VÕ NGUYÊN GIÁP – ĐIỆN BIÊN PHỦ
VÀ CHAI RƯỢU WHISKY (Phần 1)
Nguyễn Văn Lục
Chiến thắng Điện Biên Phủ cuối cùng đã làm nên tên tuổi tướng Giáp. Nói đến tướng Giáp là nói đến ĐBP.
Nhưng quan trọng hơn cả, đó là sự thất bại của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam và có thể nhìn chung trên toàn thế giới.
Nó đánh dấu sự cáo chung của chế độ thuộc địa ở Đông Dương và mở ra một kỷ nguyên mới như một động lực phấn kích cho các nước thứ ba, các nước Á Châu cũng như Phi Châu trên toàn thế giới.
Một cách nào đó, nó cũng là nguồn hứng khởi (Global perspective) cho các nước bị trị muốn mưu cầu dành độc lập. Nhưng tiếc thay và cũng may thay, nguồn gợi hứng ấy không có mấy nước bị trị nào thực hiện được như trường hợp Algérie bốn năm sau VN.
Sau thế chiến thứ hai, các nước thực dân Đế Quốc đều mệt mỏi suy yếu vì chiến tranh nên mộng đế quốc tan vỡ .. Xét theo cái chiều dài lịch sử toàn diện của chủ nghĩa thực dân ấy nó mạnh mà thành yếu.
Sự cáo chung của chủ nghĩa ấy có vẻ không xa.
Tuy nhiên, xét hoàn cảnh của kẻ đi cai trị (colonizer) và kẻ bị trị (colonised) người ta nhận ra vai trò chủ nhân ông đã đảo ngược vị trí tùy hoàn cảnh mỗi nước.
Nước Anh chủ trương chính sách mở cửa(open door policy)đối với các nước thuộc địa. Chính sách của anh xem ra phù hợp với thời đại và nguyện vọng của các nước bị trị nên tránh được những cuộc chiến tranh không cần thiết.
Nước Pháp dùng một chính sách cai trị hàm hồ (ambiguous policy) vừa muốn cai trị vừa muốn khai hóa, vừa muốn khai thác, vừa muốn hợp tác, vừa có thực tâm, thiện ý vừa có mưu toan. Vì thế đã đưa đến nhiều ngộ nhận và dẫn đưa đến con đường cùng không tránh được giữa đôi bên:
Đó là chiến tranh.
Điều đó có nghĩa rằng có nhiều con đường dẫn đến độc lập- có kiểu Anh, có kiểu Mỹ- Nhiều con đường dẫn đến
Vì thế, tôi gọi Điện Biên Phủ của VN là một con đường một chiều dựa trên những tiền đề như : bạo lực-cách mạng- chủ nghĩa-chiến thắng. ĐBP đã trở thành ngày 14 tháng bảy của chế độ giải thực.
Tuy nhiên khi chiến tranh kết thúc chế độ thực dân Pháp, người ta hy vọng một thời kỳ an bình, không còn chiến tranh. Thật sự những người có trách nhiệm ký vào bản Hiệp Định ấy cũng không tin tưởng gì vào những điều khoản đã được long trọng chấp nhận và ký kết.
Tưởng rằng yên, tưởng rằng hòa bình, tưởng rằng xếp lại binh đao là một ảo tưởng. Con đường một chiều Điện Biên Phủ lại được nối tiếp con đường mòn Hồ Chí minh chạy dài từ Bắc chí Nam.
Nó là con đường cực kỳ gian khổ mà Claude Groulet lấy làm tựa đề cho chương sách đầu tiên của ông. Sự hy sinh lần này sẽ là vô bờ bến, vượt sức người đến độ Claude De Groulet đã viết như sau:
Naitre au Nord (Sinh Bắc)
Mourir au Sud (Tử Nam)
1 Claude Groulet, Viet Nam 54-73, trang phần mở đầu
Tựa đề ấy, thực tế bình tâm mà nhìn lại thấy đúng và đau xót lắm chứ!!!
Từ đây nó lại mở ra một cuộc phiêu lưu mới cho những kẻ chiến thắng. Một phiêu lưu tai hại dẫn đưa cả đất nước vào một cuộc chiến tranh khủng khiếp gấp 10 lần Điện Biên Phủ:
Đó là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.
Với một kẻ thù mới, danh xưng mới, chiêu bài mới: Chủ nghĩa thực dân mới-Giải phóng miền Nam.
Nay thì ai cũng biết rằng đó chỉ là những chiêu bài ngụy tạo như kiểu: Phù Lê, diệt Trịnh. Trịnh bị tiêu diệt thì Lê cũng mất luôn.
Cuộc chiến tranh lần hai này không hẳn là quân sự mà còn là chính trị- hay chiến tranh ý thức hệ-thể hiện rõ mục tiêu và ý đồ như đoạn trích dẫn sau đây của tướng Giáp:
« Sau chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi từ Tây Bắc trở lại Việt Bắc, đến chào Bác, Người bắt tay chúc mừng rồi nói:
Nhân dân ta còn phải tiếp tục chống Mỹ nữa!!
Tôi nhớ tới những lời Bác viết trong thư khen ngợi quân và dân sau chiến thắng : » Thắng lợi tuy lớn, nhưng mới là bắt đầu ». Những lời này chỉ có được ở Hồ Chí Minh!!
2Đai tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Điểm hẹn lịch sử, Hồi ức Hữu Mai, trang 463.
Chỉ một vài câu trên tóm lược tất cả ý đồ và tham vọng của miền Bắc muốn xâm chiếm miền Nam.
Củng chỉ câu nói này hiểu được tham vọng chính trị của người cộng sản. Nó đã làm tiêu tan mọi ý nghĩa cao đẹp của trận chiến Điện Biên Phủ mà người ta thường gán cho nó. Nó cũng biến những người chiến sĩ- những người nông dân- những người phụ nữ- trong cuộc chiến trở thành những vật hy sinh và phản bội lại ước nguyện của mọi người.
Chính vì thế, sau 1954 đã có khoảng một triệu người miền Bắc không chia phần vinh quang chiến thắng ấy và quyết định rời quê cha đất tổ vào miền Nam!
Nay là lúc cần đặt lại hai vấn đề cùng một lúc: Chiến thắng Điện Biên Phủ và cuộc di cư của người dân miền Bắc trên cùng thang bậc giá trị. Cái mà người ta tưởng là được và cái mà người ta đã mất. Chiến thắng ĐBP có thuần túy là chỉ nhằm đánh đuổi thực dân Pháp hay không?
Câu trả lời là vì lần này không phải chỉ nhằm đánh đuổi thực dân Pháp nữa mà làm nhiệm vụ Quốc tế đưa toàn thể phần đất phía Nam còn lại vào quỹ đạo cộng sản.
Và đấy chính là mục đích chính của chiến dịch ĐBP như lời xác định của ông Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, đối với dư luận thời ấy, chiến thắng ĐBP thường có thói quen quán tính làm nhiều người không ngần ngại xếp tướng Giáp ngang hàng với nhiều vị danh tướng trên toàn thế giới về mặt lãnh đạo về chiến lược và về chiến thuật.
Và nhất là việc tướng Giáp xử dụng trọng pháo và súng phòng không- một thứ logistic- một trong những yếu tố quyết định thắng trận- gây sửng sốt và làm tê liệt khả năng tấn công của Pháp ngay từ đầu.
Nhưng nói cho cùng như trong mọi cuộc chiến tranh có được có thua, cũng pha trộn không ít những huyền thoại xây dựng chung quanh ông được dựng lên từ hai phía của kẻ thắng trận cũng như thua trận.
Và vì thế nó hàm chứa trong cái tựa đề bài viết của tôi: Điện Biên Phủ- Võ Nguyên Giáp- Và chai rượu Whisky.
Tài liệu về trận chiến Điện Biên Phủ
Tài liệu phía Việt Nam
Đối với tôi, việc xử dụng tài liệu của phía Việt Nam vẫn là một nỗi nguy hiểm!!- bị phỉnh gạt mà không biết-. Những nhà báo ngoại quốc như Jean Lacouture, Jean Sainteny, Peter Macdonald, Georges Boudarel, Alain Ruscio có thể là một trong số những nạn nhân ấy.
Peter Macdonnal là một trong số những người hiếm hoi được đặc quyền phỏng vấn Võ Nguyên Giáp mà tôi coi ông như một Huy Đức của thập niên 1990. Cả cuốn sách của ông tôi đặc biệt lưu ý đến phần Epilogue mà tôi sẽ trích dẫn để kết thúc phần biên khảo này.
Cho nên, tài liệu phía Việt Nam chỉ nên coi như một bệ phóng-đọc tài liệu mà vượt tài liệu- quy chiếu với tài liệu ngoại quốc- đọc cái gì họ không viết, không nói ra- may ra nắm được sự thật.
Ai cũng có kinh nghiệm và hiểu rằng khó tin hoàn toàn vào tài liệu phía Việt Nam- dù do chính đại tướng Võ Nguyên Giáp viết hay Hữu Mai biên soạn. Về điều này thì có lẽ không ai biết rõ hơn đại tá Bùi Tín, người từng làm báo và có kinh nghiệm phải thông tin như thế nào !!
Đó là thói quen che dấu sự thật của cộng sản.
Một thói quen rất xấu, xấu nhất trong các sự xấu và đối với việc biên khảo là tuyệt đối không chấp nhận được. Nhưng nó lại được nâng lên thành một thái độ khôn ngoan- một sự trưởng thành về mặt nhận thức- đã qua mặt được nhiều người- nhất là người ngoại quốc.
Bernard Fall- một trong những tác giả viết sáng giá nhất về ĐBP về phần tài liệu phong phú- cũng đã có một nhận xét như sau:
-Về phía Việt Minh, người ta tìm thấy có 90 xác chết còn mặc nguyên quân phục; nhưng trung thành với thói quen che dấu những tổn thất trong những trận đánh gay go nhât, người cộng sản thường kéo hầu hết những người bị thương ra khỏi trận chiến, trừ bốn người bị Pháp bắt được. Hậu quả là người ta đã tìm thấy những hố chôn được đào một cách vội vã ở bên bìa thung lũng cho thấy là sự tổn thất về phía cộng sản có thể là lớn hơn nhiều.
3 Bernard B. Fall, Hell in a very small Place, trang 15
Trong khi đó, chúng ta thử đọc vài dòng tài liệu của tác giả Hữu Mai- một trong những tác giả VN được tướng Giáp tin cẩn nhất, uy tín nhất- viết khôn ngoan nhất mà cũng giỏi che đậy nhất- mô tả trận chiến như thể quân Việt Minh đang đi nghỉ mát ở một bãi biển nào đó:
Trung đoàn trưởng Vũ Lăng lên thăm trận địa ngạc nhiên khi thấy trên trái đồi đã bị bom đạn làm biến dạng, cách địch vài chục mét, các chiến sĩ ta vẫn có một cuộc sống đàng hoàng trong những căn hầm lót vải dù, đọc sách, đánh tulơkhơ, chỉ riêng mùi ô nhiễm thì không có cách nào khắc phục..(..).
Trên đồi A 1, cũng diễn ra tình hình tương tự.
4 Hữu Mai, Điện Biên Phủ, Ibid, trang 307
Nhưng Hữu Mai đã vô tình bộc lộ sự giả trá về tâm tình của tướng Giáp khi ông mô tả bộ chỉ huy và chỗ ăn ở của vị chỉ huy chiến dịch. Sự khôn ngoan của Hữu Mai đã làm hại uy tín của tướng Giáp sau khi chúng ta đọc từng chi tiết, từng chữ đoạn mô tả sau đây:
-Chiến dịch nào các đồng chí đi trước chọn địa điểm sở chỉ huy cũng cố gắng tìm nơi có cảnh đẹp. Nhưng ở đây, ngoài cảnh đẹp, chỉ cần trèo lên đỉnh núi phía sau là nhìn thấy cảnh đồng Mường Thanh và tập đoàn cứ điếm của địch. Hạnh phúc lớn nhất đối với người cầm quân là được ở bên bộ đội ngay tại mặt trận .. Ở sát bộ đội tất nhiên là cần thiết, nhưng được nhìn tận mắt chiến trường, điều đó theo tôi cũng rất có ý nghĩa, vì nó gợi cho mình nhiều suy nghĩ. Hễ có thời gian, tôi lại lên đỉnh núi, dùng ống nhòm quan sát trận địa, cảm thấy mình đang được ở chiến hào, bên cán bộ và chiến sĩ.
5Hữu Mai, Ibid, trang 149
Được biết căn hầm chỉ huy của tướng Giáp hình rẻ quạt, có ba nhánh. Một nhánh dành cho tướng Giáp, một cho tướng Hoàng Văn Thái và một dành cho các đồng chí cố vấn .. Đường hầm xuyên quả đồi dài 300 mét nên có phòng họp, phòng chỉ huy, có điện. Trong một bức hình chụp, tôi thấy đàng trước có một dòng suối chảy qua. Địch có bắn đại bác cũng vô hiệu, có bỏ bom cũng vậy. Trừ khi địch xử dụng bom nguyên tử mới có hiệu quả ..
Đại tưởng ở một nơi vừa có phong cảnh đẹp, có hoa lá cỏ cây, có dòng suối chảy qua, có đường hầm xuyên đồi dài 300 thước- một nơi an toàn nhất-. Khi nào rảnh rỗi thì trèo lên núi xem chiến trận. Mường Phăng lại cách trận địa Điện Biên Phủ
Cũng xin nhắc một chút đến hai tập sách do các vị sĩ quan chỉ huy mặt trận Điện Biên Phủ qua những trang hồi ức, tập1 và 2 là bản đồng ca nhiều giọng. Các tác giả như Thiếu tướng Phạm Kiệt, thiếu tướng Nguyễn Thanh Bình, thượng tá Mạc Ninh, thượng tá Vũ Văn Đôn, thượng tá Doãn Tuế, thiếu tướng
6Tôi lật dở cuốn sách với hai bài viết của hai tác giả trong vụ " bắt sống " tướng De Castries : Một bài của Hoàng Đăng Vinh, từ trang 56-58, một bài của Nguyễn Nghĩa Khoa, từ trang 130- 133. Cùng một sự việc bắt sống viên chỉ huy Pháp, hai người kể lại mỗi người bắt một cách khác nhau!!! Tôi mường tượng đến cái giống nhau của vụ bắt sống De Castries và vụ đầu hàng của
Kết luận: Thật khó để tìm ra tài liệu phía Việt Minh dám nói sự thật!!
Tài liệu phía các tác giả ngoại quốc
Có một phần tài liệu được coi là quý giá nhất thì nay rất tiếc không còn nữa. Đó là các nhật ký hành quân của các sĩ quan binh đội Pháp chỉ huy các cứ điểm ở ĐNP. Bởi vì trong tình thế bắt buộc phải buông súng nên một trong những quyết định cuối cùng của tướng De Castries là yêu cầu các sĩ quan trách nhiệm tại các cứ điểm và CP (bộ chỉ huy) phải hủy bỏ và đốt hết các tài liệu liên quan đến diễn tiến các giai đoạn được ghi từng ngày về chiến trận ĐBP để không lọt vào tay Việt Minh. Ngày nay rất tiếc là không còn chút tài liệu nào liên quan đến Nhật ký hành quân tại các cứ điểm như Huguette, Isabelle. vv Những điều gì xảy ra sau đó chỉ là hồi kýđược viết lại theo trí nhớ.
Theo lệnh của tướng De castries, cuộc ngưng bắn có hiệu lực từ 17 giờ. Tất cả các trang thiết bị và vật liệu đều bị phá hủy.
7 Bernard B.Fall, Hell in a very small place, trang 405
Và một trong những sĩ quan ưu tú nhất của Pháp, sau De Castries, đại tá Langlais theo lời tường thuật chi tiết của ký giả Jules Roy như sau:
Trong hầm trú ẩn của mình, Langlais vội vã đốt những lá thư của ông, cuốn sổ ghi cá nhân, những tấm hình người đàn bà mà ông yêu mến và ngay cả cái mũ bê rê đỏ. Ông cũng đã hôn Genevière de Galard (Cô y tá này nổi tiếng vì được cho phép rời căn cứ ĐBP) và nhắn một vài điều cho mẹ ông trong khi đó thì các sĩ quan trong bộ tham mưu của ông đả đốt những tài liệu chỉ huy và ngay cả chiếc máy đánh chữ !!!
Phần trung sĩ Sammarco khi biết rằng trận chiến sẽ chấm dứt, ông lấy một trái lựu đạn gây cháy (Incendiary grenade) làm nung chảy khẩu đại bác cuối cùng 105 ly cũng như các khầu súng cối cũng như bazookas . Xe tăng còn lại cho chạy đến hết xăng .. Tất cả những gì còn lại được ném xuống sông.
Phần cha tuyên úy thu dọn những chén thánh và dầu thánh lại.
Y sĩ trưởng giải phẫu Grauwin thì chôn một vài chai thuốc trụ sinh với ghi dấu chổ chôn chúng ..
Đấy là tất cả những công việc mà người ta thấy cần phải làm và đã làm trước khi buông súng !!
8Jules Roy, The Battle of Dien Bien Phu, bản dịch ra tiếng Anh của Robert Baldick, trang 280
Về phần các tác giả người Pháp khác, đương nhiên với tư cách của ngưởi trong cuộc nên họ viết nhiều lắm. Có hàng trăm cuốn sách đủ loại không thể đọc hêt .. Chỉ xin giới thiệu vài tác giả quen thuộc như Devilliers, Philippe và Lacouture, Jean trong
Nhiều tác giả khác đã đặt những nan đề về ĐBP như Pierre Rocolle viết, Pourquoi Dien Bien Phu., 1963. Alain Ruscio một tác giả thân và nịnh bợ Việt Minh viết : Dien Bien Phu,
Ngoài ra, có nhiều tài liệu viết bằng tiếng Anh rất có giá trị như của Bernard B. Fall trong Hell in a very small place, Cecil B. Currey trong Victory at any cost và Robert J. O’Neill trong General Giap, Politician & Strategist. Đọc ba tác giả này giúp nắm vững được những vấn đền lớn về những sai lầm của người Pháp, về những ưu thế chính trị đến địa lý, đến chiến lược, chiến thuật, đến tương quan lực lượng giữa đôi bên cũng như phần tổn thất sau ĐBP..
Đặc biệt một tác giả Pháp ít ai biết tới-
Đó là phần ghi lại tinh thấn chủ bại của ba thành phần binh sĩ hỗn tạp (Heteroclite) sau đây đóng ở phía Nam: Lính Âu Châu, tức những người lính Đức bại trận trong chiến tranh thế giới lần thứ hai bị bắt làm tù binh và nay xung vào binh đội lính Pháp có mặt ở Điện Biên Phủ, hai là lính Bắc Phi, ba là lính Việt Nam ..Cả ba loại binh lính này dưới măt viên sĩ quan chuyên nghiệp là Langlais- một kẻ say mê chiến thắng- điên cuồng khi thấy thế yếu của binh lính Pháp tại mặt trận- và cũng có một phần sự thật là khi nguy hiểm, những thành phần lính đánh thuê hỗn tạp ở trên chỉ lo cho sự sống còn của họ.
Theo sự tường thuật lại của Georges Fleury, họ thường nấp trong hầm và chỉ ban tối mới dám xuất hiện để đi thu lượm các dù thực phẩm được ném xuống .. Họ không đào ngũ sang phía Việt Minh. Theo sự kết luận của Fleury:
Nhưng họ từ chối đánh trận . ( Ils refusent simplement le combat).
Vì thế, đại Tá Langlais đã đề nghị trừng phạt khoảng từ 3 đến 4000 ngàn binh sĩ này. Điều này cho thấy quả thật, các binh sĩ này không có được tinh thần chiến đấu như những người Pháp. Chính vì thế sau này, khi Cogny muốn tăng viện, đại tá Langlais đã từ chối quân tăng viện gồm những thảnh phần binh sĩ hỗn tạp do đại tá Sauvagnac đề nghị thả xuống ĐBP theo công điệnN0 215.MCA.
9 Georges Fleury, La guerre Indochine, trang 639
Tuy nhiên, trong thành phần binh sĩ ngoại quốc này có tiểu đoàn 5 dù VN với sự có mặt của trung úy Phạm Văn Phú mà ngưởi viết muốn làm sáng tỏ thêm con người của vị sĩ quan này. ( Sau này ông trở thành tướng Phạm Văn Phú và đã tự vẫn uống thuốc độc khi miền Nam rơi vào tay cộng sản và chết khi đưa vào nhà thương Grall).
Cũng theo G. Fleury, đại úy Botella, chỉ huy trưởng tiểu đoàn 5 dù Việt Nam đã buộc lòng tước khí giới hai đại đội của tiểu đoàn 5BPVN của Việt Nam. Cả sĩ quan và binh sĩ trong hai đại độ này trở thành phu khuân vác và không được cẩm súng đánh nhau nữa.
Tuy nhiên, Georges Fleury chỉ ghi lại sự kiện và người ta không biết trung úy Phạm Văn Phú có nằm trong hai đại đội này không?
Người viết căn cứ vào tài liệu ghi lại một cách chi tiết và đầy đủ về vấn đề này của Bernard B. Fall về tướng Phú.
Chúng ta cần cần nhớ lại cho rõ là đơn vị nhảy dù của trung úy Phú là đơn vị tăng viện nên ông chỉ được thả xuống Natasha ngày 14 tháng ba để bảo vệ phi đạo.- Nghĩa là chiến trận ở trong giai đoạn cuối chầu gần như tuyệt vọng. Tinh thần binh sĩ hoang mang và giao động. Các sĩ quan chỉ huy hàng đầu của Pháp ở tại Hà Nội và Sài gòn, gửi điện, thư từ chính thức gấu ó, đổ lỗi cho nhau. Navarre ở Sài gòn và Cogny ở Hà nội hục hặc nhau ra mặt không dấu diếm gì. Ngay tại trận chiến ĐBP, De Castries và Langlais cũng kình chống nhau vì tính nết khác biệt. De Castries thì tuyệt đối trầm tĩnh và làm chủ được mình.
Langlais thì trái ngược không. Ông tức bực gây gỗ với nhiều sĩ quan khác. Ông đã gọi một số sĩ quan khác chỉ là những thằng hèn.. Ông là thứ lính chuyên nghiệp như tướng Giáp mà chiến tranh là lẽ sống đời họ, là thứ bánh mì ăn mỗi buổi sáng mà không bao giờ muốn nhìn nhận mình thua cuộc. Ông còn hục hặc ngay cả cấp chỉ huy của ông ta ở Hà nội khi những đòi hỏi của ông không được đáp ứng đúng mức.
Mặt khác trong một tiểu đoàn dù thì có thể có ba bốn đại đội và nhiều trung đội. Được biết trung úy Phú ở trong đại đội 1, tiểu đoàn 5 dù.
Theo Bernard B. Fall, đại úy Phạm Văn Phú được giao trọng trách chỉ huy đại đội một, tiểu đoàn 5 nhảy dù, Việt Nam, phần đại độ 3 được giao cho đại úy Guilleminot.( Điều đó có nghĩa đại đội 2 và 4 bị giải giới).
Cũng theo B. Fall mô tả lại thì cuộc chiến đấu ở đây thật gay go, từng phút, từng giây và từng tấc đất. Chúng ta đọc một đoạn mô tả của Bernard B. Fall sau đây cho thấy trung úy Phú được đánh giá là một trong những sĩ quan dù can đảm nhất:
Cái còn lại của cứ điểm E4 hoàn cảnh thật không bút nào tả xiết được.. Ở đây trong các giao thông hào trên ngọn đồi còn sót lại là những người anh hùng còn sống sót của đơn vị nhảy dù Pháp như: Brechignac, Botella, Cledic, Pham Văn Phú, Makoviak, Le Page và nhiều người khác. Họ đã chống trả cuộc tấn công cuối cùng của quân thù ở cạnh sườn phía đông của 0530 và bảo vệ sườn phía bắc và phía Nam..Nhưng bây giờ, giống như Pouget ở E2. Họ không còn đủ đạn dược nữa..
10 Bernard B.Fall, Ibid, trang 390
Ngay sau đoạn văn trên, Bernard B.Fall cón mô tả cánh quân dù của tướng Phú còn có đại úy Guilleminot và trung úy Latanne. Theo Bernard B. Fall thật không hiểu làm sao họ còn có thể sống sót để có thể nhìn thấy những đơn vị Việt Minh đang tập trung chung quanh E1 chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác. Và Bernard B. Fall hạ một câu:
-They knew they would not survive it.
Đoạn văn của Bernard B. Fall làm sáng tỏ sự dũng cảm của trung úy Phạm Văn Phú và sau đó ông được truy thăng đại úy, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 5 dù Việt Nam.
Tuy nhiên, cách nhìn vấn đề binh sĩ Đức, Algerie của Jules Roy là hợp tình, hợp lý hơn cả. Theo Jules Roy, làm thế nào có thể tin tưởng các đơn vị của Algerie? Làm thế nào để thuyết phục những người lính này đó là bổn phận của họ phải chết cho nước Pháp trong khi nước Pháp không muốn họ trở thành công dân Pháp?
11 Jules Roy, Ibid, trang 202 . Xin ghi nhận Jules Roy là người Pháp gốc Algérie
Chúng ta cũng cần biết thêm là sau này nhìn lại, đại tá Langlais đã nhìn nhận những sai lầm của ông trong một đoạn văn được tóm gọn như sau:
Ông có phải là con người có trí lớn không? Không bao giờ ông nhìn nhận điều đó. Tấm lòng thì ông có ... Nhưng ông đã nhìn nhận những lỗi lầm của ông về người và về hoàn cảnh lúc bấy giờ. Ông chỉ muốn giữ lại những tình bạn mà ông đã trải rộng ra trong những hoàn cảnh khắc nghiệt ở những giao thông hào, những đồng đội nhảy dù xuống lòng chảo, những khẩu phần thức ăn đạm bạc chia xẻ với đồng đội. Đó là cái tình chiến hữu của những người lính chuyên nghiệp như Jules Roy, như Bigeard ..
12 Jules Roy, Ibid, trang 216
Về tình chiến hữu chia xẻ thì quả thực ông là người lính chuyên nghiệp và sự chia xẻ này với đồng đội trong những tình huống sống còn thì chắc ông hơn hẳn tướng Giáp một cái đầu. Chia xẻ thật chứ không phải ngồi trong hầm chỉ huy tuyệt đối an toàn mà chia xẻ!!! Mà hạnh phúc !!!
Nhưng nói chung về phía người Pháp có hai phản ứng thấy rõ trước và sau trận Điện Biên Phủ:
Trước khi xảy ra trận Điện Biên Phủ thì từ tướng lãnh, sĩ quan Pháp đến giới truyền thông báo chí Pháp xem ra đánh giá sai, coi thường tướng Giáp. Nhất là giới truyền thông thì về hùa một bằng những ngôn từ ca tụng quá mức. Điều đó cũng hiểu được vì lòng tự ái dân tộc muốn giảm nhẹ sự thua trận, hoặc che dấu trách nhiệm cho những vị có trách nhiệm từ thủ đô Paris đến Sài gòn và Hà Nội. Hoặc lúc bấy giờ cần che đậy để tránh một sự sụp đổ dây chuyền nơi các cựu thuộc địa khác như tại Algérie bốn năm sau đó.
Truy tận nguồn thì cái huyền thoại chiến thắng của người Pháp được thổi bùng lên từ giới sĩ quan Pháp tại Hà Nội vì họ hiểu rằng sự thất bại là điều khó tránh khỏi. Họ là người đại diện cho uy tín của người Pháp ở đây. Họ sẽ là người mất mặt đầu tiên nế thua trận.
Họ chỉ thực sự cảm thấy cuộc chiến không có cơ cứu vãn khi đường sân bay ở cứ Điện Biên Phủ bị vô hiệu hóa vào cuối tháng ba. Chính xác là ngày 27 tháng ba. Đường sân bay bị phá húy là dấu hiệu của sự tiếp tế bằng đường hàng không trở nên nguy ngập và báo động một ngày tàn !!
Mới ngày nào, chiến dịch Castor vào tháng 11-1953, lính nhảy dù Pháp nhảy dù đổ quân xuống Điện Biên Phủ như một chiến địa bất khả xâm phạm với những hào lũy, những lô cốt, những hầm trú ẩn. Dây kẽm gai làm hàng rào trải dài dăng ra đến cả 100 thước cộng với những bãi mìn. Ngoài ra hỏa lực yểm trợ bằng đại pháo, trên không thì có máy bay.
Đó là những ưu thế của quân đội Pháp trên kẻ địch của mình ..Họ cho rằng ưu thế quân sự trên không và đại pháo đủ bảo đảm cho sự có mặt của các binh lính tinh nhuệ nhất của Pháp ở đây.
Người Pháp đã quá quen với đủ chiến thắng lớn nhỏ ngay từ ngày đầu kháng chiến- đi đến đâu là càn quét- đi đến đâu là nhà tan cửa nát và Việt Minh thì rút êm- và những chiến thắng hào quang như ở Nà Sản. Hòa Bình và Vĩnh Phúc Yên .
Tinh thần ấy còn được bơm phồng lên khi mà tình thế ở ĐBP bị nguy ngập. Người ta nhận thấy đã có 700 quân tình nguyện Pháp được chấp thuận trong số 1800 lá đơn xin sẵn sảng nhảy dù xuống cứu nguy ĐBP.
Họ những người lính Pháp tình nguyện cuối cùng này đã được trông thấy nhảy dù xuống ĐBP ở gần dồi Eliane 1 vào những ngày cuối cùng của trận chiến.
Số phận những người lính can đảm này thật bi thảm, trong số 668 người được thả dù xuống ĐBP. Ngày mồng một tháng năm họ đã mất 103 người vừa bị bị giết và mất tích, 260 người bị thương.
13 Georges Fleury, Ibid, trang 644
Người ta cũng không quên trong khi chờ đợi cuộc tấn công của binh đội Việt Minh, tướng De Castries đã không còn đủ nhẫn nại nên đã rải truyền đơn xuống phía địch quân nhắn gửi tướng Giáp thúc dục và khiêu khích tướng Giáp tấn công ngay đi !!Ông còn đợi gì nữa mà không khởi động trận chiến này mà ông coi như trận chiến quyết định giữa sự khác biệt đối đầu của đôi bên. Phải chăng ông nghi ngờ khả năng chiến thắng của ông? Còn đợi gì nữa, Hãy tiến lên đi, tôi đang chờ ông !!\
14 Pierre Journoud và Hugues Tertrais, Paroles de Dien Bien Phu, Les survivants témoignent. Paris, Tallandier, 2004, p.173
Sự khiêu khích ấy chứng tỏ De Castries khinh địch!
Huyền thoại hy sinh, can đảm và anh hùng
Trong một tình thế hầu như tuyệt vọng mà máy bay không thể hạ cánh và cất cánh.Tình hình trở nên nguy ngập và những hình ảnh từ chiến trường gửi về Paris cho thấy binh đội Pháp bị tràn ngập từng cứ điểm một đã gây những làn sóng xúc động không ít.
Từ thái độ quen thuộc tự hào chiến thắng (triomphalisme), truyền thông và người dân Pháp chuyển sang thái độ đề cao các binh sĩ Pháp như những người anh hùng (Héroisme). Trong khi đó tin điện từ tướng De Castries ra lệnh không được đầu hàng bằng cách treo cờ trắng. Đặc biệt hai tở Paris- Match và France-soir nêu những tít lớn như: Chung quanh tướng de Castries, 15.000 người anh hùng đang viết những trang sử vinh quang bằng chính máu của họ( France-soi, ngày 8 tháng 5). Hay: anh dũng cầm cự cho đến giờ phút cuối cùng, họ đã ngã xuống mà không treo cờ trắng ( Paris-Match, số báo ra từ 8 đến 15 tháng 5).
Những nhan đề khác cũng thường xuyên xuất hiện trên các báo như: Những người
15 Tác giả muốn ám chỉ trận bao vây của Đức ở Verdun, năm 1916 trong thế chiến thứ nhất, đưa đến kết quả là có 300.000 quân nhân cả hai phía tử trận và phía quân đội Pháp thì phía binh sĩ Pháp được coi là những anh hùng của tổ quốc.
(Còn Tiếp)