Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Vũ Khánh Thành - Biên Hòa và Trường Ngô Quyền, MỘT THỜI ĐỂ THƯƠNG MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

23 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 7788)
GS. Vũ Khánh Thành - Biên Hòa và Trường Ngô Quyền, MỘT THỜI ĐỂ THƯƠNG MỘT THỜI ĐỂ NHỚ


Biên Hòa và Trường Ngô Quyền,

 

MỘT THỜI ĐỂ THƯƠNG

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ


7_thayvukhanhthanh_-1-content

Tôi về dạy Ngô Quyền từ niên học 1969. Trước đó tôi dạy trung học công lập Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa. Về Ngô Quyền, tôi được thầy Phạm Đức Bảo, Hiệu Trưởng thân mật tiếp đón và thầy Phạm Khắc Thành, Giám Học xếp cho dạy Luận Lý, Đạo Đức và Tâm Lý Học cho một số lớp 12 và Việt Văn lớp 11, lớp 10. Những ngày còn lại tôi dạy tại Khiết Tâm, Minh Đức (Hố Nai) và Thăng Long (Tam Hiệp). Buổi tối còn dạy tại Trường Minh Tâm nơi mà học sinh đa số là quân nhân học để thi Tú Tài 2. Tới năm 1970, dù còn rất trẻ (26 tuổi) tôi đã ra ứng cử Nghị Viên thành phố Biên Hòa. Lý do ra ứng cử vì tôi thấy trước đó Hội Đồng Tỉnh đa số là các cụ bô lão, sinh hoạt thành phố buồn tẻ không có gì đổi mới. Nhiệm kỳ 1970 – 1974 lấy đơn vị bầu cử là cấp Quận nên phạm vi vận động không quá rộng. Nhờ là người trẻ, năng động, dạy học khá nhiều và quen biết nhiều phụ huynh học sinh, lại được các Cha, các Thầy là gốc “Bắc Kỳ di cư” vùng Hố Nai, Tam Hiệp tích cực ủng hộ, tôi đắc cử rất vẻ vang hạng 3 trong số 5 Nghị Viên Quận Đức Tu mà không tốn bao nhiêu công sức vận động.

 

Sau khi đắc cử Nghị Viên Biên Hòa, tôi rút lại giờ dạy một số trường nhưng Ngô Quyền vẫn là trường chính. Sinh hoạt của trường Ngô Quyền tôi tham gia tích cực hơn trong sinh họat báo chí, tổ chức và hướng dẫn các em trong lớp tôi làm chủ nhiệm. Phải nói các trường công lập ngày trước ở Miền Nam, vì chính phủ chưa thể có đủ cơ sở và ngân sách cho tất cả các trường nên song song với hệ thống công lập còn có các trường tư thục. Muốn vào trường công lập phải qua một cuộc thi tuyển nhập học từ lớp đệ thất (lớp sáu) cho nên sức học của các học sinh rất đều và các em rất ngoan và chăm chỉ. Kết quả kỳ thi Tú Tài cuối lớp 12 rất cao so với các trường tư, thường là từ 60 tới 80% trúng cử trong các kỳ thi rất nghiêm nhặt, không hề có các việc chạy chọt để thi đậu như thời kỳ xuống cấp đến tận cùng trong xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Tình nghĩa thầy trò cũng thật nồng ấm, thậm chí cho tới ngày nay qua 30/40 năm, tình nghĩa đó vẫn còn như ngày nào giữa thầy trò và các bạn bè với nhau. Có ai không cảm thấy hân hoan vui mừng khi thấy những ngày hội ngộ trùng phùng gặp lại nhau tình nghĩa lưu luyến không nguôi! Cũng vậy, các ngày Tết ở trường Ngô Quyền xưa, các học sinh đua nhau làm bích báo (báo tường) viết lên những cảm nghĩ của mình về ngôi trường mình đang học, nói lên tình cảm mến thương của mình cho thầy cô giáo và bạn bè. Nhiều em đã viết những bài phóng sự về các sinh họat xã hội trong trường, các cuộc đá banh hay đấu giao hữu, các bài thơ, các chuyện ngắn. Nhộn nhịp nhất là lớp nào cũng tổ chức buổi tiệc cuối năm cho lớp mình với phần văn nghệ phong phú. Thầy Hiệu Trưởng, ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo được mời đến tham dự. Vì hầu hết lớp nào cũng tổ chức nên các thầy cô chỉ ở lại một thời gian ngắn lại phải qua lớp khác. Các thầy cô chủ nhiệm thì ở lại lâu hơn hay đi thăm các lớp khác rồi quay lại với các em cho đến hết giờ. Sau một ngày vui là dọn dẹp quét dọn rồi trở về nhà đón Tết với gia đình, thăm viếng bạn bè và người thân. Có thể nói không sai rằng Tết VN là một cái tết linh thiêng cao cả không thể so sánh với bất cứ cái tết nào trên toàn thế giới. Phải nói cái Tết Việt Nam rất linh thiêng lớn lao và tưng bừng. Không phải chỉ có ba ngày mà cả tuần có khi đến cả tháng. Không phải chỉ có ở thành phố mà cả ở thôn quê, nơi các công trường, các đơn vị quân đội, đâu đâu cũng đón Tết. Người ta thường tổ chức viếng thăm, tặng quà, tổ chức văn nghệ bỏ túi cho các vùng sâu vùng xa. Nhiều nhóm học sinh Ngô Quyền cũng thường tham dự những cuộc thăm viếng đầy nghĩa cử cao đẹp này.

 

 7__bh_va_truongnq_vkthanh_2-large


Hình chụp năm 1983

 

Trở về với một thời để nhớ để thương dưới mái trường Ngô Quyền thân yêu. Năm 1972, thầy Phạm Đức Bảo được bổ nhiệm làm Trưởng Khu Học Chánh Biên Hòa. Thầy Phạm Khắc Thành lên thay chức Hiệu Trưởng Trung học Ngô Quyền. Mọi sự diễn ra êm ả. Thầy Bảo bận rộn hơn về phần phát triển Khu Học Chánh và nhân sự. Tôi lúc đó là trưởng ban Văn Hóa Giáo Dục Hội Đồng Tỉnh đã làm việc chặt chẽ với Khu Học Chánh và Thiếu Tá Thân Văn Bình lúc đó làm Trưởng Ty Điều Hợp và Bình Định Phát Triển tỉnh. Ban Văn Hóa Giáo Dục Hội Đồng Tỉnh đã được tỉnh chấp thuận xây thêm 4 phòng học cho trường Ngô Quyền. Mở thêm và xây các trường Trung Học Tỉnh Hạt Tam Hiệp, Trảng Bom, Long Bình Tân, Dĩ An, Long Thành và Nhơn Trạch. Tôi cũng xin được phép Bộ Giáo Dục mở Trung tâm Giáo Dục Tráng Niên tại trường Trung Học Ngô Quyền để giúp các học sinh và quân nhân không có thì giờ theo học các lớp ban ngày thì học buổi tối tại Trung Tâm GDTN Ngô Quyền. Tôi là Hiệu Trưởng Trung Tâm này, và thầy Nguyễn Văn Có làm Giám Học.

 

Sau 30/4/1975, Ban Giám Hiệu Ngô Quyền được thay thế bằng hai cán bộ ngòai Bắc là Nguyễn Văn Tý và Nguyễn Văn Nhì với hai người phụ tá thuộc chế độ cũ là Thầy Diệp Cẩm Thu và Lưu Trọng Kỳ. Các giáo sư cũ vẫn còn dạy lại. Trong tổ Văn của tôi có cô Nhã Ý, cô Diệp, cô Hương... ai cũng nhìn nhau như người xa lạ, không dám nói năng gì với nhau vì sợ bị theo dõi báo cáo. Mỗi tuần chỉ chờ thầy Hoan (dạy Anh văn cũ) thông báo đến mua nhu yếu phẩm vài ký mì, vài mét vải, một kg đường… ôi thật xót xa nhưng vui sướng vì có đồ ăn được phân phối trong khi các tiệm bán hàng dưới chế độ cũ bị kiểm kê niêm phong hết. Muốn đi Saigon phải xin phép UBND Phường Xã mới mua được vé xe.

 

Tôi là Quản Đốc Trung Tâm Giáo Dục Tráng Niên Ngô Quyền, các lớp buổi tối vẫn khai giảng như các lớp ban ngày. Các học sinh lớn tuổi vẫn đông nhưng có rất nhiều cán bộ tại chức. Tôi vẫn giảng dạy môn Văn nhưng trong lòng lo ngay ngáy vì lỡ ra quan điểm của mình sai thì nguy. Thỉnh thoảng các lớp buổi tối còn được tập trung dưới sân trường để nghe cán bộ nói chuyện về thế tất thắng của cách mạng, “tội ác của Mỹ Ngụy” và đường tiến lên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, không còn cảnh người bóc lột người, của cải vật chất dư thừa vì tất cả đã cơ khí hóa, hiện đại hóa!

 

Gặp lại các học sinh cũ Ngô Quyền lớp đêm và lớp ngày tôi thấy em nào cũng ưu tư nhưng thầy trò cũng không hề bao giờ dám hỏi han nhau hay trò truyện. Có một lần tôi vào lớp thấy lớp im lặng tuyệt đối. Tôi ngồi xuống ghế điểm danh và kiểm tra bài học sinh như thường lệ, tình cờ tôi giật mình thấy anh Hiệu trưởng Bùi Văn Tý và một người lạ cũng mặc áo trắng ngồi dưới lớp như học sinh lớp 12. Tôi bình tỉnh giảng bài như thường lệ. Hết giờ, được mời lên phòng Hiệu trưởng làm việc. Tôi lo lắng không biết chuyện gì xẩy ra. Sau khi ổn định chỗ ngối, anh Hiệu trưởng phê bình rằng tôi giảng dạy đúng yêu cầu và chủ đích của bài nhưng giọng của tôi và thái độ trình bày không “hồ hởi phấn khởi” theo chủ đề của bài về cách mạng giải phóng. Lần sau tôi phải chú ý hơn nữa về điểm này.

 

Nhớ lại ngày xưa khi tôi còn dạy Ngô Quyền và là Nghị Viên Biên Hòa, có mấy em học sinh Ngô Quyền bị cảnh sát VNCH bắt. Gia đình các em nhờ tôi xin cho các em ra để tiếp tục học thi Tú Tài cuối năm. Tôi gặp Thiếu tá Hải, Trưởng ty, xin cho các em được thả về. Sau ngày 30 tháng 4/1975, các em gặp lại tôi tại trường Ngô Quyền. Các em thuộc gia đình cách mạng. Một vài em nói nới tôi “Cám ơn Thầy đã can thiệp để thả chúng em nhưng chúng em không oan đâu thầy ạ”!

 

Cuối năm học 1975 -1976, nhà nước xét duyệt biên chế cho giáo viên Ngô Quyền. Tôi bị sa thải, “mất dạy”, trở về mở quán bán tạp hóa, bán kem kiếm sống trước nhà. Kiếm sống cò con như vậy mà thu nhập còn hơn đi dạy học. Sau một năm tôi lên Saigon làm trong một xưởng gia công cơ khí, gia đình vẫn ở Biên Hòa. Ở Saigon tôi quen biết nhiều, có thì giờ tìm đường vượt biên. Sau 4 lần thất bại, lần chót ra đi từ Trà Vinh trên một chiếc thuyền họ nói là 3 blocs nhưng khi lên thuyền mới biết là chỉ có 2 máy đuôi tôm. Thuyền dài 9 mét, chở 41 người. Sau gần một tuần lênh đênh đói khát, thuyền chết máy. May trong đêm tối chúng tôi gặp tàu Anh vớt, được đưa vào Singapore. Ba tháng sau đến Anh Quốc ngày 3 tháng 7 năm 1979. Vợ con còn ở lại Việt Nam. Sau 5 năm mới được đoàn tụ gia đình.

 

GS VŨ KHÁNH THÀNH

 

 

 

 

 

15 Tháng Tám 2013(Xem: 61104)
… Và tôi chợt nghĩ ra các bạn tôi rồi một hôm cũng sẽ chợt khám phá ra chiếc ghế dành cho tôi trong buổi hẹn bên ly rượu ở một nơi nào đó sẽ không có tôi…
18 Tháng Ba 2013(Xem: 147205)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99106)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 55381)
Áo trắng xưa bây giờ sao gợi nhớ! Kỷ niệm êm, tình bạn lẫn tình yêu Áo trắng Trường Xưa, Thầy yêu kính Một góc trời thương nhớ bỗng trong ta.
17 Tháng Ba 2013(Xem: 80838)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65226)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
28 Tháng Hai 2013(Xem: 10340)
một bức thư nhà trọn niềm thương nhắn người viễn xứ sống tha hương gửi chút hương lòng cho mây gió góp lại tâm tình của bốn phương
28 Tháng Hai 2013(Xem: 10650)
Anh từ xứ Huế đến Biên Hòa Chờ em tan học bước ngang qua Bài thơ anh gửi tình tha thiết Em giấu thương trong áo trắng tà
28 Tháng Hai 2013(Xem: 13562)
Thật hạnh phúc cho những đứa học trò trường Ngô năm nào, khi có dịp gặp lại thầy cô giáo một đời vất vả vì những thế hệ học sinh thân yêu…
28 Tháng Hai 2013(Xem: 11359)
Kể lại bạn nghe, không phải để nhắc đi nhắc lại chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” của người làm báo online mà để thỉnh thoảng bạn cùng góp tay vào vác ngà voi với BBT để web nhà phong phú hơn.
28 Tháng Hai 2013(Xem: 13534)
Nếu ai hỏi tôi khoảng thời gian nào đẹp nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: khoảng thời gian cắp sách đến trường. Đó là những năm hạnh phúc nhất. Tuổi học trò thật vô tư, thật yêu đời và thật ngổ ngáo dễ thương.
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12128)
Xin chút nắng tưới hồn hoang cỏ úa Ký ức xanh trong trái tim hồng Nghìn sau nữa, giữa cuộc đời dâu bể Nước xa nguồn vẫn đổ về sông.
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 11880)
xe chạy ngang Trường Ngô Quyền, tôi nhìn bâng quơ không chút ý niệm gì, tôi củng không bao giờ nghĩ đến ngày mình phải vào học ở ngôi trường to lớn và xa lạ kia.
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 10531)
Thế là phải đành nhìn ngôi trường thân thương của thời đi học trở thành những đống gạch ngổn ngang, còn chăng chỉ là ký ức về bảy năm sách-đèn-hoa-mộng với những ngày xanh cùng biết bao kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò…
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 10366)
Áo trắng giờ đã xa Trường Ngô Quyền Biên Hòa Nhớ mãi màu phượng đỏ Ký ức tháng ngày qua