BÊN ĐỜI TA CẢM ƠN NHAU
Cơ duyên bắt đầu từ lời mời của chủ quán café Một Thuở: “Không tốn kém gì cả, chỉ cần tư liệu về trường trung học Ngô Quyền…” Vậy thì tiếc gì chút công mà chúng tôi không đồng ý, để ngôi trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa được giới thiệu với cư dân Sài Gòn? Tư liệu có sẵn trong tay, tôi nhận lời ngay trong buổi đưa bạn Phạm Kim Luân ghé Một Thuở café với nhóm. Tôi chọn tháng 11/2012 giới thiệu về ngôi trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa. Đêm tri ân thầy cô giáo cũ, không có trong dự định ban đầu của nhóm café lớp 13B3 (khóa 13) sáng thứ bảy.
Nhưng khi bắt đầu cung cấp tư liệu cho Một Thuở, chúng tôi nhận ra điều cơ bản nhất: “Chỉ có học trò Ngô Quyền mới cảm nhận hết cái… chất của trường trung học Ngô Quyền”. Vậy thì ý tưởng thực hiện chương trình, phải do chính học sinh Ngô Quyền xây dựng. Từ vị trí bị động, chúng tôi chuyển sang vai trò chủ động. Để rồi mọi việc xoay chuyển bất ngờ, cuốn hút chúng tôi lao vào việc như cơn lốc xoáy. Chủ đề “Trường Xưa – Thầy Xưa” với nội dung chính “Trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa – Nửa thể kỷ tri ân thầy cô giáo cũ” được cả nhóm thông qua.
Với mục đích tạo màu sắc “Xưa” trong không gian học đường năm mươi năm trước, chúng tôi hạn chế số lượng học sinh tham dự trong Đêm tri ân. Sẽ không mời bất cứ vị khách nào, ngoài thầy cô giáo cũ của mình. Tôi bàn với nhóm, rủ ren học trò xưa mời thầy cô của mình “một tối café” theo phương thức “một trò chăm lo một thầy”. Nhỏ Nguyễn Thu Trân – một nhà văn trẻ– tâm đắc với kế hoạch “Thầy Xưa thăm Thầy Xưa – Trò Xưa thăm Thầy Xưa” đã đốc thúc tôi:
- Ý tưởng này hay quá, chị tổ chức “gói gọn” cho thầy cô ở Sài Gòn thì rất uổng. Chị mời luôn thầy cô ở Biên Hòa đi, em vận động tài trợ cho chị làm…
Mời thêm thầy cô giáo cũ, thì phải rủ thêm học trò… già. Thôi thì… liều một phen vậy! Tôi đồng ý với ý kiến của Thu Trân, nhưng không mặn mòi phương thức vận động tiền tài trợ của nhỏ. Bắt đầu từ con số không, nhưng tôi vẫn tin đám học trò già sẽ lo cho thầy cô mình một tối vui trọn vẹn. Sức chứa Một Thuở chỉ vừa đủ chỗ, để thầy trò sưởi ấm tâm hồn nhau bằng những hoài niệm xa xưa. Nhóm tổ chức dự kiến số học sinh tham dự tối đa chỉ 60 người, anh chị nào tham dự phải nộp ngay 100.000 đồng lệ phí… xí chỗ. Lệ phí này bao gồm một món nước uống, một phần ăn nhẹ cho người tham dự.
Phần ủng hộ chi phí để lo cho thầy cô, tùy vào tấm lòng và khả năng của các anh chị. Mọi việc được tổ chức theo phong cách Hướng Đạo, như lời Gấu Hăng Đinh Hữu Quyến “Chỉ cần thổi còi te một tiếng …” là anh chị em sẽ lủ khủ rủ nhau chạy tới nơi ngay. Không vận động, không thuyết phục, và không phải giải thích: “Tại sao không mời anh nọ chị kia? Tại sao không tổ chức nơi gần, mà lại tổ chức nơi xa?...” Đây là lý do nhóm không nhận tiền tài trợ, để việc chăm lo thầy cô được chủ động theo mong muốn của mình.
Chúng tôi thông tin đến các anh chị khóa 1,2,3 trước nhất, theo thứ tự ưu tiên. Chỉ duy nhất anh Đoàn Văn Trọng đăng ký tham dự, và nộp lệ phí ngay tại buổi tiệc tiễn anh Nguyễn Văn Muôn (khóa 1) trở về Mỹ. Tuy không kịp dự, nhưng anh Muôn đã gửi số tiền 500.000 đồng “Cho anh hùn với tụi em mua quà biếu thầy cô…” Tôi thầm tiếc, khi các anh chị khóa 1,2,3 hầu hết không ủng hộ kế hoạch Đêm tri ân. Lý do khiến các anh chị ngại ngần tham dự, là do: “Tổ chức ở Sài Gòn xa quá!….”
Kế tiếp tôi nhận cuộc gọi của chị Hà Thị Hạnh ở Suối Lồ Ồ: “Chị là CHS.NQBH khóa 4, nhóm của chị đăng ký tham dự 11 người…”. Chị Hạnh thu tiền cả nhóm rồi liên lạc chúng tôi đến nhận. Nhóm của chị Hạnh hầu hết là giáo chức hưu trí, nên dễ dàng đồng cảm với việc làm của nhóm chúng tôi. Chị bảo nhóm của chị sẽ tự túc hợp đồng xe cùng đi đến điểm hẹn, để có cơ hội cùng lúc thăm được nhiều thầy cô.
Trong thời hạn đăng ký, nhóm anh Đỗ Thiện Tâm (khóa 5) bổ sung quân số liên tục, cho đến lúc khóa sổ rồi, anh Tâm vẫn ráng “bổ” thêm: “Chị Lê Thị Thanh Loan ở tận Tây Ninh, nhờ anh đăng ký nộp tiền dùm…”. Chị Loan ở xa nên hay tin trễ, nhưng chị nhất quyết “bò” về thăm thầy cô, dù lúc đó nhóm không nhận đăng ký thêm vì đã đủ số học sinh tham dự. Anh Khương Văn Mười (khóa 5) đang bận đi công tác xa, có nhắn tin nhờ anh Tâm “tạm ứng” trước số tiền 500.000 đồng đóng góp cho nhóm tổ chức.
Hùng hậu nhất là nhóm chị Bùi Thị Lợi (khóa 9), có 11 chị nộp tiền “rụp rụp” như lặt rau, ngay trong buổi họp mặt đón chào chị Ma Thị Ngọc Lan từ Mỹ về thăm quê. Cũng như anh Muôn, chị Lan ủng hộ cho nhóm số tiền 1.000.000 trước khi chị bay trở về Mỹ. Sau đó các chị khóa 9 còn bổ sung thêm 5 chị nữa, trở thành nhóm có số lượng tham gia đông nhất.
Anh Nguyễn Thanh Tùng (khóa 7) cho chúng tôi biết, đã thông báo nhưng nhóm của anh không ai đăng ký. Cuối cùng chỉ có anh Tùng cùng phu nhân Lê Ngọc Sử đại diện nhóm tham dự. Nhưng cuối cùng thì, đêm hội Tri Ân thầy cô đều có đủ đại diện các khóa, từ khóa 1 đến khóa 13 chúng tôi.
Anh Nguyễn Văn Tất “mở hàng” với số tiền 2.000.000đồng ủng hộ, 100.000 đồng đặt chỗ, cùng lời dặn dò:
- Thiếu đủ gì, cho anh biết tiếp nghen.
Nguyễn Thái Hải và anh Nguyễn Háo Thoại (khóa 8), cùng một thắc mắc rất… dễ thương:
- Anh đóng góp nhiều hơn một chút, có được không?
Ngoài phần lệ phí 100.000 đồng, mỗi anh góp thêm 1.000.000 đồng nữa cho chi phí tổ chức Đêm tri ân.
Anh Lê Phong Quan (khóa 11) trước khi sang Mỹ du lịch, đã chuyển vào tài khoản của tôi số tiền 1.000.000 đồng. Phân nửa số tiền, anh nhờ tôi gửi biếu thầy Thân Trọng Hưng. Phần còn lại dành cho Đêm tri ân, mà anh Quan “tiếc hùi hụi” vì không dự được. Các anh chị Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Hữu Tài, Trần Ngọc Thành, Trần Thị Hải Nam, Nguyễn Kim Bông… dù bận việc không tham dự được, vẫn gửi phần ủng hộ cho nhóm với tinh thần “của ít, lòng nhiều”.
Xúc động nhất là thầy cô Phan Phát Tân, dù chúng tôi nằng nặc từ chối: ''Cô ơi, cô cho học trò cơ hội lo cho thầy cô…” nhưng cô vẫn “ép” chúng tôi nhận số tiền 200.000 đồng: “Cô phụ các em tiền xe cho thầy cô …”. Nồng nhiệt nhất là chị Võ Kim Lang: “Em cho chị góp 1.000.000 đồng, để phụ mấy em lo cho thầy cô…” Chị Lang chỉ tình cờ ghé Một Thuở café, nhận ra chân dung thầy Phạm Đức Bảo trong khuôn viên quán, chị bèn hỏi chủ quán số phone và liên lạc với tôi: “Em cho chị tham dự với …”. Hỏi ra tôi mới biết, chị Lang không phải là CHS.NQBH, mà là CHS trường Trần Thượng Xuyên, láng giềng thân thiết với Ngô Quyền. Ngay trong Đêm tri ân, nhiều anh chị CHS.NQBH dặn dò chúng tôi:
- Thiếu đủ gì gọi anh chị một tiếng, nhìn sơ qua anh chị cũng biết các em bị… hụt tiền.
Mà… hụt thiệt! Mặc dù tính kỹ hơn cả… trùm sò, Dung Phùng báo với tôi ngân quỹ vẫn bị thâm hụt 2.996.000 đồng. Chưa kịp gọi điện báo tin, anh Nguyễn văn Chương (khóa 5) đã mang đến gửi Dung Phùng tiếp số tiền 500.000 đồng: “Anh phụ thêm mấy em để trang trãi chi phí tổ chức…”. Chị Nguyễn Thị Kim Oanh (khóa 11) gửi tiếp 500.000 đồng; Anh Trần Tấn Mỹ (khóa 12) gửi tiếp 500.000 đồng; Anh Đoàn Chấn Hưng ( khóa 12) ủng hộ 500.000 đồng; Bạn Giang Ngàn (khóa 13) ủng hộ 1.000.000 đồng. Sau khi tất toán các khoản chi, tiền tồn quỹ được… 4.000 đồng.
Sau Đêm tri ân, nhóm tổ chức nhận được nhiều lời cảm ơn từ thầy cô và các anh chị: “Một buổi tối thiệt vui!...” Và để có được niềm vui Đêm tri ân, là nhờ tấm lòng trân trọng thầy cô của tất cả anh chị em mình. Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
Tháng 12/2012
Hoàng Mai
CỰU GIÁO SƯ TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN – BIÊN HÒA
MỜI DỰ ĐÊM TRI ÂN
(Sài Gòn, 25/11/2012)
TT |
CỰU GIÁO SƯ |
TUỔI |
NƠI Ở |
GHI CHÚ |
01 |
Thầy Phạm Đức Bảo |
93 tuổi |
Quận 3 |
|
02 |
Thầy Lê Hoàng Long |
84 tuổi |
Quận Tân Bình |
|
03 |
Thầy Phan Phát Tân |
81 tuổi |
Biên Hòa |
|
04 |
Thầy Đoàn Viết Biên |
80 tuổi |
Quận 10 |
|
05 |
Thầy Nguyễn Kim Linh |
80 tuổi |
Quận 3 |
|
06 |
Thầy Nguyễn Tấn Hoan |
80 tuổi |
Biên Hòa |
|
07 |
Thầy Hoàng Đức Bào |
80 tuổi |
Quận Bình Thạnh |
Bệnh / không dự |
08 |
Thầy Nguyễn Thế Văn |
79tuổi |
Quận Bình Thạnh |
|
09 |
Thầy Thân Trọng Hưng |
79 tuổi |
Quận 3 |
Bệnh / không dự |
10 |
Thầy Trần Đình Tri |
78 tuổi |
Quận 10 |
|
11 |
Cô Võ Thu Thủy |
77 tuổi |
Biên Hòa |
Bận / không dự |
12 |
Cô Nguyễn Thi Kim Quy |
77 tuổi |
Biên Hòa |
Bệnh / không dự |
13 |
Cô Phạm Kiêm Loan |
77 tuổi |
Biên Hòa |
Bận / không dự |
14 |
Cô Đinh Thị Hòa |
76 tuổi |
Quận Phú Nhuận |
|
15 |
Cô Hoàng Thị Diệm Phương |
76 tuổi |
Quận Bình Thạnh |
|
16 |
Cô Khương Thị Bàn |
76 tuổi |
Biên Hòa |
|
17 |
Cô Nguyễn Thị Luông |
76 tuổi |
Biên Hòa |
Bệnh / không dự |
18 |
Thầy Nguyễn Ngọc Ẩn |
76 tuổi |
Biên Hòa |
|
19 |
Cô Đào Thị Nga |
75 tuổi |
Biên Hòa |
|
20 |
Thầy Nguyễn Minh Lý |
75 tuổi |
Biên Hòa |
|
21 |
Cô Phạm Kiều Tiên |
74 tuổi |
Quận Tân Bình |
|
22 |
Thầy Nguyễn Văn Có |
73 tuổi |
Biên Hòa |
|
23 |
Thầy Võ Đăng Lành |
73 tuổi |
Biên Hòa |
|
24 |
Thầy Phạm Thăng Long |
72 tuổi |
Huyện Hốc Môn |
|
25 |
Thầy Trịnh Hồng Hải |
72 tuổi |
Quận Bình Thạnh |
|
26 |
Thầy Đinh Hữu Quyến |
72 tuổi |
Quận Tân Phú |
|
27 |
Thầy Nguyễn Thành Dũng |
71 tuổi |
Biên Hòa |
|
28 |
Thầy Lâm Tấn Văn |
70tuổi |
Quận Bình Thạnh |
|
29 |
Thầy Trần Thái Hùng |
69 tuổi |
Quận 1 |
|
30 |
Thầy Tô Hoàn Lộc |
69 tuổi |
Biên Hòa |
|
31 |
Thầy Nguyễn Viết Long |
67 tuổi |
Biên Hòa |
Bận / không dự |
32 |
Thầy Trần Văn An |
67 tuổi |
Biên Hòa |
|
33 |
Thầy Đỗ Hữu Tài |
66 tuổi |
Biên Hòa |
Bận / không dự |
34 |
Cô Liêng Tuấn Tài |
65 tuổi |
Biên Hòa |
Bận / không dự |
35 |
Thầy Diệp Cẩm Thu |
62 tuổi |
Biên Hòa |
|
GIA ĐÌNH THẦY CÔ |
||||
36 |
Phạm Thị Lan |
Con thầy Bảo |
||
37 |
Lê Hoàng Kim Ngân |
Con thầy H. Long |
||
38 |
Cô Lê Hoàng Long |
|||
39 |
Cô Diệp Cẩm Thu |
|||
40 |
Cô Nguyễn Minh Lý |
|||
41 |
Cô Nguyễn Văn Có |
PHỤ ĐÍNH MỘT SỐ HÌNH ẢNH THẦY CÔ:
Các Trò