi trụ lại ở phân khoa giáo dục Vạn Hạnh. Giữa năm 1972, cũng như bao bạn bè khác phải vào quân đội, kiếm tìm hoài chẳng thấy Giang Hưng ở đâu, hỏi bạn bè, - Nó theo tàu viễn dương đi nước ngoài rồi. Rồi bây giờ, đôi chân phiêu bạt không biết dừng ở bến nào...
Riêng em, em đã tìm được tin tức của thầy và bao bạn bè khác.
Kính thưa thầy,
Nước
sông vẫn miệt mài chảy ra biển lớn, gặp đại dương nơi cửa biển muôn trùng. Mặt trời tỏa sáng buổi bình minh, chói chan giữa trưa nắng lửa và
xuống dần theo
bóng xế hoàng hôn. Thầy cũng vậy, em cũng thế thôi. Rồi cũng có điểm dừng. Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được
thầy lại càng vinh hạnh hơn.
Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò. Không biết nói gì hơn nữa, em cầu mong thầy có nhiều sức khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Bao giông tố đã qua rồi, những gì còn lại tốt đẹp sẽ mãi theo thầy tôi nơi miền đất dung thân.
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
Quên bảng đen phấn trắng Quên bục giảng, bài làm Cô trò vui trong nắng Trao tay mía ngọt lành. Đồng mía xưa vẫn thế Mà người xưa xa rồi Một mình ôm thương nhớ Nắng tháng tư bồi hồi.
Sau 12 lần họp mặt truyền thống và 2 lần Hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới ở Little Saigon (Nam CA) hay thung lũng hoa vàng (Bắc CA), lần đầu tiên chúng tôi tổ chức họp mặt ở một khách sạn loại 4 sao ở Mỹ.
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
Mai xa cách trở đại dương. Vẫn nghe máu nóng chung đường về tim. Mùa Xuân bè bạn đi tìm. Năm mươi năm đủ thấm mềm tuổi Xuân. Niềm vui hạnh phúc trào dâng...
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
Tôi vẫn thầm ví đời người như những dòng sông. Có những dòng sông chảy nước êm đềm, không sóng gió, không đổi thay. Còn có những dòng sông khác thì chảy mạnh bạo hơn với những khúc sông xoáy ngầm,
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...
Tao xin mượn lời lẽ của bài thơ này như một lời nhắn nhủ của mày cho những bạn bè còn lại trên cõi đời này Hạnh nhé. ''Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời''
Chúng tôi đã khóc cùng Thịnh khi nói về những kỷ niệm đã có với Hạnh nhưng cũng đồng ý là Hạnh đã thanh thản ra đi nên hãy để Hạnh vui nơi chin suối và hãy dành thời gian để săn sóc cho những người còn lại.
... nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.
nhìn hình ảnh các bạn hôm nay tôi nghĩ đến 1 cuộc chiến mới mà chúng-ta phải đối-diện Cuộc chiến này khốc-liệt hơn mà phần thua chắc-chắn về chúng-ta, đó trận chiến tuổi-già và bệnh-tật...
Em trai tôi, đàn giỏi hát hay, cờ tướng cũng hàng cao thủ, đá banh cũng được được, văn thơ cũng tàm tạm gọi là, nói chung theo như tôi biết chú ta có máu văn nghệ từ thuở nằm nôi.
Ngồi trong quán cà phê nghe nhạc và những dáng người qua lại, ly cà phê đã cạn và trà đá vẫn được châm đều. Trời chiều đã bắt đầu âm u… Hạnh phúc thay cũng còn những nụ cười…
Một cơn sóng nhỏ, lướt qua trái tim tưởng chừng già nua cằn cỗi của An. Và cơn sóng khác nhỏ hơn, đang ngậm ngùi lăn trên khóe mắt – đã nhiều dấu vết chân chim – của cô bạn học ngày nào của Nguyễn
chuyện kể rằng, mùa xưa mưa nắng mong manh lỡ làm nhạt nhòa chia phôi mùi hương cũ, nên mỗi khi gió chở mùa về, người ta thường hay nhặt lại nỗi buồn xưa xa ngái thương ai... thương mình...
xin được giới thiệu những bài viết của Thầy, Chs NQ và các Văn hữu về những kỷ niệm trong suốt thời gian Thầy đã gắn bó với nghiệp cầm bút và cầm phấn sẽ lần lượt đăng trên trang nhà...
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
Xin cám ơn bạn bè đã chẳng ngại thời gian, không gian để đến với ngày vui. Xin cám ơn mọi người đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn còn sót lại. Mùa Xuân nắng ấm còn trãi đều....
. Cũng lần đầu tiên, tôi bắt đầu học được một bài học từ người mẹ quê mùa chơn chất của mình: âm thầm chăm sóc, ban phát thương yêu, hằng ngày, hằng ngày…
Xin mạn phép được chia sẽ với các bạn ông bà anh chị em những điều sau đâyđể sức khỏe quí vị được an toàn khi đi về Việt Nam du lịch hay thăm viếng bà con gia đình.
Valentine lại gặp nhau. Đông-Tây hội ngộ trong màu lịch chung. Trái tim đôi lứa nhịp rung. Hòa theo hơi thở tận cùng nhân văn. Đêm rằm đầu tiên của năm...
May mắn hơn hai nhân vật lừng danh của Shakespeare, hai người bạn "trai tài gái sắc" của chúng tôi không "mang xuống tuyền đài" chuyện tình thời mới lớn, mà họ được gặp lại nhau,..
Xin kính chào Cô lần cuối. Em sẽ cầu nguyện cho Cô mỗi ngày đến giỗ đầu của Cô. Xin gởi đến Cô một cành lan màu tím như màu áo tím Cô hay mặc thủa xưa khi Cô đứng trên bục giảng NQ.
Trang nhà Ngô Quyền Biên Hòa, sẵn sàng chia sẻ thông tin vui – buồn cùng thân hữu. Hãy đến với “Ngôi nhà chung” của chúng ta, vào bất cứ ngày giờ nào trong tháng của năm...
Hay ông muốn đất, trời cùng chia sẻ một nỗi niềm đau đáu về quê hương đất nước? Một đất nước tươi đẹp, một dân tộc hiền hòa mỗi năm mỗi mong đợi mùa Xuân.
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
Hãy tha thứ một chút cho nhau, cho người thân, cho con cái. Các bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Trái tim sẽ mở rộng ra và niềm vui có chỗ len vào. Các bạn sẽ hạnh phúc.
Lại một lần Xuân trên mái tóc. Bấm tay thêm nữa, tuổi sáu ba. Biết chúc gì đây khi biếc lộc. Xuân nầy, Xuân nữa, lại Xuân qua. Ừ thì câu, trẻ mãi không già...
Khi những tờ lịch trên tường mỏng dần đi, cảnh gia đình sum vầy tròn vẹn, cảnh những phiên chợ tết đông vui lại dày lên trong ký ức, cho tôi lại thèm trở về để được tận mắt nhìn những lề đường quê nhà trở thành chợ rộn rịp,
Mùa xuân sẽ trở về với cỏ cây. Những gì giúp cho cây sung trước nhà nẩy lộc cũng sẽ mang đến niềm sống cho tôi. Tôi biết vậy, mà sao lòng vẫn bùi ngùi trong đêm Giao Thừa, thương cho một kiếp người phải nương tựa vào lời kinh,
....nhất là với các bạn trẻ rằng mặc cho những sự bộn bề về các giá trị đạo đức trong nền giáo dục VN hiện tại, nơi đây vẫn còn tồn tại một tình cảm đẹp đẽ và cao quý trong mối quan hệ Cô và Trò...
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
Mùa Xuân rồi sẽ qua mau. Cho em đứng đợi úa màu thời gian. Tình Xuân giây phút rộn ràng. Gửi em ngàn tiếng cười vang giao thừa. Xuân về, em sắp về chưa...
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
Em vô tư thơm nguyên hồng một cõi Và nhẹ nhàng tươi tắn với mộng xưa Mắt xoe tròn tim một chút đong đưa Tôi sẽ đến dệt khung trời mơ ước Em còn đây áo lụa vàng năm trước Thuở bến sông thuyền vẫn nhớ đợi người
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
Đời người là những giấc mơ Lợi danh vật chất bao giờ đủ đây? Thời gian qua tựa bóng mây Hư vô, còn mất, cỏ cây con người Có sinh có diệt cõi đời Đừng ôm cho lắm nụ cười héo hon
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.